LƯƠNG GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH CHU PHẨU VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHẨU THUẬT NGOÀI TIM Ts.Bs Ngô Văn Truyền Mục tiêu học.

Download Report

Transcript LƯƠNG GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH CHU PHẨU VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHẨU THUẬT NGOÀI TIM Ts.Bs Ngô Văn Truyền Mục tiêu học.

LƯƠNG GIÁ NGUY CƠ TIM MẠCH CHU
PHẨU VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHẨU
THUẬT NGOÀI TIM
Ts.Bs Ngô Văn Truyền
Mục tiêu học tập:
Sau khi học xong bài này học viên có thể:
1- Lượng giá được nguy cơ tim mạch chu phẩu
2- Điều trị và dự phòng được các biến chứng
tim mạch chu phẩu
BIẾN CHỨNG PHẨU THUẬT
NGOÀI TIM
 Tử vong do phẩu thuật lớn ngoài tim: 3%
 Biến chứng tim chiếm 23% nguyên nhân gây
tử vong của phẩu thuật lớn ngoài tim
 Các biến chứng tim chu phẩu:



Ngưng tim
Nhồi máu cơ tim
Loạn nhịp tim
NGUY CƠ BIẾN CHỨNG PHẨU
THUẬT
 Nguy cơ xuất hiện biến chứng phẩu thuật phụ thuộc:
 các bệnh đi kèm
 phẩu thuật
 Các yếu tố của phẩu thuật ảnh hưởng đến các biến
chứng tim mạch:





cấp cứu
loại và thời gian phẩu thuật.
thân nhiệt
mất máu
thoát dịch
NGHIÊN CỨU REVISED CARDIAC
RISK INDEX (RCRI) 1999
 Nghiên cứu đoàn hệ thực hiện trên bệnh nhân phẩu
thuật ngoài tim
 Mục tiêu: xác định các nguy cơ phẩu thuật ngoài tim
 Các yếu tố nguy cơ chính:






Phẩu thuật nguy cơ cao
Bệnh sử thiếu máu cục bộ cơ tim
Bệnh sử suy tim
Bệnh sử đột quị
Có điều trị insulin trước phẩu thuật
Creatinin máu trước phẩu thuật>2mg/dl
ƯỚC LƯỢNG NGUY CƠ PHẨU THUẬT
TÁC ĐỘNG CỦA PHẨU THUẬT
LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ
 Tất cả phẩu thuật đều tạo ra stress cho cơ
thể
 Stress → tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng
nhu cầu oxy của cơ tim
 Stress→ tăng đông máu do



