Phép biện chứng khoa học

Download Report

Transcript Phép biện chứng khoa học

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III
CHUYÊN ĐỀ:
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NHẬN
THỨC KHOA HỌC VÀ HOẠT
ĐỘNG CẢI TẠO XÃ HỘI
A. Mục đích, yêu cầu
I.
Mục đích:
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản của
phép biện chứng duy vật để từ đó người học xây dựng
cho mình một thế giới quan duy vật biện chứng và
một phương pháp luận khoa học trong quá trình nhận
thức và hoạt động thực tiễn.
A. Mục đích, yêu cầu
II. Yêu cầu:
* Về nhận thức: người học cần nắm vững những nội
dung cơ bản sau:
- Làm rõ được khái niệm biện chứng và siêu hình,
phân biệt sự khác nhau giữa biện chứng duy vật và
biện chứng duy tâm.
- Nắm được những nội dung cơ bản của phép biện
chứng duy vật cũng như ý nghĩa của nó.
* Về kĩ năng: biết vận dụng lí luận về PBCDV vào
trong thực tiễn cuộc sống.
* Về tư tưởng: củng cố niềm tin vào tính khoa học,
tính cách mạng của các nguyên lí trong PBCDV.
B. NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ
I.
Một số vấn đề chung về phép
biện chứng
1.1. Định nghĩa về phép biện chứng:
- Trong tác phẩm “Chống Đuy Rinh”, Ăng
ghen viết: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ
là một môn khoa học về những qui luật phổ
biến của sự vận động và phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Khi nói biện chứng
Biện chứng duy tâm
Biện chứng duy vật
biện chứng
khách quan
biện chứng chủ
quan
I.
Một số vấn đề chung về phép
biện chứng
1.2. Cấu trúc của phép biện chứng duy
vật bao gồm:
- Hai nguyên lý cơ bản của PBCDV
- Ba qui luật cơ bản của PBCDV
- Các cặp phạm trù cơ bản của PBCDV
I.
Một số vấn đề chung về phép
biện chứng
1.3. Lịch sử phát triển của phép biện chứng:
- Phép biện chứng chất phác cổ đại.
- Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ
điển Đức.
- Phép biện chứng duy vật do Mác- ĂngghenLênin sáng lập.
II. Hai nguyên lý cơ
bản của PBCDV
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
2.1.1. Quan điểm siêu hình (siêu hình- tiếng Hy
Lạp Metaphysika: sau vật lý) dùng để chỉ những
hiện tượng không thể nhận thức được bằng quan
sát. (Trong triết học Mác, thuật ngữ siêu hình- hay
siêu hình học được dùng để chỉ phương pháp triết
học).
Những người siêu hình (Cả DV hay DT):
- Xem xét thế giới trong sự cô lập, tách rời giữa
các mặt, các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật
khác.
- Xem xét sự vật hiện tượng trong trạng thái
đứng im, họ phủ nhận sự vận động, sự phát triển.
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
2.1.2. Quan điểm của CNDVBC.
- Các SV, HT đều liên hệ, tác động qua lại lẫn
nhau
- Liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau,
ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển
hóa lẫn nhau giữa các mặt bên trong sự vật hoặc
giữa các sự vật với nhau.
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
- Các tính chất của mối liên hệ:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng
. Mối liên hệ bên trong
. Mối liên hệ bên ngoài
. Mối liên hệ cơ bản
. Mối quan hệ không cơ bản
. Mối quan hệ chủ yếu
. Mối liên hệ thứ yếu
. Mối liên hệ trực tiếp
. Mối liên hệ gián tiếp
2.1. Nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến
2.1.3. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến.
- Thứ nhất, nghiên cứu nguyên lý về MLHPB đòi hỏi
chủ thể nhận thức cần phải xây dựng và tôn trọng quan
điểm toàn diện; chống chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy
biện.
- Thứ hai, nghiên cứu nguyên lý về MLHPB đòi hỏi
chủ thể nhận thức cần phải xây dựng và tôn trọng quan
điểm lịch sử cụ thể.
- Thứ ba, cần chống cả hai khuynh hướng:1, đánh giá
một cách phiến diện; 2, đánh giá một cách chung chung,
đại khái.
