Wound healing and repair 2

Download Report

Transcript Wound healing and repair 2

LÀNH VẾT THƯƠNG
BS. Phạm Hữu Thiện Chí
Khoa Ngoại Gan Mật Tụy
BV Chợ Rẫy
TỔNG QUAN
Lành vết thương là một quá trình phức tạp và năng động để
phục hồi cấu trúc tế bào và các lớp tổ chức.
Quá trình lành vết thương ở người lớn có thể được chia làm
3 pha khác biệt:
(pha cầm máu)
pha viêm
pha tăng sản
pha tu sửa.
TỔNG QUAN
Trong 3 pha lớn này là một loạt những sự kiện phức tạp
và được phối hợp bao gồm:
• di chuyển các chất theo kích thích hóa học
(chemotaxis)
• thực bào
• tăng sinh collagen
• thoái biến collagen và tu sửa collagen.
Ngoài ra, sự sinh mạch, biểu mô hóa và sản sinh các
glycosaminoglycan (GAGs) và proteoglycan là thiết yếu
đối với môi trường vết thương.
Các kiểu lành vết thương
Mặc dù nhiều phân loại lành vết thương đã được mô tả, kết
quả cuối cùng của bất kỳ quá trình lành vết thương nào cũng là
việc sửa chữa các khiếm khuyết mô.
Lành vết thương kỳ đầu, lành kỳ hai, lành kỳ ba (lành kỳ đầu
muộn), là ba loại lành vết thương chính..
Cho dù có nhiều phân loại thì sự tương tác giữa các thành
phận tế bào và ngoài tế bào cũng giống như nhau.
Loại thứ tư dành cho những vết thương chỉ ảnh hưởng một
phần bề dày da.
Các loại lành vết thương
Các kiểu liền vết thương được chia làm lành kỳ đầu, kỳ hai và kỳ
ba.
Liền kỳ đầu: vết thương được làm kín lại ngay bằng cách khâu,
mảnh ghép da, vạt da như đóng vết mổ ở cuối cuộc phẫu thuật.
Lành vết thương kỳ đầu xảy ra trong vòng vài giờ sau khi
khâu vết mổ.
Liền kỳ hai: hay tự lành mà không có việc đóng kín mép vết
thương từ đầu.
Thường thì kiểu lành này có liên quan với tình trạng vết
thương nhiễm bẩn nhiều và sẽ lành sẹo với việc tái tạo
biểu mô hóa dẫn đến co rút vết thương.
Lành kỳ ba: (lành kỳ đầu muộn) chỉ việc đóng kín vết thương
muộn.
Vết thương nhiễm bẩn ban đầu được cắt lọc nhiều lần, sử
dụng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân hoặc săn sóc vết
thương với áp lực âm vài ngày để khống chế nhiễm trùng.
Khi vết thương tốt sẽ được khâu kín, ghép da hay xoay vạt
da che phủ.
Lành biểu mô hóa là quá trình theo đó các tế bào biểu mô di
trú và tái tạo qua quá trình phân bào ở vết thương.
Ở những vết thương chỉ ảnh hưởng một phần bế dày da, hoặc
ở lớp biểu bì và lớp bì nông, biểu mô hóa là phương thức ưu
thế để lành vết thương. Các vết thương này thường không bị
co rút
Tổng quan về sinh lý lành vết thương
Lành vết thương là một quá trình phức tạp bao gồm một
loạt nhiều sự kiện phối hợp nhau. Có thể chia làm 4 pha
chính: Cầm máu, viêm, tạo mô hạt, tu sửa.
Pha ban đầu: Cầm máu
Sau tổn thương mô qua đường mổ, đáp ứng ban đầu là
chảy máu. Chuỗi co mạch, đông máu xảy ra lập tức với cục
máu đông ngập đầy ở vết thương để cầm máu, rồi khô đi
thành vảy.
Tiếp theo, các tế bào viêm kéo tới, phóng thích các cơ chất
và chất trung gian. Sự sinh mạch và tái biểu mô hóa xảy ra
và sự lắng kết các thành phần tế bào, ngoài tế bào mới tiếp
tục sau đó.
Pha viêm: có các đặc trưng
tăng tính thấm mạch máu,
di trú tế bào tới vết thương (chemotaxis),
