Xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010

Download Report

Transcript Xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG

XẾP HẠNG TÍN DỤNG

TOP 1000 Doanh nghiệp Việt Nam năm 2010

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU

1

Giới thiệu về Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) và nghiệp vụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại CIC

I. GIỚI THIỆU VỀ CIC

 ngày 27/02/1999 của Thống đốc NHNN, có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng.

 hệ thống ngân hàng và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp.

 Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 CIC là tổ chức duy nhất của Việt Nam thực hiện chức năng cơ quan đăng ký thông tin tín dụng công, hoạt động vì mục tiêu an toàn Kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia do CIC đang quản lý đến thời điểm hiện tại có trên 18 triệu hồ sơ khách hàng, trong đó có hơn 200 nghìn hồ sơ khách hàng doanh nghiệp, được cập nhật liên tục.

II. NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI CIC 1. Mục đích, vai trò của xếp hạng tín dụng

Thứ nhất:

phục vụ công tác điều hành, quản lý của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước, giúp Ngân hàng Nhà nước có thêm thông tin hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách tiền tệ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; 

Thứ hai:

giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá khả năng tin cậy, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng, góp phần phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng;  

Thứ ba: Thứ tư:

giúp cho các nhà đầu tư cũng như các đối tác kinh doanh với doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn dựa trên những thông tin minh bạch để góp phần phòng ngừa rủi ro trong hoạt động; giúp cho chính các doanh nghiệp được xếp hạng biết được vị thế của mình để có những quyết sách kinh doanh hiệu quả hơn trong tương lai, thuận tiện trong việc tiếp cận nguồn lực vốn.

2. Các sản phẩm xếp hạng tín dụng đang cung cấp

Với hơn 200.000 hồ sơ doanh nghiệp liên tục cập nhật, được lưu trữ trong kho dữ liệu, CIC thực hiện xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp thông tin về tài chính, phi tài chính và quan hệ tín dụng doanh nghiệp để đưa ra kết quả xếp hạng doanh nghiệp như sau: 

Báo cáo xếp hạng tín dụng 1, 2, 3 năm tài chính dành cho các tổ chức tín dụng (tiếng Việt và tiếng Anh);

Báo cáo xếp hạng tín dụng 1,2, 3 năm tài chính dành cho các tổ chức khác (tiếng Việt và tiếng Anh);

Báo cáo xếp hạng tín dụng dành cho doanh nghiệp tự xếp hạng;

Báo cáo tổng hợp về các doanh nghiệp được xếp hạng theo địa bàn, theo ngành nghề kinh doanh;

Ấn phẩm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp: *

Xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam – phát hành tháng 8 hàng năm;

*

Xếp hạng tín dụng Top 1000 Doanh nghiệp Việt Nam – phát hành tháng 12 hàng năm.

2

Giới thiệu ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010”

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ẤN PHẨM

• Tên Ấn phẩm: “Xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010”; • Thời gian phát hành tháng 15/01/2011; • Số trang: 350 trang; • Quy cách: in khổ 20,5cm x 29,5cm, chất lượng cao; • Đơn vị phát hành: Trung tâm Thông tin Tín dụng.

2. CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG ẤN PHẨM

Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; các cơ quan quản lý; các tổ chức tín dụng; các cơ quan thông tin; các hiệp hội ngành nghề; các trường đại học; các viện nghiên cứu kinh tế; các doanh nghiệp đăng ký.

3. MỤC ĐÍCH XUẤT BẢN ẤN PHẨM

• Đánh giá kết quả hoạt động, năng lực kinh doanh, quan hệ tín dụng của các doanh nghiệp được xếp hạng; • Biểu dương những doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng, có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; • Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hướng tới những giá trị tốt đẹp mang tính bền vững, minh bạch và tiêu chuẩn hóa thông tin; • Giúp cho cộng đồng doanh nghiệp có thể thiết lập những quan hệ kinh doanh hiệu quả, bền vững; • Giúp cho các tổ chức tín dụng có những quyết định hợp lý, hiệu quả trong hoạt động tín dụng cũng như mở rộng mạng lưới khách hàng.

3

4. QUY TRÌNH LỰA CHỌN TOP 1000 DOANH NGHIỆP

Bước 1: Ban biên tập ấn phẩm lựa chọn danh sách rút gọn

(khoảng 1.500 doanh nghiệp trên tổng số 200.000 hồ sơ doanh nghiệp đang lưu trữ tại CIC) dựa trên các tiêu chí sau: hạng của doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp; nguồn vốn chủ sở hữu; doanh thu thuần; lợi nhuận sau thuế; lịch sử quan hệ tín dụng ngân hàng; thông tin bổ sung về doanh nghiệp và gửi công văn đến doanh nghiệp đề nghị đăng ký tự xếp hạng tín dụng để tham gia lựa chọn vào danh sách TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010.

Bước 2: Cập nhật thông tin về doanh nghiệp đăng ký tham gia.

+

Các thông tin thu thập: thông tin tài chính; thông tin phi tài chính; thông tin về quan hệ tín dụng; các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp.

+

Nguồn thu thập: từ tổ chức tín dụng; từ doanh nghiệp; từ các cơ quan quản lý; từ phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 3: Phân loại doanh nghiệp theo 20 ngành kinh tế.

Bước 4: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô.

Dựa trên 4 tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh; số lao động; doanh thu thuần; nộp ngân sách Nhà nước.