2. 2. Nguyên lý về sự phát triển
2. 2. 1. Khái niệm về sự phát triển.
Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện.
2. 2. 2. Nội dung nguyên lý về sự phát triển:
- PBCDV khẳng định: Mọi sự vật, hiện tượng, mọi quá
trình đều luôn nằm trong quá trình vận động, phát triển
không ngừng.
- Tính chất của sự phát triển:
+ Tính khách quan
+ Tính phổ biến
+ Tính đa dạng: Có phát triển đi theo đường thẳng,
có phát triển theo hình xoáy trôn ốc hoặc theo hình chữ
chi vv...
- Phát triển gắn liền với 3 qui luật cơ bản của PBCDV.
2. 2. Nguyên lý về sự phát triển
2. 2. 3. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu nguyên lý về
sự phát triển.
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta
trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo hoạt động thực
tiễn cần xây dựng và tôn trọng quan điểm phát triển. Biểu
hiện:
- Thứ nhất: Phát triển là khuynh hướng tất yếu của sự
vận động. Do vậy, khi nghiên cứu sự vật phải xem xét nó
trong sự vận động, biến đổi không ngừng.
- Thứ hai: Phát triển là xu hướng tất yếu của sự ra đời
cái mới. Do vậy, nó giúp chúng ta xây dựng niềm tin, tinh
thần lạc quan của người cách mạng; Quan điểm phát triển
giúp chúng ta chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ không
dám cách tân, đổi mới.
III. Các qui luật cơ
bản của PBCDV.
3.1. Qui luật là gì?
- Qui luật chính là mối liên hệ bản chất,
tất nhiên, ổn định, phổ biến được lặp đi, lặp
lại giữa các mặt trong cùng một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với
nhau.
- Phân loại qui luật.(TN và XH)
- Cấp độ qui luật.
3.2. Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
3.2.1. Một số khái niệm:
- Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những
mặt có tính quy định trái ngược nhau. Những mặt
có xu hướng vận động phát triển trái ngược nhau
- Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập
3.2. Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
3.2.1. Một số khái niệm:
- Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương
tựa vào nhau, làm điều kiện và tiền đề tồn tại cho
nhau, không có mặt đối lập này thì cũng không có
mặt đối lập kia
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động
lẫn nhau, sự bài trừ, phủ định lẫn nhau, sự triển khai
của các mặt đối lập
3.2. Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
3.2.2. Nội dung Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập.
- Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng có hai
mặt đối lập căn bản. Hai mặt đối lập đó vừa
thống nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau. Chính cuộc
đấu tranh của hai mặt đối lập đã tạo ra nguồn gốc
động lực của sự phát triển.
- Qui luật mâu thuẫn có vai trò là vạch ra
nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
3.2. Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
3.2.3. Một số cặp loại mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn
không đối kháng.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không
cơ bản
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ
yếu.
3.2. Qui luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập
3.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu qui luật.
- Muốn hiểu được sự vật cần nhận thức được
mâu thuẫn của sự vật.
- Sự vật có nhiều mâu thuẫn. Do vậy, cần phân
loại mâu thuẫn và có cách thức phù hợp để giải
quyết mâu thuẫn.
* Chú ý: Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của
sự phát triển. Nhưng nếu chúng ta tự tạo ra mâu
thuẫn trong tư duy- với tính cách là mâu thuẫn
Lôgic, thì phải loại trừ mâu thuẫn đó ra khỏi tư
duy của chúng ta.
3.3. Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi
về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại
3.3.1. Phạm trù: Lượng- chất- độ...
3.3.2. Quan hệ giữa lượng và chất.
3.3.3. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu
qui luật trên.
* Vai trò của qui luật là vạch ra cách thức
của sự vận động và phát triển.
3.4. Qui luật phủ định của phủ
định.
3.4.1. Phủ định.
3.4.2. Phủ định biện chứng, đặc trưng của nó.
3.4.3. Phủ định của phủ định.
3.4.4. Ý nghĩa rút ra từ việc nghiên cứu qui
luật.
* Qui luật này vạch ra khuynh hướng của sự vận
động và phát triển.
