KHÁM BỤNG

Download Report

Transcript KHÁM BỤNG

Slide 1

KHÁM BỤNG
Bs Lê Hùng


Slide 2

Chuẩn bị






Bàn khám
Đèn khám
Ống nghe
Áo khoác cho BN
Khăn đắp


Slide 3

Chuẩn bị BN
• Giải thích cho BN
• Yêu cầu BN thư giản, thả lỏng cơ bắp
trong suốt quá trình thăm khám
• Yêu cầu BN đi tiểu trước khi tiến hành
thăm khám


Slide 4

Tư thế BN
• BN: chỉ mặc quần lót,
nằm ngữa trên bàn
khám, hai tay buông
dọc thân mình. Áo
khoác được kéo lên
tới giữa ngực. Khăn
đắp lên vùng từ hạ vị
đến đùi
• Người khám đứng ở
bên phải BN


Slide 5

Thứ tự thăm khám









Nhìn
Nghe

Sờ
Khám gan
Khám lách
Khám thận
Khám động mạch chủ bụng


Slide 6

Ba yêu cầu khi nhìn là xác định…
• Tính chất di động của thành bụng theo
nhịp hô hấp
• Hình thái của thành bụng
• Các dấu hiệu bất thường


Slide 7

Kỹ thuật quan sát thành bụng
• Cần quan sát thành
bụng ở nhiều góc độ
khác nhau để làm
tăng cơ hội phát
hiện các triệu chứng
bất thường


Slide 8

Vùng thường bị bỏ sót khi quan sát
là…
Các sang thương
ở rốn có thể
quan sát thấy
là…
…rốn bị lồi
…rốn bị viêm đỏ
hay chảy dịch


Slide 9

Tính chất di động của thành bụng
theo nhịp hô hấp
• Di động đều
• Bất động (viêm phúc mạc)
• “Giục giặc” (liệt cơ hoành)


Slide 10

Hình thái thành bụng






Bụng phẳng
Bụng chướng
Bụng lõm
Bụng bè
Bụng bị méo


Slide 11









Các dấu hiệu bất thường khi quan
sát có thể là…

Sẹo cũ
Dấu bầm máu
Dấu quai ruột nổi
Dấu rắn bò
Khối phồng
Ổ đập bất thường
Tĩnh mạch bàng hệ trên thành bụng


Slide 12

Nghe
• Nghe âm thổi
• Nghe âm ruột


Slide 13

Nghe âm ruột
• Đặt ống nghe ở hố
chậu phải
• Nghe tối thiểu trong
thời gian 30 giây
• Nếu không nghe âm
ruột, phải nghe
trong 3 phút

Nếu ở trên mạng, bạn
hãy click vào ảnh trên
để nghe cho biết thế nào
là âm ruột


Slide 14

Ở BN có cao huyết áp, cần nghe âm thổi
động mạch chủ bụng và hai động mạch thận

Nếu ở trên mạng, bạn hãy click
vào ảnh để nghe cho biết thế
nào là âm thổi động mạch


Slide 15

Ở BN có thiếu máu động mạch hai chi
dưới, cần nghe động mạch chủ bụng, động
mạch chậu và động mạch đùi hai bên


Slide 16

Trong khám bụng, tiếp theo sau nghe
là gõ
• Mục đích: phát hiện vùng gõ đục bất
thường hay gõ vang bất thường
• Bình thường: gõ trong ở tất cả các vị trí


Slide 17

Kỹ thuật gõ thành bụng
• Tì đốt giữa ngón giữa bàn tay trái lên
vùng định gõ
• Gõ lên đốt giữa bằng ngón giữa của
bàn tay phải cong lại


Slide 18

Chú ý:
Động tác gõ phải nhanh
và dứt khoát
Trục chuyển động nằm
ở cổ tay phải


Slide 19

Vùng gõ đục bất thường
• Tạng đặc phì đại (gan to, lách to)
• Tạng rỗng ứ dịch (hẹp môn vị, cầu bàng
quang)
• U trong khoang bụng
• Dịch trong khoang bụng
– Khu trú
– Tự do (báng bụng)


Slide 20

Vùng gõ vang bất thường
• Ống tiêu hoá chướng hơi
• Hơi tự do trong khoang bụng


Slide 21

Có hai cách sờ bụng, mỗi cách có
mục đích khác nhau
• Sờ nông:
– Phát hiện đề kháng hay phản ứng thành
bụng
– Tìm vị trí đau (đau thành)

• Sờ sâu:
– Phát hiện sự phì đại của các tạng hay khối
u trong xoang bụng
– Tìm vị trí đau (đau tạng)
– Làm phản ứng dội


Slide 22

Kỹ thuật sờ nông
• Dùng mặt múp của các ngón của bàn
tay phải sờ nhẹ nhàng trên thành bụng
theo những vòng tròn nhỏ
• Độ sâu khi sờ: 1-2 cm
• Không bỏ sót vùng nào trên thành bụng
• Sờ từ chỗ không đau đến chỗ đau
• Khi sờ, quan sát nét mặt BN


