Phần 3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Thu thập thông tin / tài liệu • Thu thập thông tin: là các hành động.

Download Report

Transcript Phần 3 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN Thu thập thông tin / tài liệu • Thu thập thông tin: là các hành động.

Phần 3
PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP THÔNG TIN
Thu thập thông tin / tài liệu
• Thu thập thông tin: là các hành động giúp cho người nghiên
cứu có được các thông tin cần thiết cho nghiên cứu, như:
– Tìm kiếm, đọc, trích lọc các loại tài liệu, báo cáo khoa học
– Thảo luận về chủ đề đang nghiên cứu
– Tiến hành thực nghiệm, phỏng vấn, thống kê số liệu
– Đánh giá độ tin cậy của nội dung vừa tìm được để chấp
nhận hoặc bác bỏ
• Mục đích thu thập thông tin:
– Thêm kiến thức sâu, rộng ( tái hiện lại các quy luật đang
được nghiên cứu, từ đó xây dựng luận điểm )
– Có đủ luận cứ để chứng minh cho các luận điểm
– Tránh lặp lại các nghiên cứu trước
– Hiểu rõ về vai trò của đề tài đang nghiên cứu trong khoa học
A. Tìm luận cứ thực tiễn
1. Phương pháp thực nghiệm:
– Trực tiếp quan sát đối tượng nghiên cứu
– Tiến hành thí nghiệm trực tiếp trên đối tượng (hoặc mô
hình tương tự) để phát hiện hoặc kiễm chứng giả thuyết
•
Vd: cấy ghép cây / lai giống.
– Thực hiện trắc nghiệm trên đối tượng: thí nghiệm nhận
dạng, xác định, thu nhận những thông tin phản hồi về
những khả năng, đặc tính, tính chất của đối tượng.
•
Vd: đo chỉ số thông minh ( IQ ), do thị lực mắt, đo nồng độ cồn
2. Tham khảo chuyên gia (nếu không thể trực tiếp làm thực
nghiệm)
Phương pháp thực nghiệm
• Đặt ra các tiêu chí cần nhận biết trên đối tượng được nghiên
cứu = đặt các biến số cho thực nghiệm:
– Biến độc lập (nghiệm thức) : giá trị biến thay đổi → làm thay
đổi kết quả thực nghiệm. Vd: lượng nước tưới, lượng phân
bón, lượng ánh sáng, … cho việc trồng mía.
– Biến phụ thuộc : là kết quả đo đạc trên đối tượng được thực
nghiệm. Vd: Chiều cao, số lá, trọng lượng của cây mía được
trồng trong điều kiện như trên.
• Chỉ một số hữu hạn phần tử thuộc đối tượng nghiên cứu được
chọn để thực nghiệm (lấy mẫu).
– Đối tượng nghiên cứu là thỏ → chọn vài con để thí nghiệm.
• Các bước thực nghiệm: đặt giả thuyết, xác định biến, lấy mẫu,
thực nghiệm, đo để kiễm chứng gt.
Các loại thực nghiệm 1/2
1. Thực nghiệm thăm dò được tiến hành để phát hiện ra tính
chất của sự vật hoặc hiện tượng, để nhận dạng vấn đề và xây
dựng giả thuyết.
– Vd: trồng cây trên mặt trăng.
2. Thực nghiệm kiểm tra được tiến hành để kiểm chứng cho các
giả thuyết.
– Vd: thảy đồng xu xem úp (hay ngửa) bao nhiêu %.
3. Thực nghiệm song hành là thực nghiệm trên các đối tượng
khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống
nhau.
– Vd: trồng khoai mì và bắp trên cùng một thửa để so sánh
năng suất.
Các loại thực nghiệm 2/2
4. Thực nghiệm đối nghịch được tiến hành trên hai đối tượng
giống nhau với các điều kiện ngược nhau, nhằm quan sát tác
động của các điều kiện thí nghiệm trên đối tượng nghiên cứu.
– Vd: so sánh lan trồng ở ngoài nắng // trong nhà
5. Thực nghiệm so sánh là thực nghiệm được tiến hành trên hai
đối tượng giống nhau với 2 phương pháp khác nhau, trong đó
có một trong hai được chọn làm đối chứng.
– Vd: thử khả năng đề kháng của thỏ được tiêm ngừa và
không được tiêm ngừa.
Nguyên tắc thực nghiệm
1. Đề ra chuẩn (tiêu chí), và phương thức đánh giá.
– Mẫu đối chứng: là mẫu được dùng làm “chuẩn” để
