Báo cáo chuyên đề Thiết Kế Và Vận Hành Mô Hình Nuôi Cá Trong

Download Report

Transcript Báo cáo chuyên đề Thiết Kế Và Vận Hành Mô Hình Nuôi Cá Trong

Báo cáo chuyên đề
Thiết Kế Và Vận Hành Mô Hình
Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa
GVHD:
Sinh viên:
Cô. Lam Mỹ Lan
Lê Thị Kiều Oanh
Nguyễn Hoàng Hôn
Trần Phước Thiện
Nguyễn Hoàng Đệ
Cần Thơ, 10 – 2010
Giới thiệu nội dung
Phần I: Tổng quan mô hình Lúa – Cá.
Phần II: Thiết kế và vận hành Mô hình Lúa – Cá.
Phần III: Triển vọng mô hình và tài liệu tham khảo.
I. Tổng quan mô hình Lúa - Cá
- Trong nhiều hình thức nuôi thủy sản nước ngọt thì kết
hợp nuôi cá ruộng lúa là 1 giải pháp được nhiều người
áp dụng ở ĐBSCL. Nguyễn Thanh Phương, ctv, 2001.
- Cải tiến hệ thống canh tác lúa cá ở vùng ngập nước
vừa của ĐBSCL, theo hướng thị trường bằng cách sử
dụng nguồn tài nguyên tại chổ thích hợp hơn.
- Theo Fao (2000), nghề nuôi thủy sản đặc biệt là mô
hình lúa – cá ở môi trường nước ngọt ngày càng đầu tư
nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước: Trung Quốc, Ấn
Độ, Ma Lai, Thái Lan,...
- Rithius (1998) mô hình canh tác lúa - cá ở Việt Nam
đã xuất hiện và phát triển cùng với canh tác lúa.
1.1 Cơ sở khoa học của sự kết hợp Lúa - Cá.
- Hạn chế côn trùng phá hại lúa: cá ăn côn trùng nhỏ,
có hại quanh gốc lúa, (Nguyễn Bảo Vệ, 2004).
- Giảm việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, (Dương
Nhật Long, Lam mỹ Lan, 2003). Nguyễn Việt Hoa,
1997, ruộng nuôi cá giảm sử dụng phân vô cơ 20 –
100kg/ha/năm, giảm 15 – 30% số hộ sử dụng thuốc hóa
học.
- Chăm sóc lúa và quản lí cá thì tận dụng thời gian
nhàn rỗi rất tốt, (Dương Nhật Long, Lam mỹ Lan),
2003.
- Hệ thống có nhiều thành phần và đa dạng hóa sản
xuất đồng thời đa dạng nguồn thu nhập, (Võ Văn Hà,
2004).
- Độc canh cây lúa dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đất
quá mức nếu không bổ sung đáng kể, Nguyên Bảo Vệ,
2004).
- Duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, hoài hòa hệ
sinh thái đất nước, giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới
nông nghiệp sinh thái, (Dương Nhật Long, Lam mỹ
Lan, 2003).
1.2 Một số loài cá nuôi hiện nay:
Cá Tai Tượng
Sặc Rằn
Cá Rô Đồng
Cá Lóc
1.3 Điều kiện tự nhiên ở vùng nuôi:
Trại thực nghiệm nghiên cứu Ô Môn – Cần Thơ.
1.3.1 Địa hình: vùng đất có độ cao trung bình
0.6 – 0.5m. Mùa khô trên ruộng khô cạn.
1.3.2 Chế độ ngập ruộng: Bị ngập vào mùa mưa. Từ
cuối tháng 8 đến tháng 12, mức ngập lụt từ 0.6 – 1m và
khô hạn từ tháng 1 – tháng 4.
1.3.3 Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa; tháng 5 – tháng 11.
- Mùa khô: tháng 12 – tháng 4.
- Nhiệt độ cao quanh năm: 26.6 C.
- Lượng mưa không đều: 300mm/tháng.
II. Thiết kế và vận hành Mô hình
Lúa - Cá
Loài
Tỷ lệ (%)
Trọng lượng
ban đầu
(g/con)
2.1 Đối tượng nuôi và cơ
cấu loài:
- Giống lúa: CS 96 từ viện
ngiên cứu ĐBSCL.
- Cá giống: 3 con/m2, có
bờ và mương bao quanh.
- Tổng diện tích 1ha.
Mè vinh
(Barbodes
Goniontus)
50
1.72
Rô phi
(Oriochromis
sp)
30
2.4
Chép (C.
Capio)
20
3.45
2.2 Thiết kế ao nuôi:
