file đính kèm - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Download Report

Transcript file đính kèm - Đại học Nông lâm Thái Nguyên

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Bệnh truyền nhiễm
Tên chuyên đề: Bệnh cúm gia cầm và biện pháp
phòng trị
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Quang
Học viên
: Nguyễn Thị Mai Trang
Chu Bá Trung
Giới thiệu chung về bệnh cúm gia
cầm
Bệnh cúm ở gia cầm (Avian Influenza) thường gọi
là bệnh cúm gia cầm hoặc bệnh cúm gà, là một bệnh
truyền nhiễm gây ra bởi vi rút cúm typ A thuộc họ
Orthomyxoviridae. Bệnh thường xảy ra nặng ở gà, vịt,
lợn, một số động vật có vú khác và có thể lây sang
người. Biểu hiện của bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và
đường hô hấp.
Trước đây, bệnh này còn được gọi là bệnh dịch tả
gà (fowl plague) nhưng từ Hội nghị quốc tế lần thứ nhất
về bệnh cúm gia cầm tại Beltsville, Mỹ năm 1981 đã
thay thế tên này bằng tên Bệnh cúm truyền nhiễm cao ở
gia cầm (HPAI – Highly Pathogennic Avian Influenza).
Bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (HPAI) là một
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lây lan rất
nhanh, với tỷ lệ chết cao trong đàn gia cầm nhiễm bệnh.
Lịch sử bệnh
Bệnh xảy ra lần đầu tiên ở ý năm 1878
Bệnh cúm gà xảy ra nhanh, lây lan mạnh xong đa
số trường hợp bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt
nên rất khó chẩn đoán.
Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn bởi chúng gây
chết rất cao, giảm sản lượng trứng, thịt, tăng chi phí
thức ăn, các chi phí khác trong việc kiểm soát giết mổ
và ngăn chặn dịch.
Nguyên nhân gây bệnh
Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza
virus, thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza virus
type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid.
Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên bề mặt là
kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kháng nguyên H
có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng
nguyên N có 9 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến
N9.
Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký hiệu của
subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó.
Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng
Kông năm 1997, H7N7 gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm
2003. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh
là H5N1
Cách truyền lây
Thời gian ủ bệnh ngắn chỉ vài giờ đến vài ngày.
Lây bệnh chủ yếu qua đường hô hấp, tiếp xúc trực
tiếp, hoặc lây bệnh từ nguồn thức ăn, nước uống….
Bệnh không truyền dọc từ gia cầm mẹ qua phôi
trứng và sang con
Đặc điểm dịch tễ học
Gà ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm bệnh
cúm. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể gà nó phát triển
và đào thải ra ngoài qua phân, nước mũi và miệng. Nó
tồn tại khá lâu trong phân gà từ 30-35 ngày ở 40oC và 7
ngày ở 200oC. Trong thức ăn, nước uống virus tồn tại
hàng tuần. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm. Gà lây nhiễm
tự nhiên qua đường tiếp xúc trực tiếp: ăn phải thức ăn,
nước uống bị ô nhiễm.
Bệnh lây nhiễm nhân tạo bằng đường truyền qua
não gây bệnh cho động vật có vú, chuột bạch, chuột
cống, chó, mèo, vượn...
Đặc điểm dịch tễ rất giống bệnh Niucatxơn
Một số điểm khác biệt sau:
+ Lây lan chậm hơn vì virus dễ bị tiêu diệt ở
môi trờng axít, khó lây lan qua đường tiêu hoá, hô hấp,
dễ bị tiêu diệt bởi tác động ngoại cảnh.
+ Bệnh xẩy ra theo mùa vụ.
Triệu trứng bệnh
Bệnh có 2 thể:
Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất hiện
triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng.
Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh.
Ở nước ta đã xác định chủng virus gây bệnh là
H5N1. Chủng này thường gây thể bệnh rất nặng trên gia
cầm, các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên
đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus
xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng các hệ thống
kể trên.
Triệu trứng lâm sàng
- Thời gian nung bệnh từ 1-2 ngày (ít khi 3-5 ngày)
- Thể trên cấp tính (hay gặp) xảy ra từ vài giờ đến 24 giờ.
- Thể cấp tính là 1-4 ngày, thể này thường hay gặp.
- Thể dới cấp tính (ít gặp) là 7 ngày.
- Biểu hiện triệu chứng lâm sàng phụ thuộc rất nhiều yếu
tố như: độc lực, số lượng virus, tuổi gà, giới tính và các
yếu tố môi trường khác. Nhiều trường hợp gà bị dịch cúm
nhưng không có dấu hiệu lâm sàng, song có nhiều trường
hợp dịch nổ ra dữ dội với các triệu chứng điển hình về
đường hô hấp, tiêu hoá và thần kinh.
