Document 95791

Download Report

Transcript Document 95791

GIÁO DỤC GIỚI - BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
PHẦN THỨ NHẤT
NỘI DUNG GIÁO DỤC GIỚI - BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VTN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN
I. Một số khái niệm
1. Vị thành niên
2. Sức khỏe sinh sản
3. Giới và bình đẳng giới
4. Lồng ghép giới
Vị thành niên
Khái niệm
VTN là những người đang ở giai đoạn phát triển,
chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành bao
gồm cả giới nam và giới nữ. Về mặt sinh lý, VTN là
giai đoạn đang lớn, dậy thì và có sự trưởng thành về
tình dục. Về mặt tâm lý xã hội, VTN là lứa tuổi có
những diễn biến nội tâm phức tạp, muốn được coi là
người lớn, muốn tự khẳng định mình.
(Tài liệu "Những điều GV cần biết để giáo dục kỹ
năng sống và SKSS VTN", Tổng cục DS - KHHGĐ,
2009, tr. 10).
Vị thành niên
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), VTN nằm trong
độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thời kỳ VTN được phân
định thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu VTN: Từ 10 - 13 tuổi;
+ Giai đoạn giữa VTN: Từ 14 - 16 tuổi;
+ Giai đoạn cuối VTN: Từ 17 - 19 tuổi.
Vị thành niên
Ý nghĩa của tuổi vị thành niên
• VTN là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc
đời mỗi con người, hình thành tính cách và bản sắc.
• Trong mỗi gia đình, VTN có vai trò quan trọng là lực
lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời
sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại,
phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc.
• VTN là một lực lượng to lớn, nguồn nhân lực chủ
yếu của đất nước trong tương lai. Đây là giai đoạn
nhiều VTN tham gia vào cuộc sống xã hội và có
đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau cho sự
phồn vinh của tổ quốc.
Vị thành niên
Đặc điểm tâm sinh lý tuổi vị thành niên
Sự phát triển về thể chất và sinh lý
Bước vào tuổi VTN, mốc quan trọng nhất là tuổi dậy
thì, dưới tác dụng của hoóc môn (hormone) tuyến
yên và tuyến sinh dục, cơ thể các em có hàng loạt
biến đổi về hình thể, về thể chất, sinh lý, vóc dáng
các em thay đổi nhanh chóng.
Vị thành niên
Nữ
Cả nam và nữ
Nam
-Tuyến vú phát triển
-Xương hông rộng
ra.
-Cơ quan sinh dục
phát triển.
- Bắt đầu hành kinh,
báo hiệu trứng đã
chín và rụng, có khả
năng mang thai nếu
quan hệ tình dục có
giao hợp.
- Phát triển chiều
cao, cân nặng.
- Phát triển lông mu.
- Tăng tiết mồ hôi và
chất nhờn.
- Ngực và hai vai
phát triển, các cơ
của cơ thể rắn chắc
hơn.
- Dương vật và tinh
hoàn phát triển.
- Bắt đầu có hiện
tượng mộng tinh, có
khả năng làm cho
bạn gái mang thai
nếu quan hệ tình dục
có giao hợp.
Vị thành niên
 Sự phát triển về đời sống tinh thần, tâm lý, tình cảm
- Muốn tự khẳng định mình
Cho rằng mình không còn là trẻ con nữa, muốn thoát
khỏi sự "kiểm soát" của GĐ, muốn được độc lập
trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức, khám
phá những cái mới..
- Thích giao lưu bạn bè. Bạn đóng một vai trò hết sức
quan trọng, nhiều khi hơn cả cha mẹ và thầy cô giáo.
- Ý thức về giới tính: Bắt đầu quan tâm rất nhiều đến
bạn khác giới và những xúc cảm giới tính bắt đầu
xuất hiện, có ý thức về cơ thể mình, giới của mình
- Cảm xúc tình dục và những cảm xúc khác
- Phát triển về trí tuệ: Khả năng tư duy trừu tượng
ngày càng phát triển.
Sức khỏe sinh sản
Khái niệm:
SKSS là trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể chất,
tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới
hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ
không chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật hoặc
khuyết tật của bộ máy đó
(Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về
DS&PT, Cairo, 1994).
Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về
thể chất, tinh thần và xã hội liên quan đến hoạt động
và chức năng sinh sản của mỗi người
(Pháp lệnh Dân số Việt Nam năm 2003, tr. 3).
Sức khỏe sinh sản
Nói tóm lại SKSS bao gồm:
 Thể chất: Bộ máy sinh sản phải được bình thường
và khoẻ mạnh về hoạt động tình dục và sinh sản
 Tinh thần: có sự thoải mái, bằng lòng, không lo lắng,
băn khoăn về bộ máy sinh sản
 Xã hội: Được xã hội tôn trọng, và đối xử công bằng
về các quyền sinh sản và tình dục
Sự phát triển khái niệm SKSS
theo Chương trình hành động Cairo
SỨC KHỎE
SƯC KHỎE SINH SẢN
CSSKBM-TE-KHHGĐ
KHHGĐ
CÁC BPTT & PHÁ THAI
TRÁNH THAI
Sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản gồm một loạt các biện
pháp kỹ thuật và DV góp phần nâng cao sức khoẻ
sinh sản và sự xung mãn, thông qua việc phòng và
giải quyết các vấn đề liên quan đến SKSS, SKTD,
nhằm nâng cao những mối quan hệ trong đời sống
và giữa con người, chứ không chỉ là chăm sóc và tư
vấn về sinh sản và kiểm soát các bệnh lây truyền
qua đường tình dục
(Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về
DS&PT, Cairo, 1994).
Sức khỏe sinh sản
Những lứa tuổi nào cần được chăm sóc SKSS
Hoạt động của bộ máy sinh sản nhằm 2 MT:
MT sinh sản: Sinh đẻ và hạn chế sinh đẻ .
Mục tiêu không sinh sản: Hoạt động tình dục
Tất cả mọi người cần được CSSKSS:
1-TK bào thai & thai nhi: CSBM=>TE khỏe mạnh
2-TKTE& tuổi học đường: BVSKTE
3- TK VTN: GD giới tính, các vấn đề SKSS, SKTD
4- TK SS 15-49: CS thai sản,KHHGĐ, RTI, STD,
HIV/AIDS & các vđề liên quan SKTD
5-TK tuổi trên 50: Mãn kinh, loãng xương, ung thư…
15
LÀ
TỪ
KHI
ĐỐI
TƯỢNG
CỦA
CHĂM
SÓC
SỨC
KHỎE
SINH
SẢN
GIÀ
CÒN
NẰM
15-49
TRONG
VTN
BÀO
THAI
TE & TUỔI HỌC ĐƯỜNG
CHO
ĐẾN
BÀO THAI VÀ
THAI NHI
GIÀ
Những nội dung về chăm sóc SKSS trong Chương
trình hành động của Hội nghị quốc tế về DS&PT,
Cairo, 1994 bao gồm:
- Tư vấn KHHGĐ, TT-GD-TT và các dịch vụ
- Giáo dục và các DV về chăm sóc trước sinh, LMAT
và chăm sóc hậu sản, nuôi con bằng sữa mẹ, chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ và trẻ sơ sinh.
- Phòng và điều trị vô sinh
- Phòng tránh phá thai, xử lý hậu quả của phá thai
- Phòng và điều trị các bệnh NKĐSS
- Phòng và điều trị các bệnh LTQĐTD
- Thông tin, giáo dục và tư vấn khi thích hợp về quan
hệ tình dục, SKSS và trách nhiệm làm cha mẹ
- Tích cực bài trừ các tập tục có hại như cắt bỏ âm
vật. Coi CSSKSS là một phần không thể tách rời của
CSSK ban đầu
Sức khỏe sinh sản
 Mục tiêu của chăm sóc sức khoẻ sinh sản
- Bảo đảm các điều kiện để cá nhân, các cặp vợ
chồng thực hiện mục tiêu chính sách DS;
- Nâng cao SK cho người dân, đặc biệt là VTN - TN,
phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; giảm tỷ lệ
bệnh tật, tử vong đối với người mẹ và trẻ sơ sinh;
thực hiện các biện pháp phòng, chống và điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây
truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
Sức khỏe sinh sản
 Các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao
gồm:
- Các biện pháp kỹ thuật, dịch vụ
- Các biện pháp cung cấp thông tin và tiếp cận các
dịch vụ.
- Các biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất và
tinh thần, thực hiện các chính sách xã hội.
- Các biện pháp nâng cao năng lực, tổ chức thực
hiện chương trình CSSKSS.
Sức khỏe sinh sản
Các quyền về sức khoẻ sinh sản
- Quyền được sống và sinh tồn
- Quyền tự do và an toàn của con người
- Quyền sức khoẻ
- Quyền được hưởng chuẩn mực cao nhất có thể đạt được về sức
khoẻ thể chất, tinh thần, bao gồm cả SKSS và SKTD
- Quyền không bị phân biệt đối xử trong cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ và trong gia đình
- Quyền không bị phân biệt đối xử về tình dục
- Quyền của nam nữ được tiếp cận bình đẳng dịch vụ KHHGĐ
- Quyền được kết hôn và lập gia đình
- Quyền chỉ kết hôn trên cơ sở tự nguyện đồng ý
- Quyền được hưởng sự tiến bộ về khoa học và tự nguyện đồng ý
tham gia làm thí nghiệm
- Quyền được tiếp cận thông tin, tư vấn và trong KHHGĐ
- Quyền được quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về số
con, khoảng cách sinh và được tiếp cận thông tin, giáo dục và
phương tiện để thực hiện các quyền này.
Sức khỏe sinh sản
 Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
"SKSS VTN là trạng thái khoẻ mạnh, hài hoà về thể
chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên
quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh
sản VTN chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh,
tật hoặc khuyết tật của bộ máy đó"
(Tài liệu " Những điều giáo viên cần biết để giáo dục
kỹ năng sống và sức khoẻ sinh sản VTN, Tổng cục
DS - KHHGĐ, 2009, tr. 14).
Sức khỏe sinh sản
Lợi ích của giáo dục SKSS/SKTD, KHHGĐ cho
VTN:
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết của VTN về
SKSS/SKTD, KHHGĐ,
- Khi được giáo dục về SKSS, VTN sẽ có kiến thức
để chủ động phòng tránh các bệnh LTQĐTD, HIV.
- Việc giáo dục SKSS/SKTD, KHHGĐ đồng hành với
giáo dục kỹ năng sống sẽ tăng cường phát triển hài
hòa về thể chất, trí tuệ và tinh thần, về kiến thức, kỹ
năng cho VTN để có lối sống lành mạnh và an toàn.
Sức khỏe sinh sản
 Những khó khăn trong chăm sóc giáo dục
SKSS/SKTD, KHHGĐ cho vị thành niên:
- Dư luận xã hội còn có thành kiến với VTN trong
việc tìm hiểu về SKSS/SKTD.
- Cha mẹ VTN né tránh, chưa chú ý cung cấp thông
tin cho con cái, thậm chí chưa gần gũi, quan tâm đến
những thay đổi tâm lý, sinh lý
của con.
- Cha mẹ và giáo viên chưa thật quan tâm đến việc
dạy kỹ năng sống cho VTN,
Sức khỏe sinh sản
- Những người cung cấp thông tin và DV SKSS VTN
thường chưa được ĐT cơ bản về kỹ năng truyền
thông, tư vấn có hiệu quả cho VTN.
- VTN hiểu biết chưa đầy đủ các thông tin về
SKSS/SKTD lại hay muốn khám phá những điều
người lớn khuyên không nên làm.
- VTN còn e ngại hỏi người lớn về các nội dung của
SKSS/KHHGĐ ví dụ như các vấn đề liên quan đến
SKTD, tình dục an toàn, sinh lý thụ thai, tránh thai...
- Các thông tin trên mạng, trên thị trường có nhiều
loại sách, truyện tranh, đĩa nhạc văn hóa phẩm
(chưa được kiểm duyệt) có các nội dung liên quan
đến sex, khiêu dâm, gây sự tò mò của VTN.
Sức khỏe sinh sản
 Những vấn đề cần chú trọng trong chăm sóc Sức
khoẻ sinh sản vị thành niên:
• Chăm sóc SKSS VTN bao gồm các nội dung: TT-GDTT về SKSS VTN, tư vấn về tuổi dậy thì, vệ sinh kinh
nguyệt và vệ sinh bộ phận sinh dục; phòng tránh
mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn,
thai sản ở tuổi VTN; phòng tránh các bệnh LTQĐTD,
bao gồm cả HIV/AIDS; các vấn đề về SKTD... và đặc
biệt đó là kỹ năng sống.
• Xác định thái độ trách nhiệm của GĐ, nhà trường và
XH đối với VTN. Tăng cường GD giới tính, bình đẳng
giữa nam và nữ.
