Mục đích của đợt thực tập (tt)

Download Report

Transcript Mục đích của đợt thực tập (tt)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT – HÀN
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NỘI DUNG ĐÀO TẠO
TẬP HUẤN THỰC TẬP
Đà Nẵng, 01/2011
1
NỘI DUNG
1
• Mục đích, yêu cầu và phạm vi thực tập
2
• Những công việc cần chuẩn bị trước khi thực tập
3
• Những việc cần làm trong khi thực tập
4
• Những việc cần làm sau khi thực tập
5
• Chia sẻ kinh nghiệm thực tập
2
Mục đích, yêu cầu và phạm vi
của thực tập
3
Mục đích của đợt thực tập
- Tìm hiểu và hội nhập môi trường làm việc tại
các cơ quan / doanh nghiệp:
 Hiểu biết văn hóa doanh nghiệp, ngành nghề
hoạt động.
 Các qui định, nội qui, các thủ tục..
 Và quan trọng nhất là hiểu biết các yêu cầu
công việc mình đang làm/ thực tập
4
Mục đích của đợt thực tập (tt)
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, để rèn
luyện, hình thành các kỹ năng nghiệp vụ.
- Học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc
5
Mục đích của đợt thực tập (tt)
- Rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, giải quyết các vấn
đề (kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm)
- Tìm hiểu các vị trí công việc sẽ làm trong tương lai
6
Phạm vi thực tập
•
-
Sinh viên có thể thực tập tại các đơn vị:
Doanh nghiệp sản xuất
Doanh nghiệp quảng cáo - thương mại – dịch vụ
Doanh nghiệp kiến trúc – xây dựng
Các đơn vị hành chính sự nghiệp
Các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng
Các doanh nghiệp CNTT (phần cứng, phần mềm, giải
pháp hệ thống…)
-…
7
Tầm quan trọng của đợt thực tập
- Thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với
quá trình học tập của sinh viên mà còn với cả sự nghiệp của
họ sau này.
- Đợt thực tập này giúp sinh viên hoàn thiện thêm về mọi
mặt trong quá trình đào tạo, như: củng cố thêm kiến thức,
rèn luyện kĩ năng, nâng cao thái độ, tính yêu nghề, tăng
cường năng lực giao tiếp, khả năng làm việc, quản lí, rèn
luyện ý thức kỉ luật lao động, tác phong công nghiệp, làm
quen với môi trường công tác,…
8
Tầm quan trọng của đợt thực tập (tt)
- Tiếp cận với nghề nghiệp, tự tin hơn sau khi ra trường và
đi tìm việc.
- Định vị được những công việc sẽ làm sau khi ra trường
- Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Những kỹ năng – kiến thức cần được trang bị thêm (ngoài
chương trình đào tạo chính quy ở trường) để đáp ứng công
việc
- Thiết lập được mối quan hệ trong nghề nghiệp.
9
Qui trình thực tập
Trước khi đi TT
Sinh viên chuẩn
bị các thủ tục cần
thiết cho đợt thực
tập. Liên hệ
GVHD để được
hướng dẫn và
giao nhiệm vụ
Sinh viên liên
hệ với nơi
thực tập để
xin cuộc hẹn
đến trình diện
Trong khi đi TT
Sinh viên đi
thực tập đúng
ngày, tuân thủ
theo các yêu
cầu của đợt
thực tập
Khi kết thúc TT
Sinh viên ghi
nhật ký thực tập
đầy đủ và làm
quyển báo cáo
hoàn chỉnh, nộp
về khoa
10
Các công việc cần chuẩn bị
trước khi thực tập
11
Sinh viên cần chuẩn bị trước khi thực tập
* Về kiến thức
- Sinh viên đã hoàn thành các học phần chuyên
ngành
- Sử dụng các kỹ năng chuyên môn (đã được trang
bị thông qua các môn học chuyên ngành) để đi sâu
tìm hiểu thực hành tại đơn vị / doanh nghiệp (cơ sở
sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, cơ quan
nhà nước...)
12
Sinh viên cần chuẩn bị trước khi thực tập
Trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa lý luận với thực
tiễn nhằm:
• Bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức được trang bị trong
nhà trường;
• Vận dụng lý thuyết để phát hiện các hạn chế trong
thực tiễn;
• Hình thành các ý tưởng, các đề xuất, để khắc phục
hạn chế.
13
Sinh viên cần chuẩn bị trước khi thực tập
* Về ý thức
- Sinh viên cần phải có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, tư
thế, tác phong đúng mực phù hợp với văn hoá doanh
nghiệp.
