Tiểu đường thai kỳ

Download Report

Transcript Tiểu đường thai kỳ

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ
Điều trị đương đại
Amy Cowan
CNC Diabetes
Casey Hospital
Tiêu đề
 Tiểu đường thai kỳ
 Chẩn đoán
 Ảnh hưởng mẹ và con
 Điều trị
 Sanh đẻ
 Chăm sóc hậu sản
Tiểu đường thai kỳ
 Bất dung nạp đường trong thai kỳ có nhiều mức độ
khác nhau
 Ảnh hưởng 3 – 8% thai kỳ
 Tỷ lệ cao 15 – 20% ở vài nhóm dân tộc
 Kích thích tố nhau thai gây ra tình trạng “đề kháng
insulin”
Đề kháng insulin là gì ?
 Giảm hấp thu đường từ cơ
 Rối loạn sự phóng thích đường từ gan vào máu
 Kích thích tố thai kỳ làm tăng sự đề kháng insulin
Thay đổi kích thích tố trong thai kỳ
 Oestrogene: cao nhất khi bắt đầu thai kỳ, gây giảm
sản suất insulin, giảm phóng thích đường từ gan
 Progesterone: tăng sản xuất insulin và tăng đề kháng
insulin
 Human Placental Lactogen: tăng cao nhất vào cuối
thai kỳ = tăng đề kháng insulin và giảm sản xuất
insulin
Yếu tố nguy cơ của Tiểu đường thai kỳ
 Đường niệu
 Thai phụ trên 30 tuổi
 Béo phì
 Tiền sử gia đình có tiểu đường
 Tiền sử bản thân có tiểu đường thai kỳ.
 Những nhóm dân tộc có nguy cơ cao nhất: Việt Nam,
Trung Quốc, Samoan, Afgaan, Maori, Abriginae, Ấn
Độ.
Chẩn đoán
 Xét nghiệm chuyển hóa Glucose lúc thai 24 – 28
tuần
 Xét nghiệm sàng lọc GCT – không nhịn đói – uống
75g, thử đường 1giờ sau uống
 Nếu >8 mmol, tiến hành làm xét nghiệm GTT
 Xét nghiệm GTT 75g: thử đường huyết đói, 1giờ
& 2 giờ sau uống
 Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ : nếu đường huyết
lúc đói > 5,5 mmol hoặc 2 giờ sau > 8 mmol
(ADIPS) hoặc >7,9 mmol theo Southern Health.
Tầm soát
 Chưa có sự đồng thuận toàn cầu về việc tầm soát
 Tổ chức ADIPS khuyến cáo nên làm GCT cho tất cả
phụ nữ
 Những thai phụ có nguy cơ cao nên được tầm soát một
cách dứt khoát
Khám Bác Sĩ Chuyên Khoa
 Tất cả những trường hợp ĐTĐ thai kỳ nên được những
nhà nội tiết đánh giá khi Glycemie >7 mmol trong 3
lần mà không rõ lý do.
 Bắt đầu liệu pháp insulin?
Ảnh hưởng trên mẹ
 An toàn / hỗ trợ
 Khám lâm sàng đều đặn
 Tư vấn, giáo dục với chuyên gia tiểu đường và
dinh dưỡng
 Tăng nguy cơ mổ sanh 40 – 60%
 CTG mỗi tuần trong 4 tuần cuối thai kỳ
 Siêu âm lúc 34 tuần tầm soát thai to và đa ối: 18%
thai kỳ
 Huyết áp cao xảy ra khoảng 10 – 20% thai kỳ
Ảnh hưởng trên thai
 Thai to (nguy cơ kẹt vai) - 40% bé có cân nặng > bách





phân vị 90
Vàng da
Suy hô hấp
Hạ Canxi huyết
Hạ đường huyết
Nguy cơ về cân nặng khi lớn/trưởng thành = nguy cơ
tiểu đường type II.
Điều trị
 Giáo dục: ăn uống theo chế độ, tập thể dục
 Tự theo dõi đường huyết: thử 2 giờ sau ăn x 3 lần/
ngày
 Đường huyết mục tiêu <7 mmol
 25% cần điều trị insulin
 Metformin có thể dùng trong tương lai
Liều điều trị insulin ?
 Thường sử dụng insulin 2 lần/ ngày
 Liều insulin sáng:
 2/3 tổng liều trong ngày
 Novomix 30
 Liều insulin chiều:
 1/3 tổng liều trong ngày
 Một vài nơi dùng BD Protophane hoặc Basal Bolus
Khi nào chấm dứt thai kỳ?
 Nếu không ghi nhận thai to và đường trong máu ổn
định: lúc thai 40 tuần
 Nếu đường huyết không ổn định và thai to: 38 tuần
Cách sanh
 Nếu cân nặng bé > 4250g có thể chỉ định mổ sanh
 Đề phòng nguy cơ kẹt vai
 Ngừng insulin lúc sanh
 Thử đường huyết cho bé sau sanh, bất thường khi
đường huyết bé <2,5 mmol
 Kiểm tra đường huyết mẹ trong 02 ngày
Theo dõi trong thời gian chuyển dạ
 Nếu không dùng insulin, thử đường huyết mỗi 04 giờ
trong 24 giờ; báo bác sĩ khi > 7mmol
 Nếu dùng Insulin liều thấp (<20đv/ngày): có lẽ không
cần insulin
 Nếu dùng liều cao hơn: có thể dùng insulin và truyền
glucose
Chăm sóc hậu sản
 Lập lại GTT 06 tuần sau sanh
 02% sẽ mắc tiểu đường type II
 10% sẽ mắc IGT (bất dung nạp đường)
 GTT mỗi 2 năm để tầm soát tiểu đường type II / bất
dung nạp đường
 50% nguy cơ tiểu đường type II trong 10-15năm
 50% nguy cơ tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai sau
Theo dõi
 Tổng soát sau sanh bởi các chuyên gia tiểu đường để
giảm nguy cơ và ngăn ngừa tiểu đường type II
 Các nghiên cứu cho thấy các biện pháp can thiệp có
thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển tiểu đường
type II
 Mẹ và bé trong nhóm mục tiêu
Dinh dưỡng và thai kỳ
 Việc tổng soát bởi các chuyên gia dinh dưỡng cũng
là một phần quan trọng chăm sóc thai sản
 Cần chú ý khẩu phần ăn protein, sắt, canxi và acid
folic trong chế độ ăn
 04 bữa ăn thực phẩm từ sữa mỗi ngày
 Tổng năng lượng đưa vào cũng quan trọng (không
được ăn gấp 02 lần)
Đường nhân tạo
 Một vài loại đường không thích hợp trong thai kỳ
 Sản phẩm chứa saccharin (954) và (952): không phù
hợp
 Aspartame - NutraSweet (951) sura lose splenda (955)
Acesulphane (950) có thể dùng trong thai kỳ.
Tập thể dục
 Tập thể dục đều đặn đem lại lợi ích rất lớn
 Không tập quá sức trong thai kỳ
 Đi bộ
 Bơi lội
 Cố gắng hoạt động thể lực 10 – 15 phút, 2-3 lần trong
ngày trong suốt thai kỳ