file đính kèm - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Download Report

Transcript file đính kèm - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

MÔN CHĂN NUÔI GIA CẦM
GIẢNG VIÊN: PGS.TS TRẦN THANH VÂN
NHÓM SỐ 2
4/13/2015
1
CHUYÊN ĐỀ 4:
Anh (chị) hãy cho biết những ưu
nhược điểm của công tác giống, chọn
lọc và nhân giống gia cầm tại Việt
Nam hiện nay ? Đề xuất các biện pháp
khắc phục những nhược điểm?
4/13/2015
2
CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
3. Giải pháp khắc phục
III. KẾT LUẬN
4/13/2015
3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác giống gia cầm có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong chăn nuôi. Cùng với dinh biện pháp cơ bản của sản
xuất chăn nuôi gia cầm nhằm xác định những cá thể có
chất lượng, chăm sóc quản lý và vệ sinh phòng bệnh, công
tác giống là một trong những bảo chắc chắn để nhân ra đàn
con có những đặc tính mong muón trong thời gian ngắn
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời công tác giống
gia cầm còn có nhiệm vụ tạo ra và hoàn thiện những dòng,
những giống mới, thích nghi và phù hợp với từng vùng sản
xuất, trong những thời gian nhất định, đáp ứng được những
yêu cầu sản xuất. Chọn và nhân giống vật nuôi là biện
pháp kỹ thuật cơ bản của công tác giống có thể tạo ra
những giới hạn cao hơn, phạm vi rộng hơn, phong phú và
đa dạng hơn về năng suất và phẩm chất sản phẩm gia cầm,
4/13/2015
4
song
nó cũng có những hạn chế nhất định.
II. NỘI DUNG
1. Ưu điểm
- Hiện nay được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với
các chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học
nghiên cứu lai tạo để đưa ra các giống gia cầm có năng
suất, chất lượng cao vào thực tiễn sản xuất.
- Đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đã tập trung
nghiên cứu tạo ra các giống có khả năng sản xuất cao theo
các hướng khác nhau: hướng trứng, hướng thịt, kiêm
dụng, phù hợp với các hình thức chăn nuôi trang trại, chăn
nuôi bán công nghiệp, chăn thả.
4/13/2015
5
Ví dụ 1: Cách đây khoảng 10 năm các giống gà
chuyên thịt như giống: AA lúc 49 ngày tuổi đạt khối
lượng 2517g nhưng hiện nay đã tạo ra được các giống gà
AA 49 ngày tuổi đạt khối lượng 2700g.
Ví dụ 2: Giống gà chuyên trứng có năng suất tối đa là
320 - 330 quả/mái/năm, hiên nay năng suất đạt 350
quả/mái/năm.
Ví dụ 3: Đã lai tạo và chọn lọc ra các giống chuyên
trứng cao sản như: Kakhicampell, Siêu cổ cò với sản
lượng trứng đạt trên dưới 330 quả/mái/năm.
- Công tác giống đã cho lai tạo gà địa phương với các
giống gà nhập nội tạo ra con lai có chất lượng thịt thơm
ngon phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Ví dụ: Gà Lương phượng lai với gà Ri, gà Hồ, gà
Mía, Gà H'Mông.
4/13/2015
6
- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển giao tiến
bộ khoa học kỹ thuật (cán bộ khuyến nông) đã nhiệt
tình tích cực chuyển giao những tiến bộ khoa học
mới đến với người chăn nuôi làm thúc đẩy công tác
giống phát triển lên một bước mới. Trong chăn nuôi
gia cầm chất lượng con giống ngày được nâng lên từ
các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cho tới các cơ sở sản xuất
lớn như doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước.
- Cơ chế thị trường cũng tác động mạnh mẽ vào
sự phát triển công tác giống, nó tạo ra sự cạnh tranh
giữa các cơ sở sản xuất cho nên chất lượng con
giống ngày được nâng cao làm cho các cơ sở sản
xuất đã sử dụng các công thức lai khác nhau để đưa
ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao,
giảm chi phí cho chăn nuôi, hạ giá thành sản phẩm,
4/13/2015
7
tăng
lợi nhuận cho nhà chăn nuôi.