• Chú trọng thiết kế chương trình có sự tham gia của
VTN và cộng đồng.
Giới và bình đẳng giới
Giới và bình đẳng giới
Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ
trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
(Luật Bình đẳng giới, 2006, tr. 9).
Giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ có được do
quá trình học hỏi từ GĐ, nhà trường và giao tiếp
xã hội chứ không phải sinh ra đã có
(Cẩm nang "Lồng ghép giới trong các chương
trình DS - SKSS", Tổng cục DS - KHHGĐ và Quỹ
Dân số LHQ tại Hà Nội, 2009, tr. 11)
Giới và bình đẳng giới
Giới ( Gender )
Là các đặc điểm về xã hội,
liên quan đến vị trí, tiếng nói,
công việc của phụ nữ và nam
giới trong gia đình và xã hội.
Đây là những đặc điểm mà
phụ nữ và nam giới có thể
hoán đổi cho nhau.
Công việc
Vai trò
28
Giới và bình đẳng giới
Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
(Luật Bình đẳng giới, 2006, tr. 9).
Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam
giới và phụ nữ, là các đặc điểm đồng nhất mà khi
chúng ta sinh ra đã có
(Tài liệu "Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch
định và thực thi chính sách", UBQG Vì sự tiến bộ
của phụ nữ Việt Nam, 2004, tr. 1).
Giới và bình đẳng giới
Giới tính ( Sex )
Là các đặc điểm về cấu tạo
cơ thể, liên quan đến chức
năng sinh sản của phụ nữ và
nam giới. Đây là những đặc
điểm mà phụ nữ và nam giới
không thể hoán đổi cho nhau.
Mang thai,
sinh con
Không thể !
30
Giới và bình đẳng giới
Các đặc trưng cơ bản của giới tính:
- Tính bẩm sinh
- Tính đồng nhất
- Tính không đổi và không thay đổi
Các đặc trưng cơ bản của sự khác nhau về mặt
sinh học của nam giới và phụ nữ là:
- Phụ nữ có buồng trứng, có thể mang thai, cho
con bú…
- Nam giới có tinh hoàn, có thể thụ thai…
Giới và bình đẳng giới
Những đặc trưng cơ bản của giới:
- Tính do dạy và học mà có
- Tính đa dạng
- Tính luôn biến đổi
- Tính có thể thay đổi được
Giới của con người được hình thành trong quá trình lớn
lên, được học tập, được tương tác với môi trường VH, XH nguồn để hình thành cách ứng xử, vai trò, trách nhiệm, quyền
lợi, hành vi trong quá trình giao tiếp trong GĐ và ngoài XH.
Giới được hình thành trong quá trình học hỏi nên phụ
thuộc nhiều vào truyền thống GĐ, học vấn, sự ảnh hưởng từ
bạn bè, từ nhà trường, từ các môi trường VH được tiếp xúc.
Trong quá trình vận động, cùng với sự tiến bộ trong nhận
thức của XH về BĐG, các quan niệm về giới của XH cũng dần
thay đổi theo.
Giới tính
Đặc trưng sinh học
Giới
Đặc trưng xã hội, văn hóa,
truyền thống,
Sinh ra đã có (bẩm sinh)
Không tự nhiên có, được dạy,
học từ gia đình và xã hội
Đồng nhất ở mọi nơi
Đa dạng và có sự khác nhau
giữa các xã hội và cộng đồng
văn hóa
Không biến đổi, không thay đổi
Có thể biến đổi theo hoàn cảnh
xã hội, có thể thay đổi theo
thời gian.
Giới và bình đẳng giới
Nguồn gốc của sự khác biệt về giới
• Do gi¸o dôc gia
®×nh
• Do gi¸o dôc trong
nhµ truờng
• Do quan niÖm xã hội
• Do phong tôc, tËp
qu¸n
• ...
Giới và bình đẳng giới
Vai trò giới
Vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi
ở phụ nữ và nam giới.
(Tài liệu “ Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và
thực thi chính sách” Ủy ban Quốc gia VSTBPN Việt nam,
2004:
Vai trò giới liên quan đến những việc nam và nữ được
mong đợi phải thực hiện và cách thức nam và nữ đối xử với
nhau.
Theo cẩm nang “ LGG trong các chương trình DS-SKSS”,
Tổng cục DS-KHHGĐ và Quỹ Dân số LHQ tại Hà Nội, 2009: Vai
trò giới liên quan đến đặc điểm và năng lực mà XH coi là
thuộc về phụ nữ hoặc nam giới trong toàn XH hoặc một cộng
đồng nào đó; là mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới: phụ
nữ làm gì, nam giới làm gì, ai là người ra quyết định trong
GĐ…Thông thưởng mọi người phải chịu nhiều áp lực khi phải
tuân thủ các quan niệm xã hội này.
Vai trò giới là đa dạng, tùy theo từng cộng đồng
xã hội. Vai trò giới được thể hiện bao gồm:
- Vai trò trong sản xuất,
- Vai trò trong sinh sản và nuôi dưỡng
- Vai trò trong cộng đồng.
Vai trò giới có thể thay đổi theo thời gian, có ảnh
hưởng đến mối quan hệ quyền lực giữa phụ nữ và
nam giới. Vai trò giới ảnh hưởng tới sự phân công lao
động trong gia đình và ngoài xã hội, ảnh hưởng tới
khả năng tiếp cận cơ hội và thụ hưởng thành quả xã
hội của phụ nữ và nam giới.
Mặc dù cả nam giới và phụ nữ vai trò giới đều thể
hiện vai trò giới, song có sự khác biệt và chịu sự ảnh
hưởng của định kiến giới trong xã hội bất bình đẳng
giới.
VAI TRÒ GIỚI THỰC TẾ
Mang thai, sinh
con và cho con bú
bằng sữa mẹ ( giới tính)
Thực
hiện
biện
pháp
kế
hoạch
hoá
gia
đình
Chăm sóc các thành
viên trong gia đình
Công việc
trong gia đình
Làm công
việc tạo ra
thu nhập
bằng sản
phẩm hoặc
bằng tiền
Giáo dục con
Kèm con học
Vai trò đa dạng của phụ nữ
Giới và bình đẳng giới
Định kiến giới
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên
lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực
của nam hoặc nữ.
(Luật Bình đẳng giới, 2006)
Định kiến giới là là tập hợp các đặc điểm mà một
nhóm người, cộng đồng cụ thể coi là các thuộc tính
của phụ nữ hoặc nam giới
(Tài liệu “ Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định
và thực thi chính sách” ỦBQG VSTBPN Việt nam, 2004
Định kiến giới chính là những nhận thức, thái độ
và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai
trò và năng lực của nam giới hoặc phụ nữ.
Định kiến giới thể hiện sự nhận thức, thái độ và đánh giá
thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực
cuả nam hoặc nữ:
• Con hư tại mẹ cháu hư tại bà;
• Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi
đựng trầu;
• Đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang
•
•
•
•
•
của nhà;
Đàn ông được chủ động trong tình dục,
Không sinh được con trai là do người phụ nữ,
Cặp vợ chồng vô sinh là do người vợ,
KHHGĐ là việc của phụ nữ...
Nam giới là trụ cột, linh hồn của gia đình: Vắng đàn ông
quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp….
Định kiến giới tạo ra sự phân biệt giữa nam nữ
và theo đó là sự bất bình đẳng mà sự thua thiệt vẫn
nghiêng về những người phụ nữ trong mọi lĩnh vực.
Định kiến giới đã “cản” phụ nữ thực hiện những vai
trò mà nam giới thường hay đảm nhiệm, ví dụ: Lãnh
đạo, ra quyết định.
Định kiến giới diễn ra hàng ngày, xã hội dường
như đã quen với nó, coi nó là "bình thường”.
Giới và bình đẳng giới
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới
Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không
công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam
và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
( Luật Bình đẳng giới, 2006)
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là sự hạn chế, loại
trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị
trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ
trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình.
(Cẩm nang “ LGG trong các chương trình DS-SKSS Tổng
cục DS-KHHGĐ và Quỹ Dân số LHQ tại Hà Nội, 2009)
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là việc một người bị
phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới tính của người ấy, chứ
không phải vì các hành vi hay phẩm chất của người đó, dẫn
đến BBĐ trong GĐ và XH.
Phân biệt đối sử trên cơ sở giới có nghĩa là nam giới và
phụ nữ bị đối xử khác nhau, bị hạn chế, bị định kiến dẫn tới
thiệt thòi trong GĐ, ở cơ quan hoặc ngoài xã hội do các định
kiến giới và làm hạn chế sự phát huy tiềm năng của nam giới,
phụ nữ, hạn chế sự hưởng thụ một cách đầy đủ quyền con
người của họ.
Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là hệ quả của định kiến
giới. Nam giới và phụ nữ đều có thể bị phân biệt đối xử trên
cơ sở giới, song trong thực tiễn đời sống xã hội, phụ nữ
thường bị thiệt thòi hơn:
Sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới thường đặt phụ nữ ở
vị thế bất bình đẳng, và hạn chế sự tham gia của nam giới
trong các hoạt động chăm sóc GĐ, hạn chế sự tham gia của
nam giới vào việc chăm sóc SKSS và KHHGĐ.
Tại VN do ảnh hưởng của Nho giáo
với tâm lý ưa thích con trai, có con trai
để thờ cúng tổ tiên, có con trai để nối
dõi tông đường; cộng với sự lạm dụng
KHCN và bối cảnh thực hiện chính sách
DS hiện nay cũng có tác động và áp lực
phải sinh bằng được con trai khi thực
hiện GĐ quy mô nhỏ, do vậy đã xuất
hiện hiện tượng loại bỏ thai nhi sau khi
siêu âm biết giới tính của thai nhi là nữ.
Hiện nay, tỉ số giới tính khi sinh của VN là 112,3 bé trai/100
bé gái. Với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh như
hiện nay, 15-20 năm nữa sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm
trọng:
Về nhân khẩu học là MCBGT của DS, Việt Nam sẽ dư
thừa khoảng 2,3 - 4,3 triệu nam giới;
Các hệ lụy khác như tệ nạn xã hội như bất BĐG, phân
biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, mất ốn định trong hôn
nhân do thừa nam, thiếu nữ, một lượng lớn nam giới sẽ
phải trì hoãn việc kết hôn và nhiều người trong số họ không
thể kết hôn, gia tăng áp lực buộc phụ nữ phải kết hôn sớm
(độ tuổi này hiện nay là 22,8), tăng nhu cầu mại dâm, tăng
nguy cơ bạo lực giới, buôn bán phụ nữ đi liền với những
thay đổi về KT-XH….
Trong tuyển dụng lao động nhiều doanh nghiệp, chủ
cơ sở kinh doanh, dịch vụ cũng thích tuyển dụng lao
động nam hơn là lao động nữ
Trong lĩnh vực quan hệ tình dục người ta cho rằng
chỉ có nam giới được chủ động, người phụ nữ chi là
người phục vụ
Trong sử dụng dịch vụ tránh thai người ta cũng cho
rằng đó là việc của đàn bà phải thực hiện.
Trong công việc gia đình, người đàn bà chỉ làm được
việc vặt, nội trợ, các việc lớn là của đàn ông, dẫn tới Khi
coi công việc gia đình là của phụ nữ dẫn tới phụ nữ ít có
thời gian nghỉ ngơi, ít được học hành, ít có cơ hội giao
tiếp và hoạt động xã hội, luôn chịu áp lực công việc, dẫn
tới các vấn đề sức khỏe, trình độ thấp, lương thấp; Khi
coi nam giới là trụ cột trong việc kiếm tiền dẫn tới phải
chịu gánh nặng kiếm sống cho gia đình, ít có thời gian
chăm con và chia sẻ việc nhà..
Giới và bình đẳng giới
Nhạy cảm giới
Nhạy cảm giới là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về
nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của nam giới
và phụ nữ.
(Tài liệu “ Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực thi
chính sách” UBQGVSTBPN Việt Nam, 2004)
Nhạy cảm giới là sự hiểu được rằng những khác biệt
về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ
có thể dẫn đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới
trong các lĩnh vực tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, mức
độ tham gia, thụ hưởng các nguồn lực và thành quả phát
triển
Một cá nhân hay tổ chức có nhạy cảm giới sẽ:
- Nhận thức và hiểu được nam giới và phụ nữ có
các nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau, xuất
phát từ các mối quan hệ bất bình đẳng của họ;
- Thấy rằng sự khác nhau này sẽ dẫn tới những
khác biệt giũa nam giới và phụ nữ trong việc tham
gia và thụ hưởng trong quá trình phát triển.
Hiện nay trong đời sống XH, các cá nhân và tổ
chức thường ít nhiều có nhận thức về BĐG - nghĩa là
họ có nhạy cảm giới theo những mức độ khác nhau:
có thể có hành động hoặc chưa hành động nhằm
khắc phục tình trạng bất BĐG.