IV. Các cặp phạm trù
cơ bản của PBCDV
4.1. Phạm trù triết học
4.1.1. Khái lược về phạm trù triết học:
- Định nghĩa: Phạm trù triết học là những khái niệm
chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn
bộ giới hiện thực
- Bản chất của phạm trù.
+ Tính khách quan
+ Tính biện chứng (liên hệ với các phạm trù khác,
phát triển cùng với thực tiễn và nhận thức khoa học
4.2. Phạm trù cái chung, cái riêng, cái đơn nhất.
4.2.1. Định nghĩa:
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một SV, một
hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật
chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều SV, HT
hay quá trình riêng lẻ khác.
- Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những
mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một SV, HT hay kếtcấu
vật chất khác
4.2.2. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung và
cái đơn nhất.
- Quan niệm của phái duy danh và duy thực
- Quan niệm của CNDVBC
+ Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.
+ Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái
chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng
+ Cái đơn nhất và cái chung có thế chuyển hóa cho
nhau trong quá trình phát triển của SV
4.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ
biện chứng giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất.
- Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái
riêng, từ các SV, HT riêng lẻ, chứ không phải từ ý chí chủ
quan của con người
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần dựa vào cái
chung
- Khi vận dụng cái chung vào cái riêng cần cá biệt hóa
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất có lợi trở thành
cái chung và ngược lại
4.3. Nguyên nhân và kết quả.
4.3.1. Định nghĩa:
- Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt trong một SV hoặc giữa các SV với nhau, gây ra
một sự biến đổi nào đó.
- Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất
hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một SV
hoặc giữa các SV với nhau gây ra
4.3.2. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
- Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có
trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiên khi
nguyên nhân bắt đầu tác động
+ Nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ sản sinh
+ Một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả
+ Nhiều nguyên nhân có thể gây ra một kết quả
-Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân (thúc
đẩy hoặc cản trở)
- Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí
4.3.3. Ý nghĩa rút ra từ mối quan hệ giữa nguyên nhân
và kết quả
- Về nhận thức: Để nhận thức đúng SV cần tìm hiểu
nguyên nhân
- Trong hoạt động thực tiễn
+ Cần dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành động
+ Muốn loại bỏ một hiện tượng cần loại bỏ nguyên nhân
sinh ra nó
+ Muốn một hiện tượng xuất hiện cần tạo ra những
nguyên nhân và điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh
ra nó phát sinh tác dụng
+ Trong xã hội cần làm cho các nguyên nhân chủ quan
tác động cùng chiều với mối quan hệ nhân quả để thúc
đẩy sự phát triển một hiện tương, hoặc ngược lại
4.4. Bản chất và hiện tượng.
4.4.1. Định nghĩa:
- Bản chất là tổng hợp tất cả các mặt, những mối
liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong SV,
quy định sự vận động và phát triển của SV
- Hiện tượng là cái biểu hiện ra bên ngoài của
bản chất
(Cần phân biệt phạm trù cái chung với bản chất,
bản chất với quy luật)
4.4.2.Sự tồn tại khách quan của bản chất và
hiện tượng.
- Chủ nghĩa DTCQ cho rằng BC không tồn
tại, mà chỉ là điều bịa đặt (vì SV là phức hợp
cảm giác)
- Chủ nghiã DTKQ xem BC là những cái tinh
thần
- Chủ nghĩa DVBC cho rằng BC và HT đều
tồn tại khách quan.

4.4.3. Quan hệ giữa bản chất và hiện tượng
- Tính thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
+ Hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất
+ Bản chất nào hiện tượng đó
- Tính chất mâu thuẫn của sự thông nhất giữa bản chất
và hiện tượng
+ Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra thành những
hiện tượng khác nhau tùy theo điêug kiện và hoàn cảnh
+ Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất,
thậm chí có thể xuyên tạc bản chất.
4.4.4. Ý nghĩa rút ra từ mối quan hệ giữa bản chất và
hiện tượng.
- Về nhận thức
+ Tìm bản chất phải trên cơ sở nghiên cứu hiện tượng
+ Quá trình nhận thức là đi từ hiện tượng đến bản chất
và từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào bản chất của SV
để xác định phương thức hoạt động cải tạo SV không
được dựa vào hiện tượng.
