TAP SAN DAC BIET XUAN 2011

Download Report

Transcript TAP SAN DAC BIET XUAN 2011

TRUNG TÂM KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP
TRUNG TÂM KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP
01 Lê Hồng Phong - Huế
ĐT/Fax: 054.3846145
Email: [email protected]
Website: www.fesr. org
Empowering the needy to change their world!
1
Sau 10 năm thành lập TTKKTL đã hình thành được nhiều bộ qui
tắc hướng dẫn hoạt động của TT một cách chi tiết và chặt chẽ.
Trong thời gian ban đầu, khi chưa có hướng dẫn cụ thể, BĐH đã
tạm thời đề ra qui định gọi là bộ qui tắc ứng xử, các qui tắc sau đó
đã được phát triển trên nền tảng của văn kiện này.
Những sự kiện ban đầu của TTKKTL (với tên gọi cũ là Quỹ Khuyến
Khích Tự Lập), luôn được các thế hệ nhân viên tôn trọng, giữ gìn
và phát huy.
Xin được chép lại bộ qui tắc ứng xử để quí độc giả biết thêm về
những văn kiện sơ khai của Trung Tâm "thủa ban đầu" ấy.
Ban Biên Tập
Các nguyên tắc bắt buộc:
1) Đối với khách hàng phải lịch thiệp, tế nhị.
Đa số khác hàng là người nghèo, cần vay vốn của quỹ, nhưng không phải vì vậy
mà xem nhẹ họ, có những lời nói thiếu chín chắn làm họ phật lòng. Lịch thiệp, tế
nhị là điều tối cần thiết.
2) Đối với công việc phải năng động, nhiệt tình.
Địa bàn họat động của QKKTL ngày càng được mở rộng, qui mô của quỹ ngày
càng phát triển. Sự năng động giúp ta giải quyết công việc có hiệu suất cao. Sự
nhiệt tình là tính cách để nuôi dưỡng và duy trì sự năng động đó. Báo cáo đúng
thời hạn là một trong những biểu hiện của nguyên tắc này.
3) Đối với đồng nghiệp phải hòa đồng, giúp đỡ.
Sinh ra mỗi người có một tính nết, hình vóc cũng khác nhau như bàn tay có ngón
ngắn ngón dài, chức năng riêng biệt. Nhưng khi đã nằm trên một bàn tay thì nó có
chức năng - nhiệm vụ chung của một bàn tay trên cơ thể con người. Nhân viên
trong quỹ cũng như vậy. Cần phải hòa đồng và giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt
công việc chung của quỹ.
4) Đối với tài sản phải chặt chẽ giữ gìn.
Không những phải bảo vệ cho tài sản khỏi bị mất mát, hư hỏng mà còn phải có ý
thức sử dụng tốt nhất giá trị vốn có của các tài sản quỹ này.
5) Đối với quà biếu phải khéo léo từ chối.
Trong văn hóa phương Đông khi có cảm tình với nhau người ta thường gửi đến
những món quà biếu để thể hiện tình cảm - đây là chuyện rất bình thường. Tuy
nhiên, đối với trường hợp của QKKTL, để mọi quyết định được phân minh và giữ
được sự công tâm khi suy xét công việc thì nhân viên của quỹ phải từ chối khéo tất
cả các loại quà biếu. Lưu ý nên tránh trường hợp mua rẽ thổ sản của khách hàng.
Đây cũng là một dạng quà biếu ẩn hình.
6) Đối với tiền bạc phải cẩn thận chi tiết.
Đây là một nguyên tắc có tính chuyên môn bắt buộc cao. Là cơ sở để ta mở rộng
qui mô hoạt động sau này theo hướng ngân hàng tín dụng.
7) Đối với chỉ thị phải tuyệt đối chấp hành.
Mỗi nước có một luật, mỗi tổ chức có một nguyên tắc. Để trị nước và để điều hành
được tổ chức thì luật và nguyên tắc phải được thực thi một cách tuyệt đối. Vì vậy
nguyên tắc 7 phải được thực thi thật nghiêm.
Tuy nhiên, nếu chỉ thị sai thì người ra chỉ thị phải liên đới gánh chịu hậu quả.
Ngoại lệ của nguyên tắc này là: Nhân viên phải có ý kiến ngay đối với chỉ thị nếu
thấy nó vi phạm pháp luật. ( Không ai được cho rằng mình không biết pháp luật).
8) Đối với PHƯƠNG CHÂM cần thảo luận dân chủ.
Phương châm dẫn đường để xây dựng kế hoạch họat động của quỹ. Mọi thành viên
có quyền cho ý kiến, bảo lưu ý kiến, và gửi thẳng ý kiến bảo lưu lên HĐQT.
Nên phát huy dân chủ trong việc bàn luận mọi công việc liên quan đến QKKTL.
9) Đối với khuyết điểm phải cầu thị sửa sai.
" Nhân vô thập toàn". Không ai là không có khuyết điểm. Người hướng thiện là phải
luôn nhìn ra được khuyết điểm này của bản thân và cầu thị sửa sai.
10) Đối với bản thân phải nghiêm khắc tu dưỡng.
Đây là nguyên tắc làm cho nhân viên tránh xa những cám dỗ của đời sống và tránh
được những sai lầm đáng tiếc.
11) Đối với "cái mới" phải nhạy bén tìm tòi.
"Cái mới" là cái chưa có trong phạm vi họat động của QKKTL. Để cũng cố và và phát
triển hoạt động của QKKTL cần phải có thêm nhiều sáng kiến (tạm gọi cái mới). Nó
có được thông qua sự tìm tòi trong hoạt động thực tiễn cũng như sự nhạy bén của
mỗi cá nhân.
12) Đối với việc khó phải xem xét, suy đoán.
Thực tế công việc thường nãy sinh nhiều vấn đề khó khăn. Mỗi cá nhân nên xem
xét, suy đoán và tìm cách giải quyết khó khăn này. Qua đó giúp cho việc trau dồi trí
lực bản thân trước khi yêu cầu sự hỗ trợ của đồng nghiệp và tập thể hoặc HĐQT.
Các nguyên tắc mở:
13) Đối với việc học phải tự giác trui rèn.
Nên hiểu: Học là cho chính bản thân ta trước, không cho ai khác.
14) Đối với lương tâm phải tự vấn mỗi tối.
Đây không phải là một nguyên tắc tôn giáo mà là một tôn chỉ sâu xa của QKKTL. Vì
QKKTL là một tổ chức có mục đích hoạt động mang tính phát triển cộng đồng và
hướng thiện nên lương tâm của những người thừa hành cũng phải được nuôi
dưỡng liên tục trong quá trình tự vấn đó.
2
MỘT SỐ THÀNH QUẢ CESR ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 10 NĂM QUA
Những ngày đầu năm 2011, một người là bạn thân của thành viên HĐQT
ở nước ngoài đã tới thăm và nói chuyện thân mật với nhân viên của
CESR; một câu hỏi được nêu ra là: có tiêu chuẩn nào để đánh giá sự
thành công của chương trình CESR đang tiến hành không? Đây là một
câu hỏi đi thẳng vào vấn đề chất lượng mà CESR đã thực hiện trong 10
năm qua. Bài viết này chỉ trả lời ngắn gọn một phần câu hỏi trên, xem như
là sự trình bày cho thành quả hoạt động của CESR trong 10 năm rồi.
Sẽ thật không chính xác nếu cho rằng sự tự lập thoát nghèo của một hộ
gia đình nào đó là hoàn toàn do CESR cho vay vốn, vì xã hội ngày càng
tiến triển, người dân được hưởng lợi ít nhiều từ sự phát triển đó, do vậy
CESR chỉ đóng góp một phần nhỏ trong sự tiến bộ về kinh tế của gia đình
này. Như vậy có thể nói rằng, CESR chưa giúp được bà con một cách
toàn diện để tự lập, và mục tiêu tự lập như tên gọi của CESR chỉ là một
sự định hướng.
Tuy nhiên, xét về mặt vô hình, ngoài những trường học, áo ấm, tiền học
bổng hoặc cứu trợ thiên tai, phụ giúp bà con bắt nước sạch hoặc giúp các
trường hợp thương tâm đặc biệt, thành quả và sự tác động của CESR tới
cộng đồng bà con nghèo có thể được hiểu như sau:
Giúp họ vượt qua cảnh ngặt nghèo bằng một khoản tiền cho vay nhỏ, như
người bác sĩ giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy kịch của bệnh tình;
Giúp bà con tự tin và có hiểu biết về thủ tục vay tín dụng để có thể mạnh
dạn làm việc với các ngân hàng, chính quyền sau khi CESR hoàn tất các
vòng vay;
Giúp họ tránh được sự kiệt quệ về kinh tế do không phải vay nặng lãi, vay
nóng tại các chủ vay ở địa phương;
Giúp bà con biết cách lên kế hoạch và tiết kiệm chi tiêu để dành tiền trả cho
chương trình định kỳ, việc này sẽ hình thành một ý thức và phản xạ tự nhiên
của người dân; giúp họ duy trì và nuôi dưỡng sự tự trọng và tín nhiệm lẫn
nhau;
Hình thành một sự liện hệ chặt chẽ giữa Chương trình và bà con, tạo đà để
hình thành nhiều cộng đồng khác cùng giúp nhau vượt qua cơn khó khăn
vươn lên một cách chính đáng và tự trọng, bản lĩnh trong cuộc sống.
10 năm là một chặng đường ngắn của đời người nhưng là một chặng dài đối
với một tổ chức trẻ mới thành lập. Nghĩ tới 10 năm sau và lâu hơn nữa CESR
mong muốn đóng góp nhiều vào sự phát triển của XH và do vậy rất mong
nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, của các cá nhân và tổ chức hảo tâm
trên khắp mọi miền đất nước và nước ngoài.
