(2)- Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn.

Download Report

Transcript (2)- Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn.

I. Vai trò Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao
gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng
của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục phát huy những truyền
thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, xây dựng
thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân
tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo
đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì
cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức
khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động
tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước; xung kích,
sáng tạo làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang
tầm thời đại.
Đoàn viên có quyền:
1. Yêu cầu tổ chức Đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình, được giúp đỡ và tạo điều kiện để phấn
đấu trưởng thành.
2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của
Đoàn.
3. Được thông tin, thảo luận, chất vấn, phê bình, biểu
quyết, đề nghị và bảo lưu ý kiến của mình về công việc của tổ
chức Đoàn.
NGUYÊN TẮC, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN Điều 5:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc tập trung dân chủ:
1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn do bầu cử lập ra, thực
hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn
quốc. Cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu
hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh
đạo là Ban Chấp hành do đại hội Đoàn cùng cấp bầu ra; Giữa hai
kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban Thường vụ do
Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành
cấp nào do Đại hội cấp đó quyết định theo Hướng dẫn của Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn. Số lượng Ủy viên Ban Thường vụ
không quá một phần ba số lượng Ủy viên Ban Chấp hành. Ở cấp
Trung ương, số lượng Bí thư Trung ương Đoàn không quá một
phần ba số lượng Ủy viên Ban Thường vụ.
3. Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm
chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa
số, cá nhân phục tùng tổ chức.
4. Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị
quyết của Đoàn, các thành viên đều được cung cấp thông tin
và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc về thiểu số được
quyền bảo lưu và báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến Đại hội
đại biểu toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị
quyết hiện hành.
5. Đại hội, hội nghị của các cơ quan lãnh đạo của Đoàn
chỉ có giá trị khi có ít nhất hai phần ba số thành viên được
triệu tập tham dự. Trường hợp thành viên được triệu tập
theo cơ chế đại biểu thì phải có ít nhất hai phần ba số đại
biểu và thay mặt cho ít nhất hai phần ba số tổ chức Đoàn
trực thuộc tham dự. Quyết định của đại hội, hội nghị chỉ có
giá trị khi được sự đồng ý của trên một phần hai số thành
viên có mặt.
Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ:
1. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
2. Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn
luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng,
an ninh của địa phương, đơn vị.
3. Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức
kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây
dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa
bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Tổ chức cơ sở Đoàn có quyền:
1. Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận,
chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng
bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy
hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các
đoàn thể và tổ chức kinh tế - xã hội.
2. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết,
tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng,
hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể,
các tổ chức kinh tế - xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận
lợi trong công tác thanh niên.
3. Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập
cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho
hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Điều 32:
1. Việc thi hành kỷ luật của Đoàn nhằm thống nhất ý chí
và hành động, bảo đảm kỷ cương của Đoàn và giáo dục cán
bộ, đoàn viên.
Cơ quan lãnh đạo của Đoàn và cán bộ, đoàn viên khi vi
phạm kỷ luật phải được xử lý công minh, chính xác, kịp thời
và được thông báo công khai.
2. Hình thức kỷ luật:
Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm, khuyết điểm của cán
bộ, đoàn viên và cơ quan lãnh đạo của Đoàn mà áp dụng một
trong những hình thức kỷ luật sau:
- Đối với cơ quan lãnh đạo của Đoàn: Khiển trách, cảnh
cáo, giải tán.
- Đối với cán bộ Đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức,
khai trừ (nếu còn là đoàn viên).
- Đối với đoàn viên: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
* Các nhiệm vụ trọng tâm
(1) - Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức cách
mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, văn hoá, lối sống, ý thức
chấp hành pháp luật cho thanh thiếu nhi. Xác định nội dung
xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn là bồi đắp lý
tưởng, ước mơ, hoài bão, niềm tin, khát vọng cao đẹp của
thanh niên đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ mới; góp phần hình thành lớp thanh niên
ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế thừa trung thành và xuất sắc sự
nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, “vừa hồng, vừa
chuyên” theo tư tưởng của Bác Hồ. Chú trọng giáo dục thanh
thiếu nhi thông qua điển hình tiên tiến, thực tiễn phong trào hành
động cách mạng; tăng cường đối thoại giữa cán bộ đoàn với
đoàn viên, thanh niên qua các diễn đàn tuổi trẻ. Phát huy vai
trò tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của đoàn viên,
thanh niên.
(2) - Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong
thanh thiếu nhi, phát huy mạnh mẽ trí tuệ, sức lực, tinh thần
xung kích, sáng tạo, tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to
lớn của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
chăm lo tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của tuổi
trẻ. Lựa chọn nội dung, phương thức phù hợp và chỉ đạo có
trọng tâm, trọng điểm để các phong trào thi đua trong thanh thiếu
nhi được triển khai đúng định hướng, sâu rộng, thiết thực và
hiệu quả, thực sự là môi trường giáo dục, rèn luyện của mọi
thanh niên.
(3) - Tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh vững mạnh, trọng tâm là chất lượng cơ sở, chất lượng
đội ngũ cán bộ đoàn và mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh
niên. Phát huy vai trò đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng
trung kiên, gần Đảng nhất, tích cực tham gia xây dựng và bảo
vệ Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm chăm
sóc, giáo dục thiếu nhi; mở rộng, nâng cao hiệu quả công
tác quốc tế thanh niên.
* Một số chương trình, đề án lớn
(1)- Đề án tăng cường công tác giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, giai đoạn 2013 2017.
(2)- Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn.
(3)- Chương trình Đoàn tham gia phát triển nguồn nhân
lực trẻ.
(4)- Đề án Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.
(5)- Đề án hỗ trợ thanh niên công nhân.
(6)- Đề án Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao
thông.
(7)- Chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo và
nhà tránh lũ.
(8)- Đề án đào tạo lãnh đạo trẻ tương lai từ đội ngũ chỉ
huy Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
(9)- Đề án phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên.
(10)- Chương trình hỗ trợ thanh thiếu niên vùng nông
thôn phát triển kỹ năng sử dụng máy vi tính và Internet.
Khi thực hiện đều thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Việc
gì cũng cần thiết thực, nói được, làm được. Việc gì cũng cần
từ chỗ nhỏ dần đến to, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần đến
cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi hơn là
một trăm chương trình to tát mà không làm được”.
BÍ THƯ (đ/c Tuyên)
PHÓ BÍ THƯ (đ/c Nam)
THƯỜNG VỤ (5 đ/c)
BAN CHẤP HÀNH (17 đ/c)
LIÊN CHI KHOA XÂY DỰNG (đ/c )
CHI ĐOÀN KHOA XÂY DỰNG
(CÁC LỚP)
LIÊN CHI KHOA KẾ TOÁN(đ/c )
CHI ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN
(CÁC LỚP)
Quy chế sử dụng con dấu Đoàn
- Chỉ sử dụng dấu Đoàn vào các hoạt động chuyên môn
Đoàn có tính cách pháp lý.
- Bí thư Đoàn trực tiếp dùng và khi cần sẽ ủy quyền cho
người thực hiện vào nội dung cụ thể.
Quy chế tài chính
- Chi tiêu tài chính công khai, minh bạch.
- Mọi hoạt động chi tiêu tài chính phải được Bí thư Đoàn
duyệt.
Quản lý sổ đoàn
Có danh sách quản lý cụ thể theo khóa, lớp.
Đoàn phí được tổng hợp có lộ trình cụ thể bằng văn bản,
gửi về cho thủ quỹ.
1. Họp mỗi tháng 1 lần vào ngày 25 dương.
2. Sinh hoạt theo chuyên đề và các nhiệm vụ được
phân công theo nội dung cụ thể.
3. Thời gian: 17h00 tại văn phòng Đoàn
NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Hoạt động Văn hoá văn nghệ của Đoàn trường. Đ/c:
Hoạt động Thể thao của Đoàn trường. Đ/c:
Phát triển Đoàn viên mới, Đảng viên mới trong ĐVTN.
Đ/c:
Phong trào học tập và rèn luyện ĐVTN khối Xây dựng và Kế
toán. Đ/c
Công tác tài chính của Đoàn trường. Đ/c:
Thanh niên tình nguyện. Đ/c:
Quản lý danh sách ĐVTN. Đ/c:
Hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu, hội thi, viết bài. Đ/c:
NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG CÔNG TÁC ĐOÀN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
Hoạt động Văn hoá văn nghệ của Đoàn trường. Đ/c: Hải
Hà, Hoàng Hà, Luật
Hoạt động Thể thao của Đoàn trường. Đ/c: Luật, Tơn,
Trung
Phát triển Đoàn viên mới, Đảng viên mới trong ĐVTN.
Đ/c: Tuyên
Phong trào học tập và rèn luyện ĐVTN khối Xây dựng và Kế
toán. Đ/c: Hùng, Tơn, Trung, Đức, Hồng, Quang, Thao
Công tác tài chính của Đoàn trường. Đ/c: Thuận, Hải Hà
Thanh niên tình nguyện. Đ/c: Trung, Hoàng Hà, Mạnh,
Vấn
Quản lý danh sách ĐVTN. Đ/c: Bẩy, Hải Hà, Quang, Hồng,
Thao, Vấn, Đức
Hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu, hội thi, viết bài. Đ/c:
Hoàng Hà, Hải Hà, Hồng,Thao