so sánh
2. Mẫu được lựa chọn phải mang tính phổ biến để cho
kết quả thực nghiệm được khách quan.
3. Đưa ra một số giả thiết thực nghiệm để loại bớt
những yếu tố tác động phức tạp.
– Vd: khi nghiên cứu quan hệ giữa sức khỏe và sức
học của sinh viên, giả thiết rằng: “mọi sinh viên
đều cố gắng học”.
Lấy mẫu
•
Quần thể là một tập hợp cá thể được nghiên cứu.
– Ví dụ: “nghiên cứu thói quen đọc sách của sinh viên”
– Quần thể = mọi sinh viên
•
Quần thể mục tiêu: là tập cá thể đại diện cho quần
thể, xét trên các đặc điểm được nghiên cứu.
– Quần thể mục tiêu = những sv của trường
– Đặc điểm nghiên cứu = thói quen đọc sách
•
Mẫu: là một phần được chọn ra từ quần thể mục tiêu
để đại diện cho toàn bộ quần thể, xét trên đặc điểm
nghiên cứu.
– Mẫu = những sv được chọn từ trường để phỏng vấn
Lấy mẫu
•
Cách lấy mẫu (sample frame)
1. Xác định quần thể mục tiêu (có N phần tử)
2. Xác định kích cở của mẫu = số lượng phần tử sẽ
chọn (n)
3. Xác định cách chọn phần tử cho mẫu
4. Đánh giá sai số của mẫu
5. Hiệu chỉnh cách lấy mẫu, và thực hiện lấy mẫu lại
để sai số chấp nhận được
Lấy mẫu ngẫu nhiên 1/3
•
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Chọn n phần tử cho
mẫu từ N phần tử của quần thể mục tiêu Q, sao cho
cơ hội được chọn của mỗi phần tử trong Q đều bằng
nhau.
•
Vd: Chọn 50 sv trong số 500 sv của trường để phỏng vấn
“Bạn có đọc sách thường xuyên không ?”, bằng cách bốc
thăm.
– N = 500 = kích cở của quần thể mục tiêu
– n = 50 = kích cở của mẫu
– Xác suất được chọn của mỗi sv là 1/10.
Lấy mẫu ngẫu nhiên 2/3
•
Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống: là cách lấy n
mẫu “ngẫu nhiên” trong số N phần tử thuộc quần thể
mục tiêu và trải đều trong phạm vi lấy mẫu:
– K = khoảng cách mẫu = N / n
– D = số ngẫu nhiên từ 0→K là mốc để chọn mẫu
– Vị trí mẫu thứ i = D + K x (i - 1)
•
Vd: chọn 50 sv từ danh sách 500 sv (được xếp từ 1 đến 500)
để phỏng vấn.
– K = 500/50 = 10
– Chọn ngẫu nhiên số D trong đoạn [1,10], vd: D = 3
– Vị trí mẫu: sv1 = 3, sv2 = 13, …, sv50 = 3+10*(50-1) = 493
– Nếu danh sách có 510 sv ?
Lấy mẫu ngẫu nhiên 3/3
•
Chọn mẫu ngẫu nhiên phân lớp: quần thể mục tiêu N
phần tử được chia thành nhiều lớp khác biệt nhau về
đặc điểm. Mỗi lớp có Ni phần tử. Để xác suất chọn
mẫu đồng đều giữa các lớp, ta lấy cở mẫu của mỗi
lớp = Ni / N, và chọn mẫu ngẫu nhiên cho mỗi lớp.
Vd: thực hiện 200 cuộc phỏng vấn (n = 200) sv của 4 khối
QB, VT, ĐT, CN như sau:
Lớp
QB
CN
Số sv
400
250
Tỉ lệi = Ni /M
40 %
25 %
Cở mẫui = Tỉ lệi * n
80
50
ĐT
VT
Tổng
150
200
1000
15 %
20 %
100 %
30
40
200 phỏng vấn
Sai số của mẫu ngẫu nhiên
•
•
•
•
Mỗi giá trị thống kê từ mẫu đều mang ý nghĩa đại diện
cho chỉ tiêu đo được từ thực tế.
Sự khác biệt giữa giá trị thống kê từ mẫu và giá trị thực
tế của chỉ tiêu được gọi là sai số lấy mẫu.
Sai số lấy mẫu phụ thuộc vào mô hình lấy mẫu:
– Cách đo từng tiêu chí trên mỗi phần tử của mẫu
– Cách chọn các phần tử mẫu để đại diện cho quần thể
– Cách thống kê trên mẫu
Do chỉ tiêu không thể biết, do đó người nghiên cứu cần
tính sai số lấy mẫu để hiệu chỉnh mô hình sao cho độ tin
cậy của kết quả là đủ lớn (≥90% “đúng” hay ≤10% “sai”
trong khoảng sai số cho phép).
Tính sai số lấy mẫu nn-đơn giản
n là kích cở của mẫu, N là kích cở của quần thể mục tiêu
xi là giá trị của chỉ tiêu đo được từ mẫu thứ i
Trung bình mẫu:
Phương sai mẫu:
n
1
x   xi
n i 1
Sai số lấy mẫu:
s 
n 
 1 