TM BĐH CESR
PVH
3
MƯỜI NĂM PHẤN ĐẤU
Hơn mười năm qua (1999-2010) hoạt động của Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập
đã đạt được nhiều kết quả như mong đợi của Nhà sáng lập, Ban Điều Hành và
những thế hệ nhân viên trẻ nhiệt tình năng động có tri thức. Những kết quả đó
không chỉ được Chính quyền thành phố Huế công nhận mà còn được sự đánh giá
cao của các tổ chức bạn bè trong nước và quốc tế có thể được khái quát như
sau: Kết quả đạt được hơn 10 năm qua trong lĩnh vực tín dụng đã góp phần thực
hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo của Đảng và Nhà nước, phù
hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người dân, tạo cơ hội cho người nghèo dễ
dàng tiếp cận với dịch vụ tài chính. Đồng thời góp thêm sức mạnh trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Với nỗ lực của Ban Điều Hành qua các thời kỳ, cùng với đội ngũ từ 5-15 nhân
viên và tình nguyện viên 100% có trình độ Đại Học, Trung Tâm đã triển khai các
hoạt động tín dụng trên 40 địa bàn phường xã toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo lập
được đội ngũ cộng tác viên với mạng lưới gần 60 thành viên là cán bộ phụ nữ,
nam giới những cá nhân lao động giỏi có trách nhiệm cao đối với gia đình, cộng
đồng và xã hội. Từ số lượng khách hàng thành viên từ 7000 lượt người (2006)
đến nay số lượng khách hàng đã vượt ngưỡng 15.000 thành viên chủ yếu là các
hộ nghèo, và cực nghèo. Thông qua hoạt động cho vay tín dụng với lãi suất ưu
đãi của mô hình trả góp giảm lãi theo gốc, Trung Tâm đã tạo điều kiện cho hơn
10.000 hộ có vốn buôn bán, sản xuất kịp theo thời vụ, có nguồn tài chính chăm lo
cho con em học hành và đặc biệt tăng thêm thu nhập cho các lao động nhàn rỗi
còn thiếu vốn khởi nghiệp.
Đối tượng khách hàng của Trung Tâm được mở rộng hơn trong năm 2010 hướng
tới các hộ buôn bán vỉa hè, đường phố, các tổ nhóm xe thồ, xích lô tại các tuyến
đường trong thành phố và tại các chợ. Mặc dù về hiệu quả kinh tế mang lại cho
nhóm đối tượng này chưa cao. Tuy nhiên, Trung Tâm đã thu hút được sự chú ý
và niềm tin đối với tất cả các đối tượng khách hàng, khẳng định vị thế và uy tín
của họ đối với toàn xã hội.
Kết quả đạt được của Trung Tâm không chỉ thể hiện qua hơn 96% chất lượng
khách hàng có biến chuyển khả quan về kinh tế mà các hộ vay tạo dựng, mà còn
thể hiện ở tỷ lệ thu hồi luôn đạt mức trên 97%. Điều này khẳng định vị thế của một
tổ chức tín dụng tín chấp luôn được đánh giá cao, phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội của một nước đang hội nhập và phù hợp với lòng dân. Mô hình cho vay
với mục tiêu giảm tỷ lệ dư nợ vay bình quân bằng không/ năm với mức vay từ
3.000.000 đến 10.000.000 tuy có phần áp lực đối với một số khách hàng trong
thời gian đầu tuy nhiên hình thành được ý thức tiết kiệm ngày càng tăng cho hầu
hết các đối tượng, tạo điều kiện cho khách hàng nhanh chóng bổ sung thêm
nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, buôn bán trong tình trạng biến động về giá
cả trong những năm gần đây.
Với những chuyển biến trong đời sống kinh tế của khách hàng có thể khẳng định
thêm một lần nữa thành tựu của Trung Tâm trong hoạt động tín dụng của mình
là tạo điều kiện cho người dân lao động có cơ hội lưa chọn những sản phẩm
dịch vụ tài chính phù hợp với điều kiện kinh tế từ đó có niềm tin vào những định
hướng công việc cho bản thân và gia đình.
Ngoài các hoạt động tín dụng, Trung Tâm còn kết hợp với các tổ chức Hội bạn
như FHF, Room To Read, Đông Tây Hội Ngộ để thực hiện các hoạt động nhân
đạo và xã hội như xây nhà mẫu giáo cho trẻ em phường An Đông, An Tây; tặng
quà Tết cho các hộ nghèo trên địa bàn, cấp học bổng cho học sinh giỏi trên địa
bàn, tặng áo ấm cho trẻ em vùng lũ, vùng ven và trẻ em trên địa bàn. Với
phương châm vì người nghèo, Trung Tâm đã phối hợp với các tổ chức nước
ngoài để thực hiện các hoạt động nhân đạo trên cả nước như nhóm COVN, các
tổ chức sinh viên Pháp thực hiện các hoạt động tín dụng tại địa phương, Tổ
chức Project và tiếp nhận các thực tập sinh người nước ngoài mong muốn được
chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực nêu trên. Lồng ghép với các
hoạt động tín dụng, Trung Tâm cũng đã phối hợp thực hiện một số dự án bảo vệ
môi trường do các Tổ chức nước ngoài tài trợ như AIT, AFHC, CITYNET và đạt
được những kết quả đáng ghi nhận góp phần nâng cao vai trò và trách nhiệm
của nữ giới trong các hoạt động chung của xã hội.
Trong thời gian tới Trung Tâm sẽ phấn đấu và nỗ lực hơn nữa trong các hoạt
động của mình nhằm tận dụng tối đa các nguồn lực để phát triển các hoạt động
tín dụng hơn nữa đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của tất cả các đối
tượng khách hàng, hướng đến mục tiêu giúp 90 % người nghèo thoát nghèo và
vươn lên trong cuộc sống.
Phương Cúc
4
CHƯƠNG TRÌNH TẶNG ÁO ẤM CHO TRẺ EM NGHÈO
Hàng năm, cứ vào gần cuối năm Âm lịch thông qua sự tài trợ kinh phí của
Nhóm DKSG 67, và sự kêu gọi thêm sự đóng góp kinh phí của các nhà hảo
tâm, Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập có triển khai Chương trình tặng áo ấm
cho trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một Chương trình
rất có ý nghĩa cho con em những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những gia
đình mà để có tiền lo cho bữa ăn hàng ngày đã khó huống gì để có tiền mua
áo quần cho con cái. Ngoài ra, Chương trình này càng có ý nghĩa hơn khi nó
được triển khai vào mùa đông và trước dịp Tết Nguyên Đán 1 tháng nên nó
không chỉ giúp sưởi ấm cho các em trong mùa đông lạnh rét mà còn giúp các
em có áo mới để mặc trong dịp Tết.
Trước đây, để có áo tặng cho trẻ em nghèo, chúng tôi thường đặt mua áo
may sẵn nên giá thành có phần cao hơn và chất lượng cũng không được tốt
lắm, nhưng trong hai năm trở lại đây chúng tôi đã tiến hành lựa chọn mẫu và
đặt may tại các cơ sở may nên giá thành rẻ hơn rất nhiều và chất lượng cũng
đảm bảo hơn, nhờ đó mà số lượng trẻ em được tặng áo ấm cũng nhiều hơn.
Năm nay, chúng tôi đã tiến hành đặt may 800 cái áo ấm và chia làm 2 đợt để
tặng cho trẻ em nghèo, những địa bàn được chúng tôi chọn để tặng là những
địa bàn nằm ngoài thành phố, vì so với trẻ em ở các địa bàn trong thành phố
thì các em ở các địa bàn nằm ngoài thành phố còn thiếu thốn hơn rất nhiều.
Về thăm các làng quê nghèo nhìn cảnh các em ăn mặc áo quần không đủ ấm
trong những ngày đông lạnh rét chúng tôi không khỏi chạnh lòng; còn ở trong
thành phố chúng tôi ưu tiên cho những lớp Mẫu giáo và một số địa bàn có số
hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao.
Để đảm bảo áo đến được tay trẻ em nghèo chúng tôi chỉ tiến hành tặng áo
ấm cho những em có mặt, còn số áo của những em không có mặt thì
chúng tôi sẽ đem về để tặng cho trẻ em những địa bàn khác, trừ một số
trường hợp đặc biệt do các em bị đau ốm, hoặc bị tàn tật không đi lại được
nên bố mẹ phải đi đến nhận thay thì sẽ được chúng tôi tặng áo ấm. Phần
lớn các em được tặng áo ấm đều có hoàn cảnh rất khó khăn, mặc dù vào
những ngày chúng tôi tiến hành tặng áo ấm rất gần với Tết và trời rất lạnh
nhưng các em vẫn ăn mặc rất phong phanh, những chiếc áo ấm mà chúng
tôi trao tặng sẽ giúp sưởi ấm cho các em trong mùa đông lạnh rét cũng như
là chiếc áo mới để các em mặc trong những ngày Tết. Chương trình tặng
áo ấm hàng năm là một chương trình rất có ý nghĩa đối với các em nghèo
nên được chính quyền địa phương, CTV và người dân đánh giá rất cao, nó
thể hiện sự quan tâm của những tấm lòng hảo tâm đối với cuộc sống của
trẻ em nghèo, nó là niềm động viên để giúp các em cố gắng vươn lên trong
cuộc sống.
Nguyễn Xuân Quý
5
Một số bài học kinh nghiệm về
thực hiện các dự án nhỏ
- Thứ nhất: cần phải huy động được lực lượng nhân viên tham gia vào
công việc và phân chia từng phần việc phù hợp năng lực của từng
người. Tất cả các nhiệm vụ cần được làm rõ và thông báo công khai
các mục tiêu hoạt động trước khi tham gia cho các nhân viên hàng
tháng, hàng quý làm sao cho mọi người thực sự coi đó là các dự án
chung.
- Thứ hai: Xây dựng nhóm chủ chốt và các nhóm chuyên đề. Chọn lọc
những người có khả năng về từng mặt, phù hợp với các hoạt động theo
mục tiêu dự án để thành lập nhóm chủ chốt. Trong nhóm chủ chốt có thể
chia ra các nhóm nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên sâu, có thể gọi
là các nhóm chuyên đề. Khi lập kế hoạch, các nhóm chuyên đề liên quan
sẽ biết trước được thời gian phải dành cho các hoạt động dự án, họ chủ
động được thời gian của họ, tránh được những “sự quá tải” nguy cơ làm
chậm kế hoạch chung.