Giới và bình đẳng giới
Bình đẳng giới
Bình đẳng giới Là sự thừa nhận và coi trọng như
nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ
và nam giới. Nam giới và phụ nữ có vị thế như nhau
trong XH, được tôn trọng như nhau, đóng góp như
nhau, có cơ hội như nhau và được hưởng lợi như
nhau.
(Luật Bình đẳng giới, 2006)
BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau,
được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của GĐ và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Giới và bình đẳng giới
Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các
đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
(Tài liệu “ Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực thi
chính sách” UBQGVSTBPN Việt Nam, 2004)
Nam giới và phụ nữ cùng có vị thế bình đẳng và được
tôn trọng như nhau. Bình đẳng giới không phải là sự hoán
đổi vai trò, vị trí của phụ nữ sang nam giới và ngược lại,
không phải là chia đều công việc cho nam giới và phụ nữ,
không phải là theo ‘thiên chức’ mà phân công.
2.Cơ hội
Bình đẳng
1.Quyền
3.Đối xử
Bình đẳng giới
51
Hướng tới bình đẳng giới
Chưa nhạy
cảm giới
Nhậy
Cảm
giới
Đáp
ứng
giới
Thay
Đổi
Quan
hệ
Giới
52
Giới và bình đẳng giới
Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS VTN
SKSS là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tinh
thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt
động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không
chỉ đơn thuần là không có bệnh, tật hoặc khuyết tật
của bộ máy đó.
(ICPD Năm 1994)
BĐG trong chăm sóc SKSS là nam giới và phụ nữ
đều có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như nhau
trong CSSKSS, đều có quyền được tiếp nhận thông tin
và tiếp cận các DV CSSK, SKSS/KHHGĐ một cách an
toàn, có hiệu quả và chấp nhận được sự lựa chọn của
mình; bảo đảm cho người phụ nữ trải qua quá trình
thai nghén và sinh đẻ an toàn, tạo cho các cặp vợ
chồng cơ may tốt nhất để sinh được đứa con lành
mạnh.
Các Mục tiêu DS-SKSS được đặt ra trong Chiến lược DS-SKSS Việt nam
giai đoạn 2011-2020 bao gồm:
- Duy trì mức sinh thấp hợp lý.
- Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em.
- Nâng cao sức khỏe bà mẹ.
- Đưa tỷ số GTKS trở về mức cân bằng tự nhiên sau năm 2020.
- Bảo đảm nhu cầu KHHGĐ của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ
hỗ trợ sinh sản có chất lượng.
- Giảm tỷ lệ phá thai, cơ bản loại trừ phá thai không an toàn.
- Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, STD; chủ động phòng ngừa, phát hiện
và điều trị sớm ung thư đường sinh sản.
- Cải thiện SKSS của người chưa thành niên và TN (VTN-TN).
- Cải thiện SKSS cho các nhóm DS đặc thù (người di cư, người khuyết tật,
người nhiễm HIV, người dân thuộc DT có nguy cơ suy thoái về chất lượng
giống nòi); đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc SKSS cho người là nạn nhân
của bạo lực vì lý do giới tính và trong trường hợp thảm hoạ, thiên tai.
- Tăng cường chăm sóc sức khỏe NCT.
- Thúc đẩy phân bố DS phù hợp với định hướng phát triển KT-XH quốc gia;
tăng cường lồng ghép các yếu tố về DS vào hoạch định CS, xây dựng quy
hoạch, KH phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành.
Đối với mục tiêu cải thiện sức khỏe sinh sản
của VTN đã đưa ra các chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ
điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản thân thiện với người chưa thành
niên và thanh niên lên 50% tổng số điểm
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
vào năm 2015 và 75% vào năm 2020 và giảm
20% số người chưa thành niên có thai ngoài ý
muốn vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
Giới và bình đẳng giới
Công bằng giới:
Công bằng giới là một quá trình đối xử công bằng
đối với nam giới và phụ nữ
(Tài liệu "Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực
thi chính sách", UBQG VSTBPN Việt Nam, 2004).
Công bằng giới là sự đối xử hợp lý với nam và nữ
dựa trên việc thừa nhận các khác biệt giới tính nhằm
đảm bảo chonam và nữ có cơ hội và điều kiện tham
gia và hưởng lợi một cách bình đẳng
("Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới", Hội
liên hiệp phụ nữ Việt nam, 2009)
Công bằng giới có thể được coi là phương tiện và
biện pháp thực hiện và bình đẳng giới là mục đích
cuối cùng. Công bằng sẽ dẫn tới bình đẳng giới.
Một số điểm cần nhấn mạnh:
• Nam và nữ sinh ra đã có những khác biệt về mặt
sinh học - những khác biệt trên cơ sở giới tính
• Phần lớn những khác biệt giữa nam và nữ là do xã
hội tạo nên - những khác biệt trên cơ sở giới.
• Hiểu rõ những khác biệt về giới sẽ giúp nhận ra,
thách thức và thay đổi những khác biệt đó.
• Định kiến giới hạn chế, cản trở cả nam giới và phụ
nữ phát huy hết tiềm năng trong gia đình và xã hội,
đòi hỏi phải loại trừ để tiến tới xã hội bình đẳng giới.
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Lồng ghép giới là một phương pháp tiếp cận, hay một biện
pháp chiến lược nhằm đạt được bình đẳng giới trên diện
rộng trong xã hội - bằng cách đưa các yếu tố giới vào dòng
chảy chủ đạo.
Dòng chảy chủ đạo là tập hợp mang tính chi phối bao gồm
các ý tưởng, giá trị, quan niệm, thái độ, mối quan hệ và cách
thức tiến hành mọi việc trong xã hội.
(Tài liệu "Hướng dẫn LGG trong hoạch định và thực thi CS
sách", UBQGVSTB của phụ nữ VN, 2004, tr. 3).
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Lồng ghép giới là việc đưa góc nhìn giới vào một
chương trình hay chính sách cụ thể nào đó với mục
đích làm tăng hiệu quả của chính sách hay chương
trình này thông qua đáp ứng nhu cầu giới và/hoặc
cải thiện quan hệ giới
("Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới", Hội
liên hiệp phụ nữ Việt nam, NXB Thế giới, 2009)
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Mục đích chính của việc lồng ghép giới là
- Sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới vào quá trình
ra quyết định về các vấn đề ưu tiên và phân bổ nguồn lực
- Sự tiếp cận và kiểm soát một cách bình đẳng của Phụ nữ và
nam giới đối với các cơ hội, nguồn lực và thành quả phát
triển
- Sự công nhận và vị thế bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ.
- Nam giới và phụ nữ được hưởng quyền con người một cách
bình đẳng.
- Điều kiện cải thiện ngang nhau về mức sống và chất lượng
sống cho nam giới và phụ nữ.
- Cách thức giảm nghèo đói hiệu quả hơn cho cả nam giới và
phụ nữ.
- Mức đô hiệu quả về tăng trưởng KT - XH và phát triển bền
vững được cải thiện.
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Phạm vi lồng ghép giới trong các chính sách và chương
trình DS - SKSS/KHHGĐ là:
- LGG trong xây dựng văn bản QPPL liên quan.
- LGG trong xây dựng và tổ chức thực hiện thực hiện,
giám sát, đánh giá chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
công tác DS - SKSS/KHHGĐ, Kế hoạch phát triển KT XH liên quan.
- LGG trong xây dựng và tổ chức thực hiện và quản lý
các chương trình, KH hoạt động DS - SKSS/KHHGĐ.
- LGG trong thiết kế xây dựng, quản lý và tổ chức
thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự
án về DS - SKSS/KHHGĐ.
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Lồng ghép giới cần được quan tâm thiết kế, hoạch
định từ khâu xây dựng pháp luật, chính sách, quy
hoạch, chiến lược, kế hoạch, dự án đến khâu điều
hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật,
chính sách, kế hoạch, quy hoạch đó và kết thúc ở
khâu kiểm tra, giám sat và đánh giá việc thực hiện
các văn bản pháp luật, chính sách, kế hoạch, quy
hoạch đó.
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Sự cần thiết lồng ghép giới đối với CSSKSS lứa
tuổi vị thành niên trong trường PTTH:
-Điều tra quốc gia về VTN - TN Việt Nam (SAVY lần I
và II) cho thấy thực trạng về VTN - TN: Dậy thì,
quan hệ tình dục sớm, bạo hành tình dục ở cả nam
nữ ... Qua báo cáo chuyên sâu về dậy thì, hành vi và
thái độ đối với tình dục, SKSS đã cho thấy những
thông tin cần thiết để nhận thức đầy đủ hơn, thực
hiện lồng ghép giới trong chăm sóc SKSS lứa tuổi
VTN - TN
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Sự cần thiết lồng ghép giới (tiếp)
- Vai trò của nam giới tham gia vào KHHGĐ còn hạn
chế, phụ nữ được coi là người phải chịu trách
nhiệm thực hiện KHHGĐ
- Mất cân bằng giới tính khi sinh - một xu hướng
mới gây lo ngại, thể hiện rõ sự bất bình đẳng giới
đã trở nên báo động ở Việt Nam, xuất hiện ở hầu
hết các vùng, trừ Tây Nguyên
- Phụ nữ và trẻ em gái dễ bị mắc các bệnh viêm
nhiễm đường sinh sản và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục.
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Sự cần thiết lồng ghép giới (tiếp)
- Bệnh tật do lây nhiễm HIV và AIDS là một vấn đề
ngày càng nghiêm trọng.
- Lồng ghép giới vào các hoạt động DS KHHGĐ/SKSS ở cơ sở là một yêu cầu cấp thiết,
nhằm khắc phục bất bình đẳng giới, đem lại lợi ích
cho cả hai giới và toàn xã hội, giúp đạt được các
mục tiêu về DS - KHHGĐ/SKSS một cách bền vững
Giới và bình đẳng giới
Lồng ghép giới
Những rào cản về giới mà vị thành niên phải đối
mặt cần được chú ý trong lồng ghép giới
- Rào cản về nhận thức, định kiến giới
Đối với nữ thanh niên:
 Đến nay XH vẫn tồn tại những chuẩn mực giới đối với
nữ thanh niên đó là sự trinh tiết và thụ động trong tình
dục.
 Sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới có thể hạn chế nữ
VTN tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS. Sự hiện diện của
nữ VTN tại những cơ sở CSSKSS thường bị coi thường;
Rào cản về nhận thức, định kiến giới (tiếp)
 Nữ VTN ở nông thôn thường được gắn với công
việc GĐ, do vậy, ít có thời gian hơn trong việc tiếp
cận với XH, đoàn thể để tiếp cận với thông tin về
chăm sóc SKSS; hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ;
 Sự ảnh hưởng của chuẩn mực giới cũng làm hạn
chế sự cung cấp thông tin, dịch vụ của nhân viên y
tế với nữ VTN;
 Sự ảnh hưởng của chuẩn mực giới dẫn tới sự trừng
phạt nặng nề của cha mẹ đối với con gái khi quan
hệ tình dục
Rào cản về nhận thức, định kiến giới (tiếp)
Đối với nam thanh niên:
-Thường quan niệm nam TN có kiến thức và kinh nghiệm
tình dục hơn nữ TN, do vậy họ không quan tâm tìm hiểu
thông tin liên quan đến SKSS cho bạn gái mình và bản thân.
-Chịu áp lực từ các chuẩn mực và vai trò giới, có thể không
muốn chia sẻ quyền ra quyết định vì cho rằng hành vi đó sẽ
thiếu nam tính; dẫn tới việc ép buộc bạn tình phải sinh hoạt
tình dục trong khi bạn gái không mong muốn;
- Hành vi trong quá trình giao tiếp XH của nam giới đã tạo
cho họ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,
thuốc... Do vậy, ảnh hưởng đến việc bảo vệ SK, SKTD, SKSS;
-Chuẩn mực XH cho rằng việc chăm sóc SKSS và KHHGĐ là
của PN, nên khiến cho việc chủ động tiếp cận tới thông tin về
chăm sóc SKSS hạn chế và đôi khi còn là không quan tâm.
- Những rào cản trong giáo dục giới tính
• Việc đưa giáo dục giới tính, giới, bình đẳng giới vào
trường học còn bị xem nhẹ. Giáo dục giới tính chỉ
mới được tích hợp vào một số môn như Sinh học
hay GDCD, chưa phải một môn học riêng biệt, bắt
buộc.
• Người lớn quan niệm sai lầm rằng, giải đáp những
thắc mắc của con trẻ về SKSS lứa tuổi VTN hay việc
chúng tìm hiểu qua mạng internet được xem như
"vạch đường cho hươu chạy", vô hình chung đã tạo
thành một bức tường ngăn, một rào cản lớn làm
cho một bộ phận giới trẻ mang tâm lý ngại ngùng,
không dám chia sẻ ngay cả với những người thân
trong GĐ.