2. Nhược điểm
- Khi đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh
trong những năm qua nhưng do chúng ta có điểm
xuất phát thấp dẫn đến hệ thông gia cầm ở nước ta
còn nhiều bất cập, tiềm năng di truyền các giống
gia cầm trong nước còn quá thấp chưa được chọn
lọc, cải tạo, các giống gà địa phương của Việt Nam
như gà Ri, gà Mía, gà Đông tảo tuy có chất lượng
thịt thơm ngon, nhưng khối lượng cơ thể thấp, nuôi
3 - 3,5 tháng chỉ đạt chỉ đạt 1,3 - 1,5kg. Tỷ lệ nuôi
sống thấp 30 - 65%. Khả năng sinh sản còn hạn
chế, chỉ đạt 60 - 70 trứng/mái/năm. Chăn nuôi còn
mang tính tự túc, tự cấp, còn mang tính manh mún.
4/13/2015
8
- Trong thời gian qua, nước ta đã nhập một số giống
AA, Avian, ISA, Tam hoàng, Sasso, Kabir, Ngan Pháp,
Vịt cao sản nhưng chủ yếu là giống bố mẹ thương phẩm
nhưng việc lai tạo còn hạn chế không phát huy được tiềm
năng con giống, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm
không cao, nên sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn
chế.
- Nhà nước tuy đã ban hành các văn bản như Luật
Thú y, Nghị định của Chính phủ về quản lý giống vật
nuôi nhưng chưa hình thành hệ thống quản lý chất lượng
con giống cùng với việc quản lý thị trường còn nhiều yếu
kém nên con giống sản xuất trong nước không quản lý
đánh giá được. Ngoài ra, giống còn được nhập lậu tràn
lan, bán với giá rất thấp gây khó khăn cho các cơ sở sản
xuất
trong nước
4/13/2015
9
- Chi phí cho nghiên cứu lai tạo, chọn lọc lớn.
- Thời gian nghiên cứu dài nên dễ bị đứt đoạn ảnh
hưởng đến kết quả nghiên cứu.
- Số lượng gia cầm phục vụ cho công tác nghiên cứu
lớn thì mới có kết quả chính xác.
- Chọn lọc vật nuôi là sự lựa chọn những cá thể đực
và cái để giữ lại làm giống (làm bố, mẹ) đồng thời loại
bỏ những con vật không làm giống. Chọn lọc là biện
pháp đầu tiên để cải tiến, di truyền giống vật nuôi cho
nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa
học phải có kiến thức chuyên sâu nên khó thực hiện. Bên
cạnh đó, với sự hiểu biết hạn chế của người dân không
phải lúc nào cũng có thể áp dụng những thành tựu
nghiên cứu vào sản xuất được.
4/13/2015
10
3. Giải pháp khắc phục
- Trong những năm tới để phát triển toàn diện chăn
nuôi gia cầm, cần phát huy tối đa lợi thế so sánh của 8
vùng sinh thái trên phạm vi toàn quốc, trong đó lấy
khâu giống làm bước đột phá để đưa năng suất, chất
lượng sản phẩm tăng theo hướng sản xuất hàng hoá,
đảm bảo nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước và hướng
ra xuất khẩu.
- Triển khai tốt dự án giống gia cầm bao gồm gà
chăn thả năng suất, chất lượng cao, gà công nghiệp,
vịt, ngan. Trong đó chăn thả, với hướng đi tiếp thu
công nghệ tiên tiến của thế giới đồng thời cải tiến,
nâng
cao
công
nghệ
truyền
thống.