- Thứ ba: Lập kế hoạch và cam kết thực hiện kế hoạch. Kế hoạch phải
được lập chi tiết, như vậy lãnh đạo phải được tham gia lập kế hoạch của
dự án. Kế hoạch được lập theo năm, quý và tháng phù hợp với kế hoạch
hoạt động của nhân viên. Có xem xét điều chỉnh hàng quý, tuy nhiên khi
lập kế hoạch “có sự tham gia” như thế này thì sẽ ít phải điều chỉnh kế
hoạch.
- Thứ tư: Việc thực hiện các dự án chính là quá trình học. Một trong
những việc học là làm sao “tài liệu hóa các kết quả và các báo cáo” đúng
thời gian. Các báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm cần được thực
hiện nghiêm túc. Và có thể cử một nhóm chuyên sửa và biên tập các báo
cáo sao cho đúng thời gian, đúng quy định về nội dung và hình thức. Các
báo cáo này ngoài các bản gửi đi các địa chỉ theo đúng quy định còn để
lưu lại ít nhất là một bản như là tài liệu học tập.
- Thứ năm: Chi tiêu đúng theo cam kết. Đây là những quy định về tài
chánh phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định của dự án. Nếu có
những khoản phát sinh ngoài kế hoạch có thể phải chi thêm một số tiền
đối ứng để bảo đảm kế hoạch công tác không vì những phát sinh đó mà
bị ảnh hưởng tiến độ.
- Thứ sáu: Rút kinh nghiệm, phản hồi và nhận phản hồi sau mỗi giai đoạn,
việc thành công cũng như thất bại, phản hồi từ nhiều phía, nhiều nhóm
liên quan. Làm dự án quốc tế thông thường là làm việc với nhiều nhóm:
quan chức chính phủ, địa phương, người dân, các chuyên gia, các tư vấn
nước ngoài và Việt Nam, các nhân viên dự án…Rút kinh nghiệm, góp ý
để các nhóm hoàn thiện hơn hoặc cải thiện việc làm trong thời gian sau là
rất quan trọng. Vì vậy nên xây dựng một cơ chế phản hồi 6 tháng hoặc 1
năm làm việc với tinh thần chung được thống nhất trước là các nhóm
phản hồi thật thẳng thắn, mạnh dạn, cầu thị, xây dựng…
Nguyễn Thị Khánh Linh
6
NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN KHÍCH TỰ LẬP
Trung tâm Khuyến khích Tự lập là một tổ chức phi chính phủ do 2 ông bà
người Mỹ gốc Việt đứng ra thành lập từ năm 2000, với mục đích giúp
người nghèo vượt khó bằng cách cho vay tín dụng với mức lãi suất thấp.
Cho đến nay, Trung tâm đã hoạt động được 10 năm và đã giải ngân cho
hơn 40 phường xã với hơn 15000 hộ dân được vay vốn. Không những cho
vay tín dụng mà Trung tâm thường xuyên tổ chức một số hoạt động khác
để giúp người dân, tài trợ vốn để xây dựng trường mầm non Ngự Bình
thuộc phường An Cựu, trường mầm non Xóm Hành thuộc phường An
Đông. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã phối hợp với Hội từ thiện thân hữu Huế
xây nhà sinh hoạt cộng đồng và nhà mẫu giáo tránh lũ tại thôn Lợi Nông
thuộc phường Thuỷ Châu. Hàng năm, Trung tâm đều tổ chức những đợt
phát áo ấm cho trẻ em tại các vùng xa của thành phố, tặng học bổng cho
một số trẻ em nghèo học giỏi.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thường xuyên giúp những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn như giúp gia đình cụ Phan Thế Lựu (cụ ông 80 tuổi kéo xe
ba gác để nuôi vợ) sửa nhà, bắt điện chiếu sáng… Hỗ trợ vốn cho hai mẹ
con bé Thảnh (cô bé bại liệt biết vẽ tranh bằng chân tại xã Hương Bình) để
mở quán bán hàng và chăn nuôi gà. Tặng tiền hàng tháng cho chị Tằm tại
xã Quảng Thọ (người bị mù hai mắt vì biến chứng của căn bệnh tiểu
đường) để giúp chị mua thuốc chữa bệnh. Tạo công ăn việc làm cho con
chị Tằm bằng cách giúp vốn xây chuồng và mua lợn giống. Đến thời điểm
này thì cuộc sống cụ Phan Thế Lựu đã khá ổn định. Các con của cụ không
còn đi làm ăn xa nữa mà đã trở về sống với hai cụ. Hai mẹ con bé Thảnh
đã không còn cảnh phải lo chạy ăn từng bữa vì đã có thu nhập từ việc bán
hàng, nuôi gà. Bệnh của chị Tằm tuy không thể chữa khỏi nhưng chị cũng
cảm thấy rất vui vì gia đình đã có thêm nguồn thu nhập từ việc bán lợn
giống.
Nguyễn Ích Hoàng
7
Kinh nghiệm và cảm nhận về hoạt động các tổ chức thiện nguyện tại Hàn Quốc
Tạm biệt cái lạnh đến se thắt mặc dù đang là mùa thu của Hàn Quốc, tôi trở về với cái
nóng ẩm của Việt Nam những tháng cuối năm 2010. Gần 1 năm - khoảng thời gian
cũng khá dài tuy cũng khá khó để hiểu hết về một vùng đất, nhưng quá đủ để tôi có
những ấn tượng hết sức tốt đẹp về một đất nước cách Việt Nam 5 tiếng ngồi máy bay:
Hàn Quốc. Những ấn tượng đầu tiên về xứ sở kim chi đến với tôi thông qua những bộ
phim tình cảm lãng mạn. Những chuyến công tác thực tế lần này đã mang lại nhiều
hiểu biết hơn thế về đất nước Hàn Quốc.
Đó là đất nước của những con người thân thiện. Họ đón chào tôi bằng nụ cười hiền
hoà và nhiệt thành nhất. Nụ cười thân thiện ấy đã xoá đi sự cách biệt ngôn ngữ, để
mọi người có thể hiểu nhau nhiều hơn và chia sẻ nhiều hơn. Nụ cười ấy mang đến
cho bạn cảm giác tin tưởng, sự an tâm và sự chào đón cởi mở. Bạn có thể tìm thấy
sự thân thiện trên khuôn mặt của những người bán hàng, của bác lao công, của
những thầy cô giáo... Hàn Quốc còn là đất nước của những giá trị văn hoá lâu đời, nó
thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, văn hoá giao tiếp, kiến trúc cổ, cung điện, âm nhạc
và đặc biệt là món ăn Hàn. Nó được cụ thể bằng những buổi học giao tiếp, học bài hát
cổ và tiết học cách làm món ăn Hàn... Tất cả đã giúp tôi nhận ra rằng Hàn Quốc cũng
là một đất nước rất giàu giá trị truyền thống.
Bên cạnh những giá trị truyền thống, Hàn Quốc cũng tự hào là một trong những nước
công nghiệp mới với nền kinh tế phát triển. Những toà nhà cao ốc nối tiếp, những
trung tâm thương mại và giải trí hiện đại đã phản ánh trình độ phát triển kinh tế của
thủ đô Seoul nói riêng và của Hàn Quốc nói chung. Chuyến đi thăm đài truyền hình và
toà báo kinh tế Maeil và đài truyền hình KBS cũng góp phần phản ánh Hàn Quốc
chính là trung tâm tâm giải trí lớn nhất Châu Á, bên cạnh Trung quốc và Nhật Bản.
Hàn Quốc chính là một tấm gương về sự phát triển hài hoà giữa truyền thống và hiện
đại, hội nhập mà không hoà tan mà Việt Nam rất cần học hỏi để có thể khẳng định vị
trí trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả với tôi là những hoạt động thiện nguyện của các tổ chức
ở Hàn Quốc, đặc biệt là Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc, hội Phụ nữ Hàn giúp đỡ
các cô dâu Việt lấy chồng Hàn, Đại Sứ quán Việt Nam hay một vài tổ chức khác của
Hàn Quốc...
Hoạt động thiện nguyện của Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc phải gọi là đáng kể,
với tinh thần “Pay It Forward” (Đáp đền tiếp nối), các du học sinh Việt Nam sau khi đã
nhận được sự giúp đỡ trong quá trình xin học sau đó lại chia sẻ kinh nghiệm cho
những người khác. Nhiều du học sinh còn sẵn sàng trích một phần học bổng hoặc
sinh hoạt phí hằng ngày để trợ giúp cộng đồng người Việt ở quê nhà, đặc biệt là sau
những đợt thiên tai, bão lũ, tai nạn thảm khốc. Năm 2008, du học sinh và thanh niên
Việt Nam tại Hàn Quốc đã quyên góp và gửi về nước tới 80 triệu đồng để ủng hộ bà
con chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt ở miền Bắc và miền Trung. Hay khi một số trẻ
em Việt Nam nghèo bị mắc các bệnh về tim được một tổ chức từ thiện đưa tới Seoul
phẫu thuật miễn phí, nhiều sinh viên Việt Nam ở đây đã tập hợp lại để hỗ trợ các em.
Hàng ngày, những SV này thay nhau tới bệnh viện làm phiên dịch, giúp các bác sỹ
thăm khám, hướng dẫn cho cha mẹ và các bé cách giữ gìn sức khỏe, cách sử dụng
các vật dụng trong bệnh viện. Anh Phạm Trung Thành, Nghiên cứu sinh tại ĐH
Konkuk (Seoul) cho hay, các sinh viên Việt Nam còn tới các gia đình có cô dâu Việt,
dạy tiếng Việt cho con của họ, truyền cho họ những kinh nghiệm để thích ứng, giúp đỡ
họ hòa nhập với cuộc sống mới cũng như chỉ cho họ hiểu hơn về văn hoá của Hàn
Quốc để cho họ khỏi bỡ ngỡ những lúc ban đầu.