tiết các cytokine và yếu tố tăng trưởng ở vết thương,
hoạt hóa các tế bào di trú.
Trong vòng 6-8 giờ, pha viêm diễn ra với nhiều BCĐN xâm
nhập vết thương từ các mạch máu để làm sạch vết thương. Số
lượng BCĐN đạt cao nhất trong vòng 24-48 giờ và biến mất từ
giờ 72. Sau đó các tế bào monocyte xuất hiện (đại thực bào)
tiếp tục làm sạch vết thương trong 3-4 ngày.
Các đại thực bào cũng điều phối việc phát triển tế bào nội mô
với các nụ mạch máu mới, tiết các chất có ảnh hưởng đến việc
làm lành vết thương như transforming growth factor (TGF),
cytokine, interleukin, yếu tố làm hoại tử u, platelet derived
growth factor (PDGF)….
Pha tạo mô hạt: gồm những pha nhỏ khác nhau, không xảy ra
riêng rẽ mà phối hợp nhau: tạo tế bào sợi, lắng đọng chất gian
bào, sinh mạch, tái biểu mô hóa.
Ngày thứ 5-7, nguyên bào sợi di trú đến vết thương, tạo lập
collagen mới (typ I,II,III) từ tropocollagen.
Sự sinh mạch: tạo nên giường mạch máu mới với sự tham gia
của chất gian bào, sự thoái hóa màng đáy tiếp theo sau sự di
trú, phân bào, trưởng thành của tế bào nội mô.
Tái biểu mô hóa: do sự di trú của tế bào từ ngoại vi vết thương
và các cấu trúc phụ.
Quá trình này bắt đầu với sự lan ra của tế bào trong vòng 24 h.
Sự phân đôi của tế bào ngoại biên xảy ra vào giờ thứ 48 -72,
tạo nên một lớp tế bào biểu mô mỏng để bắt cầu vết thương.
Yếu tố tăng trưởng biểu mô có vai trò quan trọng.
Chuỗi các pha nhỏ này có thể kéo dài đến 4 tuần ở vết thương
sạch hay không nhiễm bẩn.
Pha tu sửa
Sau tuần thứ 3, vết thương trải qua quá trình tu sửa, có thể
kéo dài nhiều năm. Collagen thoái biến và lắng đọng cân bằng
với sự sản sinh, không gây thay đổi số lượng collagen ở vết
thương.
Lắng đọng collagen ở vết thương bình thường đạt đỉnh cao
vào tuần thứ ba.
Sự co rút vết thương là quá trình tiếp diễn do sự tăng sinh các
nguyên bào sợi chuyên biệt gọi là nguyên bào sợi-cơ
(myofibroblast) có tính co rút như cơ trơn.
Co rút vết thương hay xảy ra ở vết thương lành kỳ hai hơn là
nhóm lành kỳ đầu. Sức căng của vết thương đạt tối đa vào
tuần thứ 12 và sẹo như thế chỉ đạt 80% sức căng của da bình
thường.
Đáp ứng lành vết thương
Cầm máu
1. Cầm máu
Viêm
2. Hóa động(chemotaxis)
Viêm (phản ứng)
3.Di trú tế bào biểu mô
Tái sinh mô liên kết
4.Tăng sinh tế bào
Tăng sinh (tái sinh)
5. Tu sửa
3. Co rút
Co rút
4. Làm sẹo
5. Tu sửa sẹo
Tu sửa
Các yếu tố ảnh hưởng lành vết thương
Nhiễm trùng
Thiếu máu
Tuần hoàn
Hô hấp
Căng vết thương
Tiểu đường
Chiếu xạ
Lớn tuổi
Suy dinh dưỡng
Thiếu vitamine (C,A)
Thiếu chất khoáng (kẽm, sắt)
Thuốc: Doxorubicine, Glucocorticosteroid
Tương lai và bàn cãi
Tiến bộ trong tương lai tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng
đếnviệc sửa chữa các mô bị tổn thương.
Kỹ thuật Laser, không laser…: nhằm tăng khả năng tăng sinh tế
bào, di trú tế bào, thúc đẩy lành vết thương.
Mô thai: có thể làm liền vết thương không để lại sẹo nhờ đặc
tính tế bào trung mô và biểu mô phôi thai, hệ thống miễn dịch
phôi thai.
Oxy cao áp: làm nhanh lành vết thương.
Tế bào gốc: nghiên cứu hứa hẹn.
[email protected]
[email protected]