N 
n 
n
1
2
2
s 
( xi  x )

( n  1) i 1
Tỉ lệ sai số lấy mẫu (%):
E

x
 100
B. Tìm luận cứ lý thuyết
•
Luận cứ lý thuyết là những nhận định về các quy luật
trong tự nhiên đã được chứng minh, và được thể
hiện (trình bày) trong các loại tài liệu đã được xét
duyệt: tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, có thể là
Website uy tín.
• Quá trình tìm luận cứ lý thuyết gồm:
1. Tìm cách tiếp cận với nguồn tài liệu
– Thư viện, Sách, Tạp chí, Website : cung cấp tài liệu
– Hội thảo, truyền hình, báo, google,… chỉ ra nguồn tài liệu
2. Chọn lọc tài liệu cho chủ đề nghiên cứu
– Cân nhắc tính đúng đắn của nội dung
– Cân nhắc mức độ tin cậy của tài liệu
3. Tổng hợp tài liệu
Tính đúng đắn của tài liệu
1. Tài liệu đã được kiễm duyệt bởi hội đồng khoa học,
hoặc được viết bởi tác giả có uy tín trong lĩnh vực
nghiên cứu.
2. Chủ đề của tài liệu = chủ đề của đề tài
3. Quan điểm của tác giả viết tài liệu = quan điểm của
đề tài đang nghiên cứu
– Quan điểm NCKH: khẳng định đúng/sai kèm dẫn chứng,
không chỉ trích hay ca ngợi bằng các từ cảm thán: “tuyệt
vời”, “tiên tiến nhất”,…
– Đề tài NCKH không thể sử dụng các bài báo được viết để
quảng cáo trên website, hoặc để giới thiệu với công chúng
(báo phổ thông)
Độ tin cậy của tài liệu
•
Nguồn tài liệu cấp I, là những tài liệu nguyên gốc của
chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết.
– Là loại tài liệu có độ tin cậy cao nhất, được ưu tiên
sử dụng trong nghiên cứu khoa học.
• Nguồn tài liệu cấp II, là những tài liệu được tóm tắt,
xử lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn từ tài liệu cấp I.
– Loại tài liệu này bắt buộc phải có trích dẫn nguồn
gốc để người đọc tra cứu lại; nhằm tránh sự sai
lệch qua cách hiểu và trình bày của tác giả của
loại tài liệu này.
Chọn tài liệu cho nghiên cứu
•
Theo chủng loại
Tạp chí và báo cáo khoa học chuyên ngành
– Chuyên môn sâu và thiết thực
•
Tác phẩm khoa học
– Hoàn thiện về lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự.
•
Tạp chí và báo cáo khoa học ngoài ngành
– Có ích cho việc phát triển chiều rộng của nghiên cứu, có
những gợi ý độc đáo, thoát khỏi đường mòn của những
nghiên cứu trong ngành.
•
Thông tin đại chúng
– Báo chí, bản tin, chương trình phát thanh, truyền hình, v.v..
– Phản ánh nhiều mặt nhu cầu từ cuộc sống, nhưng không
sâu như tạp chí chuyên ngành.
Chọn tài liệu cho nghiên cứu
•
Theo tác giả
Tác giả trong ngành hay ngoài ngành
– Tác giả trong ngành có chuyên môn sâu và chính thống;
tác giả ngoài ngành lại có cách nhìn “phản biện”
•
Tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc
– Tác giả trong cuộc hiểu thấu hơn tác giả ngoài cuộc
•
Tác giả trong nước hay ngoài nước
– Tác giả trong nước hiểu các đặc thù trong nước hơn.
•
Tác giả đương thời hay hậu thế
– Tác giả hậu thế có kế thừa và phát triễn những thành tựu
của tác giả đương thời.