Bên cạnh đó, Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hàn cũng là nơi đáng tin cậy để các cô dâu
Việt Nam tìm đến khi gặp bất kỳ khó khăn nào tại Hàn, Đại sứ quán đã tổ chức "Ngày
gia đình Việt-Hàn" thường niên với một chương trình hết sức phong phú, đa dạng với
sự tham gia của hầu hết các gia đình Việt-Hàn trên khắp đất nước Hàn Quốc, cộng
đồng người Việt tại Hàn Quốc đã có gần 70.000 người, trong đó 25.000 chị em phụ
nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc với quan niệm rằng trong tương lai, các cặp vợ
chồng Việt Hàn và các thế hệ con cháu của họ sẽ là những nhân tố hết sức quan
trọng thúc đẩy xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và
Hàn Quốc. Đồng thời thông qua đó cũng muốn khẳng định Đảng và Nhà nước Việt
Nam luôn luôn quan tâm và cố gắng cùng với chính quyền sở tại tạo mọi điều kiện
thuận lợi để chị em phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng
Hàn Quốc nói riêng mau chóng hòa nhập với xã hội sở tại, sớm có cuộc sống ổn định
và thuận lợi trong việc liên lạc thăm người thân ở Việt Nam. Đồng thời cũng chân
thành khuyên các cô dâu chú rể Việt-Hàn tích cực học hỏi ngôn ngữ, trao đổi về văn
hóa và phong tục tập quán của hai nước, đồng thời cần giúp đỡ, bảo ban và thông
cảm lẫn nhau nhằm chung xây tổ ấm gia đình hạnh phúc… Đặc biệt Đại Sứ Quán Việt
Nam là nơi sẵn sàng lắng nghe, khuyên bảo và can thiệp cần thiết khi bất cứ người
Việt hay cô dâu Việt đang sinh sống tại Hàn Quốc.
Không những hoạt động thiện nguyện tại Hàn Quốc mà còn có những hoạt động thiện
nguyện xuyên quốc gia, tiếp tục Chương trình “Korea Life – Hội tụ yêu thương”, Công
ty Bảo hiểm Nhân thọ Hàn Quốc (Korea Life) phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung Ương
(Hà Nội) tổ chức chương trình từ thiện với sự tham gia của 40 tình nguyện viên gồm
các nhân viên, tư vấn tài chính Korea Life và 15 sinh viên Hàn Quốc thuộc tổ chức
Junior Achievement . Các tình nguyện viên tham gia dọn dẹp, trồng cây quanh khuôn
viên sân chơi của bệnh viện, đi thăm và tặng quà cho các em đang điều trị tại Khoa
Ung bướu. Korea Life trao tặng cho Bệnh viện Nhi Trung ương một số xe lăn tay, xe
đẩy, dụng cụ y tế với tổng giá trị tài trợ chương trình khoảng 60 triệu đồng. Ngoài ra,
các tình nguyện viên còn tổ chức chương trình văn nghệ và biểu diễn múa rối nhằm
mang đến món quà tinh thần cho các em bệnh nhi, giúp các em xoa dịu phần nào nỗi
đau trong những ngày tháng điều trị tại đây. Được chính thức bắt đầu từ tháng
6/2009, Chương trình “Korea Life – Hội tụ yêu thương” đã cung cấp miễn phí hơn
16.000 bữa ăn cho các bệnh nhi nghèo tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhằm duy trì
liên tục hoạt động đầy tính nhân đạo này, Chương trình “Korea Life – Hội tụ yêu
thương” được triển khai định kỳ hằng tháng bắt đầu từ tháng 6/2010.
8
“Korea Life đã và đang tổ chức rất nhiều chương trình từ thiện ở Hàn Quốc dành cho
những người kém may mắn. Chỉ riêng trong chương trình từ thiện mang tên “Korea
Life – Hội tụ yêu thương” được triển khai từ tháng 09/2004 trên khắp đất nước Hàn
Quốc đã có đến 148 đội tình nguyện với hơn 30,000 tình nguyện viên, trong đó mỗi
tình nguyện viên dành ra tối thiểu 20 giờ làm việc mỗi năm để tham gia vào chương
trình này. Ngoài việc tham gia vào hoạt động hỗ trợ cộng đồng, các tình nguyện viên
này đã quyên góp hơn 3,3 triệu USD cho người nghèo. Tại Hàn Quốc, Korea Life liên
tục nhận được giải nhất “Giải thưởng Trách nhiệm Cộng đồng” kể từ năm 2005 đến
nay. Tiếp nối chính sách nhân đạo của Tập Đoàn, kể từ khi có mặt tại Việt Nam,
Korea Life đã dành ngân sách lớn cho các chương trình mang tính xã hội, vì cộng
đồng. Việc tài trợ lâu dài cho các hoạt động từ thiện tại các bệnh viện nhi thể hiện
mong muốn của Korea Life được cùng các bệnh viện hàng đầu của Việt Nam trong
việc chăm sóc và nuôi dưỡng những mầm non của đất nước.
Cuối cùng, một hoạt động thiện nguyện của đất nước bạn mà tôi muốn đề cấp đến
trong bài này sau gần một năm sống, học tập làm việc tại thành phố Gyeongju, cố đô
cũ của Hàn Quốc, đó là hoạt động của hội phụ nữ Hàn Quốc chuyên giúp đỡ các cô
dâu Việt, và người nhập cư. Phải nói là tôi rất ấn tượng với những gì họ đã làm cho
chúng tôi, những người Việt lần đầu xa quê hương, vẫn còn bỡ ngỡ rất nhiều trước
cuộc sống mới, trước những rào cản về văn hoá, về ngôn ngữ, về cách sống.... Ngay
ngày thứ 2 đến với đất nước bạn, tôi được người gọi là người liên lạc của tôi tại Hàn
đưa tới địa điểm, là nơi mà tôi gặp được những cô giáo tốt bụng, thân thiện, đầy nhiệt
huyết, khỏi phải nói là tôi đã tròn xoe mắt như thế nào khi gặp được các bạn Việt
Nam, những cô dâu Việt lấy chồng Hàn. Ở đây, chúng tôi được học tiếng Hàn, được
học cách nấu món ăn Hàn, cách quỳ lạy theo kiểu truyền thống của người Hàn... tất
cả những gì để một người mới muốn bắt đầu cuộc sống tại đây. Thoạt đầu, tôi cứ
nghĩ, chính phủ Hàn tài trợ một khoản chi phí để duy trì và phát triển hoạt động ở đây,
tuy nhiên hoá ra không phải như vậy, tất cả đều là hoạt động thiện nguyện, vì thế có
rất nhiều cô giáo thay phiên nhau dạy học, đặc biệt là giữ cả trẻ con cho các cô dâu
Việt học tiếng Hàn... các cô giáo còn là những chuyên gia gỡ rối vè tâm lý cho các cô
dâu Việt, là những phiên dịch viên giỏi trong các rắc rối ở cuộc sống đời thường cũng
như đời sống vợ chồng của họ.
Đặc biệt, luôn có những lời khen, lời động viên hay những món quà nhỏ đúng lúc cho
các cô dâu Việt khi họ có những thành tích nhỏ trong các giờ học cũng như giờ học
ngoại khoá... Và tất cá chi phí đó là do các cô giáo tự bỏ tiền túi của minh ra, không hề
được tài trợ một khoản chi phí nào từ chính phủ Hàn...
Đối với tôi, có thể sẽ là những kỷ niệm không bao giờ phat nhạt trong ký ức, một lần
trên đường đi học vể để ăn trưa và đến toà thị chính làm việc buổi chiều, tôi vốn thích
đi bộ, thứ nhất là tốt cho sức khoẻ, thứ 2 là nhìn ngắm cảnh vật, con người thành phố
hai bên đường, và đặc biệt là tiết kiệm tiền ^-^, vì chi phí sinh hoạt tôi được cấp không
nhiều. Đang đi, đột nhiên nghe tiếng gọi tên mình, hoá ra một cô giáo đạy tiếng Hàn
của tôi đang rối rít gọi tôi đến bên xe và muốn được chở tôi về nhà.
và cứ như thế sáng nào cô cũng đến chở tôi đi học và đưa về... Rồi, tôi vốn dễ dị
ứng với thời tiết, qua Hàn, thời tiết ôn đới, khác hẳn với Việt Nam, đặc biệt là thành
phố Huế, thế là tôi cứ bị cảm cúm suốt ngày, thậm chí 2 lần trong một tháng, mỗi
lần đau là mỗi lần tủi thân, vì cái gì mình cũng tự làm một mình, có lần khoảng
chiều tối, tôi đang nằm bẹp trên giường vì cơn sốt hành hạ, tôi nghe tiếng điện thoại
của cô giáo, hỏi là có thể lên phòng của tôi không, đây là điều rất đặc biệt của
người Hàn, họ không bao giờ lên gõ cửa phòng của người khác nếu như không
được sự đồng ý trước của chủ nhà. Tôi đã khóc như một đứa trẻ khi cô giáo tay
xách nách mang nào là cháo nấu với cà rốt, trà gừng mật ong, trái cây.. những thứ
để chống lại bệnh cảm cúm của tôi... Phải nói lúc đó, tôi chẳng biết nói gì trước tình
cảm của cô giáo, đại diện tiêu biểu cho người phụ nữ Hàn Quốc...
Còn rất nhiều rất nhiều nghĩa cử cao đẹp khác nữa mà tôi muốn đề cập trong bài
viết này để phần nào bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cũng như tình cảm dành cho cô
giáo và các người bạn Hàn của tôi vì thế tôi mong qua những dòng chữ này có thể
là lời tri ân ý nghĩa và sâu sắc nhất đến với họ, những người mà suốt cuộc đời tôi
sẽ không bao giờ quên. Và lời khuyên của tôi là nếu ai muốn có ý định du học hay
bất đầu cuộc sống mới ở Hàn Quốc thì đó là nơi hứa hẹn đầy tình người cho bạn.
Đinh Thị Thúy Hằng
KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT TIỀN CỦA CESR
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Quỹ Khuyến Khích Tự Lập (FESR), nay đổi
tên thành Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập (CESR) đã vượt qua nhiều sóng
gió để có được kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay. Dự án này ra đời xuất
phát từ việc cứu trợ bà con tỉnh Thừa Thiên Huế bị cơn Đại hồng thủy năm
1999 nhấn chìm trong bể nước, đã cướp đi hàng trăm sinh mạng toàn Miền
Trung.
