IV. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT BẤT HÒA GIỮA CÁC HS.

Download Report

Transcript IV. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT BẤT HÒA GIỮA CÁC HS.

GV biết được các nguyên
nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa các
HS để ngăn ngừa.
GV biết được các nguyên tắc
giải quyết mâu thuẫn.
Đưa ra các bước giải quyết.
Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm.
Sự khác nhau về mong muốn, về nhu cầu lợi
ích cá nhân.
Sự hạn chế do cách nhìn nhận sự việc, vấn đề.
Chỉ xuất phát từ ý muốn, suy nghĩ chủ quan
của mình, mà không biết thừa nhận, tôn trọng suy
nghĩ, ý kiến, quan điểm của người khác.
Có một số người hay thích gây hấn,
thích người khác phục tùng hay lợi dụng
mình.
Sự muốn hơn người khác.
Sự định kiến, phân biệt đối xử.
Sự bảo thủ và cố chấp.
Nói hoặc nghĩ không đúng về nhau.
1. Nói chuyện với nhau để hiểu và thông cảm,
bỏ qua cho nhau.
2. Cãi nhau, sau đó giận nhau, không chào
nhau.
3. Đánh nhau, sau đó không thèm nhìn mặt
nhau, có khi nuôi hận chờ có dịp trả thù.
4. Đánh nhau một cách dã man, cố tình xúc
phạm, hủy hoại thân thể, thậm chí còn quay vi
deo clip đưa lên mạng…
1. Chỉ bắt đầu và tiếp tục
giải quyết mâu thuẫn khi hai bên
thực sự đã bình tĩnh.
2.Yêu cầu các em tập trung
vào vấn đề cần giải quyết, thiện
chí và không kích động nhau.
3.Đặt ra các câu hỏi trong
quá trình giải quyết bất hòa.
4. Khuyến kích hai bên nêu ý kiến
và suy nghĩ, cảm xúc của mình.
5. Các thành viên phải lắng nghe
cẩn thận và lắng nghe tích cực.
6. Chỉ dẫn và khuyến kích HS lắng
nghe nhau.
7. Khuyến kích Hs nhắc lại những
gì người kia nói, yêu cầu mỗi bên đặt
mình vào vị trí của mỗi bên để suy ngẫm.
8.Yêu cầu hai bên đưa ra một vài cách giải quyết
sau khi cân nhắc kĩ suy nghĩ và quan điểm.
9.GV ghi nhận một cách thận trọng HS nói.
10.GV làm trọng tài, tránh thiên vị và đứng về
một bên.
11.Khuyến kích các em tìm ra phương án giải
quyết hay mà cả hai bên đều chấp nhận.
12.Cam kết thực hiện và hứa sửa chữa.
Lưu ý: GV khi giải quyết bất hòa cần chú ý các
điểm sau:
GVCN Cần nhận thức rằng mâu thuẫn giữa các HS
là một tất yếu khác quan, ngay cả những HS từng thân
nhau. Quan trọng là GV phát hiện kịp thời, nhận dạng
mâu thuẫn và chủ động giải quyết một cách phù hợp và
tích cực.
GVCN cần hướng dẫn HS cách kiểm soát cơn giận
và biết tự giải quyết tích cực các mâu thuẫn tránh bạo lực
học đường và mất đoàn kết.
Khi giải quyết mâu thuẫn GVCN cần
phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân,
nếu nhận thấy cảm xúc tức giận thì cần thời
gian để tạm lắng cơn giận của mình trước đã
để giải quyết công việc có hiệu quả.
GVCN tránh buộc tội, quở mắng,
trách cứ, xem thường, làm rối trí, phê phán
quá gắt gao làm tổn thương đến HS và có
thể HS có những phản ứng không mong đợi.
Kỹ thuật được sử dụng
để giải quyết mâu thuẫn giữa
các HS là yêu cầu từng bên
lắng nghe tích cực người khác
nói, phản hồi ý kiến và cảm
xúc mong muốn của người
khác, từ đó nói ra những suy
nghĩ của mình.
ước 1:
Tất cả những người
tham gia phải tạm
lắng, thư giãn, lấy lại
bình tĩnh. (Nếu GVCN
có căng thẳng thì phải
xử lý cơn giận của
mình trước đã)
ước 2
GVCN thu thập
thông tin xem chuyện
gì đã xảy ra? Những
thông tin được thu
thập từ nhiều thông tin
và đảm bảo tính chính
xác và khách quan.
ước 3
Nhận dạng vấn đề.
(Nếu tình huống phức tạp,
vấn đề không lộ diện như
những tảng băng chìm thì
GVCN cần xem xét kĩ
động cơ và hành vi của HS
xem vô tình hay hữu ý)
ước 4
GVCN xác định
mục tiêu của công việc
cần giải quyết. (Cái
đẹp, cái đúng nào cần
được bảo vệ, cái xấu và
cái sai nào cần phê
phán)
ước 5:
…???
@ Tìm kiếm con đường, cách
thức giải quyết.
@ Liệt kê các phương án có thể
giải quyết,
@ Phân tích mặt được, mặt hạn
chế của từng phương án.
@ Chọn phương án tối ưu nhất.
ước 6: Thực hiện phương án đã
lựa chọn.
Lưu ý:
Khi giải quyết xong tình huống GVCN cần đánh
giá lại phương án đã lựa chọn để rút kinh nghiệm cho
lần sau.
Trong giải quyết các tình huống giáo dục tùy tình
huống cụ thể mà có cách giải quyết khác nhau, không
thể nhất nhất sử dụng phương pháp này hay phương
pháp kia. Mỗi tình huống giáo dục là một thử thách để
người GVCN tự trau dồi bản lĩnh nghề nghiệp của
mình.