Kiến thức thông tin - Thư viện Đại học Hoa Sen
Download
Report
Transcript Kiến thức thông tin - Thư viện Đại học Hoa Sen
KIẾN THỨC THÔNG TIN
TRONG HỌC TẬP ĐẠI HỌC
Kiến thức thông tin (Information Literacy)
Người có kiến thức thông tin là
“người đã học được cách thức để
học. Họ biết cách học bởi họ nắm
được phương thức tổ chức tri thức,
tìm kiếm thông tin và sử dụng thông
tin”
(Theo Hiệp hội các Thư viện đại học
và Thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL,
1989)
Vì sao cần có KTTT?
Nền kinh tế tri thức đòi hỏi người lao
động phải biết lựa chọn và xử lý thông
tin một cách thông minh và hiệu quả
nhằm tạo ra tri thức mới cũng như biết
cách chia sẻ tri thức.
Mỗi người phải có khả năng tự học,
học từ người khác và học tập suốt đời
Các nội dung chính
Mục tiêu
Quy trình làm nghiên cứu
Tìm nguồn thông tin
Đánh giá nguồn thông tin
Phòng tránh đạo văn & phương pháp
trích dẫn
Mục tiêu
Hỗ trợ làm nghiên cứu
◦ Biết thế nào là quy trình NC
◦ Vai trò của thông tin trong NC
◦ Chọn lọc và đánh giá nguồn tin phù hợp
Giúp sử dụng thông tin hợp pháp và có
tránh nhiệm
◦ Nhận biết đạo văn
◦ Cách phòng tránh đạo văn
6 bước trong quy trình làm
nghiên cứu
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Xác định chủ đề
Lên kế hoạch và chọn nguồn tin tốt
Định vị và đánh giá thông tin
Đọc tài liệu và ghi chú
Viết bài nghiên cứu
Đánh giá bài nghiên cứu
Định vị và đánh giá thông tin
Tìm thông tin ở đâu?
Thông tin có giá trị và đáng tin cậy hay
không?
Sử dụng thông tin như thế nào vào bài
làm?
Tìm nguồn thông tin ở đâu?
Trang web hữu hình/web nổi (20%): là
những trang có thể tìm được bằng công
cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN.
Trang web vô hình/web ẩn (80%): là
những trang không thể tìm được hoặc
không có danh mục trên công cụ tìm kiếm,
bao gồm:
Các CSDL chuyên ngành, CSDL thư viện
Các tài liệu có format không phổ biến
Tài liệu phải trả tiền
Tài liệu hạn chế sử dụng
Trang web hữu hình và vô hình
Thông tin dành cho học tập, NCKH
Cơ sở dữ liệu
Tạp chí
Sách tra cứu
Luận văn
Danh mục tiêu chuẩn, bằng sáng chế
Nguồn thông tin
Tài liệu hồi cố (từ Tài liệu hiện hành
10 năm)
(tuần trước,
tháng trước, năm
trước)
Sách
Bài báo/tạp chí
Luận văn
Kỷ yếu hội thảo
Bách khoa
Sổ tay
Cổng thông tin Thư viện ĐHHS
Địa chỉ: http://thuvien.hoasen.edu.vn
Tài nguyên:
◦
◦
◦
◦
◦
◦
Sách in & ebook
Tài liệu học tập
Đề cương môn học
Cơ sở dữ liệu
Thư mục chủ đề
Tài liệu liên kết
Tra cứu thư viện: sách in
Tra cứu thư viện: sách điện tử
Cơ sở dữ liệu
Danh mục bài tạp chí
Luận văn tiến sĩ
Ví dụ: Proquest, SpringerLink, CSDL
Nghiên cứu khoa học Việt Nam
Cơ sở dữ liệu có tại thư viện
Bài tạp chí
Là kết quả nghiên cứu mới nhất trong một
ngành KH, còn gọi là bài báo khoa học.
Đặc điểm: chuyên ngành hẹp, chuyên sâu,
mức độ cập nhật cao.