tăng fibrinogen và các yếu tố đông máu khác
giảm ly giải fibrine
tăng hoạt hóa và kết dính tiểu cầu
 Tất cả các yếu tố trên có thể gây ra thiếu máu
cục bộ cơ tim hay suy tim
NGUY CƠ TIM MẠCH CHU PHẨU
CÁC BỆNH TIM MẠCH CẦN KHÁM
PHÁT HIỆN TRƯỚC KHI PHẨU THUẬT
NGOÀI TIM
 Bệnh động mạch vành
 Tăng huyết áp
 Suy tim
 Bệnh cơ tim
 Bệnh van tim
 Loạn nhịp tim
CÁC TRƯỜNG HỢP BTM TIẾN TRIỂN CẦN
TẠM NGƯNG HOẶC NGƯNG PHẨU THUẬT
TRỪ TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP
 Hội chứng mạch vành không ổn định: như đau ngực
mức 3 hay 4 theo phân độ của Hội tim mạch Canada
hay mới nhồi máu cơ tim cấp
 Suy tim mất bù: NYHA IV hay đang tiến triển nặng
 Loạn nhịp tim nặng
 Bệnh van tim nặng: Hẹp van động mạch chủ nặng
(độ chên áp >40mmHg hoặc điện tích mở van
<1cm2)
ƯỚC LƯỢNG NĂNG LƯỢNG CHO HOẠT
ĐỘNG (MET=metabolic equivalent of task)
 1MET – 4METS
 bệnh nhâncó thể tự chăm sóc?
 tự mặc quần áo hoặc làm vệ sinh?
 đi bộ trong nhà?
 đi bộ trên đường bằng tốc độ 3.2-4.8km/h?
 Làm việc nhẹ trong nhà?
 4MET – 10METS
 có thể leo 1 tầng lầu hay đi bộ lên đồi?
 đi bộ trên đường bằng tốc độ 6km/h?
 chạy khoảng ngắn?
 chơi golf, tenis, khiêu vủ?
 Chơi tenis đơn, đá banh, bóng rổ?
CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN CHO
BỆNH NHÂN PHẨU THUẬT NGOÀI TIM
 ECG 12 chuyển đạo:
 Cần thực hiện ECG 12 chuyển đạo lúc nghỉ cho các
bệnh nhân:
 phẩu thuật mạch máu có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ lâm
sàng
 đã biết có bệnh động mạch vành, bệnh động mạch
ngoại vi, bệnh mạch máu não cần thực hiện phẩu
thuật ngoài tim có nguy cơ trung bình
 Không có yếu tố nguy cơ lâm sàng, cần phẩu thuật
mạch máu
 Có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ lâm sàng cần thực hiện
phẩu thuật ngoài tim có nguy cơ trung bình
CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN CHO
BỆNH NHÂN PHẨU THUẬT NGOÀI TIM (tt)
 Siêu âm tim:

Siêu âm tim lúc nghỉ để đánh giá chức năng
thất trái nên thực hiện trên bệnh nhân phải
phẩu thuật nguy cơ cao.
CẬN LÂM SÀNG CẦN THỰC HIỆN CHO
BỆNH NHÂN PHẨU THUẬT NGOÀI TIM (tt)
 Nên đo nồng độ BNP & NT-pro-BNP để có
thông tin tiên lượng độc lập về các biến cố
tim mạch chu phẩu và biến chứng muộn trên
bệnh nhân nguy cơ cao
 Không định lượng BNP và NT-pro-BNP
thường qui
Test gắng sức không xâm nhập trước
khi phẩu thuật tim
 Test gắng sức không xâm nhập nên thực
hiện trên các bệnh nhân:



đang bị bệnh tim tiến triển cần phẩu thuật
ngoài tim, cần lượng định và điều trị phù hợp
cần phẩu thuật mạch máu, có ≥3 yếu tố nguy
cơ lâm sàng kèm sức khỏe kém (<4METS)
có ≥ 2 yếu tố nguy cơ lâm sàng, sức khỏe
kém (<4 METS), phẩu thuật ngoài tim có nguy
cơ trung bình
TÁI LƯU THÔNG ĐMV BẰNG PHẨU THUẬT BẮC
CẦU HAY CAN THIỆP ĐMV QUA DA
 Cần thực hiện tái lưu thông ĐMV bằng phẩu thuật bắc cần hay
can thiệp ĐMV qua da cho bệnh nhân:
 đau thắt ngực ổn định và tổn thương có ý nghĩa thân chung
ĐMV (t)
 đau thắt ngực ổn định do nghẽn 3 nhánh ĐMV
 đau thắt ngực do nghẽn 2 nhánh mạch vành trong đó nghẽn
có ý nghĩa phần gần nhánh liên thất trước kèm EF<50%
hoặc có thiếu máu cục bộ chứng minh bằng các test không
xâm nhập
 đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ cao hoặc nhồi máu
cơ tim không ST chênh lên
 nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
 can thiệp ĐMV qua da bằng bóng hoặc stent không phủ
thuốc nhằm giảm triệu chứng cơ năng cho các bệnh nhân
không thể hoãn phẩu thuật ngoài tim sau 12 tháng
CÁC BƯỚC ĐỊNH LƯỢNG NGUY
CƠ CHU PHẨU
 Bước 1: Phẩu thuật khẩn cấp ?
Nếu có, Bác sĩ tim mạch phải đưa ra các chỉ định sử dụng thuốc
và theo dỏi
 Bước 2: Bệnh nhân có bệnh tim mạch tiến triển hay các yếu tố
nguy cơ lâm sàng như:
 Bệnh sử bệnh tim
 Bệnh sử suy tim còn bù
 Bệnh sử bệnh mạch máu não
 Đái tháo đường
 Bệnh thận mạn
Nếu phẩu thuật chương trình, bệnh nhân có bệnh tim tiến triển cần
ngưng hay tạm hoản cho đến khi điều trị ổn định.

