Ngành Kỹ thuật máy tính

Download Report

Transcript Ngành Kỹ thuật máy tính

Ngành Kỹ Thuật Máy Tính
Khoa CNTT – cs.lhu.edu.vn
Nội dung
1.
Giới thiệu ngành KTMT
2.
Ngành KTMT học những gì?
3.
Bạn có thích hợp với ngành này?
4.
Cơ hội việc làm
Giới thiệu ngành KTMT
Ngành KTMT là gì?
 Là ngành học kết hợp kiến thức chuyên
môn của cả 02 lĩnh vực phần cứng điện tử
và thiết kế phần mềm.
 Ngành KTMT liên quan đến lĩnh vực thiết kế
mạch số, vi xử lý, lập trình điều khiển thiết
bị vì vậy tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực
phần cứng và ngôn ngữ lập trình cấp thấp.
Giới thiệu ngành KTMT
Định hướng
đào tạo
Hệ thống nhúng
 Liên quan nhiều
đến phần mềm
 Viết phần mềm
điều khiển thiết bị,
lập trình hệ thống
(driver, firmware)
 Viết phần mềm
ứng dụng trên thiết
bị, phần mềm
nhúng (software)
Thiết kế và điều
khiển thiết bị
 Liên quan nhiều
đến phần cứng
 Thiết kế vi mạch
số, mạch tích hợp
(trong các thiết bị
điện tử)
 Thiết kế chip vi xử
lý, vi điều khiển
 Lập trình điều khiển
thiết bị
Giới thiệu ngành KTMT
Điều kiện để học tốt ngành KTMT
Có quyết tâm và kiên nhẫn.
Yêu thích điện tử và lập trình.
Có kiến thức về toán, vật lý, điện tử.
Có khả năng tư duy, tính sáng tạo, sử dụng
tốt các ngôn ngữ lập trình C, Assembly,
Java…
 Khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành tốt.
 Có điều kiện kinh tế (trong quá trình học đôi
khi phải tự mua thiết bị để nghiên cứu)
 Khó khăn chung: các môn học đều dễ…rớt




Ngành KTMT học những gì?
Nghiên cứu về các mạch vi xử lý,
các hệ thống nhúng, thiết kế chip,
tạo các mạch số, viết các hệ điều
hành nhúng, lập trình hệ thống
nhúng (các thiết bị điện tử, thiết bị di
động), lập trình vi điều khiển (như
lập trình cho robot, cho các mạch
bảo vệ an ninh...)v.v...
Ngành KTMT học những gì?
Theo hướng hệ thống nhúng
 Kiến thức trang bị: điện tử, hệ thống số, hệ
điều hành, vi xử lý, vi điều khiển, các ngôn
ngữ lập trình C/C++, Assembly, Java, phần
mềm nhúng…
 Khó khăn: cần nắm vững các ngôn ngữ lập
trình cấp thấp, hiểu biết về nền tảng các hệ
điều hành.
 Thuận lợi: không tốn nhiều chi phí mua thiết
bị học tập, nghiên cứu, có thể học tốt các
môn kỹ thuật phần mềm.
Ngành KTMT học những gì?
Theo hướng thiết kế và điều khiển
 Kiến thức trang bị: điện tử, hệ thống số, hệ
điều hành, vi xử lý, vi điều khiển, các ngôn
ngữ lập trình C/C++, Assembly, thiết kế vi
mạch, xử lý tín hiệu…
 Khó khăn: cần có kiến thức chuyên sâu về
điện tử, có thể cần chi phí mua thiết bị học
tập, nghiên cứu.
 Thuận lợi: nhiều cơ hội việc làm tương lai
(điện tử + tin học)???
Bạn có thích hợp với ngành KTMT?
Nếu bạn thỏa một số điều kiện:
 Đam mê điện tử và lập trình.
 Có tính kiên nhẫn, sáng tạo, khả năng tự
học, tự nghiên cứu tốt.
 Học lực khá giỏi.
 Nhà có điều kiện 
 Kết quả học tập tốt ở các môn: toán, lý, lập
trình C, hợp ngữ (Assembly), điện tử, tiếng
Anh
…
Cơ hội việc làm
Nhu cầu công việc
 Các hệ thống nhúng (phần cứng + phần
mềm) đang là xu hướng phát triển trong
tương lai, với thị phần >80% (trong khi PC
chỉ >5%)
 Ứng dụng đa dạng: trên các thiết bị gia
dụng và công nghiệp như máy bán hàng tự
động, tủ lạnh, máy kỹ thuật số, các tác vụ
trên dây chuyền sản xuất...
 Nhu cầu cao về nhân sự phát triển các hệ
thống nhúng, thiết kế mạch số
Cơ hội việc làm
Cơ hội việc làm
Nhu cầu công việc
 Hiện nay các công ty lớn đã bắt đầu tham
gia đầu tư phát triển hệ thống nhúng ở Việt
Nam: Intel, IBM, CSC, Renesas, Altera,
Esilicon, các công ty Nhật bản, Hàn Quốc…
 Nhu cầu chủ yếu hiện nay ở Việt Nam (theo
thống kê của IDC): gia công các phần mềm
nhúng
 Trong tương lai gần nhu cầu nhân sự về
KTMT chắc chắn tăng cao.
Cơ hội việc làm
Kỹ sư KTMT có thể làm
 Cán bộ, chuyên viên phòng kỹ thuật của các Công
ty thiết kế và chế tạo vi mạch tích hợp, công ty lắp
ráp máy vi tính cá nhân, công ty phát triển phần
mềm nhúng cho các thiết bị thông minh, làm việc
trong các dự án phát triển, thiết kế, chế tạo các
thiết bị phần cứng cũng như phần mềm máy tính.
 Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông
tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường
đại học, cao đẳng.
 Giảng viên Công nghệ thông tin ở các các trường
đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề.
 …
Câu hỏi trao đổi