14
Sinh viên cần chuẩn bị trước khi thực tập
•Về địa điểm thực tập
- Tự liên hệ địa điểm thực tập
- Được trường phân bổ địa điểm dựa theo chuyên
ngành đào tạo và đề tài thực tập của sinh viên
15
Tìm kiếm và chọn nơi thực tập phù hợp
• Tìm kiếm các công ty thực tập thông qua các kênh: tiếp
cận các công ty trong những ngày hội việc làm, nhờ các
mối quan hệ (cá nhân, gia đình, xã hội …) hoặc tìm qua
các thông tin trên mạng.
• Việc liệt kê danh sách những nơi bạn muốn thực tập, và
tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè cùng giảng viên về
chỗ thực tập sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Sau đó, hãy
xác định nơi bạn muốn làm, tìm hiểu người phụ trách vị
trí bạn muốn làm việc cùng và cố gắng liên lạc trực tiếp
với họ về chỗ thực tập.
• Cần tạo thiện cảm của đơn vị tiếp nhận thực tập
16
Chuẩn bị trước khi thực tập
Để được tiếp cận với công việc, trước khi đi thực tập bạn
nên tìm hiểu thêm kiến thức ngành nghề liên quan để thích
nghi với kế hoạch thực tập và đơn vị mình đến thực tập như:
- Thời gian thực tập cụ thể từ bắt đầu đến lúc kết thúc.
- Trách nhiệm, bổn phận hàng ngày của bạn (khi thực tập) sẽ
là gì?
- Công việc đối với cơ cấu tổ chức của công ty như thế nào?
(Nơi và bộ phận mà bạn muốn thực tập)
- Điều gì là ưu tiên chính của công việc, mối quan hệ với các
phòng ban khác ra sao?
17
Chuẩn bị trước khi thực tập (tt)
- Cần tìm hiểu trước mẫu báo cáo thực tập của truờng (yêu
cầu) để khi đi thực tập không bị động. (Khi viết báo cáo
nên tham khảo các báo cáo trước để rút kinh nghiệm và
nên viết về các điểm mạnh của nơi mình thực tập).
- Nên tạo mối quan hệ tốt với nơi thực tập bởi khi viết luận
văn cũng cần một lần nữa làm việc với đơn vị để xin số
liệu và chứng nhận cho báo cáo thực tập
- Bạn cũng cần tìm hiểu thêm như: Công ty có tài trợ cho
sinh viên thực tập không? Nếu công ty trả lương cho sinh
viên thực tập, bạn sẽ làm công việc gì?
18
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với
sinh viên
19
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
1. Yêu cầu về thời gian
2. Yêu cầu về chuyên môn
3. Yêu cầu về kỷ luật
4. Yêu cầu về ứng xử
5. Yêu cầu về kết quả đạt được
6. Một số yêu cầu khác
20
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
1. Yêu cầu về thời gian
- Tuân thủ đủ thời gian theo kế hoạch
- Thời gian làm việc tại đơn vị thực tập
2. Yêu cầu về chuyên môn
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
- Tích lũy kinh nghiệm làm việc
21
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
3. Yêu cầu về kỷ luật
-
Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong công
việc
Chấp hành nội quy nơi thực tập
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại đơn
vị tiếp nhận
Không được tự ý bỏ thực tập
Không được tự ý thay đổi chổ thực tập khi chưa có sự
đồng ý của nơi tiếp nhận thực tập và nhà trường
Luôn trung thực trong lời nói và hành động
Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự
22
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
3. Yêu cầu về kỷ luật (tt)
-
-
-
Không được tự tiện sử dụng các trang thiệt bị tại đơn vị
thực tập. Nếu sử dụng thiếu trách nhiệm làm hư hỏng
thiết bị phải chịu kỷ luật và bồi thường
Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại của nơi thực tập
cho việc riêng)
Không được tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm
của cơ quan thực tập khi chưa được cho phép
Không can thiệp vào công việc nội bộ của đơn vị thực
tập
23
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
4. Yêu cầu về ứng xử
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan
nhưng không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan
thực tập
- Làm việc như một nhân viên thực thụ
- Hòa nhã với mọi người tại nơi thực tập
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên để
có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân
24
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
5. Yêu cầu về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào môi trường doanh nghiệp
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao
góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được
kinh nghiệm
25
Các yêu cầu của đợt thực tập đối với sinh viên
6. Yêu cầu khác
- Sinh viên phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ,
trao đổi với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập
- Viết nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu để báo cáo
- Trình cho người hướng dẫn ký tên trong sổ nhật ký thực
tập hàng tuần để xác nhận sự chuyên cần cũng như quá trình
thực tập của sinh viên.