CÁC BƯỚC ĐỊNH LƯỢNG NGUY
CƠ CHU PHẨU (tt)
 Bước 3: Phẩu thuật ngoài tim có nguy cơ thấp,
không cần khảo sát tim mạch, có thể phẩu thuật
ngay.
 Bước 4: Bệnh nhân gắng sức còn tốt (hoạt động≥ 4
MET) hoặc không triệu chứng cơ năng có thể tiến
hành phẩu thuật ngoài tim.
Bện nhân có bệnh tim ổn định hoặc có ít nhất một
nguy cơ lâm sàng cần kiểm soát nhịp tim bằng chẹn
bêta trước phẩu thuật
CÁC BƯỚC ĐỊNH LƯỢNG NGUY
CƠ CHU PHẨU (tt)
 Bước 5: tình trạng gắng sức của bệnh nhân
kém<4METS, nếu


Bệnh nhân có 1-2 yếu tố nguy cơ lâm sàng có
thể tiến hành phẩu thuật ngoài tim ngay sau
khi kiểm soát tần số tim bằng chẹn bêta.
Bệnh nhân có 3≥ yếu tố nguy cơ lâm sàng,
nguy cơ tim cho phẩu thuật ngoài tim phụ
thuộc nhóm phẩu thuật. Phẩu thuật mạch máu
là nhóm phẩu thuật ngoài tim có nguy cơ cao.
CHIẾN LƯỢC GIẢM NGUY CƠ TIM
MẠCH CHU PHẨU
 Thuốc
 Tái thông mạch vành
 Thuốc:
 chẹn beta
 ức chế men chuyển
 ức chế calci
 nitrat
 ức chế kết tập tiểu cầu
 lợi tiểu
 thuốc chống loạn nhịp
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHU PHẨU
Thuốc chẹn beta: giảm tần số tim, giảm sức co cơ
tim, kéo dài thời gian tâm trương→ giảm nhu cầu
oxy xơ tim; giảm nguy cơ loạn nhịp thất
Nên dùng thuốc chẹn bêta cho bệnh nhân:
- đã dùng chẹn bêta điều trị ĐTN ổn định, loạn nhịp tim
có triệu chứng, tăng huyết áp
- phẩu thuật mạch máu có TMCBCT khi làm test tiền
phẩu
- phẩu thuật mạch máu có nguy cơ tim cao (1≥ YTNC
lâm sàng)
- phẩu thuật ngoài tim có nguy cơ trung bình, có chứng
cứ bệnh ĐMV hoặc nguy cơ tim cao (> 1 YTNC lâm
sàng)
- giử tần số tim ở mức 65 nhịp/phút
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHU PHẨU (tt)
Statin giúp ổn định mãng xơ vửa, dự phòng
vở mãng xơ vửa do stress → NMCT
Nên sử dụng thuốc statin cho bệnh nhân:
- đang sử dụng statin nên tiếp tục sử dụng khi
có phẩu thuật ngoài tim
- phẩu thuật nguy cơ cao, tốt nhất trong thời
gian 30 ngày và ít nhất 1 tuần trước phẩu
thuật
- phẩu thuật mạch máu dù có hay không
YTNC lâm sàng
- phẩu thuật ngoài tim có nguy cơ trung bình,
có ít nhất 1 YTNC lâm sàng
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHU PHẨU (tt)
 Thuốc trợ alpha:
 methyldopa, rilmenidine, clonidine làm giảm
nguy cơ tử vong do phẩu thuật mạch máu
 Thuốc chẹn kênh calci:
 Có tác dụng giảm thiếu máu cơ tim, giảm nhịp
nhanh trên thất:

Chỉ định:
 Đau ngực Prinzmetal
 Giãm nhịp tim trên bệnh nhân chống chỉ định với
beta-blocker (diltiazem)
 Nitrat: nitrat có thể giảm thiếu máu cơ tim chu
phẩu, tuy nhiên có thể gây tim nhanh, giảm
huyết áp
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHU PHẨU (tt)
 Ức chế men chuyển bên cạnh tác dụng giảm huyết
áp còn có tác dụng ngừa các biến cố do thiếu máu
cục bộ cơ tim, rối loạn chức năng thất trái
 Dùng thuốc ức chế men chuyển (ưcmc) cho bệnh
nhân phẩu thuật ngoài tim:



đang ổn định và đang dùng thuốc ưcmc, có rối loạn
chức năng tâm thu thất trái
phẩu thuật chương trình nguy cơ cao, tim mạch đang
ổn định, có rối loạn chức năng tâm thu thất trái
có rối loạn chức năng tâm thu thất trái, tim mạch hiện
ổn định, phẩu thuật chương trình với loại phẩu thuật
nguy cơ thấp đến trung bình
ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA CHU PHẨU (tt)
 Thuốc lợi tiểu:
có thể dùng cho bệnh nhân khi rối loạn điện
giải đã được điều chỉnh trước mổ


bệnh nhân tăng huyết áp đã ngưng thuốc lợi
tiểu liều thấp ngày phẩu thuật, có thể dùng lại
đường uống với liều dùng trước mổ
Dùng cho bệnh nhân có suy tim
ASPIRIN
 Dùng asprin có thể tăng nguy cơ chảy máu chu phẩu
gấp 1.5 lần nhưng không tăng mức độ nặng của
chảy máu
 Ngưng aspirin trên bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu
cơ tim hoạc thiếu máu cơ tim có thể làm tăng gấp 3
lần nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch
 Nên tiếp tục dùng aspirin cho bệnh nhân đã dùng
trước mỗ
 Ngưng aspirin đang dùng trên bệnh nhân khó kiểm
soát sự ổn định nội môi do phẩu thuật
LOẠN NHỊP TIM TRÊN THẤT
 Khoảng 70% bệnh nhân phẩu thuật ngoài tim có rối
loạn nhịp, phần lớn là loạn nhịp trên thất và rung nhỉ
 Xử trí:




Kiểm soát tần số thất trên bệnh nhân rung nhỉ có huyết
động ổn định
Dùng tiếp các thuốc chống loạn nhịp loại uống trước
phẩu thuật
Sốc điện chuyển nhịp nếu bệnh nhân có rối loạn huyết
động
Xoa xoang cảnh và dùng thuốc chống loạn nhịp cho
bệnh nhân nhịp nhanh trên thất có huyết động ổn định
LOẠN NHỊP THẤT
 Dùng thuốc chống loạn nhịp cho bệnh nhân
có nhịp nhanh thất
 Tiếp tục amiodarone và chẹn bêta trước mỗ
 Sốc điện chuyển nhịp trên bệnh nhân có nhịp
nhanh thất kéo dài kèm rối loạn huyết động
 Không dùng thuốc chống loạn nhịp cho bệnh
nhân có nhịp thất đến sớm
CHỨC NĂNG THẬN
 Chức năng thận xấu là yếu tố nguy cơ tim
mạch chu phẩu như nhồi máu cơ tim, đột
quị, suy tim
 Bệnh nhân có nguy cơ bệnh thận do thuốc
cản quang phải bù dịch muối đẳng trương có
thể kèm N-acetylcysteine để phòng ngừa suy
thận khi có dùng thuốc cản quang đường tĩnh
mạch
DỰ PHÒNG ĐỘT QUỊ/ TIA
 Đột quị có thể xảy ra trong và sau phẩu thuật ngoài
tim do phẩu thuật, thuốc, tăng hoặc giảm huyết áp
 Tiền sử đột quị hoặc TIA là yếu tố nguy cơ cao cho
đột quị chu phẩu
 Dự phòng đột quị, TIA chu phẩu:


