1.2 Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật

Download Report

Transcript 1.2 Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật

BÀI 4
VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI TRONG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
• 1. Khái quát về hoạt động xây dựng
pháp luật
• 1.1 Khái niệm xây dựng pháp luật
• 1.2 Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp
luật
• 1.3 Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật
1.1 Khái niệm xây dựng pháp luật
Xây dựng pháp luật nếu hiểu theo nghĩa
hẹp chỉ bao gồm hoạt động ban hành pháp
luật của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Còn nếu hiểu theo nghĩa rộng thì
bao gồm tất cả các hoạt động (của Nhà
nước và xã hội) có liên quan đến việc ban
hành pháp luật. Trong đó bao hàm các hoạt
động lập hiến, lập pháp và lập quy, sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ các quy định pháp luật, các
văn bản pháp luật
1.2 Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Chủ thể
quan trọng nhất, giữ vai trò cơ bản trong việc ban
hành cũng như hoàn thiện pháp luật.
- Các bộ phận dân cư trong XH thông qua hoạt
động đóng góp ý kiến vào dự thảo luật.
- Các chuyên gia pháp lý: Giữ vai trò gián tiếp
thông qua các công trình nghiên cứu liên quan
đến hoạt động lập pháp.
- Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục, tổ
chức xã hội, … thông qua hoạt động chuyên môn
phù hợp với chức năng.
- Một số chủ thể khác có thể tham gia thông qua
cơ chế đấu thầu.
1.3 Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật
- Đề xuất yêu cầu ban hành một văn bản
pháp luật mới hoặc sửa đổi một văn bản
pháp luật hiện hành;
- Soạn thảo dự thảo văn bản pháp luật;
- Thảo luận và thông qua dự thảo văn bản
pháp luật;
- Công bố văn bản pháp luật mới ban hành.
Quy trình này có thể thay đổi tùy vào loại
văn bản pháp luật và cơ quan ban hành
văn bản pháp luật.
• 2. Vai trò của khía cạnh xã hội đối với
hoạt động xây dựng pháp luật
• 2.1 Các khía cạnh xã hội của hoạt động
trước và trong khi xây dựng pháp luật
• 2.2 Các khía cạnh xã hội của hoạt động
xây dựng pháp luật sau khi pháp luật được
ban hành và có hiệu lực thực thi
• 2.3 Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động xây dựng pháp luật
• 2.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật
ở nước ta hiện nay
• 2.1 Các khía cạnh xã hội của hoạt động trước và
trong khi xây dựng pháp luật
• - Nắm bắt nhu cầu điều chỉnh pháp luật của các
quan hệ xã hội thông qua các khía cạnh XH;
• - Lựa chọn giải pháp tối ưu nhất khi xây dựng kế
hoạch ban hành VBPL hoặc sửa đổi, bổ sung
VBPL. Ví dụ: Ban hành NĐ hoặc PL hoặc Bộ luật
(Trên cơ sở các thông tin về văn hóa, lối sống,
phong tục, …).
• - Lựa chọn giải pháp tối ưu khi xây dựng từng
quy phạm pháp luật cụ thể;
• - Điều chỉnh quy định của pháp luật theo sự biến
đổi của xã hội.
• 2.2 Các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng
pháp luật sau khi pháp luật được ban hành và có
hiệu lực thực thi
• - Chọn thời điểm áp dụng văn bản pháp luật thích
hợp;
• - Chọn kênh phổ biến và áp dụng phù hợp (phụ
thuộc vào ý thức pháp luật, trình độ nhận thức,
các chuẩn mực pháp lý, …);
• - Chọn lộ trình áp dụng phù hợp;
• - Điều chỉnh quy định pháp luật phù hợp với yêu
cầu của XH;
• - Đánh giá hiệu quả điều chỉnh thông qua các
phản hồi của XH.
• 2.3 Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt
động xây dựng pháp luật
• - Kĩ năng soạn thảo các dự án luật
• - Dư luận xã hội
• - Thông tin đại chúng
• 2.4 Các biện pháp nâng cao chất lượng và
hiệu quả của hoạt động xây dựng pháp luật
ở nước ta hiện nay
• - Tăng cường công tác thẩm tra các dự án
luật bằng công cụ xã hội học
• - Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các
cơ quan chức năng và các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng pháp luật
• - Hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hoạt động xây dựng pháp luật trước yêu
cầu mở rộng nền dân chủ xã hội và phát
triển bền vững