Kể từ đó CESR – một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với mục đích từ thiện
đã không ngừng mang lại nhiều lợi ích cho người dân nghèo Tỉnh Thừa
Thiên Huế: cho vay tín dụng, xây dựng trường mẫu giáo, cấp học bổng, xây
nhà chống lũ cộng đồng, tặng quà cho các hoàn cảnh thương tâm, phát quà
Tết, cứu trợ bảo lụt, tặng áo ấm trẻ em nghèo, các dự án cải thiện môi
trường, và nhiều hoạt động khác. Bên cạnh đó, Ban Điều Hành cùng nhân
viên CESR trong quá trình hoạt động, đã đúc rút nhiều kinh nghiệm, không
ngừng cải thiện hệ thống, và nâng cấp chất lượng hoạt động; đặc biệt là
“Kinh nghiệm về quản lý chống thất thoát tiền của CESR” ngày càng được
quán triệt chặt chẽ: như gửi tiền ngân hàng không còn gửi ở thủ quỹ nhiều
như trước đây, cân đối tiền thu hồi và giải ngân hàng ngày để rút tiền ở ngân
hàng giải ngân hợp lý, mua sắm trang thiết bị và văn phòng phẩm được tiết
kiệm. Những thành quả đạt được của CESR cho đến ngày hôm nay cũng
phần nào nói lên nỗ lực đó.
Tuy nhiên, để CESR có một tương lai hoạt động tốt hơn và đạt hiệu quả cao
hơn nữa, tôi xin bổ sung thêm những ý kiến về chống thất thoát tiền như
sau:
- Hiện nay, máy photo đã quá cũ kĩ, khi photo giấy bị kẹt và bị đen rất nhiều,
phải loại thải rất nhiều giấy, đặc biệt là vào mùa mưa ẩm. Vấn đề này nó ảnh
hưởng đến kế hoạch chủ động và tiến độ làm hồ sơ của nhân viên rất nhiều.
Nên có những sửa chữa, thay đổi lớn để photo giấy không bị đen, loại bỏ
nhiều giấy như hiện nay. Theo thông tin từ anh sửa máy photo: máy chạy
hơi chậm nhưng khá tốt, photo giấy rất đẹp, nếu thay những bộ phận cần
thiết chi phí khoảng 3-4 triệu đồng thì không bị đen và kẹt giấy nhiều nữa.
- Về máy tính, có khoảng 3 máy đã quá cũ, và cũng hết khấu hao. Ba máy
này đã được sửa chữa rất nhiều lần, nhưng vẫn lại bị hỏng sau khi vừa sửa
xong. Việc sửa 3 máy tính này tốn khá nhiều chi phí. Cần thanh lý những
máy tính cũ này. Chỉ thanh lý CPU vì màn hình còn hoạt động tốt.
9
- Công tác giải ngân, thu hồi và tiền gửi ngân hàng được quản lý rất tốt. Tuy
nhiên, có một số địa bàn giải ngân có trả lại. Dó đó, theo báo cáo của Kế toán
và Thủ quỹ thì không khớp với số liệu kế hoạch ban đầu để rút tiền giải ngân.
Khắc phục điều này chỉ đơn giản là người lập kế hoạch chuyển đến Thủ quỹ
Bảng kế hoạch giải ngân để đối chiếu trước khi chuyển số liệu giải ngân đến
Kế toán.
- Về sửa chữa máy tính: mỗi khi nhân viên Công ty sửa máy, phải có giấy xác
nhận số tiền của nhân viên TTKKTL và chuyển giấy đó đến Thủ quỹ, có thể
thanh toán lúc đó, hoặc đợi đến cuối tháng thanh toán một lần. Cần có sự
giám sát mỗi khi sữa máy tính máy photo, hay lúc thay mực.
- Tăng cường đốc thúc thu hồi nợ quá hạn. Gọi điện đốc thúc Cộng tác viên
thu hồi, để tiến hành thu kịp thời và kết hợp giải ngân để tiết kiệm được thời
gian, sức lực và tiền bạc.
- Cần tăng cường quản lý và giám sát tất cả các nguồn tiền vào ra có nội dung
rõ ràng….
Hồ Sơn
10
Tình hình quản lý số liệu qua các thời kỳ.
Bài học kinh nghiệm
Tình hình quản lý số liệu qua các thời kỳ của TTKKTL - Huế:
Trong những năm qua, việc quản lý số liệu vẫn là vấn đề khá khó khăn của
Trung tâm, do có nhiều xáo trộn như thay đổi địa bàn, thay đổi phần mềm quản
lý dữ liệu, lỗi do vius phá hoại, ... dẫn đến việc cập nhật chưa thật sự thống nhất
và đầy đủ. Tuy nhiên, sau một thời gian dài Trung tâm đã tích hợp các phần
mềm đó lại từ năm 1999-2009 để đưa ra phiên bản phần mềm mới trong năm
2010, đó là một thành quả của việc tổng hợp, đúc kết những hợp lý qua các thời
kỳ mà các phiên bản kia chưa thực hiện được. Có thể dẫn chứng cụ thể để đánh
giá như sau:
+ Từ năm 1999 đến năm 2004 Trung tâm đã sử dụng phần mềm Access 2000
để lưu trữ dữ liệu do anh Thanh Long viết ra.
Ưu điểm: phần mềm dễ sử dụng.
Nhược điểm: do nó là một file nên khi có nhiều người sử dụng truy cập cập nhật
vào file Access gây ra máy chậm, việc thống kê vẫn còn khó khăn.
+ Từ năm 2005 đến năm 2007: phần mềm quản lý Trung tâm sử dụng bằng
ngôn ngữ SQL Server 2000 do nhóm phần mềm Đại học Khoa học - Huế thực
hiện.
Ưu điểm: phần mềm cập nhật dễ dàng.
Nhược điểm: thường xuyên lỗi từ máy chủ khi nhiều người sử dụng truy cập
vào, tính hiệu quả chưa cao...
+ 2008 - 2009: việc quản lý dữ liệu người vay do các nhóm nhân viên tự quản lý
trong khi chờ phần mềm mới hoàn thiện hơn.
+ 2010 - nay: phần mềm TTKKTL được viết bằng ngôn ngữ C++ do nhóm phần
mềm của Đại Học Huế thực hiện.
Ưu điểm: phần mềm cho thấy việc cập nhật, in ấn dễ dàng; thống kê theo yêu
cầu rõ ràng, quản lý theo Chứng minh nhân dân tốt.
Nhược điểm: chỉ quản lý được dữ liệu người vay, chưa hổ trợ được cho nghiệp
vụ kế toán Trung tâm.
Bài học kinh nghiệm: Việc đưa phần mềm vào sử dụng tạo điều kiện thuận
lợi trong công tác quản lý số liệu và người vay của nhân viên đồng thời qua
đó cũng thống kê dữ liệu theo yêu cầu từ người quản lý Trung tâm.
Qua quá trình xử lý - cập nhật - quản lý số liệu người vay, nhân viên càng
ngày càng nâng cao về phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tính hiệu quả
được thực hiện đến mức cao nhất, đồng thời nhà quản lý cũng nắm bắt
được các công việc mà nhân viên mình đang làm một cách nhanh nhất để
đưa ra các biện pháp xử lý trong các tình huống xấu (nợ quá hạn, nợ chây lì,
đánh giá hiệu quả cho vay từng vùng, ...)
Quốc Huy
11
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG MẪU GIÁO
NHÀ CỘNG ĐỒNG TẠI LỢI NÔNG
Nhằm giúp đỡ cho người dân nghèo vùng thấp trũng
tại khu phố Lợi Nông – phường Thủy Châu – tỉnh Thừa Thiên Huế có
được nơi trú ngụ vào mùa mưa lũ, để đảm bảo sức khỏe và ổn định
cuộc sống sau mùa mưa bão. Và đồng thời nhằm tạo điều kiện học tập
tốt cho con em địa phương trong vùng, Trung Tâm Khuyến Khích Tự
Lập phối hợp cùng tổ chức FHF (Friend of Hue Foundation) và UBND
phường Thủy Châu tiến hành xây dựng trường mẫu giáo, nhà cộng
đồng, nhà tránh lũ tại phường. Những việc làm cụ thể trên không thể
không kể đến sự đóng góp quỹ đất của hai gia đình bên cạnh. Công
trình được xây dựng không chỉ thể hiện tinh thần tương thân, tương ái,
giúp đỡ người nghèo cùng tiến bộ mà còn thể hiện tính nhân văn cao
cả của TTKKTL. Công trình hiện nay đã được đưa vào sử dụng cho
nhiều mục đích: dạy học cho con em trong phường, nơi hội họp cho bà
con trong khu phố, tránh lũ cho người dân ... Song song với hoạt động
xây dựng công trình, TTKKTL cũng đã tiến hành tặng đàn Organ cho
các em nhằm tạo điều kiện học tập thật tốt để phục vụ đất nước trong
tương lai.
Duy Tùng
12
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN BẮT NUỚC
Tại xã Niêm Phò- Quảng Thọ:
Với sự hỗ trợ 80% của nhà tài trợ và 20 % của người dân về việc lắp đặt
nước sạch sinh hoạt cho 16 hộ dân và một nhà cộng đồng tại thôn Niêm Phò
thuộc xã Quãng Thọ là một sự quan tâm rất lớn của nhà tài trợ đối với nhhững hộ
nghèo thuộc xã này. Tuy việc đấu nối nước sach vào nhà dân được sự hỗ trợ gần
như hoàn toàn của nhà tài trợ nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, ví như phải cắt
tuyến đường giao thông mới có thể đấu nối nước sạch vào nhà dân được. Lúc thi
công lắp đặt thì đúng vào lúc thời tiết Huế vào dịp mưa lũ nên cũng gây nhiều khó
khăn cho công việc thi công. Mặc dù đã được nhà tài trợ đồng ý hỗ trợ 80% kinh
phí để lắp đặt nước sạch cho những hộ này nhưng do phải tiến hành thu tiền đóng
góp của dân, làm việc với Nhà máy nước để họ lên kế hoạch cho việc lắp đặt
nước vì do thời tiết ở Huế trong tháng 10 liên tục có mưa to và lũ lụt, trong khi xã
Quảng Thọ lại thuộc vũng thấp trũng nên vào mùa mưa lũ các tuyến đường để đi
về xã này thường bị ngập chìm trong nước lũ nên việc bắt nước sạch cho các dân
và nhà sinh hoạt cộng đồng có sự chậm trể so với dự kiến. Tuy không gặp điều
kiện thuận lợi nhưng để giúp người dân nghèo nhanh chóng có nguồn nước sạch
để sử dụng nên khi nước lũ bắt đầu rút xuống Trung Tâm đã yêu cầu phía Nhà
máy nước nhanh chóng tiến hành lắp đặt nước cho những hộ này. Mặc dù Nhà
máy nước đã đưa nước sạch về Làng Niêm Phò cũng đã khá lâu rồi và rất nhiều
người dân đã bắt nước sạch để sử dụng nhưng đối với những hộ dân nghèo này
thì để có tiền bắt nước sạch là một việc quá khó khăn đối với họ, nếu không có sự
hỗ trợ 80% chi phí lắp đặt nước sạch của nhà tài trợ thì không biết đến khi nào
những hộ này mới có tiền lắp đặt nước sạch để sử dụng. Nước sạch đến với
những hộ dân này là một niềm vui rất lớn đối với họ nói riêng và toàn xã Quảng
Thọ nói chung. Đại diện người dân được bắt nước sạch và đại diện UBND xã đã
gởi lời cảm ơn đến các nhà thiện nguyện giúp đỡ cho bà con nghèo có nước
sạch.