- Rào cản về nghiên cứu giới
Khoa học nghiên cứu giới cũng là một ngành mới ở
Việt Nam, các chuyên gia nghiên cứu chủ yếu được
tập hợp từ các ngành khoa học khác có liên quan;
do vậy, các vấn đề lý luận, hệ thống lý thuyết, bộ
máy không được kế thừa và hơn nữa với một bối
cảnh ý thức hệ trong xã hội và ngay cả các nhà khoa
học, giới trí thức còn nặng nề tư tưởng trọng nam
khinh nữ nên việc triển khai nghiên cứu có những
áp lực nhất định.
- Rào cản về nguồn lực
Nguồn lực đề cập không chỉ chú trọng vấn đề ngân
sách bảo đảm thực hiện bình đẳng giới mà còn đề
cập tới cả nguồn nhân lực bảo đảm thực thi bình
đẳng giới.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC GIỚI,
BĐG TRONG CSSKSS VTN CHO HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
1.
2.
3.
4.
Các nội dung (thành tố) của sức khoẻ sinh sản
Chăm sóc SKSS VTN.
Giáo dục giới, BĐG trong chăm sóc SKSS VTN
Lồng ghép giới trong giáo dục giới, BĐG trong
chăm sóc SKSS VTN
Các nội dung (thành tố) của sức khoẻ sinh sản
(1) Kế hoạch hóa gia đình
(2) Sức khoẻ phụ nữ và làm mẹ an toàn:
(3) Phòng, phát hiện sớm và điều trị ung thư bộ phận
sinh dục:
(4) Tư vấn và điều trị vô sinh:
(5) Ngăn ngừa phá thai
(6) Đề phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường
sinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
kể cả HIV/AIDS.
(7) Tư vấn, chăm sóc SKSS cho vị thành niên.
(8) Thông tin, giáo dục và tư vấn về: Sức khoẻ tình
dục, sức khỏe sinh sản
Nội dung SKSS ở Việt nam
SKPN-LMAT
Giáo dục tình dục,
SKSS
Ngăn ngừa phá thai
PTAT
SKSS
VTN
KHHGĐ
SKSS
Điều trị Vô sinh
Phòng, chống
RTI, STD
Phòng chống
Ung thư
Sinh dục
74
Các nội dung (thành tố) của sức khoẻ sinh sản
Các yếu tố ảnh hưởng tới SKSS
• Bản chất của SKSS bao gồm nhiều khía cạnh như y
học, sinh học và xã hội nên SKSS không chỉ chịu
nhiều ảnh hưởng của các yếu tố y học, sinh học mà
còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hoá,
xã hội.
• - Yếu tố sinh học, y học: Là các vấn đề liên quan đến
bệnh tật lúc mang thai, sinh đẻ và các vấn đề chăm
sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, làm mẹ an toàn...
• - Yếu tố xã hội: Là các vấn đề về phong tục, tập
quán, truyền thống văn hóa liên quan đến các mối
quan hệ về giới, tình dục, giáo dục tình dục...
Các nội dung (thành tố) của sức khoẻ sinh sản
Các nội dung cần quan tâm trong SKSS lứa tuổi VTN:
- Tuổi dậy thì của các em đến sớm hơn, dài hơn;
- Nhu cầu tình dục trước hôn nhân nhiều hơn, phổ biến hơn
nên dễ có thai ngoài ý muốn, dễ mắc các bệnh LTQĐTD và
HIV/AIDS...;
- Nhiều em gái có thai ngoài ý muốn phải phá thai, bỏ học;
- Nhiều em trai, em gái ở nông thôn muốn ra đô thị để tìm
được việc làm, cuộc sống dễ chịu trong khi không có nghề
nghiệp, nhà cửa... dễ bị cưỡng bức và bị xâm hại về tinh
thần, thể chất...;
- Vấn đề BĐG, tảo hôn, kết hôn cận huyết thống trong quan
niệm XH vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt ở các vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào DT ít người;
- Các dịch vụ chăm sóc SKSS lứa tuổi VTN chưa được quan
tâm và đầu tư đúng mức.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc biệt trong quá trình
phát triển của một con người. Đây chính là giai
đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và đặc
trưng bởi sự thay đổi mạnh mẽ về cả thể chất, chức
năng, tinh thần, hành vi, tình cảm; đánh dấu giai
đoạn "hình thành giới tính" của con người và có
khả năng hoà nhập cộng đồng.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tuổi dậy thì
Các giai đoạn tuổi dậy thì
Ở Việt Nam, tuổi dậy thì thường kéo dài từ 3 đến 5
năm, có thể chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước dậy thì: từ 11 đến 13 tuổi đối với
nữ; từ 13 đến 15 tuổi đối với nam;
- Giai đoạn dậy thì: từ 13 đến 15 tuổi đối với nữ; Từ
15 đến 17 tuổi đối với nam.
Tuổi dậy thì ở nam và nữ có sự khác nhau. Nhìn
chung, nữ dậy thì sớm hơn nam khoảng 2 tuổi. Tuy
nhiên, có những em dậy thì sớm, nữ có thể bắt đầu
dậy thì từ lúc 9 tuổi; nam 10 tuổi, hoặc muộn hơn, nữ
17 đến 18 tuổi, nam 18 đến 19 tuổi.
Những thay đổi về sinh lý của tuổi dậy thì
Nữ
Nam
Phát triển chiều cao
Phát triển chiều cao
Phát triển cân nặng
Phát triển cân nặng
Ngực phát triển (ít), chỉ quanh núm vú
Vú phát triển
Mọc đủ răng vĩnh viễn
Mọc đủ răng vĩnh viễn
Thay đổi giọng nói, vỡ giọng (giọng trầm, ấm)
Thay đổi giọng nói (giọng nói trong trẻ, nhẹ
nhàng)
Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
Phát triển lông mu, râu, lông nách, lông ngực, Phát triển lông mu, mọc lông nách, lông chân,
lông chân tay
lông tay
Ngực và vai phát triển
Không phát triển
Cơ bắp, cơ cánh tay phát triển
Đùi trở nên thon, eo thon lại, hông nở ra
Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển
Các bộ phận sinh dục ngoài phát triển
Tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng, bắt đầu có Bắt đầu có sự rụng trứng, có kinh nguyệt. Lúc
hiện tượng xuất tinh tự phát (mộng tinh). Lúc này có khả năng có con nếu có quan hệ tình
này có khả năng làm bạn gái mang thai nếu có dục.
QHTD
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tuổi dậy thì
Những thay đổi về tâm lý của tuổi dậy thì
• Phát triển trí tuệ: Tri giác đã có tính chủ định, trí
nhớ được tăng cường,Tư duy logic, trừu tượng
ngày càng chiếm ưu thế, rất thích tham gia các hoạt
động
• Về tính tình: Tình hình ở giai đoạn dậy thì thường,
rất không ổn định, dễ thay đổi.
• Về tính tình: Tình hình ở giai đoạn dậy thì thường,
rất không ổn định, dễ thay đổi.
• Phát triển tâm lý giới tính:
12 điểm tương phản tâm lý tuổi dậy thì của Stanley Hall:
1. Tuổi dậy thì hoạt động hăng, nhưng cũng dễ nhược
2. Tuổi dậy thì dễ vui mà cũng dễ buồn
3. Tuổi dậy thì tự tôn, nhưng cũng tự ti
4. Tuổi dậy thì quảng đại, nhưng cũng ích kỉ
5. Tuổi dậy thì vừa muốn làm thiên thần vừa muốn làm
"Satang“
6. Tuổi dậy thì lúc ưa sống yên tĩnh một mình, lúc lại rạo rực
muốn đi theo nhóm
7. Tuổi dậy thì lúc cao thượng, lúc đê hèn...
8. Tuổi dậy thì lúc thắc mắc mọi vấn đề, lúc thờ ơ tất cả
9. Tuổi dậy thì nhận lý rồi lại chê
10. Tuổi dậy thì là tuổi cách mạng
11. Tuổi dậy thì vừa tân vừa cổ
12. Tuổi dậy thì vừa khôn vừa khờ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình bạn và tình bạn khác giới
Thế nào là tình bạn?
Tình bạn là một loại tình cảm gắn bó giữa hai hoặc
một nhóm người vì những lý do như hợp nhau về
tính tình, giống nhau về sở thích, có chung một lý
tưởng quan niệm sống, ước mơ, hoài bão.
Tình bạn tốt có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Cởi mở tâm tình, tin cậy, quý mến nhau, sẵn sàng
chia sẻ cho nhau.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- Có trách nhiệm với nhau
- Chân thành, thẳng thắn mỗi khi nhắc nhở, khuyên
nhủ, phê phán điều sai trái của bạn
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
•
•
•
•
Thế nào là tình bạn khác giới
Tình bạn khác giới là tình bạn giữa hai người khác
giới, giữa nam và nữ. Tình bạn khác giới có đặc điểm
của tình bạn nói chung và có thêm những đặc điểm
riêng như sau:
Mỗi người đều coi người kia như là một "điều kiện"
để tự hoàn thiện mình.
Làm tôn vẻ đẹp của mỗi giới.
Trong tình bạn khác giới, giữa bạn nam và nữ thường
có một "khoảng cách
Tình bạn khác giới khác với tình yêu ở chỗ không có
sự hấp dẫn giới tính, không tạo nên những cảm giác
ghen tuông khi người bạn khác giới có bạn thân hay
người yêu, không mang tính sở hữu.
Sự khác nhau giữa tình bạn và tình yêu
Tình bạn và tình yêu có nhiều đặc điểm giống nhau
nhưng cũng có những dấu hiệu khác nhau:
- Tình yêu là sự chiếm hữu độc tôn không thể chia
sẻ cho người khác, chính vì vậy trong tình yêu hay
xuất hiện cảm xúc ghen tuông.
- Khi yêu, người ta luôn khát khao được gần gũi
nhau về thể xác, đó chính là nhu cầu về tình dục.
- Tình yêu đích thực sẽ hướng tới hôn nhân.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình yêu
Tình yêu là gì?
Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn
đạt và cách hiểu của mọi người, nhưng theo nghĩa
chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ
thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự
thích thú và phải nảy sinh ý muốn được gắn kết với
chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định.
Tình yêu được cho là loại cảm xúc mạnh mẽ nhất,
đẹp đẽ nhất nhưng cũng khó nắm bắt, định nghĩa
nhất, ngay cả khi đem ra so sánh với các loại cảm
xúc khác.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình yêu
Khái niệm tình yêu nam nữ
Tình yêu nam nữ là tình yêu giữa hai giới tính nam
và nữ được định nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp
giữa bản năng và trí tuệ của con người".
" Bản năng " con người được nhìn nhận ở đây là
những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên,
trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống
"trí tuệ" cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc
kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động
vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan
tâm, chăm sóc, bảo vệ,... lẫn nhau.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình yêu
Tình yêu ở học sinh THPT
Tình yêu của thanh niên mới lớn còn được gọi là
"tình yêu bạn bè", bởi vì các em thường che giấu
tình cảm của mình trong tình bạn, nên đôi khi các em
cũng không phân biệt được đó là tình bạn hay tình
yêu.
Tình yêu nam nữ ở tuổi thanh niên là sự kết hợp
hữu cơ hứng thú tính dục cảm tính với nhu cầu về
sự ấm áp của cơ thể, về sự thân thiết, gần gũi của
tâm hồn với người khác và nhu cầu muốn có "sự đại
diện của mình" trong một người khác giới. Sự hợp
nhất hai loại hứng thú này là một quá trình hết sức
phức tạp.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình yêu
Cách nhận biết và phân biệt giữa tình bạn và tình yêu
Đó là tình yêu nếu:
- Bạn như phát bệnh với ý nghĩ hai bạn sẽ xa nhau trong thời
gian nghỉ hè.
- Bạn cảm thấy nhói tim khi chàng/nàng nhìn một cô gái/chàng
trai khác dễ thương, bên cạnh...
- Những khuyết điểm của người bạn trai/bạn gái chẳng có
nghĩa lý gì. Với bạn, những khuyết điểm ấy thậm chí là đáng
yêu nữa.
- Bạn ước mong sao, nụ hôn đầu đời bạn sẽ dành tặng cho
người bạn trai/bạn gái ấy.
- Bạn luôn muốn làm hài lòng người bạn trai/bạn gái.
- Khi có hẹn với bạn trai/bạn gái, bạn sẽ chạy nhanh tới nơi hẹn.
- Con tim bạn đập loạn nhịp khi bạn trai/bạn gái ôm lấy bạn.
- Bạn vô cùng buồn khi bạn trai/bạn gái không ở bên bạn.