26
Tổng kết:
Những việc cần làm trước khi đi thực tập
1
• Tìm nơi thực tập
2
• Chuẩn bị kỹ năng
3
• Chuẩn bị kiến thức
4
• Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
27
Tổng kết:
Những việc cần làm trước khi đi thực tập
1. Tìm nơi thực tập
1. Định vị đơn vị muốn thực tập
2. Chuẩn bị chi tiết các đề tài,
phương án thực tập dự kiến
3. Tìm và tiếp cận doanh nghiệp
4. Phong cách và tập chuyên nghiệp
28
Tổng kết:
Những việc cần làm trước khi đi thực tập
2. Chuẩn bị kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thương lượng, thuyết phục …
29
Tổng kết:
Những việc cần làm trước khi đi thực tập
3. Chuẩn bị kiến thức
- Kiến thức chuyên ngành: nắm kỹ lại kiến thức đã học về
vận dụng vào thực tế công việc tại nơi thực tập
- Kiến thức khác: hiện nay phần lớn sinh viên chỉ “chăm
chăm” vào kiến thức chuyên môn mà chưa chú ý đến những
kỹ năng khác (non-technical). Các bạn sinh viên chưa ý thức
được rằng các kỹ năng non-technical này đôi khi lại rất cần
thiết cho công việc.
Có nhiều ví dụ cho thấy bạn học giỏi nhất trong lớp chưa
hẳn đã là người làm việc hiệu quả tốt nhất trong môi trường
thực tế.
30
Tổng kết:
Những việc cần làm trước khi đi thực tập
4. Chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ gồm:
-
Đơn xin thực tập (nếu tự liên hệ)
Công văn gửi doanh nghiệp (nếu cần)
Đề cương thực tập
Phiếu đánh giá kết quả thực tập (do cơ quan nhận sinh viên thực
tập nhận xét, đánh giá, đóng dấu và gửi về trường vào cuối đợt thực tập)
- Nên chuẩn bị thêm: SYLL, bảng điểm, chứng chỉ, thành tích
đã đạt được (nếu có yêu cầu) …
31
Những việc cần làm trong khi thực tập
• Nghiêm túc trong giờ giấc.
- Dù bạn không hề được hưởng lương hay khoản thu nhập
nào từ doanh nghiệp nhưng cũng đừng vì thế mà bạn
muốn đi làm cũng được, không làm cũng không sao. Hãy
nghĩ mình đang làm việc thực thụ để từ đó buộc mình
phải làm việc đúng giờ, nghiêm túc và có trách nhiệm
trong công việc.
32
Những việc cần làm trong khi thực tập
33
Những việc cần làm trong khi thực tập
• Tạo ấn tượng tốt ngay từ buổi đầu
- Buổi đầu đến thực tập bạn nên lưu ý đến cách ăn mặc của
mình, cách xưng hô ăn nói, điệu bộ cử chỉ (đừng quá
xông xáo mà cũng đừng quá nhút nhát)......
Nếu buổi đầu bạn tạo được ấn tượng tốt rồi thì những
giai đoạn sau việc thực tập của bạn sẽ thuận lợi hơn rất
nhiều.
34
Những việc cần làm trong khi thực tập (tt)
• Chủ động trong công việc.
- Đừng ngồi chờ người khác chỉ bảo rồi mới làm việc. Dù
là sinh viên tập sự nhưng bạn hãy chủ động thể hiện sự
học hỏi của mình qua việc tìm hiểu thông tin và không
ngại làm bất cứ điều gì, nhất là những điều mới mẻ. Sự
chủ động của bạn cùng với việc tự đề xuất công việc là
dịp rất tốt để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tổ chức, lãnh
đạo nhóm, thuyết trình... Đó còn là cơ hội được giữ lại
làm việc sau này nếu bạn thể hiện tốt những khả năng
của mình.
35
Những việc cần làm trong khi thực tập (tt)
• Nắm vững kiến thức chuyên ngành.
- Sinh viên cần phải nắm chắc được kiến thức chuyên
ngành của mình, để khi họ người hướng dẫn thực tập tại
đơn vị hỏi bạn, bạn còn có thể trả lời được.
36
Những việc cần làm trong khi thực tập (tt)
• Hòa nhã với mọi người.
- Trong thời gian thực tập, không thể nào tránh khỏi tình
trạng “ma cũ ăn hiếp ma mới”. Nếu bạn rơi vào tình
trạng này cũng đừng buồn và càng không nên cáu gắt với
những đồng nghiệp đi trước khi họ chỉ trích bạn. Bạn nên
có thái độ hòa nhã, chừng mực và tuyệt đối tránh cãi vã.
Sự hòa nhã của bạn sẽ mang lại không khí làm việc tốt
hơn và những người có kinh nghiệm sẽ không ngại chỉ
dẫn cho bạn những kỹ năng, sở trường vốn có của họ.
37
Những việc cần làm trong khi thực tập (tt)
• Làm việc đến cùng.
- Một khi bạn đã cam kết tham gia một dự án hoặc đảm
nhận một vai trò nào đó trong các dự án, hãy cố gắng làm
việc cho đến khi dự án hoàn thành. Bởi việc tham gia
xuyên suốt các dự án, không chỉ thể hiện tinh thần trách
nhiệm mà còn cho bạn nhiều kinh nghiệm, kiến thức và
kỹ năng có ích cho công việc sau này.
38
Những việc cần làm sau thực tập
• SV phải nộp cho doanh nghiệp:
Phiếu đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp của doanh
nghiệp nhận xét SVTT
• SV phải nộp cho Khoa (theo thời hạn do Khoa qui định):
Báo cáo thực tập -Nhật ký - Phiếu đánh giá kết quả
thực tập
39
Những việc không nên làm
•
•
•
•
Bị đơn vị thực tập trả về vì vi phạm nội quy
Nghỉ quá 20% thời gian thực tập
Tự ý thay đổi chỗ thực tập
Có những biểu hiện không tốt về đạo đức, tác phong tại
nơi thực tập, ảnh hưởng xấu đến uy tín của trường
• Xâm nhập mạng máy tính của đơn vị thực tập, lấy cắp
thông tin của đơn vị thực tập
• Gian dối trong thực tập, chép báo cáo của người khác
• Nghỉ thực tập không có phép
40
Chia sẻ kinh nghiệm thực tập
41
Nhận xét từ doanh nghiệp
1. Khâu chuẩn bị của các bạn sinh viên hiện nay chưa kỹ
càng. Ngay việc đơn giản nhất là giới thiệu về bản thân
mình cũng chưa gẫy gọn. Từ đó làm các DN thấy tốn
thời gian và ngại nhận sinh viên.
42
Nhận xét từ doanh nghiệp (tt)
2. Các bạn sinh viên còn hơi thụ động khi đã được mời
phỏng vấn cho việc thực tập. Các vấn đề đặt ra rất chung
chung. Các bạn chưa xác định rõ là DN không phải là
một phân ban của một trường đại học. Họ cũng không
phải là những tổ chức từ thiện mà họ là DN. Đã là doanh
nghiệp họ luôn nghĩ đến việc hiệu quả của công việc
mình làm dù đó chỉ là nhận một thực tập sinh. Nếu đặt
vấn đề như vậy ngay từ đầu khả năng được tiếp nhận
thực tập không phải là quá khó.
43
Nhận xét từ doanh nghiệp (tt)
3. Nhiều SV cũng còn nhiều mơ mộng. Rằng mình muốn
thực tập ở những nơi bề thế mà chưa hình dung rằng bất cứ
ở một môi trường thực tiến nào cũng có thể tìm ra được
những điểm học tập hay vận dụng kiến thức đã học của
mình. Nếu như thục tập ở một nơi đã quá nền nếp sinh viên
có cơ hội tìm hiểu và theo quy trình đã vạch sẵn. Nhưng
thực tập ở những nơi khó khăn, DN nhỏ sinh viên lại có cơ
hội vận dụng những kiến thức của mình vào góp ý cho DN
và từ đó sinh viên đạt được những khả năng phân tích và
chủ động trong công việc. Nếu chỉ có tư tưởng một chiều
là học các cái đã có thì sinh viên đang đánh mất khả năng
tư duy sáng tạo của mình.
44
Nhận xét từ doanh nghiệp (tt)
4. Sinh viên cũng chỉ “chăm chăm” vào thực tập kiến thức
mà chưa chú ý đến "những thứ linh tinh non-technical".
Các bạn chưa ý thức được rằng các kỹ năng "linh tinh"
đôi khi lại rất cần thiết cho công việc. Có nhiều ví dụ cho
thấy học giỏi nhất trong trường chưa chắc đã là người
làm việc tốt nhất trong môi trường thực tế.
45
Những điều doanh nghiệp cần đối với sinh viên
thực tập
- Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác.
- Nhiệt tình, năng nổ trong công việc.
- Chú trọng đến công việc.
- Khả năng tiếp thu nhanh.
- Khả năng phân tích, giải quyết công việc.
- Khả năng thích nghi với môi trường làm việc của doanh
nghiệp.
- Tinh thần ham học hỏi, trách nhiệm cao.
- Biết cách thể hiện và trao đổi các yêu cầu, quy trình công
việc.
46
THẢO LUẬN
47
Chúc thành công!
48
49