Bước 5: Các chuyên gia thực hiện xếp hạng chi tiết từng doanh nghiệp theo ngành kinh tế, quy mô đã được xác định.

Các nhóm chỉ tiêu được sử dụng để chấm điểm và có so sánh với trung bình ngành: * Nhóm các chỉ tiêu tài chính; * Nhóm các chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng; * Nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

Bước 6: Tổng hợp kết quả của các doanh nghiệp được xếp hạng.

Bước 7: Hội đồng thẩm định lựa chọn danh sách TOP 1000 doanh nghiệp

Trên cơ sở danh sách rút gọn do ban biên tập ấn phẩm đệ trình, hội đồng thẩm định sẽ họp và xem xét, quyết định, lựa chọn danh sách TOP 1000 doanh nghiệp

.

Bước 8: Biên tập và xuất bản ấn phẩm “Xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp Việt Nam năm 2010”.

4

5. NỘI DUNG ẤN PHẨM Phần mở đầu:

Gồm các bài viết phân tích về tình hình kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 và triển vọng 2011; danh sách các đơn vị tài trợ xuất bản ấn phẩm.

Phần 2:

Tổng hợp kết quả xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp năm 2010 theo: địa bàn tỉnh, thành phố; quy mô hoạt động; ngành kinh tế.

Phần 3:

Thông tin chi tiết doanh nghiệp.

Tổng hợp kết quả xếp hạng tín dụng TOP 1000 doanh nghiệp:

STT

1 xxxxx 2 … xxxxx … Tổng hợp kết quả xếp hạng TOP 1000 doanh nghiệp theo địa bàn tỉnh, thành phố:

STT Địa bàn Hạng ưu (AA-AAA) Số lượng DN Tỷ trọng

1

TP Hà nội

….

Tổng cộng

Tổng hợp kết quả xếp hạng TOP 1000 doanh nghiệp theo quy mô hoạt động:

Kết quả XHTD 2009 Hạng khá tốt (BB-A) Số lượng DN Tỷ trọng STT

1 2

Tên doanh nghiệp Kết quả XHTD

Hạng ưu (AA-AAA) Hạng khá tốt (BB-A)

Tổng cộng Mã CIC NVCSH Quy mô lớn Doanh thu thuần Quy mô 2009 Quy mô TB XHTD 2009 Cộng

5

Tổng hợp kết quả xếp hạng TOP 1000 doanh nghiệp theo 20 ngành kinh tế STT Ngành Kinh tế Kết quả xếp hạng tín dụng năm 2009 Hạng ưu (AA-AAA) Hạng khá tốt (BB-A) Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Cộng

1 2 … Công nghiệp chế biến thực phẩm Ngành trồng trọt ….

Tổng cộng

• • • • • • • • •

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: Tên giao dịch: Mã CIC: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Năm thành lập: Ngành kinh tế: Xếp hạng tín dụng năm 2010:

Tên chỉ tiêu CÁC CHỈ TIÊU THANH KHOẢN

1.Khả năng thanh toán ngắn hạn 2.Khả năng thanh toán nhanh

CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG

3.Vòng quay hàng tồn kho 4.Kỳ thu tiền bình quân 5.Hiệu quả sử dụng tài sản

CÁC CHỈ TIÊU CÂN NỢ

6.Nợ phải trả trên tổng tài sản 7.Nợ phải trả trên NVCSH 8.Nợ không đủ tiêu chuẩn trên Tổng dư nợ

CÁC CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN

9.Tổng lợi nhuận sau thuế trên Doanh thu 10.Tổng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 11.Tổng lợi tức sau thuế trên NVCSH

ĐV tính Kết quả 30/6/2010 SS với TB Ngành Số điểm

Lần Lần Vòng Ngày Lần % % % % % % 6

Bảng chuẩn xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Ký hiệu xếp hạng

AAA AA A BBB BB B CCC CC C

Nội dung

Loại tối ưu: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao. Khả năng tự chủ tài chính rất tốt. Triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp nhất.

Loại ưu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ổn định. Khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển tốt.

Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro thấp.

Loại tốt: Tình hình tài chính ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Lịch sử vay trả nợ tốt. Rủi ro tương đối thấp.

Loại khá: Hoạt động tương đối hiệu quả, tình hình tài chính ổn định, có hạn chế nhất định về tiềm lực tài chính.

Rủi ro trung bình Loại trung bình khá: Doanh nghiệp hoạt động tốt trong hiện tại nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động lớn trong kinh doanh do sức ép cạnh tranh. Tiềm lực tài chính trung bình. Rủi ro trung bình.

Loại trung bình: Doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp. Rủi ro tương đối cao Loại trung bình yếu: Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thấp, năng lực quản lý kém, khả năng trả nợ thấp, tự chủ về tài chính yếu. Rủi ro cao.

Loại yếu: Doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tự chủ tài chính yếu kém. Khả năng trả nợ ngân hàng kém. Rủi ro rất cao.

Loại yếu kém: Doanh nghiệp hoạt động yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính. Năng lực quản lý yếu kém, có nợ quá hạn. Rủi ro rất cao.

Chi tiết xin liên hệ:

Ban biên tập ấn phẩm

Địa chỉ: Số 10 – Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội * Điện thoại: 04. 3360.8614 * Fax: 04. 3355.3907 * Email: [email protected]

Mr. Trần Xuân Công (Mobile: 0977.556.889) – Mr: Trần Việt Thành (Mobile: 0982.761.785) – Mr: Nguyễn Huy Quyền (Mobile: 0989.855.543) 77