CẤP CỨU NẠN NHÂN NGỪNG HÔ HẤP – TUẦN HOÀN ThS. Nguyễn Thanh Thủy.

Download Report

Transcript CẤP CỨU NẠN NHÂN NGỪNG HÔ HẤP – TUẦN HOÀN ThS. Nguyễn Thanh Thủy.

CẤP CỨU NẠN NHÂN
NGỪNG HÔ HẤP – TUẦN HOÀN
ThS. Nguyễn Thanh Thủy
Mục tiêu học tập
1.Trình bày đựơc mục đích cấp cứu người bị
ngừng hô hấp - tuần hoàn.
2.Thực hiện được kỹ thuật kiểm tra hơi thở và
kiểm tra mạch đập.
3. Áp dụng được kỹ thuật ép tim - thổi ngạt trên
nạn nhân.
ĐẠI CƯƠNG
Ngừng hô hấp - tuần hoàn là một
cấp cứu rất quan trọng, cần được
tiến hành càng sớm càng tốt
 Ngừng tuần hoàn kéo theo ngừng hô hấp,
ngừng tuần hoàn và hô hấp là nguyên nhân
đồng thời là hậu quả của nhau
 Ngừng tuần hoàn được cấp cứu muộn có
nguy cơ chết não hoặc hôn mê kéo dài
NGUYÊN NHÂN
 Thiếu oxy: sập nhà, thắt cổ tự tử, chết đuối, tai
nạn giao thông, tai nạn lao động….
 Điện giật
 Sặc (do dị vật)
 Hạ thân nhiệt nặng
 Giảm hoặc tăng calci máu
 Ngộ độc: ngộ độc cóc, cá nóc…
 Tắc động mạch vành: do khí, máu cục…
TRIỆU CHỨNG
 Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay
mạnh không đáp ứng
 Ngừng thở hoặc thở ngáp
 Lồng ngực không di động
 Mất mạch cảnh, mạch bẹn
 Máu ngừng chảy từ các vết thương
 Da và sắc mặt tím tái nhợt nhạt
 Đồng tử giãn
Đánh giá
 R - Responsiveness 
Kiểm tra sự đáp ứng
Vỗ vào vai “Are you ok?”
- Anh có sao không?
Kỹ thuật kiểm tra hơi thở
 Áp mặt bạn vào miệng nạn nhân, quan sát,
nghe và cảm nhận hơi thở.
 Quan sát các cử động vùng ngực.
 Cảm nhận hơi thở bằng gò má của bạn
 Nhìn, nghe, và cảm nhận trong
năm giây trước khi quyết định là
nạn nhân còn thở hay không.
A. Kỹ thuật khai thông đường dẫn khí,
kiểm soát đường thở
Tư thế nằm ngửa ưỡn cổ: 1 tay bạn đỡ dưới
gáy NN nâng cổ ngửa hẳn ra phía sau, tay kia đè
và đẩy mạnh xuống dưới lên trán nạn nhân, động
tác này có tác dụng làm cổ giãn ra và đẩy gốc lưỡi
khỏi chèn vào vùng hầu họng.
Lấy dị vật đường thở
 Móc đờm dãi, dị vật
 Làm nghiệm pháp Heimlich nếu nghi ngờ có dị
vật đường hô hấp
Nghẹn
 Lưỡi là nguyên nhân chính gây tắc
nghẽn đối với nạn nhân hôn mê
 Nôn
 Dị vật
 Bóng
 Thức ăn
 Sưng nề (dị ứng/kích thích)
 Co cứng (hít phải nước đột ngột)
Nhận biết nghẹn
 Bạn có thể nghe thấy tiếng thở hoặc ho?
Thở rít
 Ho có khỏe hoặc yếu?
 Không thể nói, ho hoặc thở
Nạn nhân tỉnh
(Tắc do dị vật đường thở - Người lớn)
 Nghiệm pháp Heimlich
Người cứu đứng phía sau
nạn nhân
Xiết chặt hai tayvới nhau ở
khoảng giữa rốn và mũi ức
Kéo mạnh hai tay lên trên và
vào trong
Nạn nhân tỉnh
(Tắc do dị vật đường thở - Người lớn)