Tại Xóm Cồn - Thuỷ Phương:
Trước năm 1975 người dân ở đây đã di tản khỏi vùng này, sau 1975 người dân
quay về lại chốn cũ, Thôn 4 Xóm Cồn hiện nay là một trong nhũng thôn dân cư
đầu tiên được hình thành từ những ngày đầu giải phóng. Khi đó, vùng này còn
nhiều bom mìn do chiến tranh để lại, đất đai khô cằn, đời sống kinh tế rất khó
khăn vì thu nhập của người dân từ nông nghiệp là rất thấp. Họ phải làm đủ nghề,
thậm chí cả làm công việc lao động phổ thông ở thành phố Huế để duy trì cuộc
sống. Trước đây người dân lấy nước tù khe nhỏ gần thôn nước khe sạch và trong
theo ý kiến của người dân, nhưng do tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh nên
nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm. Người dan ở đây lại đào một cái giếng để
lấy nước sinh hoạt, nhưng UBND tỉnh đã cho xây một bãi tập trung rác thải gần đó
và giếng lại gần khu nghĩa địa nên nguồn nước này cũng bị ô nhiễm như nguồn
nước ở khe.
Nhận thấy tình hình thực tế trên, Trung Tâm đã bàn với chính quyền địa
phương và người dân tại thôn 4 xóm Cồn để đưa nước sạch vào để sử dụng.
Tuyến ống chính nằm cách khu dân cư khoảng 2000m và do kinh phí hạn hẹp
nên người dân không thể bắt nước vào khu mình sinh sống được. Trung tâm
đã khảo sát ý kiến của người dân trong khu dân cư này và được biết nếu tuyến
ống vào được trung tâm thì mỗi người dân sẽ tự bỏ kinh phí và sức lao động
để đấu nối vào nhà mình. Qua các buổi họp với UBND cũng như người dân tại
địa bàn này Trung tâm đã thống nhất đưa tuyến ống vào trung tâm thôn. Người
dân rất vui mừng khi nước vào thôn, họ và UBND đã gởi lời cảm ơn chân thành
đến các nhà thiện nguyện cũng như Trung Tâm đã giúp đỡ cho người dân ở
đây có nước sạch mà bấy lâu nay họ hằng ao ước.
Đức Nhân
MỘT SỐ KHÓ KHĂN CỦA THU HỒI NỢ CHÂY LỲ,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Qua mười năm hoạt động, TTKKTL đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đã triển
khai hoạt động ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh, được nhiều người dân biết đến với
công tác hỗ trợ vốn vay cho người dân nhằm giúp người dân dần dần tự lập. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn xảy ra tình trạng nợ ở nhiều địa bàn khiến cho tỷ lệ thu
hồi chưa đạt mức kế hoạch. Sau đây xin được nêu ra một số khó khăn và giải pháp
trong công tác thu hồi nợ tại địa bàn:
I. Những nguyên nhân và khó khăn trong công tác thu hồi nợ tại địa bàn:
Nguyên nhân đầu tiên và điều gây khó khăn nhất cho công tác thu hồi là người vay
hay gia đình người vay gặp rủi ro trong kinh doanh. Trong cơ chế thị trường đầy
cạnh tranh hiện nay, việc buôn bán đòi hỏi nhiều kỹ năng của người chủ trong đó
“khởi sự tại nhân, thành sự tại thiên” cũng là một yếu tố quan trọng. Việc gặp rủi ro
khiến người vay trở nên nghèo túng, chán nản và dẫn đến tình trạng chây lỳ đối với
các khoản nợ do khách quan và chủ quan. Việc gặp rủi ro trong cuộc sống như gia
đình có người thân đau ốm, mất, vợ chồng ly dị, …cũng là nguyên nhân khiến cho
tinh thần người vay suy sụp, buồn bã, không còn tinh thần làm ăn và không có khả
năng trả nợ. Có khá nhiều trường hợp do các nguyên nhân trên đã bỏ nhà ra đi làm
ăn xứ khác và phía Chương trình cũng như Cộng tác viên không nắm rõ địa chỉ để
có thể liên lạc và thu hồi nợ.
Trong các đối tượng cho vay của Chương trình, xuất hiện rải rác ở các Tổ tương trợ
hoặc tập trung tại một Tổ tương trợ các cán bộ Ủy ban phường xã, hoặc chính bản
thân họ đứng tên hoặc người thân trong nhà đứng tên. Rất nhiều người vay này
thường tỏ ra ỷ lại, thiếu trách nhiệm với nguồn vốn vay, không trả nợ đúng hạn hoặc
chây lỳ. Đây là một thói quen xấu xảy ra ở nhiều địa bàn và Cộng tác viên thường là
người tiếp tay do tính cả nể, trả đậy và che giấu nợ giúp nhằm mục đích khác.
Theo quy định của Chương trình, Cộng tác viên là người làm việc tại Ủy ban nhằm
giúp Ủy ban quản lý số vốn vay. Do Cộng tác viên thường là người kiêm nhiệm nhiều
việc nên thời gian dành cho hoạt động của Chương trình không nhiều. Đối với nhiều
Cộng tác viên làm việc tại văn phòng, việc quản lý vốn vay khá khó khăn do phải
thường xuyên túc trực tại văn phòng giải quyết công việc, mối liên hệ với gia đình
người vay không nhiều. Điều này khiến cho việc quản lý vốn không tốt, không hiệu
quả.
Thông thường ở những địa bàn có Cộng tác viên thâm niên, quản lý nhiều loại vốn
và có vị trí quan trọng tại Ủy ban thường làm tốt công tác quản lý vốn. Trong khi đó,
những Cộng tác viên trẻ, thiếu kinh nghiệm thường cả nể trong thu hồi. Điều này
khiến cho tính ỷ lại lây lan nhiều trong người vay và cán bộ Ủy ban có vay vốn. Và
tình trạng dồn nhiều tháng khiến cho người vay mất khả năng trả nợ.
Việc luân chuyển Cộng tác viên đột xuất sang công việc mới, Cộng tác viên được cử
đi học, Cộng tác viên nghỉ sinh,… khiến cho việc quản lý vốn bị trễ nãi, gián đoạn và
hoạt động không hiệu quả.
Trong giai đoạn xảy ra nợ lây lan ở nhiều hộ, một số Cộng tác viên thường không
nhiệt tình, thiếu trách nhiệm đã để nợ dồn qua nhiều tháng, trốn tránh việc đốc thúc
13
nợ và hệ quả là Chương trình ngưng giải ngân ở những địa bàn xảy ra nợ. Một tình
trạng khá nổi trội xảy ra tại một số địa bàn là Cộng tác viên xâm tiêu, cố tình kéo dài
tình trạng nợ, che đậy bằng cách nộp tiền qua tháng. Đây là một nguyên nhân nguy
hiểm nhất đối với hoạt động của Chương trình, ảnh hưởng đến uy tín Ủy ban và uy tín
của Chương trình.
Một khó khăn hiện nay ở một số phường xã có nợ là Ủy ban phường không giúp đỡ
khi lập kế hoạch thu hồi nợ, đốc thúc người vay trả nợ, đặc biệt đối với những người
vay là cán bộ Ủy ban.
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ bên ngoài còn có một số nguyên nhân từ phía
Chương trình. Việc giải quyết nợ chậm trễ cũng góp phần làm xáo trộn số liệu nợ,
người vay càng có thái độ chây lỳ, dồn nợ đến mức không có khả năng trả trong thời
gian ngắn.
Cách tổ chức các Tổ tương trợ (TTT) tại địa bàn ban đầu cũng quan trọng trong hoạt
động thu hồi vốn. Nhiều nơi tổ chức các TTT lộn xộn, người vay không sống tập trung,
chèn người của Ủy ban vào Tổ tương trợ , tổ trưởng chỉ nắm một phần TTT và Cộng
tác viên nắm một phần người vay khiến cho việc quản lý lộn xộn, phức tạp gây khó
khăn cho hoạt động thu hồi.
II. Một số giải pháp giúp quản lý vốn hiệu quả, giảm tình trạng nợ tại địa bàn:
Chọn Cộng tác viên (CTV) có kinh nghiệm trong công việc tín dụng, hơi lớn tuổi và có
uy tín tại phường xã thì càng tốt.
Hướng dẫn Cộng tác viên nên có sổ theo dõi chung và cập nhật đầy đủ thường xuyên.
Nên thiết lập sổ một cách khoa học nhằm giúp CTV dễ dàng cập nhật tránh sai sót.
Hướng dẫn CTV cách thành lập TTT thống nhất theo tổ dân phố và có sự quản lý của
Tổ trưởng sống ngay tại đó. Tránh tình trạng người vay sống lộn xộn khó quản lý hay
tình trạng có cán bộ địa phương chen vào dẫn đến nhiều người thu, dễ gây sai sót.
Đề cao vai trò Tổ trưởng (TT), yêu cầu chặt chẽ TT phải thu hồi và nộp lại cho Cộng
tác viên, tránh tình trạng CTV phải đi thu hồi từng người. Sự không nhất quán trong
quản lý sẽ làm nặng thêm trách nhiệm CTV dễ gây nhầm lẫn trong thu hồi và tâm lý
chán nản ở CTV. CTV nên thông báo ngay tình trạng nợ ngay tháng đầu tiên để tìm
biện pháp chấn chỉnh kịp thời, tránh để kéo dài khiến người vay không có khả năng
trả.
