Biểu đồ nhân quả

Download Report

Transcript Biểu đồ nhân quả

 ĐKT
Công cụ chất lượng
Biểu đồ nhân quả
Cause-effect diagram
1
 ĐKT
Đào tạo Biểu đồ nhân quả
• Tổng quan
• Các bước thực hiện Biểu
đồ nhân quả
• Vẽ Biểu đồ nhân quả
• Phương pháp tìm nguyên
nhân của một vấn đề
• 4 nguyên tắc phát huy trí
não
• Tránh cho vấn đề lặp lại
2
 ĐKT
Tổng quan
•
•
•
•
•
Biểu đồ nhân quả là gì ?
Lịch sử của Biểu đồ nhân quả
Tác dụng của Biểu đồ nhân quả
Sử dụng Biểu đồ nhân quả
Các điểm cần chú ý khi sử dụng Biểu đồ nhân
quả
• Biểu đồ nhân quả - Xác định nguyên nhân của
một vấn đề
• Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
5M + E
3
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả là gì ?
• Một công cụ để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ
giữa một vấn đề / kết quả (Ví dụ sự biến động của một
đặc trưng chất lượng) với các nguyên nhân tiềm tàng
có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên
nhân phụ để trình bày giống như một xương cá.
• Một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân
gây biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công
khai nêu ý kiến, có thể dùng trong nhiều tình huống
khác nhau.
• Một trong 7 công cụ thống kê thông dụng.
4
 ĐKT
Lịch sử của Biểu đồ nhân quả
• Biểu đồ nhân quả hoặc biểu đồ xương cá (vì
có hình dạng xương cá), được Kaoru
Ishikawa (nên còn có tên là biểu đồ Ishikawa)
sử dụng đầu tiên trong thập niên 1950 tại
Nhật Bản.
5
 ĐKT
Tác dụng của Biểu đồ nhân quả
• Là một công cụ biểu thị mối quan hệ giữa đặc tính
chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến đặc tính
đó. Liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả,
đặc biệt là những nguyên nhân làm quá trình quản
trị biến động vượt ra ngoài giới hạn quy định trong
tiêu chuẩn hoặc quy trình.
• Tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề từ
triệu chứng, nguyên nhân tới giải pháp. Định rõ
những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự
công việc cần xử lý nhằm duy trì sự ổn định của
quá trình, cải tiến quá trình.
6
 ĐKT
Tác dụng của Biểu đồ nhân quả
• Cung cấp một phương pháp giúp xác định và tổ
chức một cách có hệ thống các nguyên nhân
(phân chia thành các nhóm) có thể gây ra một vấn
đề chất lượng. Dựa vào đó để chuẩn bị các biện
pháp cải tiến, lập ra một kế hoạch hành động
nhằm khắc phục, phòng ngừa các nguyên nhân
gây ra vấn đề chất lượng.
• Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn
luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.
• Nâng cao sự hiểu biết tư duy logic và sự gắn bó
giữa các thành viên.
7
 ĐKT
Sử dụng Biểu đồ nhân quả
Sử dụng biểu đồ nhân quả để
• Phát huy trí tuệ tập thể.
• Ứng dụng trong cải tiến và thực tiễn (Giải quyết
vấn đề)
• Đánh giá trình độ hiểu biết (Do vấn đề nào ?)
• Thường xuyên cải tiến và bổ sung (Cần cải tiến
phần nào ? – Cần thêm phần nào ?)
8
 ĐKT
Sử dụng Biểu đồ nhân quả
Biểu đồ nhân quả rất có hiệu quả trong những trường
hợp dưới đây:
 Để biết được các nguyên nhân xảy ra khuyết tật. Là
công cụ hữu hiệu sắp xếp mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả, phát hiện ra các nguyên nhân thực để
phân tích và phân loại xem vấn đề tồn tại ở đâu. Đồng
thời nó có hiệu quả trong việc diễn dải các yếu tố thực
nghiệm.
 Để chuẩn bị các biện pháp cải tiến. Nó có hiệu quả
trong việc phân loại hiệu quả của các biện pháp làm
giảm ảnh hưởng của các nhân tố đã được xác định.
9
 ĐKT
Các điểm cần chú ý khi sử dụng
Biểu đồ nhân quả
1)
2)
3)
4)
5)
6)
Vẽ các ý kiến thu thập được từ nhiều người
Phải biểu diễn các đặc tính một cách cụ thể
Thu thập tất cả các yếu tố
Thu thập các dữ liệu
Xem xét nghiên cứu theo thời gian
Phát hiện các yếu tố tác động ảnh hưởng
10
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Xác định
nguyên nhân của một vấn đề
Thông thường một vấn đề hoặc một kết quả sẽ do
nhiều nguyên nhân khác nhau tạo ra. Nhưng nhìn
chung, các nguyên nhân có thể được tập hợp chủ
yếu ở 6 nhóm (5M + E):
• Men (nhân sự)
• Material (nguyên vật liệu)
• Machine (thiết bị)
• Method (phương pháp)
• Measurement (đo lường, chuẩn mực)
• Enviroment (môi trường)
11
 ĐKT
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm 5M + E
Con người
(Men)
Chất lượng
Phương pháp
tổ chức
quản lý
(Methods)
12