Trường hợp có thai hoặc béo
phì
Đặt tay lên vùng xương ức
Trường hợp không thành công,
có thể dùng 1 tay đỡ ngực, tay
kia vỗ mạnh vào phần xương bả
vai của nạn nhân
Tiếp tục tiến hành cho đến khi
thành công hoặc nạn nhân bất
tỉnh
Nạn nhân bất tỉnh
 Bước 1: Trước hết kiểm tra xem nạn nhân có
thở hay không. Nếu không thì xoay người nạn
nhân xuống và vỗ khoảng 4-5 cái vào giữa 2
xương bả vai.
 Bước 2: Nếu không có kết quả thì quỳ xuống
dạng hai chân qua người nạn nhân rồi tiến hành
ép bụng.
Nạn nhân bất tỉnh
 Bước 3: Nếu nạn nhân bắt đầu thở bình thường
thì đặt nạn nhân ở tư thế an toàn và gọi cấp
cứu.
 Bước 4: Kiểm tra và theo dõi nhịp thở, mạch
đập của nạn nhân sau mỗi 10 phút.
 Bước 5: Nếu nạn nhân không thở lại, gọi cấp
cứu và bắt đầu thổi ngạt.
B. Thổi ngạt
 CCV quỳ ngang đầu NN
 NN nằm ngửa, ưỡn cổ tối đa
 Phủ gạc miếng, khăn hoặc vải
sạch lên miệng nạn nhân
 CCV hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào
miệng NN đồng thời bịt mũi NN (khi thổi),
 Tần số: 10-12 lần/phút/người lớn,;
20 lần/ phút/trẻ 1 - 8 tuổi; thổi nhanh và nhẹ hơn
với tần số 30 lần/phút với trẻ bé và sơ sinh , kết
hợp quan sát lồng ngực nạn nhân nếu phồng
lên khi thổi và thổi xong lồng ngực lại xẹp xuống
là thổi có hiệu quả.
B. Thổi ngạt (tiếp)
 Sau 1 phút, tạm thời bỏ miệng của cấp cứu viên
ra khỏi miệng của nạn nhân, bỏ tay bịt mũi,
kiểm tra xem nạn nhân đã tự thở chưa.
 Nếu nạn nhân chưa tự thở đựơc thì kiểm tra lại
tư thế và tiếp tục thổi với tần số như trên
 Khi nạn nhân tự thở được cho nạn nhân nằm tư
thế thoải mái.
Kỹ thuật bóp bóng ambu
C. Hỗ trợ tuần hoàn
Được thực hiện như thế nào?
 Cung cấp ¼ - 1/3 dòng máu
 Lượng oxy cung cấp chiếm 16% (21%)
Xác định vị trí ép tim trên xương ức
 Dùng hai ngón tay kéo từ bờ sườn bên trái đến
mũi ức, xong đặt tay sát hai ngón tay để ép
Kỹ thuật
Trẻ lớn và người lớn dùng cả hai gốc bàn tay.
Ép với tần số 80-100lần/phút/người lớn, lún về phía
cột sống 4- 5 cm
Phối hợp giữa ép tim và thổi ngạt
PP 1 người
2 lần thổi ngat30 lần ep tim
PP 2 người
2 lần thổi ngat30 lần ep tim
Cần lưu ý
Người cấp cứu không đặt tay lên xương sườn vì khi
ép sẽ làm gãy xương sườn.
 Không đặt tay lên mũi ức vì khi ép sẽ làm dập gan và
gây chảy máu trong ổ bụng
Không nhấc gốc bàn tay trong khi ép tim
Các dấu hiệu chứng tỏ
ép tim – thổi ngạt có hiệu quả
Lồng ngực nạn nhân di động mỗi khi thổi hơi vào
phổi
Sờ thấy mạch bẹn hoặc thấy tim đập
Mầu da bớt tím
Có dấu hiệu tự thở
Trẻ cử động
Khóc được, khóc to. Khi trẻ khóc to đặt trẻ tư thế
nằm nghiêng an toàn.