4/13/2015
11
- Trong những năm tới tiến hành chọn lọc nhân
thuần các giống gà nội, nhập nội giữa các giống gà ông bà
có năng suất, chất lượng cao, lai tạo được các dòng gà
chăn thả của Việt Nam, tiến tới chủ động con giống, hạn
chế tối đa việc nhập con giống của nước ngoài. Phấn đấu
đến 2015 có trên 52,2 nghìn gà giống ông bà nhập nội
cung cấp trên 1.661 nghìn gà bố mẹ và sản xuất 188.5
triệu gà thương phẩm, nhập nuôi giữ một số giống gia
cầm cao sản hướng thịt và trứng, phát triển chăn nuôi gà
công nghiệp theo hướng tự động hoá. Đẩy mạnh hơn nữa
chăn nuôi vịt, ngan, thông qua việc nhập các giống ông bà
siêu thịt, siêu trứng, siêu nặng. Thay đổi tập quán chăn
nuôi và cơ cấu giống vịt, ngan. Phát triển nhanh các giống
vịt chuyên dụng cao sản như Super M, Kakhicampbeel,
CV
Layer - 2000, các dòng ngan pháp R71, Siêu nặng. 12
4/13/2015
Khôi phục phát triển hệ thống giống 3 cấp ông bà, bố
mẹ và thương phẩm trên phạm vi toàn quốc, sử dụng triệt
để ưu thế lai khi lai các dòng, đồng thời ứng dụng công
nghệ tin học và quản lý hệ thống giống.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho các đơn vị
nghiên cứu khoa học, đào tạo nhằm hoàn thiện cơ sở vật
chất có ý nghĩa to lơn. Đồng thời Nhà nước cần có chính
sách tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ sở sản xuất trong các thành phần kinh tế, để ngành
gia cầm ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán
bộ làm công tác nghiên cứu khoa học về công tác giống.
- Tăng cường công tác khuyến nông làm công tác
chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người chăn nuôi
4/13/2015
13
nhằm
kích thích sự phát triển của công tác giống.
BẢO TỒN GIỐNG BẢN ĐỊA
GÀ RI
4/13/2015
Lµ gièng gµ néi phæ biÕn nhÊt. Gµ
Ri cã tÇm vãc nhá, ë tuæi tr−ëng thµnh con
trèng nÆng 1,8 - 2,3 kg , con m¸i nÆng 1,2 1,8 kg. Gµ Ri cã d¸ng thanh, ®Çu nhá, má
vµng, cæ vµ l− ng dµi, ch©n nhá mÇu vµng.
Phæ biÕn nhÊt lµ gµ trèng cã bé l«ng mÇu
n©u sÉm, gµ m¸i l«ng mÇu vµng nh¹t. Gµ Ri
thµnh thôc vÒ tÝnh t− ¬ng ®èi sím (4,5 - 5
th¸ng tuæi). S¶n l− îng trøng 90 - 120
qu¶/m¸i/n¨m, khèi l−îng trøng nhá (38 - 42 g),
gµ m¸i cã tÝnh Êp bãng cao, Êp trøng vµ
nu«i con khÐo. Nu«i thÞt cã tèc ®é t¨ng tr −
ëng chËm, thÞt th¬m ngon. Gµ Ri thÝch hîp
víi nu«i ch¨n th¶ hoÆc b¸n ch¨n th¶.
14
III. KẾT LUẬN
Như vậy làm tốt công tác giống sẽ tạo ra được những
cá thể, nhóm, đàn vật nuôi có tiềm năng di truyền tốt, có
khả năng cho năng suất cao và chất lương sản phẩm tốt.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những vật nuôi đó cần được
nuôi dưỡng và chăm sóc trong những điều kiện phù hợp
mới phát huy được tiềm năng di truyền sẵn có của chúng.
Chẳng hạn, bằng biện pháp chọn lọc và nhân giống có thể
tạo được những giống gà thuần chủng chuyên thịt cho sản
phẩm thịt cao, nhưng nếu không được cung cấp đầy đủ về
dinh dưỡng và chăm sóc tốt, chúng sẽ có năng suất thịt
thấp thậm chí thua kém hơn cả những giống gà bình
thường.
Cải tiến di truyền phải kết hợp chặt chẽ với nuôi dưỡng
chăm sóc và quản lý mới hiệu quả thiết thực cho sản xuất
chăn nuôi gia cầm nói riêng và các loài vật nuôi nói riêng.
4/13/2015
15