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Các bước thực
hiện
1. Lập nhóm để cùng động não
2. Xác định rõ vấn đề hoặc kết quả cần đạt được.
Viết vấn đề trong một cái khung với một mũi tên
nằm ngang hướng về bên phải.
3. Lập biểu đồ nhân quả bằng động não xác định
các nguyên nhân:
- Xác định các nguyên nhân chính (cấp 1) có thể
gây ra vấn đề như 5M + E.
Đặt những nguyên nhân ở 2 bên mũi tên nằm
ngang của vấn đề và nối liền chúng với mũi tên đó
bằng những mũi tên nghiêng.
13
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Các bước thực
hiện (tiếp)
- Xác định các nguyên nhân phụ (nguyên nhân
nhánh - cấp 2) quanh nguyên nhân chính.
Đặt những nguyên nhân ở 2 bên mũi tên nghiêng
và nối lền chúng với mũi tên đó bằng mũi tên nằm
ngang.
- Phát triển sơ đồ ở các cấp nguyên nhân. Xác định
các nguyên nhân cấp 3 xung quanh nguyên nhân
cấp 2 ...
Thực hiện tiếp tục như giai đoạn nguyên nhân phụ
ở trên.
14
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Các bước thực
hiện (tiếp)
4. Điều chỉnh các yếu tố và xác minh, lựa chọn các
nguyên nhân chủ yếu có khả năng nhất gây ra
vấn đề (kết quả) cần giải quyết bằng cách sử
dụng dữ liệu cũ hoặc bằng cách đồng thuận
nhóm
5. Kiểm chứng nguyên nhân bằng cách thu thập dữ
liệu
6. Lập kế hoạch hành động. Đối với từng nguyên
nhân cần xác định biện pháp gì cần phải thực
hiện, do ai thực hiện và thực hiện trong thời gian
bao lâu.
15
 ĐKT
Vẽ biểu đồ nhân quả
Nguyên nhân cấp 1
Nguyên nhân 5
Nguyên nhân 3
Nguyên nhân 1
Vấn đề
Nguyên nhân cấp 2
Nguyên nhân 4
Nguyên nhân 2
Nguyên nhân cấp 3
16
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Phương pháp
tìm nguyên nhân của một vấn đề
Các phương pháp hữu dụng (các công cụ hỗ trợ cho việc
sử dụng biểu đồ nhân quả một cách hiệu quả) để xác
định được đầy đủ các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề:
• Phương pháp phát triển ý tưởng – Brainstorming
• Phương pháp 5M + E
• Phương pháp 5 tại sao WWWWH (đặt câu hỏi):
- Who – Ai
- What – Việc gì
- Where – Ở đâu
- When – Khi nào
- How – Tại sao
17
 ĐKT
4 nguyên tắc phát huy trí não
Phát huy trí não phải theo 4 nguyên tắc sau:
- Không phê phán chỉ trích ý kiến của người khác
- Viết ra càng nhiều ý kiến càng tốt
- Hoan nghênh các ý kiến của người tự do và không
cùng sở thích
- Bố trí, sắp xếp và sửa chữa các ý kiến khác
18
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Tránh cho vấn
đề lặp lại
Để tránh cho vấn đề không đặt ra nữa thì chúng ta
phải có một chương trình học tập để rút kinh nghiệm
và tuyên truyền.
• Niêm yết biểu đồ nhân quả ở những nơi nghiên
cứu thiết kế và sản xuất để gợi cho mọi người vài
ý kiến khử những nguyên nhân đó
• Viết đầy đủ và phổ biến tới các CNV liên quan
những báo cáo tình trạng và thực hiện giải quyết
các vấn đề được đề cập theo quy định của hệ
thống quản lý chất lượng
19
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Ví dụ 1
Nhân sự
Tay nghề
kém
Không có kế
hoạch thay thế
Nguyên vật liệu
Thiết bị
Vật liệu kém
Thiết bị kém
Sức khỏe bị chất lượng
Nhà cung ứng chính xác
Thiếu đồ gá
ảnh hưởng Nhập vật liệu
kém CL
Hệ thống điện
không đủ tải
Chuẩn mực
chậm
Không vệ sinh
thiết bị
SP kém
chất lượng
Nguồn điện
không ổn định
Không cập nhật
bản vẽ
Phương pháp
20
 ĐKT
Biểu đồ nhân quả - Ví dụ 2
Nguyên vật liệu
Phôi bị
chai cứng
Lỗ khoan
bị rộng
Thiết bị
Trục máy
bị dơ, đảo
Bàn máy bị kẹt
Kích thước
tarô không đúng
Không thực hiện
theo hướng dẫn
CN, kiểm tra
Nhân sự
Tay nghề
kém
Không có gá
định phôi
Chất lượng
lỗ ren M4
Không bôi trơn
Phương pháp
21
 ĐKT
Tóm tắt
• Công cụ tập thể cải tiến chất lượng liệt kê và
phân tích các mối liên hệ nhân quả.
• Phân loại hiệu quả các biện pháp làm giảm
ảnh hưởng của các nhân tố đã được xác
định.
• Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn
luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.
22
 ĐKT
Tài liệu tham khảo
• Đạt chất lượng bằng các phương pháp và công cụ
nào ? – Business edge 2005
• Tài liệu đào tạo Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật
thống kê – Trung tâm năng suất Việt Nam (VPC)
2001
• Bảy công cụ quản lý chất lượng – NXB Trẻ 2002
• Kỹ thuật quản lý chất lượng cơ bản – NXB Lao
động - Xã hội 2006
• Giáo trình Quản lý chất lượng – Khoa Quản lý kinh
doanh Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội
2008
23