Sông Đà - TRƯỜNG THPT Phú Bài

Download Report

Transcript Sông Đà - TRƯỜNG THPT Phú Bài

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
( Trích)
Nguyễn Tuân
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân( 1910- 1987) là một trong những nhà văn
xuất sắc nhất của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Nguyễn Tuân là nhà văn, nhà nghệ sỹ lớn suốt đời đi tìm cái
đẹp, ông có sự đóng góp quan trọng cho thể loại kí, tùy bút
và sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.
- Trước cách mạng: thấy cái đẹp trong quá khứ, trong những
con người xuất chúng. Sau cách mạng: thấy cái đẹp ở hiện tại,
trong những con người bình dị.
- Nguyễn Tuân có phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên
bác.
2. Tác phẩm:
* Thể loại tùy bút:
Tính chủ quan, trình bày tự do, phúng túng, biến hóa
linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong
phú, nhiều cách so sánh liên tưởng.
* Hoàn cảnh sáng tác
- Người lái đò Sông Đà được in trong tập Sông Đà
sáng tác năm 1960, là kết quả chuyến đi thực tế của
Nguyễn Tuân đến với vùng đất Tây Bắc năm 1958.
- Thể hiện sự tìm kiếm của tác giả “ chất vàng mười đã
qua thử lửa của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh con Sông Đà
Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
( Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông- Chỉ
có dòng sông Đà chảy theo hướng bắc)
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh con Sông Đà
a. Sông Đà – dòng sông hùng vĩ, dữ dội.
- Đá bờ sông
- Mặt nghềnh
- Hút nước
- Thác đá .
Thảo luận nhóm
Nhóm 1: Cảnh đá bờ sông được nhà văn miêu tả như thế nào?
Cảm nhận của nhà văn? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả mặt ghềnh Hát Loóng?
Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả mặt
ghềnh Hát Loóng?
Nhóm 3: Em hãy tìm trong văn bản những chi tiết miêu tả sự
hung bạo của Sông Đà qua những hút nước? Độ nguy hiểm
của các hút nước ấy? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử
dụng?
Nhóm 4: Nhà văn đã vận dụng các kiến thức nào để miêu tả
dòng sông Đà?
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh con Sông Đà
a. Sông Đà – dòng sông hùng vĩ, dữ dội.
* Đá bờ sông Đà:
- Miêu tả:
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ mới thấy
mặt trời.
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ mới thấy
mặt trời.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hình ảnh con Sông Đà
a. Sông Đà – dòng sông hùng vĩ, dữ dội.
* Đá bờ sông Đà:
- Miêu tả:
+ Dựng vách thành, chỉ đúng ngọ
mới thấy mặt trời. Hiểm trở, hùng vĩ.
+ chẹt lòng sông Đà như một cái
yết hầu. Lưu tốc dòng chảy rất lớn.
+ Đứng bên này bờ nhẹ tay ném
hòn đá đã qua bờ bên kia,…. con nai con hổ đã
có lần vọt qua….
→ Cách diễn tả rất sinh động độ hẹp của lòng sông
Đà.
- Cảm nhận: Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy
đang mùa hè mà cũng thấy lạnh như đứng ở hè một
cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào
trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt điện.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh hết sức độc đáo ấn
tượng, trường liên tưởng mang dấu ấn độc đáo của
nhà văn Nguyễn Tuân.
* Mặt ghềnh Hát Loóng
- Miêu tả: dài hàng cây số, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn
cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt... Những chuyển vận của đá, sóng, gió ngày càng lớn
đe dọa người lái đò của một quãng sông ầm ào, dữ dội.
- Cảm nhận: sông Đà như một loài thủy quái khổng lồ với
tâm địa hẹp hòi, hung bạo.
- Nghệ thuật:
+ Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.
+ Câu văn kết hợp nhịp dài ngắn, theo lối tăng tiến, nhiều
thanh trắc liên tiếp tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, dồn dập
như xô đẩy.
+ Nghệ thuật nhân hóa: đòi nợ xuýt, tóm, lật ngửa….
* Quãng Tà Mường Vát – những cái hút nước.
- Hình ảnh: như giếng bê tông thả xuống sông để
chuẩn bị làm móng cầu, cột nước cao đến vải
sải, xanh ve một áng thủy tinh đúc dày, khối
pha lê xanh…. Vẻ đẹp chất chứa đầy nguy
hiểm xoáy tít đáy, quay lừ lừ những cánh quạ
đàn.
- Âm thanh: thở và kêu như cửa cống cái bị