- Trước khi đi ngủ, ý nghĩ cuối cùng của bạn là chàng trai/cô
gái ấy.
- Bạn không sao chịu nổi nếu bạn trai/bạn gái rời bỏ bạn.
- Bạn sẵn sàng làm tất cả vì người bạn ấy.
Nếu như bạn trả lời "có" những câu hỏi dưới đây, thì quả thật, giữa
hai bạn, tình yêu đã thật sự hiện diện:
- Chàng/nàng liên tục giữ liên lạc với bạn, dù mới chỉ xa nhau nửa
ngày?
- Bạn thường nhận những món quà nho nhỏ đầy những biểu tượng
của chàng/nàng?
- Khi bạn cho chàng/nàng một cái hẹn, trong mắt chàng/nàng loé
lên những vui mừng đặc biệt?
- Khi hẹn nhau, chàng/nàng luôn là người đến trước?
- Khi nói chuyện cùng nhau, chàng/nàng dùng những câu chữ dịu
dàng, êm ái?
Và đó là tình cảm đơn thuần, nếu...
- Chơi với nhau đã lâu, chàng/nàng chưa bao giờ ôm bạn với nỗi
niềm xúc động.
- Chàng/nàng thường tâm sự với bạn về những người bạn gái cũ
- Chàng/nàng vắng mặt trong một thời gian dài mà không hề báo
cho bạn biết.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình yêu
Một tình bạn có thể biến chuyển thành
tình yêu?
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình dục
Khái niệm
Tình dục là nhu cầu sinh lý tự nhiên, lành mạnh của
con người, là sự tự nguyện, hoà hợp về tâm hồn và
thể xác giữa hai người. Là nhu cầu cần thiết cho sự
tồn tại của giống nòi, là biểu hiện mãnh liệt của sự
hoà nhập không thể thiếu được trong một tình yêu
trọn vẹn. Tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ,
đam mê đem lại những khoái cảm mãnh liệt nhất,
nhờ đó mà có sự sinh sản và duy trì nòi giống.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình dục
Mối quan hệ tình dục và tình yêu
Tình dục và tình yêu có mối quan hệ mật thiết,
không thể tách rời nhau. Trên nền của tình yêu, tình
dục không thuần tuý là một bản năng mà được
nâng lên, được sử xự một cách có văn hoá, tình
người. Tình yêu phát triển cao độ thường nảy sinh
nguyện vọng muốn hoà nhập vào nhau trọn vẹn,
không chỉ tâm hồn mà cả thể xác, muốn "trao thân"
cho nhau. Nhu cầu có quan hệ tình dục là đặc điểm
khác nhau cơ bản giữa tình yêu và tình bạn khác
giới.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình dục
Tình dục "an toàn"
Tình dục "an toàn" là cách đạt được khoái cảm
nhưng không để máu, tinh dịch của người này
thâm nhập vào cơ thể của người kia, đảm bảo
không để mang thai ngoài ý muốn và không bị
nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây
truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS. Để
thực hiện tình dục an toàn, các bạn có thể vuốt
ve âu yếm nhau hoặc sử dụng bao cao su đúng
cách.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tình dục
Tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống.
Đó không chỉ là cách để chúng ta duy trì nòi
giống mà còn là cách tuyệt vời để chúng ta tận
hưởng thi vị cuộc sống. Tuy nhiên, tình dục
cũng có thể đem lại những nỗi đau khổ ghê
gớm. Tình dục có thể làm cho người ta gần gũi
với nhau hơn nhưng cũng có thể làm cho người
ta xa cách nhau.
Tình dục là một vấn đề lớn. Học để nói về tình
dục một cách cởi mở và trung thực là rất quan
trọng.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
 Hiểu biết cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt: Một chu kỳ kinh
nguyệt có những giai đoạn sau:
- Giai đoạn tăng sinh:
• Sự bài tiết hoóc môn và biến đổi ở buồng trứng: cuối chu kỳ
KN trước, hoàng thể bị thoái hoá đã gây tác động ngược lên
vùng dưới đồi và thuỳ trước tuyến yên, kích thích tuyến yên
sản xuất một số hoóc môn (FSH - hoóc môn kích thích nang
trứng phát triển, LH - hoóc môn kích thích sản xuất
oestrogen và Progesteron, phối hợp với FSH làm nang trứng
phát triển đến chín, kích thích phóng noãn và hình thành
hoàng thể). Dưới tác động của hoóc môn tuyến yên, một số
nang trứng phát triển, bài tiết dịch nang noãn trong đó có
oestrogen - hoóc môn buồng trứng, kích thước nang noãn
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
• Sự biến đổi ở niêm mạc tử cung: Dưới tác dụng
oestrogen, niêm mạc tử cung dầy lên, các tuyến dài
ra, mạch máu phát triển theo. Các tuyến của cổ tử
cung bài tiết dịch để tinh trùng di chuyển thuận lợi
vào cổ tử cung.
• Hiện tượng phóng noãn: Sau khoảng 7 - 8 ngày phát
triển, có 1 nang noãn phát triển nhanh vào một thời
điểm, các nang khác thoái hoá. Nang noãn chín, vỡ
ra và phóng noãn ra khỏi nang. Hiện tượng này xảy
ra trước 14 ngày có kinh nguyệt đầu tiên của kỳ
kinh sau và xảy ra đều đặn hàng tháng.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
- Giai đoạn bài tiết
• Sự bài tiết hoóc môn và biến đổi ở buồng trứng: Sự bài
tiết hoóc môn và biến đổi ở buồng trứng: Tuyến yên vẫn
tiếp tục bài tiết hoóc môn (FSH và LH). Dưới tác dụng của
LH, một ít tế bào hạt còn lại ở vỏ nang trứng vỡ được biến
đổi thành hoàng thể. Các tế bào này thực hiện chức năng
bài tiết progesteron, và oestrogen, sau đó thì hoàng thể
giảm dần chức năng bài tiết.
• Sự biến đổi của niêm mạc tử cung: Dưới tác dụng của nội
tiết tố buồng trứng, lớp niêm mạc tử cung tiếp tục tăng
sinh, dày lên nhanh chóng và bài tiết dịch. Các tuyến dài
thêm, cong queo, chứa đầy chất dịch, tạo cho niêm mạc
tử cung chứa đầy chất dinh duỡng chuẩn bị đón trứng đã
thụ tinh vào làm tổ tại buồng tử cung.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
- Hiện tượng kinh nguyêt:
• Khoảng hai ngày cuối cùng của chu kỳ, hoàng thể bị thoái hoá, hoóc môn
buồng trứng giảm rất thấp, các mạch xoắn, co thắt dẫn đến vỡ ra, lớp
niêm mạc chức năng ở tử cung thoái hoá bong ra cùng máu khỏi tử cung
theo đường âm đạo gây ra hiện tượng kinh nguyệt, lại bắt đầu một chu
kỳ kinh nguyệt mới.
• Một chu kỳ kinh nguyệt từ 24 - 35 ngày được coi là bình thường, trung
bình là 28 ngày: Ngày ngày đầu của kỳ kinh này tới ngày đầu của kỳ kinh
tiếp theo.
• Phóng noãn thường xảy ra vào khoảng giữa chu kỳ, trên các vòng kinh
bình thường, ví dụ ngày thứ 14 của một vòng kinh 28 ngày. Với các vòng
kinh bất bình thường, dự đoán ngày phóng noãn khó hơn bởi chỉ có một
điều chắc là phóng noãn sẽ xảy ra vào khoảng 14 ngày trước 1 kỳ kinh
mới. Dấu hiệu báo cho bạn biết ngày phóng noãn có thể là đau tấm tức
vùng bụng dưới hoặc lưng, có thể kèm theo căng ngực hay tăng dịch tiết
hoặc chất nhày ở âm đạo, hoặc gia tăng ham muốn sinh hoạt tình dục
quanh thời điểm phóng noãn.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
Quá trình thụ thai
• Sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế
bào cái là noãn (nói cách khác là sự gặp gỡ giữa tinh
trùng khỏe mạnh của nam giới với noãn chín của nữ
giới) để tạo thành một tế bào mới là trứng, được gọi là
sự thụ thai.
• Nếu sự phóng tinh vào thời điểm phóng noãn hoặc
chuẩn bị phóng noãn trong 1-2 ngày sau sẽ làm tăng khả
năng thụ thai. Thời gian phóng noãn ở mỗi người phụ
nữ là khác nhau, tuỳ theo độ dài, ngắn của chu kỳ kinh
nguyệt. Thường thì phóng noãn vào khoảng 14 ngày
trước ngày đầu tiên của kỳ kinh kế tiếp.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
• Quá trình thụ thai thường diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng,
thường chỉ có 1 tinh trùng xâm nhập vào noãn. Khi tinh
trùng đã vào được bào tương của noãn, bào tương của tinh
trùng sẽ hoà vào với bào tương của noãn, nhân của noãn
hoà với nhân của tinh trùng.
• Trứng sẽ di chuyển dần trong vòi trứng xuống tử cung và
bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ tại đó, Trong quá trình
di chuyển, trứng phân bào rất nhanh, từ một tế bào mầm
qua nhiều lần phân bào thành phôi dâu, rồi thành phôi nang.
• Ngày thứ 6 - 8 sau thụ tinh, phôi nang dính vào niêm mạc tử
cung để làm tổ, tiếp tục phát triển dần, tạo thành phôi thai,
từ phôi thai thành thai nhi sau tuần thứ tám (xem hình 5, 6,
7). Bình thường thai phát triển trong buồng tử cung khoảng
9 tháng 10 ngày và người mẹ sinh ra đứa con.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Sinh lý thụ thai
Điều kiện để quá trình thụ thai được hoàn tất:
+ Nang noãn chín và có hiện tượng phóng noãn;
+ Tinh trùng gặp được noãn ở 1/3 ngoài của ống dẫn
trứng.
+ Trứng - phôi thai di chuyển được về tử cung.
+ Màng tử cung đủ dày để trứng - phôi thai có thể
làm tổ.
Nếu nang noãn chín gặp tinh trùng, người phụ nữ sẽ
có thai và không có kinh nguyệt. Vậy khi chậm kinh,
nếu tháng trước đó có quan hệ tình dục, người phụ
nữ phải nghĩ đến khả năng có thai
Mang thai ở VTN
Các yếu tố dẫn đến mang thai ở VTN
- Thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt
- Thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS
- Quan hệ tình dục không chuẩn bị, không mong
muốn
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử trước
hôn nhân
Những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi VTN
- Nguy cơ khi tiếp tục giữ thai và sinh đẻ: Nguy cơ tử
vong mẹ, đẻ non, sẩy thai, tiền sản giật, bất tương
xứng thai khung chậu…
Về mặt KT-XH: Gián đoạn học hành, khó khăn về KT,
hạnh phúc GĐ có thể bị rạn nứt, dễ căng thẳng,
khủng hoảng tâm lý…
- Nguy cơ khi phá thai: Tìm kiếm dich vụ phá thai
không an toàn; do không biết dấu hiệu thai nghén
nên không tìm đến cơ sở y tế sớm, dẫn đến phá
thai to; ảnh hưởng tâm lý sau phá thai nặng nề
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tránh thai đối với VTN
Một số điểm cần lưu ý khi cung cấp biện pháp tránh thai cho
VTN/TN
(Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, Bộ Y tế, 2009):
- Khi cung cấp một BPTT cho VTN/TN, cần cung cấp thông tin về
một BPTT dự phòng khác.
- Những tác dụng phụ của các BPTT đối với VTN/TN cần được tư
vấn kỹ hơn.
- VTN/TN thường hay quên, không uống thuốc đều đặn, vì thế
cần hướng dẫn cách thức uống thuốc để khỏi quên.
- VTN/TN thường ngại sử dụng BPTT và có niềm tin sai lầm rằng
họ không thể mang thai trong lần quan hệ đầu tiên.
- VTN/TN thường hiểu lầm về ảnh hưởng của các BPTT đến sức
khoẻ.
- VTN/TN thường khó hoặc ngại thảo luận với bạn tình về việc sử
dụng BPTT, do vậy cần hỗ trợ họ cả những kỹ năng sống như
kỹ năngthương thuyết với bạn tình để lựa chọn và sử dung
BPTT phù hợp và hiệu quả.
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tránh thai đối với VTN
Các biện pháp tránh thai cho VTN/TN
(Theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, Bộ Y tế,
2009):
- Kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập)
- Bao cao su tránh thai.
- Viên thuốc uống tránh thai kết hợp (đối với VTN/TN có nhu
cầu dùng liên tục).
- Viên thuốc uống tránh thai chỉ có progestin (Đối với VTN đã
sinh con đang cho con bú).
- Thuốc tránh thai khẩn cấp.
- Dụng cụ tránh thai trong tử cung (đối với VTN đã sinh con).
- Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai.
- Biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh
ngoài âm đạo).
chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Tránh thai đối với VTN
Kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập)
Là thực hiện các hành vi tình dục mà không có sự
tiếp xúc giữa dương vật và âm đạo. Nếu chỉ có sự
va chạm bên ngoài giữa dương vật và âm hộ
thường sẽ không có thai, nhưng vẫn có nguy cơ
mắc một số NKLTQĐTD bao gồm cả nhiễm HIV.
Bao cao su nam
• Vừa tránh thai, vừa phòng nhiễm khuẩn lây qua
đường tình dục, kể cả HIV/AIDS
• Hiệu quả nếu sử dụng
thường xuyên, đúng cách
• Có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với biện
pháp khác
• Dễ mua, dễ sử dụng
• Cần thảo luận với bạn tình trước sử dụng
Bạn muốn biết thêm thông tin về bao cao su
hay thảo luận về biện pháp khác?
Bạn muốn xem bao cao su và
học cách sử dụng?
Cách sử dụng bao cao su
Hướng dẫn sử dụng trên mô hình là cách tốt nhất

Sử dụng bao
cao su mới
cho mỗi lần
giao hợp, chú
ý hạn sử dụng

Lồng bao cao su
vào dương vật
đang cương trước
khi giao hợp, giữ
vành cuộn của
bao ở phía ngoài


Tháo cuộn
vành bao
xuống tới
gốc dương
vật, không
cần kéo căng
Sau khi xuất tinh,
rút vành bao lúc
còn cương, giữ
chặt vành bao ở
gốc dương vật
trong khi rút
dương vật ra để
bao khỏi tuột và
tinh dịch không
trào ra ngoài
Bạn sẳn sàng chọn bao cao su?

Bỏ bao cao
su đã sử
dụng đúng
chổ
Điều cần ghi nhớ
• Sử dụng bao cao
su mỗi lần giao
hợp
• Không dùng
chất bôi trơn
dạng dầu
• Chắc chắn bạn
luôn còn đủ bao
• Nếu bao rách,
dùng biện pháp
tránh thai khẩn
cấp ngay
• Cất giữ bao cao
su, tránh tiếp
xúc trực tiếp
với ánh nắng
Bạn cần nhắc lại hay
giải thích thêm không?
Bạn có câu hỏi nào
không?
BCS nữ giới
Cách sử dụng bao cao su nữ
Trình diễn trên mô hình là cách hướng dẫn tốt nhất




Vòng
ngoài
Vòng
trong
miệng
bao
Vòng
trong
• Mở bao cẩn
thận
• Chắc chắn
bao cao su có
chất bôi trơn
• Chọn tư thế thích hợp –
ngồi xổm, gác 1 chân
lên, ngồi hay nằm
• Bóp chặt vòng
trong ở đáy bao

Bạn đã sẵn sàng
để chọn biện pháp
này chưa?
• Nhẹ nhàng đưa vòng trong bao vào
âm đạo
• Đưa ngón tay trỏ vào trong bao, và
đẩy vòng trong bao vào âm đạo
càng sâu càng tốt
• Vòng ngoài phải ở ngoài âm đạo và
bao không bị xoắn
• Đảm bảo dương vật đưa vào trong
bao suốt quá trình giao hợp
• Để tháo bao, xoay vòng
ngoài và kéo ra nhẹ nhàng
• Vứt bỏ bao vào xọt rác
Điều cần ghi nhớ
• Dùng bao cao su mỗi lần giao hợp
• Chắc chắn bạn có đủ bao để sử dụng
• Nếu dùng không đúng, áp dụng biện
pháp tránh thai khẩn cấp càng sớm
càng tốt
• Có thể dùng thêm chất bôi trơn nếu
cần
Bạn cần nhắc lại hay giải
thích gì không?
Bạn có câu hỏi nào
không?
Viên uống tránh thai khẩn cấp
• Viên uống tránh thai khẩn cấp được sử dụng cho
người phụ nữ sau khi giao hợp không được bảo vệ
(rách BCS, quên uống viên tránh thai, bị hiếp dâm
khi không sử dụng BPTT nào…).
• Hiệu quả tránh thai 75% nếu sử dụng đúng.
• Chống chỉ định: có thai
• Các loại viên tránh thai khẩn cấp đang được sử
dụng ở Việt Nam gồm: Postinor 0,75mg, Genestron
0,75mg, Naphanor 0,75mg, Postorose 0,75mg……
• Cách sử dụng: Khách hàng sẽ sử dụng viên tránh
thai khẩn cấp càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày
(120 giờ) sau giao hợp không được bảo vệ.
• Hiệu quả tránh thai khẩn cấp giảm dần mỗi ngày.
• Chỉ sử dụng liều tránh thai khẩn cấp không quá 2
lần trong một tháng.
Thuốc viên tránh thai khẩn cấp
Có thể sử dụng Viên tránh thai khẩn cấp theo 1 trong 3 cách
sau:
• Cách thứ nhất: Uống một lần 1,5mg Levonorgestrel (2 Viên
Postinor hoặc Genestron), đây là cách ưa chuộng nhất vì
hiệu quả cao và ít tác dụng phụ;
• Cách thứ hai: Uống hai lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần 0,75mg
Levonorgestrel (mỗi lần uống 1 viên Postinor 0,75mg hoặc 1
viên Genestron 0,75mg);
• Cách thứ ba: Khi không có loại 1 viên hoặc 2 viên tránh thai
khẩn cấp. Có thể sử dụng viên tránh thai kết hợp làm tránh
thai khẩn cấp. Uống hai lần cách nhau 12 giờ, mỗi lần
100mcg Ethinylestradiol và 0,5mg Levonorgestrel (uống 4
viên tránh thai kết hợp/lần như: Ideal, Choice, New choice,
Marvelon, Microgynon …).
Sau khi uống viên tránh thai khẩn cấp, nếu bị nôn trong
vòng 2 giờ sau uống thì:Uống lại liều viên tránh thai khẩn
cấp càng sớm càng tốt.
Viên uống tránh thai kết hợp
• Viên uống tránh thai kết hợp là BPTT tạm thời,
chứa 2 loại nội tiết là Estrogen và Progestin.
• Tùy theo loại viên uống mà có hàm lượng các thành
phần hocmon khác nhau.
• Các loại viên uống tránh thai hiện đang được sử
dụng ở Việt Nam là: IDEAL, Naphaceptive,
Rigevidon, Euginon, Marvelon, Newchoice, Triregol, Microgynon, Rigulon, Mercilon…
• Hiệu quả tránh thai 98% (nếu sử dụng đúng).
Ai có thể/không thể dùng TVKH
Hầu hết phụ nữ có thể sử dụng
an toàn viên thuốc uống tránh
thai kết hợp
Không thể sử dụng viên thuốc uống tránh thai kết hợp nếu:
• Hút thuốc
và trên 35
tuổi
• Cao
huyết áp
• Mới sinh
trong vòng 3
tuần
• Cho con bú • Nghi có • Có bệnh lý
trong vòng 6
tháng sau sinh
thai
nguy hiểm
Tác dụng phụ
Sử dụng TVKH, bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ nhưng không phải là bệnh lý
• Nhiều phụ nữ không gặp tác dụng phụ.
• Tác dụng phụ thường mất đi sau vài tháng sử dụng
Tác dụng phụ thường gặp:
• Nôn
• Ra máu thấm
• Đau đầu
giọt, giữa kỳ
nhẹ
kinh
• Cương
vú
Bạn muốn thử dùng TVKH xem có
thích hợp với bạn không?
• Chóng
mặt
• Tăng/giảm
cân nhẹ
Cách uống thuốc
• Uống mỗi ngày 1 viên
Với vỉ 28 viên:
• Khi uống hết các viên thuốc trong 1 vỉ,
bắt đầu uống vỉ khác vào ngày hôm sau
Với vỉ 21 viên:
• Khi uống hết các viên thuốc trong 1 vỉ,
đợi 7 ngày rồi uống vỉ tiếp theo
Vỉ 28
viên
Vỉ 21
viên
Khi bạn quên uống thuốc
Khi quên 1 viên:
• Uống ngay 1 viên khi nhớ ra, tiếp tục
uống mỗi ngày 1 viên thuốc
Quên thuốc có thể
dẫn tới có thai
Khi quên 2 viên, uống ngay 2 viên khi nhớ ra,
hôm sau uống tiếp 2 viên, tiếp tục uống mỗi ngày một viên, dùng bao cao su hoặc
không quan hệ tình dục trong 7 ngày tiếp theo
Khi quên từ 3 viên trở lên hoặc bắt đầu vỉ tiếp theo chậm hơn từ 3 ngày trở lên:
• Phải dùng bao cao su hoặc không quan • Nếu quên từ 3 viên thuốc trở
hệ tình dục trong 7 ngày tới
lên vào tuần thứ 3:
Không cần uống các viên màu vàng (thuộc tuần
thuốc nhắc), chuyển uống vỉ tiếp theo ngay
Nếu bạn quên 1 viên thuốc nhắc (chỉ với vỉ 28 viên):
Viên
thuốc
nhắc
• Bỏ viên thuốc đã quên, uống tiếp 1 viên mỗi
ngày
Bạn có thể bắt đầu hôm nay
• Có thể bắt đầu uống thuốc vào
bất cứ ngày nào trong chu kỳ
kinh nếu chúng tôi chắc chắn
bạn không có thai
Bạn muốn dùng thuốc ngay không?
Điều cần ghi nhớ
• Uống mỗi ngày 1 viên
• Nếu quên thuốc, có thể có thai
Đến cơ sở y tế, nếu:
• Đau nhiều, liên tục ở bụng,
ngực và ở chân
• Đau đầu nặng
• Một số tác dụng phụ thường gặp nhưng
không gây hại. Tái khám nếu bạn thấy
khó chịu
• Trở lại để nhận thuốc trước
khi hết thuốc, hoặc khi bạn
gặp vấn đề
Có điều gì cần nhắc lại hay
giải thích không? Có thắc
mắc gì không?
• Vàng da hoặc vàng
mắt
• Rối loạn
thị giác,
hoa mắt
trước cơn
đau đầu
nặng
Thuốc Cấy tránh thai
• Thuốc cấy tránh thai là BPTT tạm thời, chứa nội tiết
tố nữ Progestin. Hiệu quả tránh thai 99%.
• Ở Việt Nam, hiện có các loại sau:
+ Norplant: gồm 6 nang (que) mềm, vỏ bằng chất dẻo
sinh học, mỗi nang chứa 36mg Levonorgestrel, có
tác dụng tránh thai 5 năm (hoặc 7 năm ).
+ Implanon: chỉ có một nang, chứa 68mg nội tiết tố
Etonogestrel, có tác dụng tránh thai 3 năm.
+ Sino Implant II gồm 2 nang, mỗi nang chứa cùng một
lượng nội tiết 75 mg Levonorgestrel có tác dụng
tránh thai 4 năm.
Thuốc Cấy tránh thai
• Cơ chế:
+ Ức chế phóng noãn do nồng độ cao liên tục của
Progestin trong máu;
+ Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn cản tinh trùng
thâm nhập vào âm đạo để lên tử cung;
+ Làm nội mạc tử cung kém phát triển, không thích
hợp cho trứng làm tổ;
+ Làm chậm sự di chuyển của tinh trùng lên vòi TC.
• Chỉ định cấy tránh thai:
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ muốn dùng một BPTT
có hiệu quả cao trong nhiều năm và có hồi phục sau
khi tháo nang cấy.
Thuốc cấy tránh thai Implanon
• Một que nang nhỏ bằng nhựa được cấy
nông dưới da, mặt trong cánh tay không
thuận
• Hiệu quả
• Có tác dụng tránh thai tới 3 năm
• An toàn
• Thường gây ra máu bất thường
• Không phòng nhiễm khuẩn lây qua
đường tình dục hoặc HIV/AIDS
Bạn muốn biết thêm thông tin về
biện pháp này, hoặc thảo luận về
biện pháp khác?
Ai có thể/không thể dùng Implanon
Hầu hết phụ nữ có thể
dùng thuốc cấy an toàn
Nhưng không thể dùng thuốc cấy nếu:
• Cho bú, dưới 6
tuần sau sinh
• Nghi có thai
• Bệnh lý nghiêm trọng
Tác dụng phụ
Nếu chọn biện pháp này, bạn có thể gặp tác dụng phụ. Nhưng
không phải dấu hiệu bệnh lý.
• Thường gặp:
Ra máu thấm giọt hoặc ra máu
giữa kỳ
• Thông thường:
Ra máu bất thường, vô kinh
• Hiếm gặp: Tác dụng phụ khác
Bạn nghĩ thế nào
về các tác dụng
phụ này?
Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay
• Bạn có thể bắt đầu bất cứ ngày
nào của chu kỳ kinh nếu chúng
tôi chắc chắn bạn không có thai
Bạn muốn bắt đầu ngay chưa?
Điều cần ghi nhớ
Tái khám khi:
• Trở lại tháo que cấy sau 3 năm.
• Tác dụng phụ thường gặp nhưng
không gây hai. Tái khám nếu bạn lo
lắng.
• Hoa mắt
trước cơn
đau đầu
nặng
• Nghi có thai
nếu đau bụng
dưới
• Tái khám nếu có vấn đề
hoặc muốn tháo que cấy
Bạn cần được nhắc lại
hay giải thích điều gì
không?
• Nhiễm khuẩn hoặc
đau kéo dài ở vết
rạch khi cấy
• Ra máu nhiều,
nặng bất
thường
• Vàng da
hoặc vàng
mắt
Thuốc tiêm tránh thai
• Thuốc tiêm tránh thai là BPTT tạm thời, chứa nội tiết
progegestin. Hiệu quả tránh thai cao (99,6%).
• Ở Việt Nam, hiện có các loại sau:
+ DMPA (Depot Medroxy Progesterone Acetate) liều 150mg, có
tác dụng tránh thai 3 tháng.
+ Contracep, liều 150 mg (thành phần hoạt chất là Medroxy
Progesteron), có tác dụng tránh thai 3 tháng.
+ Petogen, liều 150 mg (thành phần hoạt chất là Medroxy
Progesteron), có tác dụng tránh thai 3 tháng
+ NET-EN (Norethisterone enantate) liều 200mg, có tác dụng
tránh thai 2 tháng.
Thuốc tiêm tránh thai 3 tháng
• Một mũi tiêm tác dụng trong 3 tháng
• Hiệu quả
• Dừng tiêm thuốc thời gian dài mới có
thai trở lại
• An toàn
• Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
• Không phòng nhiễm khuẩn lây qua
đường tình dục hoặc HIV/AIDS
Bạn muốn biết thêm thông tin về biện pháp hoặc
thảo luận về biện pháp khác?
Thuốc tiêm tránh thai
(DMPA)
• Thuốc tránh thai tiêm hiện thông dụng ở nước ta là
loại nội tiết chỉ có progestin (không có thành phần
oestrogen như viên thuốc uống tránh thai kết hợp)
• Tên gọi: depoprovera, chứa hoạt chất là depomedroxy progesteron-axetat (viết tắt DMPA),
• Đóng lọ với hàm lượng 150mg/lọ, dùng để tiêm
một lần.
• Mỗi mũi tiêm bắp có tác dụng tránh thai trong vòng
3 tháng.
• Thuốc không phòng tránh được các bệnh lây truyền
qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Thuốc tiêm tránh thai
• Cơ chế: ức chế phóng noãn, làm đặc chất nhầy cổ tử
cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển.
• Chỉ định: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng
một BPTT tạm thời và có hồi phục.
• Chống chỉ định tuyệt đối: Đối với phụ nữ đang có
thai hoặc đang bị ung thư vú
• Sử dụng Bảng kiểm tra sức khoẻ sử dụng thuốc
tiêm tránh thai
Ai có thể/không thể dùng thuốc tiêm?
Hầu hết phụ nữ có thể dùng
thuốc tiêm tránh thai 3 tháng
Nhưng không thể dùng thuốc tiêm nếu:
•Huyết áp cao
• Cho con bú, dưới 6
tuần sau sinh
•Nghi có thai
• Mắc một số bệnh
lý nghiêm trọng
Tác dụng phụ
Nếu chọn biện pháp này, bạn có thể gặp tác dụng phụ, nhưng không phải là dấu hiệu
bệnh lý
• Rất thường gặp:
Rối loạn kinh nguyệt
• Thường gặp:
Tăng cân
• Ít gặp:
Tác dụng phụ khác
Bạn muốn dùng thử xem biện pháp này
có thích hợp với bạn không?
Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay
• Bạn có thể bắt đầu tiêm thuốc
bất cứ ngày nào trong chu kỳ
kinh nếu chúng tôi chắc chắn
bạn không có thai
Bạn muốn bắt đầu ngay hôm nay?
Điều cần ghi nhớ
• Loại thuốc tiêm:
• Ngày hẹn tiêm mũi tiếp theo:
Tái khám khi:
• Kinh nguyệt bất thường và tăng cân là
tác dụng phụ thường gặp. Tái khám nếu
bạn lo lắng.
• Đau đầu nhiều
Bạn cần nhắc lại thông tin nào
hoặc hỏi gì khác không?
• Ra máu
nặng,
rong
kinh
• Vàng da vàng mắt
Biện pháp tránh thai tự nhiên
1
+
7
*
12
+
16
26
2
+
9
*
14
+
18
28
3
+
11
*
16
+
20
30
Ghi chú:
*
Ngày dự kiến phóng noãn (rụng trứng)
+......+
Những ngày có khả năng thụ thai
+
Giai đoạn "ít an toàn"
*
KHÔNG AN TOÀN
+
"an toàn"
Viên uống tránh thai
đơn thuần
• Viên uống tránh thai đơn thuần là BPTT tạm thời, chứa một
lượng nhỏ Progestin, không có Estrogen. Hiệu quả tránh thai
97% nếu sử dụng đúng.
• Viên uống tránh thai đơn thuần thường hiện đang được sử
dụng ở Việt Nam là: Exluton, Minipil, Naphalevo …
• Cơ chế: ức chế phóng noãn (ngăn rụng trứng), làm đặc chất
nhầy cổ tử cung và làm nội mạc tử cung kém phát triển.
• Chỉ định: Phụ nữ muốn sử dụng một biện pháp tránh thai
tạm thời có hiệu quả; đặc biệt thích hợp cho phụ nữ đang
cho con bú vì nó không ảnh hưởng đến lượng sữa cũng như
chất lượng sữa, phụ nữ có chống chỉ định uống viên tránh
thai kết hợp.
•
.
Viên thuốc tránh thai chỉ có progestin
• BPTT thích hợp với phụ nữ cho con bú
• Uống mỗi ngày 1 viên vào cùng 1 giờ
• Rất an toàn
• Kinh nguyệt có thể thay đổi ở phụ nữ
không cho con bú.
• Không phòng nhiễm khuẩn lây qua đường
tình dục hoặc HIV/AIDS
Bạn muốn biết thêm về biện pháp
này hay thảo luận về biện pháp
khác?
Khác thuốc viên tránh thai
kết hợp
Hãy hỏi cán bộ cung cấp
dịch vụ để biết
Ai có thể/không thể dùng
Viên thuốc tránh thai chỉ có Progestin?
Hầu hết phụ nữ có thể dùng
thuốc viên đơn thuần liều thấp
an toàn
Nhưng không thể dùng khi:
• Cho con bú dưới 6
tuần sau sinh
• Nghi ngờ có thai
• Mắc một số bệnh
lý nghiêm trọng
Tác dụng phụ thường gặp
Nếu chọn biện pháp này, bạn có thể gặp tác dụng phụ.
Nhưng không phải là dấu hiệu bệnh lý.
•Tác dụng phụ thường gặp (nếu không cho con
bú): ra máu bất thường, ra máu thấm giọt, vô
kinh
• Tác dụng phụ ít gặp: nhức đầu, cương vú, chóng
mặt
Bạn có muốn thử dùng để biết biện
pháp này có thích hợp với bạn
không?
Cách sử dụng
• Uống 1 viên mỗi ngày vào một thời điểm
nhất định.
• Khi uống hết thuốc trong vỉ, uống vỉ tiếp
theo vào ngày hôm sau.
• Quên uống 1 viên?
— Uống ngay khi nhớ ra
— Cần tuân thủ chỉ dẫn đặc biệt nếu uống
chậm hơn 3 giờ
Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay
• Bạn có thể bắt đầu uống thuốc
ngay hôm nay, nếu cho bú hoàn
toàn, dưới 6 tuần sau sinh
• Nếu không cho bú, bạn có thể bắt
đầu bất kỳ ngày nào trong chu kỳ
kinh nếu chúng tôi chắc chắn bạn
không có thai
Điều cần ghi nhớ
• Uống 1 viên mỗi ngày vào
một thời điểm nhất định
• Bạn có thể có thai khi uống
uống thuốc chậm giờ
Tái khám khi:
• Rong kinh
hay kinh
nhiều bất
thường
• Tác dụng phụ thường gặp nhưng không
nguy hiểm. Tái khám nếu bạn thấy khó
chịu.
• Trở lại nhận thuốc trước
khi hết, hoặc nếu bạn gặp
vấn đề
Bạn cần có cần hướng dẫn
lại hay có câu hỏi nào
khác không?
• Hoa mắt trước
cơn đau đầu
nặng
• Vàng da
vàng mắt
• Nghi ngờ
có thai đặc
biệt là đau
bụng dưới
Dụng cụ tử cung
• DCTC là dụng cụ tránh thai đặt trong buồng TC, có tên
thường gọi là "vòng tránh thai". Đặt DCTC là một BPTT tạm
thời, có hiệu quả cao (trên 95%), sử dụng một lần nhưng có
tác dụng tránh thai nhiều năm.
• DCTC hiện có 2 loại:
• + DCTC chứa đồng (TCu-380A và MultiloadCu-375SL) được
làm từ một thân plastic với các vòng đồng hoặc dây đồng.
DCTC TCu -380A có tác dụng tránh thai trong 10 năm.
• + DCTC giải phóng levonorgestrel có một thân chữ T bằng
polyethylen chứa 52 mg levonorgestrel, giải phóng 20 μg
hoạt chất/ngày. DCTC giải phóng levonorgestrel có tác dụng
tối đa 5 năm.
Dụng cụ tử cung
• Cơ chế tránh thai của DCTC:
+ Ngăn không cho noãn thụ tinh với tinh trùng.
+ Làm cho noãn đã thụ tinh không làm tổ được trong
buồng tử cung.
• Chỉ định: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn áp
dụng một BPTT tạm thời, dài hạn, hiệu quả cao và
không có chống chỉ định hoặc phụ nữ muốn tránh
thai khẩn cấp (chỉ đối với DCTC chứa đồng).
• Dụng cụ tử cung không phòng tránh được bệnh lây
truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Dụng cụ tử cung
Các loại DCTC đã và đang sử dụng tại
VN:
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối
- Phụ nữ đang có thai
- Nhiễm khuẩn hậu sản
- Ngay sau sảy thai nhiễm khuẩn
- Ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân
- Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung
- U xơ TC, các dị dạng khác làm biến dạng buồng TC
- Đang viêm tiểu khung
- Đang viêm mủ cổ tử cung, nhiễm Chlamydia, lậu
cầu
- Lao vùng chậu
- Đang bị ung thư vú
• Chống chỉ định tương đối
- Trong vòng 48 giờ sau sinh (DCTC giải phóng
Levonorgestrel)
- Sau sinh (kể cả sinh mổ): 48 giờ đến 4 tuần
đầu
- Bệnh nguyên bào nuôi lành tính
- Đã từng bị K vú và không có biểu hiện tái
phát trong 5 năm trở lại (DCTC giải phóng
Levonorgestrel)
- K buồng trứng
- Có nguy cơ cao nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục
- Bệnh AIDS có tình trạng lâm sàng không ổn định
- Đang bị thuyên tắc mạch, đang hoặc đã bị thiếu
máu cơ tim, chứng đau nửa đầu nặng (DCTC giải
phóng Levonorgestrel).
- Đang bị xơ gan mất bù có giảm chức năng gan trầm
trọng hoặc u gan (DCTC giải phóng Levonorgestrel)
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Khái niệm xâm hại tình dục (XHTD):
Là việc một người sử dụng quyền lực và sức mạnh,
hoặc dùng tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ,
lòng tin và sự tôn trọng của người khác để ép buộc
tham gia vào hành vi tình dục, nhằm thoả mãn dục
vọng của mình.
Nạn nhân của hành vi XHTD: là nam hoặc nữ; người
lớn hoặc trẻ em
XHTD là vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Hậu quả của XHTD
- Về cơ thể:
+ Bị tổn thương bộ phận sinh dục hay hậu môn, Nhiễm trùng
đường tiết niệu .
+ Có thể mang thai (đối với em gái)
+ Mắc các bệnh lây qua đường TD, nhiễm HIV.
+ Đi lại hoặc ngồi khó khăn
- Về tâm lý
+ Cảm giác tội lỗi, lo lắng, sợ hãi.
+ Cảm giác tuyệt vọng, cảm giác tức giận, căm thù .
+ Có ý định tự tử.
+ Tự làm thương tổn mình.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Nguyên nhân của các hành vi XHTD
• Ảnh hưởng của những sách báo, tranh ảnh, phim
ảnh, băng hình khiêu dâm đồi truỵ.
• Ảnh hưởng của thuốc kích dục, của rượu và ma tuý.