Sách tra cứu
Sổ tay, cẩm nang: tập hợp những sự
kiện, số liệu, bảng biểu, hướng dẫn …
Sách tra cứu
Từ điển: giải thích thuật ngữ chuyên
ngành, các ứng dụng …
Sách tra cứu
•
Bách khoa thư: bài viết theo chủ đề được sắp
xếp theo thứ tự chữ cái. Hiện nay bách khoa
thư điện tử (như Wikipedia) đã dần thay thế
bản in vì tính tiện dụng và cập nhật cao.
Luận văn, luận án
Công trình/báo cáo khoa học của nghiên
cứu sinh thạc sĩ, tiến sĩ
Được lưu trữ trong các thư viện trường
đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thông
tin
Các nguồn thông tin khác
Thông tin phát minh, sáng chế (patent)
Bộ tiêu chuẩn: ISO, tiêu chuẩn xây dựng
Thư mục chủ đề: danh mục chọn lọc các
trang web theo chủ đề.
The Internet Public Library
Vì sao cần đánh giá thông tin?
Có vô số thông tin trên sách, báo,
Internet, CSDL…
Bất cứ ai cũng có thể đăng thông tin
lên mạng
Vì thế phải đánh giá thông tin tìm
được xem có đáp ứng được yêu cầu
của bạn không
Các tiêu chí đánh giá thông tin
Thông tin về tác giả
Mức độ chính xác
Tính khách quan và đối tượng độc giả
Thông tin đã qua kiểm tra/kiểm định
Mức độ phù hợp
Mức độ cập nhật
Thông tin về tác giả
Uy tín, kinh nghiệm, tiếng tăm của tác
giả trong chuyên ngành
Uy tín, chuyên môn của NXB
Mức độ chính xác
Nói về sự kiện có thật
Thông tin chính xác và đáng tin cậy
Có thể kiểm tra độ chính xác từ nhiều nguồn
Thông tin có ghi rõ nguồn trích và danh mục
tham khảo
Tính khách quan và đối tượng
độc giả
Tài liệu có tính khách quan hay chủ
quan, có quan điểm hay định kiến
không?
Đối tượng độc giả là ai?
Mục tiêu của tài liệu: giải thích/chào
hàng, thông tin/thuyết phục, thời
sự/giải trí…?
Thông tin đã qua kiểm tra
Thông tin có được kiểm tra trước khi
phát hành?
Nhà XB thuộc cơ quan chủ quản nào?
Mức độ phù hợp
Tài liệu có đáp ứng nhu cầu thông tin
của nội dung nghiên cứu?
Tài liệu có dành cho mục tiêu nghiên
cứu?
Câu văn khó hiểu hay dễ hiểu?
Có nhiều thuật ngữ chuyên môn, kỹ
thuật hoặc học thuật?
Mức độ cập nhật
Ngày phát hành của thông tin là gì?
Thông tin có mới không?
Thông tin có cập nhật thường xuyên
không?
Danh mục tham khảo của thông tin có
mới không?
Lưu ý tính chất của từng lĩnh vực, như
CNTT khác với lịch sử về độ cập nhật
Phòng tránh đạo văn
Học tập, nghiên cứu là quá trình tổng hợp
những thông tin có sẵn để tạo nên kiến
thức cho bản thân.
Nếu sử dụng thông tin không đúng cách có
thể vi phạm lỗi đạo văn (plagiarism)
Đạo văn là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc
đoạn văn của người khác trong bài viết của
mình mà không có trích dẫn phù hợp.
Cách duy nhất để tránh đạo văn là
luôn luôn trích dẫn nguồn tin đã sử dụng
Phòng tránh đạo văn
ĐHHS có Quy định về Liêm chính học
thuật, đề cập vấn đề đạo văn và các
biện pháp xử lý vi phạm đạo văn.
Thư viện có các lớp hướng dẫn
Phòng tránh đạo văn và Phương pháp
làm trích dẫn. SV có thể đăng ký tham
dự tại: [email protected]
Người làm chủ được thông tin là
người tự do và hùng mạnh nhất, họ
sẽ nắm được cả thế giới trong tay