sặc,ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào : những
âm thanh lớn, đáng sợ.
- Độ nguy hiểm:
+ Như ô tô sang số nhấn ga qua một quãng đường
mượn cạp ngoài bờ vực.
+ Những chiếc thuyền bị hút xuống, trồng ngay cây
chuối ngược rồi tan xác ở khuỷnh sông dưới.
→ Kết hợp giữa kể và tả một cách giàu hiện thực và
hình ảnh về một sông Đà nham hiểm, độc ác, đầy
sức mạnh.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liên tưởng
rộng.
* Thác đá sông Đà:
- Âm thanh thác nước: Tiếng thác nước nghe như là oán trách
gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn
mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữa trong rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,
đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu
da cháy bùng bùng.
Cách so sánh hết sức táo bạo độc đáo (ví âm thanh
của nước với âm thanh của lửa) mang đậm nét
màu sắc văn chương Nguyễn Tuân: độc đáo,
uyên bác, tài hoa.Những thanh âm của thác đá
sông Đà đã hỗ trợ có hiệu quả cho việc miêu tả
một thạch trận khổng lồ, dữ dội.
- Đá mai phục trong lòng sông, nhổm cả dậy để vồ lấy
thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào
cũng nhăn nhúm, méo mó.
- Trùng vi thạch trận:
→ Trùng vi 1: có 1 cửa sinh ở bờ trái, 4 cửa tử. Đám tảng
đám hòn chia làm ba hòn chặn ngang đòi ăn chết cái
thuyền. Tuyến hai hàng tiền vệ dụ nữa vào tận tuyến giữa.
Đến tuyến ba những boong ke chìm, pháo đài nổi có
nhiệm vụ đánh tan cái thuyền.
→ Trùng vi 2: có thêm nhiều của tử và 1 cửa sinh ở bờ
phải. Bọn thủy quân định níu thuyền lôi vào cửa tử, chúng
khiêu khích mặc dù thằng đá tướng đã tiu nghỉu cái mặt
xanh lè thất vọng.
→Trùng vi 3: chỉ có 1 luồng sống ở giữa đá hậu vệ hai
bên là luồng chết.
* Tiểu kết
→Ngòi bút biến hóa linh hoạt.
→ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
→ Nghệ thuật nhân hóa, cường điệu.
→ Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo.
→ Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau như điện
ảnh, võ thuật, âm nhạc, điêu khắc.
=> Phong cách tài hoa, uyên bác
<=> Nguyễn Tuân đã khắc họa sinh động sự hung bạo của
Sông Đà: hiểm trở → cuộn sôi, dữ dội → mạnh mẽ, hoang
dã, điên cuồng→ mưu mô, xảo quyệt
b. Sông Đà – dòng sông thơ mộng, trữ tình.
* Dòng sông duyên dáng và khác biệt.
- Nhìn từ trên cao:
+ Sông Đà như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo.
+ Dòng sông của đồng dao thần thoại.
+ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc
trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn
cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.
Câu văn giàu cảm xúc và thẫm đẫm chất thơ cùng
nghệ thuật nhân hóa và so sánh.
→ Điểm nhìn quan sát phong phú giúp Nguyễn Tuân có
được sự đánh giá toàn diện và tinh tế về dòng sông Đà.
Sông Đà hiện ra đầy chất thơ, dịu dàng và đầy sức sống.
- Sắc nước sông Đà:
+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà
không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông
Lô.
+ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một
người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở
một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về .
→ Sắc nước biến ảo, đặc trưng.
→ Sự quan sát rộng theo chiều dài không gian và thời
gian khiến cho khám phá về sông Đà càng trở nên có
chiều sâu, mới lạ và hấp dẫn.
* Sông Đà – một cố nhân.
- Dòng sông Đà gợi cảm:
+ Màu nắng tháng Ba Đường thi…
+ Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm
trên sông Đà
- Tình cảm khi gặp lại: trông con sông vui như thấy
nắng giòn tan sau kì mưa dầm,… như nối lại chiêm
bao đứt quãng . Sự vui mừng khôn xiết có được bởi
tình cảm gắn bó chân thành tha thiết như một mối
quan hệ tương giao tri kỉ.
* Bờ bãi sông Đà – hoang sơ, đầy sức sống
+ Cảnh sông lặng tờ, hoang dại như một bờ tiền sử,
hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa
+ Nương ngô nhú lá non đầu mùa, cỏ gianh đẫm
sương đêm.
+ Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung…
+ Tiếng còi sương…
Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang
tuyệt bút; Tạo dựng nên cả một không gian trữ
tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.