• Do lối sống sa đoạ, dâm ô, truỵ lạc.
• Ngoài ra, một số trường hợp do mắc bệnh lý.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Thủ phạm XHTD
• Lợi dụng sự ngây thơ và sự tin cậy của nạn
nhân;
• Lợi dụng sự quen biết và tình cảm thân mật
với nạn nhân;
• Cho tiền, cho quà nạn nhân;
• Giúp đỡ nạn nhân để gây cảm tình;
• Đe doạ, khống chế nạn nhân;...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Một số tình huống có nguy cơ bị XHTD
• Đi một mình lúc đêm khuya;
• Đi một mình ở nơi tối tăm, hoang vắng, ít người qua
lại;
• Nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc
biệt của người khác mà không rõ lý do;
• Ở trong phòng kín một mình với người lạ;
• Đi nhờ xe người lạ,...
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Kỹ năng phòng tránh nguy cơ bị XHTD
• Không đi một mình lúc đêm khuya, vắng vẻ
• Không ở trong phòng kín một mình với người lạ
(hoặc với hàng xóm, họ hàng).
• Không nhận tiền, quà có giá trị mà không rõ lý
do
• Không nhận sự giúp đỡ đặc biệt của người lạ
• Không để cho người lạ chạm tay vào người
mình.
• Không để người lạ vào nhà.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống xâm hại tình dục
Kỹ năng tự bảo vệ mình khi bị xâm hại tình dục
Khi có người muốn XHTD, bạn cần:
• Đứng ngay dậy, tránh ra xa
• Đừng tỏ ra sợ hãi, hãy nhìn thẳng vào kẻ định XHTD,
• Nói to và kiên quyết: "Không được", "Dừng lại“...
• Bỏ đi ngay/bỏ chạy ra ngoài phòng và kêu cứu.
• Kể ngay với những người tin cậy, để họ giúp đỡ bạn.
Khi bị XHTD, bạn cần:
• Tố cáo ngay kẻ XHTD
• Nếu bị cưỡng hiếp, hãy cố gắng để nguyên trạng,
đến ngay cơ sở y tế khám để lấy bằng chứng phạm
tội của thủ phạm.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Nhiễm khuẩn sinh sản gồm 3 loại:
- Các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục
- Nhiễm khuẩn nội sinh do tăng sinh quá mức các vi
sinh vật có trong âm đạo người phụ nữ.
- Nhiễm khuẩn y sinh do thủ thuật y tế không vô
khuẩn
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Bệnh LTQĐTD
Khái niệm: là những bệnh lây từ người có bệnh sang người
khác qua bất kỳ hình thức tình dục nào mà không an toàn
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Các bệnh LTQĐTD
1. Bệnh lậu
2. Bệnh giang mai
3. Bệnh Chlamydia
4. Bệnh Trùng roi
5. Bệnh Mụn rộp
6. Bệnh viêm gan
7. Bệnh rận lông mu
8. HIV/AIDS
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
NKLTQĐTD/NKĐSS là một trong những căn nguyên
quan trọng gây bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và
trẻ em trong thời kỳ chu sinh. Các nhiễm khuẩn này
có thể đưa đến viêm tiểu khung, vô sinh, chửa
ngoài tử cung, sảy thai; trẻ đẻ thiếu cân, mù lòa,
nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh… và còn làm tăng nguy cơ
nhiễm HIV.
NKLTQĐTD có cả ở nam và nữ.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Một số nội dung cần chú ý phòng tránh các bệnh
LTQĐTD đối với VTN
- Nâng cao nhận thức về NKĐSS
- Phổ biến, tư vấn cho VTN nữ và nam hiểu biết về
các bệnh LTQĐTD và tham gia phòng ngừa
- Tình dục an toàn và lành mạnh
- Kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập)
- Sử dụng Bao cao su
- Nếu mắc bệnh cần tuân thủ điều trị và khuyên bạn
tình cùng đi điều trị
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
-
-
-
Các nội dung cần tư vấn, truyền thông cho VTN phòng tránh
các bệnh LTQĐTD:
VTN có thể mắc các bệnh LTQĐTD và có thai nếu không thực
hiện tình dục an toàn ngay trong lần quan hệ tình dục không
được bảo vệ đầu tiên.
Nguyên tắc cơ bản của tránh các bệnh LTQĐTD là tránh tiếp xúc
với các dịch cơ thể bị nhiễm khuẩn( tinh dịch, máu, dịch âm
đạo). Vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập qua niêm mạc âm
đạo, niệu đạo và miệng.
Khi mắc bệnh LTQĐTD thì phải điều trị cả mình và bạn tình
Khuyến khích lối sống biết kiềm chế, kiêng quan hệ tình dục có
xâm nhập
Tư vấn về kỹ năng sống và sử dụng bao cao su
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng chống các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS
Tình dục an toàn: có 3 nhóm
- Tình dục không xâm nhập ( an toàn, ít nguy cơ)
- Có xâm nhập và sử dụng bao cao su ( nguy cơ trung
bình)
- Có xâm nhập không sử dụng bao cao su ( không an
toàn, nguy cơ cao)
Tình dục lành mạnh:
- Phù hợp với chuẩn mức đạo đức, văn hóa
- Bảo đảm 4 yếu tố: Tự nguyện, đồng thuận, có trách
nhiệm và tôn trọng lẫn nhau
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng ngừa kết hôn sớm và kết hôn cận huyết thống
Kết hôn sớm: là hiện tượng nam, nữ thanh niên lấy vợ, lấy
chồng từ rất sớm chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của
luật pháp
Hôn nhân cận huyết thống: là hôn nhân giữa những người có
cùng dòng máu trực hệ.
Tác hại của kết hôn sớm:
• Vi phạm luật hôn nhân gia đình
• Không có cơ hội học tập, làm việc tốt,
• tổn hại đến sức khoẻ, kinh tế GĐ, hạnh phúc và sự nghiệp
tương lai.
• Quan hệ TD quá sớm sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt
• Mang thai hoặc sinh con từ 14 tuổi trở xuống, thì nguy cơ bị
tử vong sẽ cao gấp 5 lần so với phụ nữ tuổi từ 20 - 24.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng ngừa kết hôn sớm và kết hôn cận huyết thống
Tác hại của kết hôn cận huyết thống
• Tăng tỷ lệ phát sinh một số bệnh di truyền và khuyết tật dị
dạng bẩm sinh, ví dụ bệnh Thalassemia (tan máu di truyền)
và Hemophilia (rối loạn đông máu di truyền), mù màu, bạch
tạng, da vảy cá....
• Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu hoặc chết yểu của những người
kết hôn cận huyết
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng ngừa kết hôn sớm và kết hôn cận huyết thống
Phòng ngừa
- Phòng ngừa kết hôn sớm cho VTN
• Thông tin đầy đủ, chính xác cho các em về SKSS VTN, sức
khoẻ
tình dục, Luật Hôn nhân và gia đình
• Phối hợp giáo dục giữa GĐ - NT-XH
• Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành
mạnh.
• Tăng cường nhận thức cho những cha mẹ, ông bà
• Kiểm tra, giám sát và có hình thức xử phạt.
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản lứa tuổi VTN
Phòng ngừa kết hôn sớm và kết hôn cận huyết thống
- Phòng ngừa kết hôn cận huyết thống
Cần làm cho cộng đồng, gia đình và nam nữ thanh
niên hiểu rõ:
- Nguy cơ và hậu quả đối với gia đình và xã hội.
- Phổ biến những quy định cấm hôn nhân cận huyết
thống.
- Phối hợp chặt chẽ các cấp trong quá trình thực hiện
tốt pháp lệnh DS.
Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc
SKSS VTN cho HS THPT
Cần chú trọng
Nhận biết được yếu tố " Giới" trong chăm sóc SKSS
- Biểu hiện bằng tính cách và phẩm chất: VD Nam giới gia
trưởng, quyết đoán trong việc thực hiện KHHGĐ,...
- Biểu hiện bằng tư tưởng: VD tư tưởng trong XH mẫu hệ là đề
cao phụ nữ.
- Biểu hiện bằng phân công lao động: VD Nam giới làm việc đòi
hỏi trình độ cao còn phụ nữ làm việc phục vụ, trình độ thấp
• Trong lao động tái sản xuất: tái SX về mặt sinh học; tái SX ra
sức lao động
• Vai trò chính trị trong cộng đồng: Thường thiên về nam giới.
- Vai trò giới liên qua đến CSSKSS/KHHGĐ
- Nhận diện được các định kiến giới trong CSSKSS/KHHGSS
- Nhận diện được phân biệt đối xử trên cơ sở giới
- Tăng cường nhạy cảm giới, tiến tới BĐG
Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc
SKSS VTN cho HS THPT
Tăng cường vai trò giới, giá trị giới trong chăm sóc
SKSS
• Chú trọng tạo việc làm cho phụ nữ, nam giới.
• Tăng cường vai trò của cả nam giới và phụ nữ
trong thực hiện các biện pháp tránh thai, trong
chăm sóc con, trong phòng chống các BLTQĐTD,
HIV/AIDS, trong làm mẹ an toàn, tình dục an
toàn, sức khoẻ tình dục.
• Tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc quyết
định sinh con, thời gian sinh con và khoảng cách
giữa các lần sinh...
Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS
VTN cho HS THPT
Tránh định kiến giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong
CSSKSS.
Cả nam &nữ cần nhận thức đầy đủ về:
- Sinh con trai và con gái như nhau.
- CVC thực hiện thăm khám, xét nghiệm và ĐT vô sinh (nếu có).
- Nam và nữ cùng bàn bạc để sử dụng BPTT hợp lí
- Nâng cao hiểu biết về SKTD, sinh lý tình dục, sinh lý sinh sản,
SKSS nam giới, SKSS người cao tuổi
- Nam giới, đồng hành trong chăm sóc SKSS.
Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc
SKSS VTN cho HS THPT
Tránh định kiến giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới
trong CSSKSS.
- Nam, nữ đều có quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ngang
nhau trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS.
- Không phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái
trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS.
- Ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và XHTD
trẻ em
- Các cặp vợ chồng hiếm muộn cần đến các cơ sở y tế
chuyên khoa hỗ trợ SS
Giáo dục giới, bình đẳng giới trong chăm sóc
SKSS VTN cho HS THPT
Nâng cao quyền năng của phụ nữ và sự tham gia của
nam giới trong chăm sóc SKSS
• Cung cấp kiến thức về bình đẳng giới và dạy cho VTN
- TN kỹ năng sống nhằm hướng tới bình đẳng giới
tăng cường sức khoẻ, SKSS cho VTN - TN.
• Bảo đảm bình đẳng trong tham gia các hoạt động GD,
truyền thông và tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm
sóc sức khoẻ, SKSS
• Tăng cường trách nhiệm và sự tham gia của nam giới
trong chăm sóc SKSS,KHHGĐ
• Phối hợp giữa GĐ, NTvà XH thực hiện bình đẳng giới
trong chăm sóc SKSS VTN - TN
Lồng ghép giới trong giáo dục giới, BĐG trong
chăm sóc SKSS VTN
• Tổ chức hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ
- Thực hiện quyền trẻ em, luật bảo vệ, chăm sóc và GD
trẻ em: Quyền sống còn, quyền được bảo vệ, quyền
được tham gia.
- Chú trọng thực hiện BĐG, quyền tham gia và tiếp cận
thông tin, bày tỏ ý kiến...
• Thực hiện Lồng ghép giới trong GD giới, BĐG, chăm sóc
SKSS VTN vào 1 số môn học, HĐGD
• Cung cấp thông tin, tăng cường KN qua sách báo, các
sản phẩm truyền thông, HĐ GD NGLL
• Mở rộng phòng tư vấn và thực hiện tư vấn
Thảo luận nhóm
Nội dung thảo luận:
Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng
giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho
học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay:
- Nhận thức về giới và BĐG trong chăm sóc SKSS VTN,
- Những rào cản về giới mà VTN phải đối mặt;
- Định kiến giới, phân biệt đối xử trên cơ sở giới, nhạy
cảm giới, trong chăm sóc SKSS VTN;
- Lồng ghép giới trong chăm sóc SKSS VTN, sự cần thiết
lồng ghép giới trong chăm sóc SKSS VTN trong trường
trung học phổ thông….
……….
Thảo luận nhóm
Chia nhóm thảo luận: 05 nhóm. Các nhóm cử
nhóm trưởng.
Nhóm 1: Hưng Yên, Hải Dương
Nhóm 2: Bắc Ninh, Bắc Giang
Nhóm 3: Hải Phòng, Quảng Ninh
Nhóm 4: , Nam Định, Hòa Bình
Nhóm 5: Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi
Thời gian thảo luận: 30 phút
Các nhóm trình bày trước Hội trường sau thảo
luận
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN