Chuyên Đề: KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM TRONG AO ĐẤT

Download Report

Transcript Chuyên Đề: KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM TRONG AO ĐẤT

Chuyên Đề:
KỸ THUẬT NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM TRONG AO ĐẤT
Giáo viên hướng dẫn: LAM MỸ LAN
Nhóm báo cáo: NGUYỄN MINH HIẾU
HUỲNH THỊ NGỌC TRÚC
NGUYỄN THỊ KIỀU
ĐOÀN THỊ THÚY HẰNG
Nội Dung Báo Cáo
Một số
đặc điểm sinh học
Kỹ thuật nuôi
cá thương phẩm
Một số đặc điểm sinh học:
1.Phân loại, phân bố, hình thái
-
Phân loại:
Bộ: Osteiglossiformes
Họ: Notpteridae
Giống: Notpterus
Loài: Notpterus notpterus
-
Phân bố:
Đông Nam Á và Nam Á như: Lào, Campuchia, Thái Lan,
Mianmar, Malayxia, đảo Sumatra,Java...Ở Việt Nam cá chỉ phân
bố từ Quảng Bình trở vào
Cá sống trong hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt, cà
trong nước nhiểm phèn nhẹ và trong vùng nhiểm mặn nhẹ
-
Hình thái:
• Cá có màu sám bạc, phần lưng hơi đậm
• Cá con có 10-15 vạch đậm ngang thân
• Cá trưởng thành có 4-10 đốm đen, thân hình dẹp ngang,viền
lưng hơi nhô lên. Miệng hơi nhô ra, không co rút, lườn bụng
bé, vảy nhỏ phủ toàn thân, mắt lớn vừa lệch về mặt lưng của
đầu
2. Đặc điểm dinh dưỡng:
- Vừa hết noãn hoàn: ăn
sinh vật phù du có kích
thước nhỏ,sau đó ăn
động vật phù du là
chính.
-Trưởng thành: thuộc nhóm
ăn tạp thiên về động vật. Cá
có thể ăn côn trùng,giáp
xác,phiêu sinh, rể thực vật
thủy sinh,phù du động
vật,cá con, nhuyển thể,
mùn bả hửu cơ và bùn đáy.
3. Đặc điểm sinh trưởng:
- Cá có kích thước lớn,
tăng trọng nhanh, nuôi
một năm tuổi đạt trọng
lượng từ:
600g – 1 kg/con.
4. Đặc điểm sinh sản:
- Cá thành sinh dục vào năm thứ 2 trở đi, thuộc loài
đẻ trứng dính.
- Cá bắt đầu sinh sản vào đầu mùa mưa, tập trung từ
tháng 5 - 8 hàng năm có thể kéo dài đến tháng 11.
- Sức sinh sản tương đối từ 13.000 – 20.000 trung/kg.
- Đầu mùa 500 - 1.000 trứng/con tùy kích cở cá lớn
hay nhỏ.
Kỹ thuật nuôi cá thương phẩm:
1. Chuẩn bị ao nuôi:
- Ao cá thát lát: có diện tích từ 200m2 trở lên, độ sâu từ 1.5-2.5
- Bờ ao: phải chắc chắn, không mọi, phải cao hơn đỉnh nước lũ hàng
năm 0,5m, ao phải chủ động cấp và thoát nước.
- Cải tạo ao: tát cạn nước, bắt hết cá tạp, cá dữ, sên vét lớp bùn đáy ao,
bón vôi 7-10 kg/100m2, phơi đáy ao 1-2 ngày và lọc nước vào ao, 23 ngày tiến hành thả cá.
-Có thể: chất một ít chà ở góc ao để cá ẩn nấp vào ban ngày và tiện cho
việc đánh bắt
2. Cách chọn cá giống :
- Cá giống: Phải đồng đều, không mang bênh tật, cá giống có chiều dài
từ 6 – 8cm.
-Thả cá: Ngâm bao cá khoảng 15 phút
sát trùng bằng nước muối
khoảng 3 0 / 00 trong 15 phút
thả cá.
3. Mật độ nuôi:
- Nuôi ao: Từ 5 – 15 con/m2
- Nuôi ruộng:
-Từ 0,5/m2 tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trên ruộng
- Đối với ruộng nuôi cá đầu tư thức ăn có thể thả 3con/m2.