CTV tuyệt đối không được “đậy giúp” để chạy theo phong trào. Việc này càng làm khó
cho nhân viên tín dụng trong quản lý nợ đồng thời khó giải quyết khi tình trạng nợ kéo
dài. Do là loại vốn tín chấp thông qua Ủy ban phường xã, vì vậy nên đề cao vai trò
quản lý vốn của phường xã, đồng thời có liên hệ thường xuyên nhằm nhắc nhở và
giúp họ quản lý vốn vay hiệu quả.
Nhân viên tín dụng không thể đánh giá tình trạng kinh doanh thông qua khảo sát một
cách hiệu quả vì vậy cần nâng cao vai trò quản lý của Ủy ban, của CTV.
Trường hợp cán bộ Ủy ban muốn vay nên thành lập TTT riêng biệt và quản lý chặt,
tránh tình trạng ỷ lại dễ đến chây lỳ. Phía CTV cũng nên quản lý chặt chẽ trường hợp
này...
Anh Đào
14
KINH NGHIỆM VỀ THU HỒI NỢ CHÂY LÌ CỦA NGƯỜI DÂN
Thực sự mà nói những gì mà TTKKTL đã đạt được trong những năm vừa qua
là tâm huyết, là cố gắng của tất cả mọi người, các vị Ủy viên, của tất cả nhân
viên tín dụng và đặc biệt là tấm lòng nhân ái của gia đình ông, bà chủ tịch
Phùng Liên Đoàn. Mặc dù ở phương xa nhưng ông và gia đình ông luôn luôn
hướng về Tổ quốc với tình yêu quê hương xứ sở với tấm lòng khắc khoải và
trăn trở trước cái nghèo của người dân. Là một nhân viên tín dụng, trước hết
cũng cần phải có cái tâm biết thương yêu và quan tâm đến người nghèo, làm
việc với người dân cũng xem họ như một thành viên trong gia đình.
Qua nhiều năm làm việc tại cộng đồng, dân cư rất đa dạng, chín người mười
ý. Nhưng điều quan trọng nhất của một nhân viên là phải có trách nhiệm với
công việc, tận tâm với người dân và có tấm lòng với những người không may
mắn trong cuộc sống. Tôi nghĩ nếu đạt được những tiêu chuẩn nhỏ, tự bản
thân mình đề ra thì trong công việc thu hồi số nợ chây lì chẳng mấy vất vả.
Ngoài ra còn tùy vào hoàn cảnh của từng thành viên và công việc của họ nữa.
Vì thế sau đây tôi có một số ý kiến trong vấn đề thu hồi nợ đọng tại địa bàn
phường/xã.
- Muốn thu hồi nợ thành công thì chúng ta phải lập ra ban thu hồi và xử lý nợ
tồn đọng, mời lãnh đạo, Cộng tác viên (CTV) trên địa bàn tham gia. Ban thu
hồi và xử lý nợ tồn đọng của phường/xã có trách nhiệm tổng hợp danh sách
các hộ tham gia vay, trong đó phân loại các khoản nợ, đối tượng nợ, nguồn
gốc nợ, số tiền . Công khai các khoản nợ và danh sách các hộ còn nợ tại địa
bàn phường/xã triển khai thực hiện để CTV và các thành viên có điều kiện so
sánh và đối chiếu.
- Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng thực hiện theo hướng:
+Xóa nợ đối với các khoản nợ của các chủ nợ đã chết, mất tích nhưng không
có người thừa kế.
+ Tìm hiểu tình hình và hoàn cảnh gia đình để quyết định việc khoanh nợ,
giãn nợ hoặc xóa nợ đối với các gia đình thuộc khó khăn, gia đình thuộc diện
nghèo, những người rời bỏ quê hương để đến nơi khác làm ăn sinh sống,
những gia đình đã tham gia vay vốn nhưng giờ đây đã gặp những hoàn cảnh
quá khó khăn không có khả năng trả nợ và nhất là các gia đình bị thiệt hại về
người và nhà ở chính trong đợt bão lụt lớn.
+ Những hộ có số tiền nợ của Chương trình còn nhiều, hiện họ có điều kiện
và khả năng trả nợ đã được nhân viên tín dụng đến vận động trả nợ nhiều lần.
Nhưng họ vẫn cố tình chây lì không chịu trả các khoản nợ cho Chương trình
thì chúng ta phải cương quyết làm đầy đủ hồ sơ, trình tự thủ tục và trình lên
các cấp lãnh đạo để giải quyết.
- Các địa phương có các thành viên nợ tùy theo điều kiện của mình để xác
định thời gian thu nợ tồn đọng thuận lợi nhất (tránh lúc giáp hạt, mùa mưa,
bão, thiên tai, ngày lễ, Tết, ..) để triển khai thực hiện.
- Trong quá trình triển khai thu hồi và xử lý nợ tồn đọng phải thường xuyên
thông báo công khai về những hộ đã thực hiện tốt việc trả nợ và những hộ
chưa trả các khoản nợ cho Tổng Giám Đốc Trung tâm. Sau khi hoàn thành
từng đợt v iệc thu hồi và xử lý nợ tồn đọng phải tiến hành tổng kết để rút
kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân triển khai
thực hiện tốt việc thu hồi và xử lý nợ tồn đọng đối với những hộ gương mẫu
trả các khoản nợ cho Trung tâm trong thời gian nhanh nhất.
- Công tác thu hồi nợ tồn đọng tại các địa bàn phương/xã là một công việc
rất khó khăn, phức tạp do đó nhân viên Trung tâm phải đồng sức, hợp tâm
để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
-Trong quá trình triển khai thực hiện, nhân viên tín dụng thường xuyên báo
cáo về việc thu hồi và xử lý công nợ cho Tổng giám đốc để kịp thời theo dõi
và tìm hướng giải quyết.
Phan Thị Thùy Dương
15
KINH NGHIỆM VIẾT DỰ ÁN XIN TÀI TRỢ
DỰ ÁN TRỒNG CÂY
Trong suốt 10 năm qua, CESR đã và đang hoạt động kết hợp trên các lĩnh
vực chính như tín dụng vi mô, phát triển cộng đồng và là đồng đối tác của
các nhà tài trợ AFHC, CITYNET…Là thành viên chính thức của CITYNET,
CESR cam kết thực hiện sứ mệnh vì sự phát triển của cộng đồng hướng
đến nâng cao điều kiện sống và chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo
trên các địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong năm nay, CESR đã bắt tay
vào việc tiến hành viết các dự án nhỏ khác từ những đối tác chính mà đặc
biệt là với CITYNET, trong đó có dự án Trồng cây tại trường Mẫu Giáo Tổ
11 phường Phú Bình. Trường học chỉ là một nhà cộng đồng được xem như
là một lớp học cho học sinh học tập. Với điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng
còn quá nghèo nàn, lớp học chỉ có 22 cháu, trong đó chỉ có một giáo viên
dạy một ngày hai buổi. Đồng thời sân chơi cho các cháu chỉ là một khoảng
đất nhỏ chưa đầy 10 m2. Với mục tiêu đem lại cho các em khoảng không
gian xanh, đem bóng mát để các em chơi đùa dưới ánh nắng chói chang, oi
bức của mùa hè. Ngoài ra, dự án còn giúp cung cấp cho các em kiến thức
về trồng cây xanh và tầm quan trọng của cây xanh trong cuộc sống của
chúng ta. Đồng thời nâng cao kiến thức của các em, giáo viên và phụ huynh
về bảo vệ môi trường. Qua một thời gian học hỏi kinh nghiệm của các anh
chị đồng nghiệp về cách thức viết dự án xin tài trợ, tôi đã học hỏi được khá
nhiều kinh nghiệm từ các bước tiến hành để hình thành nên một dự án hoàn
chỉnh.
Qua đó, tôi cũng xin đưa ra một số ý kiến góp ý cho việc lên kế hoạch thực
hiện dự án như sau:
Dự án phải thuyết phục và thu hút sự chú ý của các nhà tài trợ.
Bố cục phải rõ ràng.
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, thông dụng và tránh dùng những cụm từ quá
dài.
Ngân sách hợp lý, phù hợp với tiêu chí của nhà tài trợ tiềm năng.
Mục tiêu của dự án liên quan đến nhiệm vụ của nhà tài trợ.
Đội ngũ cán bộ có khả năng triển khai công việc.
Cần có sự sắp xếp thời gian hợp lý để cho nhân viên có thể kịp thời giải quyết
các công việc khác, tập trung cao độ trong khâu viết dự án đề nghị xin tài trợ.
Cần tập hợp nhân lực chuyên tâm cho một dự án để có thể đạt tính hiệu quả
cao, không nên tập trung cho một nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện. Bởi vì
thực hiện dự án là một quá trình dài không phải một sớm một chiều để có thể
thực hiện được mà phải cần có sự phối hợp của một tập thể làm dự án.
Huỳnh Thị Ngọc Thủy
CẢM NHẬN SAU QUÁ TRÌNH
LÀM VIỆC 6 THÁNG TẠI TRUNG TÂM
Thời gian trôi nhanh thật. Mới những ngày đầu bước chân vào Trung tâm,
mọi thứ đều xa lạ với bản thân tôi từ những gương mặt của các anh chị
đồng nghiệp đến công việc. Lúc đó, tôi cảm giác mình thật quá lạc lỏng
giữa một tập thể lớn như vậy. Tôi luôn lo lắng liệu mình có thể làm tốt công
việc mà mình sắp phải đảm nhận hay không khi mình chưa hề có một chút
kinh nghiệm nào. Nhưng đến hôm nay, sau 6 tháng cùng làm việc, cùng
tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí với mọi người thì tôi không còn cái
cảm giác lạc lỏng và lo lắng nhiều như những ngày đầu nữa. Bởi các anh
chị tại Trung tâm rất thân thiện, vui vẻ và nhiệt tình. Các anh chị rất nhiệt
tình bày vẽ cho tôi trong công việc Tín dụng cũng như kinh nghiệm làm việc
với tập thể, với cộng đồng.