Dùng thuốc ức chế kết tập tiểu cầu và hoặc phẩu thuật
nếu có hẹp động mạch cảnh>90%
Khám sàng lọc trước phẩu thuật trên bệnh nhân có
hay không có triệu chứng hẹp động mạch cảnh
ĐƯỜNG HUYẾT
 Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cho các biến
chứng tim mạch và tử vong trên bệnh nhân phẩu
thuật ngoài tim
 Tăng đường huyết chu phẩu gây gia tăng nguy cơ
thiếu máu cục bộ cơ tim
 Kiểm soát đường máu:


Đường máu ít nhất< 10.0mmol/l, kiểm soát bằng
insulin tại phòng săn sóc đặc biệt cho các phẩu thuật
lớn hoặc nguy cơ cao
Kiểm soát đường huyết sau mỗ bằng insulin cho các
trường hợp phẩu thuật không biến chứng
CHỐNG ĐÔNG CHO BỆNH NHÂN CÓ
NGUY CƠ THUYÊN TẮC
THEO DỎI CHU PHẨU
 Bệnh nhân phẩu thuật phải được theo dỏi
chặt chẻ đúng qui định
 Đường huyết phải được kiểm soát tốt
 Đo troponin I trên bệnh nhân có biến đổi ECG
hay đau thắt ngực điển hình
SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN CHU PHẨU
ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH CƠ TIM THIẾU MÁU
 Nên thực hiện trên bệnh nhân có thay đổi ST
trên điện tim trong và quanh cuộc mỗ
 Có thể thực hiện siêu âm tim qua thực quản
trên bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu cơ tim
cao, chiu phẩu thuật ngoài tim lớn
Case lâm sàng
 Bệnh nhân nam 70 tuổi, đục thủy tinh thể chờ phẩu
thuật.





Bệnh nhân biết mắc bệnh tăng huyết áp 8 năm, thiếu
máu cực bộ cơ tim 5 năm.
Hiện tại bệnh nhân không khó thở, không sốt, ăn, ngủ
bình thường.
HA: 140/80mmHg, M:80l/phút, không dấu hiệu suy tim
CLS: ECG: dầy thất (t), thiếu máu cục bộ cơ tim vùng
sau dưới. Chức năng thất (t) bình thường trên siêu
âm, đường huyết trong giới hạn bình thường, creatinin
máu: 1.2mg/dl
Thuốc đang dùng: bisoprolol 5mg, perindopril 5mg,
aspirin 81mg/ ngày.
Case lâm sàng (tt)
 Các test cần thực hiện tiếp theo trên bệnh
nhân này?
 Cho điểm nguy cơ tim mạch
 Những việc cần thực hiện tiếp về tim mạch
để chuẩn bị phẩu thuật
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa của hội
tim mạch Việt Nam
2- Cardiac risk index in Noncardiac Surgery, Goldman et al
3- Hypertension, hypertensive heart disease anh perioperative
cardiac risk, S.J Howell 2004
4- Preparation of the Cardiac Patient for Noncardiac Surgery,
Christopher Flood & L.A Fleischer 2007
5- ESC guidelines: Guidelines for pre-operative cardiac risk
assessment anh perioperative management in non- cardiac
surgery. European Heart Journal 2009