5. 5.Tất nhiên và ngẫu nhiên.
5.5.1.Định nghĩa:
- Tất nhiên là cái do do những nguyên nhân cơ bản, bên
trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều
kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể
khác.
- Ngẫu nhiên là cái không do bản thân kết cấu của sự
vật, mà do những nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp
của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định, do đó nó có
thể xuất hiện hoặc không xuất hiện; có thể xuất hiện thế
này, cũng có thể xuất hiện thế khác.
5.5.2. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh
viễn ở trạng thái củ mà thường xuyên thay đổi, phát
triển và trong những điều kiện nhất định, chúng
chuyển hóa lẫn nhau.
- Ranh giới giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên chỉ
có tính chất tương đối
5.5.2. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu
nhiên.
- Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của
sự vật, thì cái ngẫu nhiên cũng có ảnh hưởng đến sự
phát triển ấy, có thể làm cho sự phát triển đó nhanh
hoặc chậm.
- Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình
xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên
là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là
cái bổ sung cho cái tất nhiên
5.5.3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan
hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần xuất phát từ
cái tất nhiên. Trong hoạt động thực tiễn cần có phương
án dự phòng cho trường hợp các sự biến ngẫu nhiên xuất
hiện
- Muốn nhận thức được cái tất nhiên cần bắt đầu từ cái
ngẫu nhiên.
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
không nên bỏ qua cái ngẫu nhiên, mà chú ý tìm cái tất
nhiên ẩn dấu đằng sau cái ngẫu nhiên.
- Tạo điều kiện cần thiết cho sự chuyển hóa có lợi và
hoặc cản trở sự chuyển hóa bất lợi cho chủ thể.
6.6. Nội dung và hình thức.
6.6.1. Định nghĩa:
- Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu
tố, những quá trình tạo nên sự vật.
-Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự
vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững
giũa các yếu tố của sự vật.
(Hình thức được xem xét ở đây là hình thức bên trong
của sự vật, tức cơ cấu bên trong của nội dung)
6.6.2. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình
thức.
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
+ Nội dung và hình thức không tách rời nhau, mà
gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau.
+ Một nội dung có thể có nhiều hình thức, ngược
lại cùng một hình thức có thể thể hiện nhiều nội
dung
6.6.2. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình
thức.
- Trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và
hình thức thì nội dung quyết định hình thức.
- Hình thức tác động trở lại nội dung
+Nếu phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội
dung
+ Nếu không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của
sự vật
6.6.3. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối
quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
- Chống khuynh hướng tách ròi nội dung và hình
thức
- Cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức
có thể có… để phục vụ có hiệu quả cho hoạt động
thực tiễn.
- Xét đoán sự vật, thay đổi sự vật cần thay đổi nội
dung của sự vật.
- Cần thay đổi nhanh chóng hình thức phù hợp để
thúc đẩy sự phát triển của sự vật
7.7. Khả năng và hiện thực.
7.7.1. Định nghĩa:
- Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới, còn hiện
thực là cái hiện đã có, đã tới.
+ Khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới, nhưng nó
vẫn tồn tại.
+ khả năng khác tiền đề (tiền đề là điều kiện tiên
quyết)
+ Khả năng khác ngẫu nhiên
7.7.2. Phân loại khả năng.
- Khả năng thực tế, là những khả năng đều có ngay
trong bản thân sự vật, do sự vật sản sinh ra.
- Khả năng ảo, khả năng hình thức, hay khả năng
trừu tượng (tự ta nghĩ ra không đúng hiện thực)
- Khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên. Khả
năng tất nhiên lại được chia ra khả năng gần và khả
năng xa
7.7.3. Quan hệ biện chứng giữa khả năng và
hiện thực.
- Khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối
quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, luôn
chuyển hóa lẫn nhau
- Trong những điều kiện nất định, ở cùng một sự
vật, có thể tồn tại nhiều khả năng.
- Trong điều kiện mới có thể xuất hiện một số
khả năng mới.
7.7.4. Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối
quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái hiện
thực, nhưng phải tính đến các khả năng có thể xảy
ra
- Tìm khả năng ở trong chính sự vật