GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Download Report

Transcript GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Vũ Đình Chuẩn
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học
Nội dung
1. Hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam
2. Đánh giá chung về giáo dục phổ thông Việt Nam
giai đoạn 2001-2010
3. Bối cảnh trong nước phát triển giáo dục phổ thông
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
4. Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam tới
năm 2020
5. Các giải pháp phát triển giáo dục phổ thông Việt
Nam giai đoạn 2011-2020
1. Những thành tựu cơ bản
 Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ
thông phát triển:
+ Tỷ lệ HS trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó:
- Tiểu học tăng từ 94% -> 97%,
- THCS tăng từ 70% -> 83%;
- THPT tăng từ 33% ->50%.
+ Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng; mở rộng cơ
hội học tập cho mọi người.
+ Trường Tiếu học có ở tất cả các xã, trường THCS đã
có ở hầu hết các xã, liên xã; THPT có ở tất cả các huyện.
1. Những thành tựu cơ bản (2)
 Chất lượng giáo dục phổ thông có nhiều tiến bộ.
Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của
học sinh được nâng cao một bước. Chất lượng giáo
dục mũi nhọn đã được coi trọng.
 Cả nước hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ, đạt chuẩn
quốc gia về PCGD Tiểu học, PCGD THCS; đang đẩy
mạnh thực hiện PCGD Tiểu học đúng độ tuổi; một số
địa phương đang thực hiện PCGD trung học.
1. Những thành tựu cơ bản (3)
 Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải
thiện, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, con em
các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị
thiệt thòi ngày càng được quan tâm
 Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích
cực, nhất là trong những năm gần đây
1. Những thành tựu cơ bản (4)
 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tăng
nhanh về số lượng và có sự tiến bộ về chất lượng.
 Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh,
đạt 20% tổng chi ngân sách, huy động thêm nhiều
nguồn lực để phát triển giáo dục.
 Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện. Phòng học
kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên ở miền núi đã
được ưu tiên đầu tư xây dựng.
2. Một số hạn chế, bất cập
 Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa thật đồng
bộ; sự liên thông giữa các cấp học còn hạn chế.
 Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa đáp ứng so
với yêu cầu.
 Quản lý giáo dục vẫn còn những bất cập; Đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý chưa thật sự đáp ứng yêu cầu
giáo dục trong thời kỳ mới.
 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đầy đủ và đồng
bộ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
 Nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm
tra đánh giá chậm được đổi mới.
Bối cảnh phát triển giáo dục phổ thông
Việt Nam giai đoạn 2011-2020
 Việt Nam là thành viên của WTO, giáo dục cần phát
triển kịp với các nước tiên tiến.
 Sự nghiệp phát triển KT-XH của Việt Nam bước vào
giai đoạn mới, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới để nhằm
đáp ứng.
 Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 của
Việt Nam xác định: Tập trung đổi mới căn bản, toàn
diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển
nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng KH-CN.
Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông
Việt Nam đến năm 2020
1. Giáo dục phổ thông được đổi mới căn bản, toàn diện
theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội
nhập quốc tế;
2. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao;
3. Giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành được chú trọng;
4. Đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao phục vụ CNH, HĐH đất nước; đảm bảo công bằng
xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho
mỗi người dân.
Mục tiêu phát triển giáo dục phổ thông
Việt Nam đến năm 2020
5. Nghiên cứu để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ
thông nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường giáo dục
đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.
6. Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là
99%, THCS là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi
đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; có 70% trẻ
em khuyết tật được đi học.
Các giải pháp phát triển giáo dục
phổ thông Việt Nam giai đoạn 20112020
1. Đổi mới quản lý giáo dục
2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD
3. Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng GD
4. Tăng cường đầu tư cho GD
5. Tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó
khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách.
6. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Đổi mới quản lý giáo dục
 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật đồng bộ.
 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về GD.
 Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đáp
ứng nhu cầu nhân lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho
người dân và phân luồng trong hệ thống giáo dục.
 Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển giáo dục trong từng giai đoạn.
 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục ở các cấp.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục
 Củng cố, hoàn thiện hệ thống trường sư phạm, đổi
mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo.
 Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo
dục toàn diện theo chương trình giáo dục phổ thông
mới, dạy học 2 buổi/ngày.
 Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh
giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
dạy học, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục
 Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo
dục phổ thông từ sau năm 2015.
 Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học.
 Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học
tập của học sinh phổ thông.
Tăng cường đầu tư cho giáo dục
 Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động và
sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của nhà nước và
xã hội đầu tư cho giáo dục ở các cấp học.
 Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách
nhà nước.
 Từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm
bảo đủ phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ
sở giáo dục.
Tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng
khó khăn, dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách
 Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ và ưu tiên
phát triển giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo
 Có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý
giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn
 Phát triển hệ thống cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho
người khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và trẻ
em lang thang đường phố…
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
về giáo dục
 Khuyến khích các cơ sở giáo dục trong nước hợp tác
với các cơ sở giáo dục của các nước tiến tiến để nâng
cao năng lực giáo dục, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục; tăng số lượng học bổng cho
học sinh/.
Trân trọng cảm ơn!
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP
Vũ Đình Chuẩn
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học