-Ghép thêm cá Sặc Rằn 2 – 4 con/m2, tận dụng thức ăn dư
thừa của cá Thát Lát.
4. Cách cho ăn:
- Tháng đầu tiên: Thức ăn tươi sống qua cối xây kết
dính bằng bột gòn, thức ăn phải tươi không bị thối.
-Tháng thứ 2: Thức ăn chế biến thành phẩm: cá tươi
70% + cám 20% + tấm 8% + 2% bột gòn.
- Tháng thứ 3: cho dến khi thu hoạch : bột cá 20% + cá
tươi 43% + cám, tấm 35% + 2% bột gòn. Hoặc: cá tươi
60% + cám, tấm 38% + bột gòn 2%
-Thời gian cho ăn:
2 lần/ ngày, sáng 8 – 9 giờ cho 1/3, chiều 14 – 17 giờ cho
ăn 2/3 do cá hoạt động mạnh về đêm nên buổi chiều phải cho
ăn nhiều hơn
8 – 9 giờ sáng
14 – 17 giờ chiều
Nên:
cho cá ăn sàn, mỗi ao đặt từ 4 – 6 sàn, sàn ăn cần cố
định để cho cá ăn đều.
Khẩu phần ăn:
4 – 7% trọng lượng nuôi tùy theo giai đoạn phát triển của
cá mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
5. Chăm sóc và quản lý:
-Hằng ngày: Thường xuyên theo dõi
khả năng bắt mồi của cá để tăng
hay giảm lượng thức ăn cho phù
hợp, không nên để thiếu hay thừa
thức ăn mà làm ảnh hưởng đến
cá nuôi và làm ô nhiễm môi
trường nước
-Nên: Kiểm tra bờ ao, cống thoát nước
những ngày mưa to gió lớn vào
đầu mùa mưa
-Những ngày mưa nhiều: nên dùng vôi
bột từ 2 – 4kg vôi/100m2 pha vào
nước, tạt đều khắp nơi để phòng
bệnh và giảm độ phèn
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
• Bệnh nấm thủy mi:có thể ký sinh và gây hại lớn cho
các loài cá nước ngọt từ trứng (trong trại sản xuất
giống) đến giai đoạn cá thịt.
Hình dạng nấm thủy mi
Phòng trị bệnh:
-Dùng xanh malachite (cấm
sử dụng)0.15ppm, phun.
-NaCl 2.5% trong 10-15 phút,
hoặc 1% trong 20 phút.
-KMnO4 100ppm ngâm đến
khi cá stress, hoặc 10pp/15p
-Formalin 1000-2000ppm/15
phút trị trứng bị nhiểm
nấm...
Bệnh trùng bánh xe - trichodinosis
• Gây bệnh trên cá
hương,giống trong ao
có mật độ cao
- Phòng: giử sạch ao,mật
độ ương nuôi không
quá dày
- Trị: Sulphat
đồng(CuSO4) ngâm cá
với nồng độ 0.50.7g/m3. Tắm 2-3g/m3
trong 5-15 phút. Dùng
NaCL 2-3% tắm 5-15
phút
Bệnh lở loét (hội chứng dịch bệnh lở
loét)
• Tác nhân gây bệnh:nấm
kí sinh trong nội tạng
Aphanomyces. Mùa vụ
xuất hiện:cuối mùa
mưa và đầu mùa khô
• Biểu hiện:cá ăn ít hoặc
bỏ ăn,hoạt động chậm
chạp,hơi nhô đầu lên
mạt nước.da xám lại,có
vết loét hoặc các đốm
đỏ phát triển ở
đầu,thân,các vây và
đuôi.
- Phồng trị bệnh: ngày
đầu dùng sunfamit 1015g trộn thức ăn cho
100kg cá bệnh,từ ngày
thứ hai đén thứ sáu
lượng thuốc giảm đi
một nửa.
- Dùng cồn iốt bảo hòa
bôi trực tiếp vào vết
loét mỗi tuần một lần,
thực hiện vái ba lần
Bệnh trùng roi-costiosis:
• Gây hại chính cho cá hương,cá giống.
• Nguyên nhân:mật độ quá dầy,nước bẩn,ph thấp,thức
ăn thiếu và kém chất lượng…
6. Thu hoạch:
-Sau 7 – 10 tháng nuôi: Cá Thát Lát Còm
thường đạt từ 700g – 1kg/con. Tiến hành thu
hoạch cá thương phẩm