Vì vậy, trong thời gian qua tôi cũng đã dường như nắm được các hoạt
động của Trung tâm về hoạt động Tín dụng như cách làm hồ sơ cho vay,
tính tiền hay cách giải ngân....cũng như tôn chỉ hoạt động của Trung tâm.
Tôi hiểu và biết được nhiều điều như vậy cũng là nhờ sự chỉ dẫn tận tình
của các anh chị trong Trung tâm, luôn tạo điều kiện để cho tôi học hỏi và
thực hành thông qua làm hồ sơ giúp các anh chị, cùng các anh chị đi đến
các địa bàn để giải ngân... Nhờ đó tôi cũng học hỏi được một số kinh
nghiệm hữu ích để sau này khi trở thành nhân viên chính thức của Trung
tâm thì sẽ hoàn thành tốt các công việc được giao.
Hơn nữa, tôi cũng thật may mắn khi mới vào đã được Ban Điều Hành giao
nhiệm vụ đảm nhận công việc cho vay “Tiết kiệm đường phố”. Qua đó, tôi
có điều kiện tiếp xúc với người dân nhiều hơn, để từ đó rèn luyện cho mình
kỹ năng giao tiếp tốt với mọi người, mạnh dạn hơn trước đám đông để sau
này phục vụ công việc tốt hơn.
16
Thời gian 6 tháng không phải là dài để cho tôi có thể đóng góp công sức của
mình vào sự phát triễn của Trung tâm. Hơn nữa, đây cũng chỉ là thời gian để
tôi tập làm quen với tất cả các công việc. Vì vậy sự đóng góp của tôi cho
hoạt động của Trung tâm vẫn rất còn hạn chế cả về mặt chủ quan lẫn khách
quan.
Để cho hoạt động của mình có ích đối với sự phát triễn bền vững của hoạt
động Trung tâm, tôi xin hứa sẽ cố gắng hơn nữa trong các công việc được
giao và sẽ không ngừng học hỏi các anh chị đi trước, để có thể xứng đáng là
thành viên chính thức của Trung tâm trong tương lai một cách sớm nhất.
Phan Thị Mến
17
LỜI CẢM NHẬN CỦA SINH VIÊN
MỚI RA TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN
Là một sinh viên mới ra trường, tôi vẫn còn rất ngỡ ngàng với nhiều thứ,
vẫn còn nhiều dự định suy tính sẽ làm trong tương lai. Một trong những dự
định của tôi là tôi sẽ làm một việc gì đó có ích cho cộng đồng xã hội mà
nhất là những người nghèo bằng sức lực nhỏ bé của mình.
Tôi nghĩ rằng Trung Tâm Khuyến Khích Tự Lập là nơi tôi có thể đạt được
dự định đầu tiên của tôi. Vì ở đây đối tượng hoạt động mà Trung Tâm
hướng đến là người nghèo. Hoạt động chủ yếu của Trung Tâm giúp người
nghèo có vốn làm ăn để họ tự lập ổn định cuộc sống của mình, và thực
hiện các hoạt động phát triển cộng đồng nhằm bổ sung những kiến thức,
vật chất cần thiết cho dân nghèo. Đó là những hoạt động đầy ý nghĩa.
Trong thời gian là tình nguyện viên tại Trung Tâm, tôi đã được tham gia các
hoạt động thực tế tại cộng đồng ở những nơi xung quanh thành phố Huế và
có những nơi rất xa thành phố mà tôi chưa lần nào đến. Nhờ những lần
tham gia này mà tôi được tiếp xúc gần gũi với người nghèo, để hiểu hơn
cuộc sống của họ.Tôi đã chứng kiến tận mắt những người nghèo có hoàn
cảnh thật thương tâm rất cần sự quan tâm của xã hội. Đôi khi chỉ cần một ít
sự ủng hộ, giúp đỡ của chúng ta về vật chất hay tinh thần cũng góp một
phần động lực giúp họ sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn.
Cũng chính trong thời gian này, tôi có được cảm giác mà trước đây tôi
chưa từng có. Đó là cảm giác được giúp đỡ tiếp xúc với người nghèo, cảm
giác có thể đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Họ là những
người rất xa lạ với tôi, mà trước đây tôi chưa từng biết mặt. Những điều đó
tác động rất nhiều đến cuộc sống và suy nghĩ của tôi, tôi chợt nhận ra rằng
tôi vẫn còn hạnh phúc hơn nhiều so với những người khác, điều mà lâu
nay tôi ít khi nghĩ đến. Tôi cũng cảm thấy hạnh phúc khi làm cho người
khác hạnh phúc. Tại đây, tôi đã học được rất nhiều điều không có trong bài
giảng ở trường nhưng lại rất có ích cho cuộc sống của mình và hình như
tôi đã được kết nối mình với cộng đồng xã hội.
Tôi nhận thấy rằng mỗi người không thể giải quyết hết các vấn đề của
cộng đồng xã hội, nhưng những gì bản thân mỗi người làm có thể góp
phần làm cho xã hội tốt hơn.
Tôi mong rằng không chỉ riêng tôi hay toàn thể nhân viên và Ban điều
hành Trung Tâm khuyến Khích Tự Lập hướng đến người nghèo mà tất cả
mọi người hãy cùng nhau quan tâm hướng đến người nghèo. Để giúp xã
hội chúng ta nói chung và toàn bộ người dân Huế nói riêng ai cũng được
hưởng cuộc sống ấm no hạnh phúc, không còn những người phải chịu
cảnh khó khăn, nghèo khổ nữa.
Trên đây là những dòng suy nghĩ của tôi về hoạt động tình nguyện tại
Trung Tâm, đó là những suy nghĩ rất thực xuất phát từ cảm nhận của tôi.
Trong thời gian tiếp theo hoạt động tại Trung Tâm, tôi sẽ cố gắng nỗ lực
hết mình cùng với các anh chị đồng nghiệp trong Trung Tâm hoàn thành
tốt công việc được giao.
Trần Thiên Tú Như
18
Trung tâm Khuyến khích Tự lập Huế (CESR) được thành lập và hoạt động đã
tròn 10 năm.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách và thất bại tạm thời, hoạt động chung
10 năm qua của Trung tâm Khuyến khích Tự lập đã có những kết quả khả
quan, được cộng đồng người dân, địa phương và quốc tế công nhận.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tập thể nhân viên TTKKTL trân trọng
tri ân:
Gia đình ông bà Phùng Liên Đoàn đã đóng góp tài sản gia đình để thành lập
TT và liên tục hỗ trợ TT về mọi mặt cho đến thời điểm này;
Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Huế (trước đây là Ban Đối Ngoại) đã đóng vai
trò đối tác được ủy quyền của UBNDTP Huế với chương trình từ buổi đầu
thành lập;
Các thành viên Hội đồng quản trị là người địa phương đã đóng vai trò tư vấn
từ ngày thành lập TTKKTL đến nay; đặc biệt tới ông Nguyễn Nhiên và Thầy
Châu Trọng Ngô;
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế đã nhiệt thành giúp đỡ và
ủng hộ TTKKTL triển khai tất cả các hoạt động ở địa phương;
Cộng tác viên cùng lãnh đạo của hơn 40 địa bàn đã tiếp nhận chương trình
của TTKKTL;
Các thành viên FHF, Our1world, Project VN… của Liên hội VA-NGO và các
hội Đông Tây Hội Ngộ, Phòng Đọc Sách, CoVN, Tủ sách Giải Trí SGN, nhóm
DKSN67, Nhà máy rượu Sake Nhật Bản (Hue Foods Company) đã phối hợp
cùng chúng tôi thực hiện các dự án cộng đồng…
Các cựu nhân viên của TTKKTL nay mặc dù đã chuyển công tác nhưng vẫn
âm thầm ủng hộ các hoạt động của TT; trong đó chúng tôi ghi nhận sự đóng
góp mang tính chất nền tảng của anh Lê Văn Thanh Long và chị Nguyễn
Hồng Hoa Tranh là Giám đốc đầu tiên và thứ hai của TTKKL;
Thay mặt đội ngũ nhân viên TTKKTL
Phan Văn Hải
LỜI TRI ÂN
MỤC LỤC
- Các Qui Tắc Ứng Xử
- Một số thành quả mà CESR đã đạt được trong 10 năm - Văn Hải
- Các thành quả về chương trình cho vay Tín Dụng - Phương Cúc
- Hoạt động phát áo ấm: Xuân Quý
- Kinh nghiệm phối hợp CIC trong các dự án Môi trường - Khánh Linh
- Hoạt động giúp thương tâm (Bé Thảnh - Cụ Lựu Chị Tằm) - Ích Hoàng
- Kinh nghiệm và cảm nhận về hoạt động các tổ chức thiện nguyện
tại Hàn Quốc - Thúy Hằng
- Kinh nghiệm về quản lý chống thất thoát tiền của CESR - Hồ Sơn
Tình hình quản lý số liệu qua các thời kỳ (Thanh Long - Hoa Tranh Hiện nay tại -Trung Tâm). Bài học kinh
nghiệm - Quốc Huy
- Hoạt động xây 2 trường Mẫu giáo và Nhà Cộng Đồng Lợi
Nông - Duy Tùng
- Hoạt động hỗ trợ người dân bắt nước (Niêm Phò,
Xóm Cồn) - Đức Nhân
01
02
03
04
05
06
07
09
10
11
12
- Một số khó khăn của thu hồi nợ chây lì, nguyên nhân và giải
pháp - Anh Đào
13
- Kinh nghiệm về thu hòi nợ chây lì của người dân - Thùy Dương
14
- Kinh nghiệm viết dự án xin tài trợ nhở về Trồng Cây - Ngọc Thủy
15
- Cảm nhận 6 tháng là nhân viên Cộng tác của CESR - Phan Thị Mến
16
- Cảm nhận với tư cách Sinh viên mới ra trường hoạt động tình nguyện tại
CESR - Tú Như.
17
- Lời tri ân
18
Nhân dịp năm mới 2011, cũng là bắt đầu
của thập niên mới, kính chúc Quý vị và tổ
chức cùng gia quyến Sức Khỏe, An khang,
Thịnh Vượng; luôn đồng hành với chúng tôi
trên chặng đường hoạt động từ thiện.
TTKKTL HUẾ