- Diện tích mương chiếm
khoảng 20%.
- Đào cách bờ 0.5 m, độ
sâu mương tính từ mặt
ruộng 1m, rộng mặt 3m,
đáy mương 2.5m.
- Thời gian nuôi 8 tháng.
2.3 Quy trình kỷ thuật:
2.3.1 Chuẩn bị:
- Hệ thống trước khi thả cá và sạ lúa cần được cải tạo, rút cạn
nước, diệt cá tạp bằng dây thuốc cá 15g/m3 nước.
- Dọn cây thủy sinh không có giá trị dinh dưỡng, vét bớt bùn
đáy (20 – 30 cm), chống rò rỉ, bón vôi (10 – 15 kg/100m2).
- Phơi khô ruộng (3 – 5 ngày), cho nước vào, điều tiết mực
nước trong ruộng lúa theo sự phát triển của cây lúa.
2.3.2 Canh tác lúa: Lúa CS69 sau khi sạ 3 ngày, tiến
hành lấy nước vào ruộng, thực hiện theo quy trình kỹ
thuật canh tác lúa.
- Nước cấp vào ruộng được lọc qua vải mùng 2 lớp.
- Mật độ sạ lúa: 111kg/ha.
- Thả cá vào lúc sáng sớm 6 – 9h, sau khi sạ lúa 20
ngày.
- Điều chỉnh mực nước theo sự phát triển của lúa, sau
40 ngày giữ mực nước ổn định: 15cm.
- Lượng phân cần bón: 95 kgN, 60 kg P2O5, 60 kg K.
2.3.3 Nguồn thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung là các
nguồn phụ phẩm nông nghiệp: cám, lúa chét, rau
muống với khẩu phần dao động từ 2 – 3% trọng lượng
cá thả nuôi, thời gian cho ăn 1lần/ngày.
2.3.4 Thu hoạch: Bơm nước hạ dần mức nước ruộng để
cá tập trung xuống mương bao, sau đó dùng lưới kéo,
số còn lại tát cạn và thu hoạch bằng tay.
2.3.5 Tốc độ tăng trưởng của cá:
Loài
Mè Vinh
Rô phi
Chép
P lúc 60 ngày
10.6
11.3
19.5
P lúc 240 ngày
86.5
91.3
137.1
Tốc độ tăng trưởng
1.63
1.52
1.52
Tỷ lệ sống (%)
23
28
18
2.3.6 Năng suất:
- Lúa: 3,2 tấn/ha.
- Cá:
Loài
Chép
Mè
Rô phi
Tổng cộng
Năng suất kg/ha
148.28
298.57
230.14
676.71
2.3.7 Hiệu quả kinh tế:
Chỉ tiêu
Đơn vị VND
Tổng chi
6,885,000
Tổng thu
14,350,000
Lợi nhuận (VND)
7,465,000
Hiệu suất đồng vốn
2.08
2.3.8 Kết luận, đề xuất
- Chất lượng nước trong hệ thống thì thích hợp cho các
loài cá nuôi.
- Nguồn thức ăn tự nhiên phong phú về giống loài
nhưng sản lượng hơi thấp.
- Nguồn thức ăn bổ sung với giá thành thấp quyết định
hiểu quả mô hình.
- Cho cá ăn thức ăn chế biến.
- Lựa chọn đối tượng nuôi thích hợp hơn.
Những khó khăn trong việc thực hiện mô hình:
- Thiếu kỷ thuật về đối tượng.
- Giá cả thị trường, chủ yếu là cá trắng kinh tế chưa
cao.
- Thất thoát trong mùa lũ, cần có bao đê chắc chắn.
- Nguồn thức ăn thấp nếu như không quản lí tốt.
III. Triển vọng và tài liệu tham khảo
- Việc ứng dụng mô hình lúa - cá được đa số nông dân
(41,3% nông hộ) chấp thuận do bởi mô hình này tăng
thu nhập cho người dân, Nguyễn Thanh Phương, Khoa
Thủy Sản, ĐHCT.
- Cùng với sự quan tâm của nhà nước, nhà khoa hoc
đặc biêt là đội ngũ kỷ sư của ĐHCT, các doanh nghiêp
thì mô hình này sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển
trong tương lai không xa.
- Giáo trình Nuôi trồng thủy sản kết hợp, Dương Nhật
Long, Lam Mỹ Lan, ĐHCT.
- Biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất cá trong
mô hình nuôi kết hợp cá – lúa ở ĐBSCL, Dương Nhật
Long, 1999.
- Lê Xuân Sinh và ctv, 1997, phân tích kinh tế kỹ thật
và kinh tế xã hội của các mô hình nuôi cá nước ngọt ở
ĐBSCL.