File đính kèm - trường thpt quang trung đà nẵng

Download Report

Transcript File đính kèm - trường thpt quang trung đà nẵng

Lưu ý
Gv khi dạy bài này có một file tư liệu
về quá trình hoạt động cách mạng của
NAQ-HCM. Cần chiếu cho các em
xem trước khi dạy phần tiểu sử
PHẦN 1. TÁC GIẢ
NGUYỄN ÁI
QUỐC
HỒ CHÍ
MINH
I. Vài nét về tiểu sử










- Hồ Chí Minh (1890 - 1969).
Quê : Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- 1911: Người đi tìm đường cứu nước.
1918 - 1920: Tham gia Đảng Xã hội Pháp, gửi bản Yêu sách
của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xay, tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp.
1923 - 1941: Hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
1930: Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng.
1941: Về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh
đạo phong trào cách mạng.
- 8/ 1942 - 9/ 1943: Bị giam giữ tại Quảng Tây dưới chính
quyền Quốc dân đảng Trung Quốc.
- 2 - 9 - 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc
lập. -> Người lãnh đạo toàn dân trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, Mĩ.
- Hồ Chí Minh qua đời ngày 2 - 9 1969.
Nguyễn Ái Quốc tại đại hội Tua
Tại Phongtennơblô năm 1946
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác văn học:
 - HCM xem văn chương là vũ khí chiến đấu, sáng tác thơ
văn trước hết là hành vi cách mạng. Quan điểm này thể hiên
rõ ràng trong hai câu thơ: “Nay ở trong thơ nên có thép.
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
 - HCM luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc
Văn học phải có tính chân thực, hiện thực; hình thức biểu
hiện phải trong sáng, dễ hiểu.
 - Khi cầm bút, bao giờ HCM cũng xuất phát từ mục đích,
đối tượng tiếp nhận. Người luôn tự trả lời cho câu hỏi: “Viết
cho ai?”, “Viết để làm gì ?”, “Viết cái gì ?” và “Viết hư thế
nào?”.

=> Quan điểm sáng tác hết sức nhất quán, phù hợp với
nhu cầu cách mạng.
2. Di sản văn học:
a. Văn chính luận
b. Truyện và ký
c. Thơ
3. Phong cách nghệ thuật:
TRUYỀN THỐNG
GIA ĐÌNH
MÔI TRƯỜNG
VĂN HOÁ
QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG CM
PHONG CÁCH HCM
HOÀN CẢNH
SỐNG
QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC




- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc
sảo, chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục, đa dạng về
bút pháp.
- Truyện và kí : Rất hiện đại, có tính chiến đấu
mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.
- Thơ: có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút
pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và “chất thép”,
giữa sự trong sáng, giản dị và hàm súc, sâu sắc.
=>Một sự nghiệp văn học đặc biệt phong phú
và đa dạng về PCNT. Tính chất này được tạo
ra bởi quan điểm sáng tác hết sức nhất quán
của Người.
III. Kết luận
Văn thơ của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết
với cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc một sự
nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong
phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong
cách nghệ thuật.

Học văn thơ Hồ Chí Minh là học tập nhân
cách, đạo lí của Người.

IV. Luyện tập:
Phân tích bài thơ Chiều tối
trong tập Nhật ký trong tù để
làm rõ sự hoà hợp giữa bút
pháp cổ điển và bút pháp
hiện đại ?
Bút pháp





CỔ ĐIỂN
Đề tài, cảm hứng nghiêng
hẳn về thiên nhiên
Thiên nhiên là trung tâm
Thiên nhiên là chuẩn
mực
Chủ thể không xuất hiện
trực tiếp
Lời nói gián tiếp
HIỆN ĐẠI
. Đề tài, cảm hứng nghiêng
hẳn về đời sống
. Con gười ở vị trí trung tâm
. Con người là chuẩn mực
. Chủ thể xuất hiện trực tiếp
. Lời nói trực tiếp
Mộ
Phiên âm:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
* Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xây ngô tối
Xây hết lò than đã rực hồng

Gợi ý:
Màu sắc cổ điển
( câu 1-2)
 Thể loại: tứ tuyệt
 Hình ảnh ước lệ: dùng
cánh chim, chòm mây
gợi buổi chiều
 Thời điểm: chiều tà,
hoàng hôn xuống
 Tâm trạng: buâng
khuâng
Màu sắc hiện đại
2câucuối)
 Hình tượng: con người
lao động là trung tâm
 Âm điệu: sôi nổi, lạc
quan, tin tưởng
 Hình ảnh: bếp lửa hồng
xoá đi mọi sự lạnh lẽo,
âm u
 Tâm trang: hào hứng