- Biểu hiện hô hấp: thở dốc, lắc đầu,chảy nước
mũi, nước mắt
- Mí mắt viêm sưng, mặt phù nề và đầu sưng to.
- Triệu chứng tiêu hoá: bỏ ăn, ỉa phân loãng mầu
xanh trắng, lây lan nhanh, năng suất trứng giảm.
- Triệu chứng thần kinh: Gà đi lại không bình
thường, chuyệch choạng, run rẩy, mệt mỏi, nằm li bì
hoặc tụm lại với nhau.
Bệnh tích đại thể
- Phù nề dạng keo nhầy ở tế bào kết mạc dưới
da. Viêm mũi từ thể cata đến mủ và bị casein hoá gây
tịt mũi, thối mí mắt.
- Chất nhầy có lẫn máu xoang kết mạc và viêm
phúc mạc từ cata đến fibrin và nhiều khi trứng non bị
vỡ gây viêm dính các cơ quan nội tạng.
- Buồng trứng bị viêm xuất huyết, trứng non dập
vỡ, viêm ống dẫn trứng.
- Túi khí dày lên và có nhiều fibrin bám dính.
- Dạ dầy tuyến: xuất huyết điểm cụm lại từng đám
tròn ở đầu vào và đầu ra, nhưng không bị hoại tử hình
cúc áo ở dạ dầy tuyến và ruột như ở Niucatxơn
Một số hình ảnh minh họa
Gà trong ổ dịch
Mổ khám tại ổ dịch
Đầu sưng,mặt phù,mí mắt sưng, mào tích tím tái
Miệng, mũi, hậu môn chảy nhiều dịch nhớt
Xuất huyết dưới da chân
Xuất huyết mỡ nội tạng, khí quản xuất huyết
Xuất huyết các cơ quan nội tạng
Vịt mắc bệnh, chảy nước mắt nước mũi
Thành phần hóa học của vi rút
ARN của vi rút cúm chiếm 0,8 – 1,1%; Protein
(chủ yếu là glycoprotein): 70-75%; lipid (lipid tập trung
ở màng vi rút): 20-24% và 5-8% hydrocacbon.
Sức đề kháng của vi rút
Vi rút cúm gia cầm tương đối nhạy cảm với các tác
nhân vật lý, hoá học dễ dàng bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao,
ở 56- 60oC chỉ trong vòng vài phút là vi rút đã mất độc
tính.
Điểm đẳng điện của vi rút tương ứng với pH = 5,3;
ở khu vực axit, độc tính của vi rút giảm nhanh hơn khu
vực kiềm.
Cấu trúc vi rút cúm gia cầm
Hình
thái virus cúm gia cầm
Hình
thái virus cúm gia cầm
Ở nhiệt độ thấp, vi rút vẫn có thể tồn tại trong
phân ít nhất là 3 tháng. Trong nước, vi rút có thể sống
tới 4 ngày ở nhiệt độ 30oC và trên 30 ngày ở nhiệt độ
0oC, vô hạn định ở nơi nguyên liệu bị đông lạnh. Trong
phủ tạng gia cầm, vi rút tồn tại từ 24 – 39 ngày, ánh
sáng chiếu trực tiếp vi rút sống được 40 giờ còn chiếu
bình thường thì sống được 15 ngày.
Phòng bệnh
- Phòng bệnh Cúm gia cầm mang tính chất quốc
gia được OEI, WHO khuyến cáo bao gốm 2 phương
pháp;
- Phòng bệnh bằng an toàn sinh hoc.
- Phòng bằng tiêm vắc xin
Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin
- Ở VN đang áp dụng tiêm phòng đại trà vắc xin vô
hoạt H5N1 và H5N2 có nguồn gốc từ TQ và H.Lan.
- Tiêm lần đầu cho gia cầm vào 14 ngày tuổi và 30
ngày tuổi. Sau đó tiêm nhắc lại lần 2.
Điều trị
- Bệnh cúm gia cầm không điều trị mà tiêu hủy tận
gốc.
- Tuy nhiên bện Cúm gia cầm không phải lúc nào
cũng do H5N1 gây nên. Do đó Beard.G.O, Wester.C.V
(1970) đã dùng Admatidin và Rimantadin để điều trị và
đã cứu được 50- 60% gà bệnh ( thành phần cơ bản của
2 loại thuốc trên là Taminflu).
- Hiện nay dùng Taminflu điều trị Cúm thể HPAI
trên toàn thế giới.