Slide 23

Kỹ thuật sờ nông


Slide 24

Tìm vị trí đau thành
• Bảo BN ho, BN có
thể chỉ chính xác
vào vị trí đau
• Kiểm tra lại bằng
cách ấn lên thành
bụng quanh vùng
đau bằng đầu ngón
tay trỏ. Xác định vị
trí mà BN đau nhất


Slide 25

Kỹ thuật sờ sâu
• Ấn sâu khoảng 3-4
cm, tuỳ độ dày
thành bụng của BN
• Hai bàn tay chồng
lên nhau, bàn tay
trái trên bàn tay phải
và giữ thế chủ động


Slide 26

Khi phát hiện khối u, cần xác định
các tính chất sau của khối u








Vị trí
Kích thước
Giới hạn
Bề mặt
Mật độ
Đau
Tính di động


Slide 27

Kỹ thuật làm phải ứng dội
• Cần thông báo và giải thích trước với
BN
• Hai bước:
– Ấn sâu (4-5 cm), từ từ (không làm BN đau)
– Rút tay đột ngột

• Phản ứng dội dương tính: BN có cảm
giác đau nhói và đau nhiều hơn khi rút
tay


Slide 28

Kỹ thuật làm phải ứng dội


Slide 29

Bước kế tiếp sau sờ bụng là khám
gan. Có ba bước khám gan
• Gõ tìm diện đục của gan
• Sờ gan
• Rung gan


Slide 30

Gõ tìm diện đục của gan
• Gõ từ trên (phía dưới xương đòn)
xuống và từ dưới (hố chậu phải) lên,
trên đường trung đòn


Slide 31

Diện đục của gan
• Bình thường 7-10
cm
• Chiều cao của diện
đục của gan nhỏ
hơn chiều cao gan
thực tế


Slide 32

Sờ gan
• Sờ bằng hay bàn tay:
bàn tay trái đặt dưới
vùng hông lưng và
nâng lên
• Bàn tay phải: sờ sâu,
di chuyển từ hố chậu
phải lên
• Khi sờ gan bảo BN
hít thở sâu


Slide 33

Ở BN béo phì, có thể khám gan bằng
phương pháp móc gan


Slide 34

Khi phát hiện gan to cần ghi nhận





Bề mặt (phẳng, có khối gồ…)
Mật độ
Đau
Bờ (sắc hay mềm)


Slide 35

Nếu BN đau vùng dưới sườn phải nhưng
gan không to, có thể làm nghiệm pháp
rung gan


Slide 36

Có hai bước khám lách: gõ và sờ lách


Slide 37

Gõ phát hiện lách to
• Gõ dọc theo các
khoang gian sườn cuối
• Bình thường gõ vang
(do có hơi trong phình
vị)
• Khi gõ đục: có thể lách
to
• Nghiệm pháp gõ lách:
gõ vang =>BN hít sâu
=> gõ đục: lách to


Slide 38

Nghiệm pháp gõ lách
• Lách có thể to nhẹ mặc dù vùng lách gõ
trong
• Nghiệm pháp gõ lách: gõ vào khoang
liên sườn cuối trên đường nách trước
bên trái. Nếu gõ trong, bảo BN thở ra
mạnh và tiếp tục gõ. Nếu chuyển sang
gõ đục: lách to


Slide 39

Cơ chế giải thích của nghiệm pháp
gõ lách
• Khi BN thở ra mạnh,
cơ hoành hạ xuống,
đẩy lách xuống
dưới, vùng lách có
thể chuyển từ gõ
trong sang đục


Slide 40

Sờ lách
• Người khám đứng bên phải, sờ bằng
tay phải. Tay trái đặt ở vùng hông lưng
trái và nâng lên
• Bắt đầu từ vùng rốn, hướng về phía hạ
sườn trái
• Sờ sâu
• Khi sờ lách, bảo BN hít thở sâu


Slide 41

Kỹ thuật sờ lách

Có thể sờ lách với BN ở tư thế nghiêng phải.
Với tư thế này, lách bị đổ xuống dưới, cơ hội
phát hiện lách to sẽ cao hơn…


Slide 42

Khám động mạch chủ bụng
• Dạ dày BN phải trống khi thăm khám
động mạch chủ bụng
• Dùng đầu các ngón của hai bàn tay xếp
thành một đường thẳng, đặt lên vùng
thượng vị, ở cạnh trái đường giữa, ấn
sâu xuống tìm mạch đập
• Di chuyển đầu các ngón theo chiều
ngang để xác định bờ phải, bờ trái
=>đường kính động mạch chủ bụng


Slide 43

Kỹ thuật sờ động mạch chủ bụng


Slide 44

Khám thận
• Người khám đứng bên phải. Bàn tay
trái đặt ở vùng hông lưng phía bên
khám và nâng lên. Bàn tay phải đặt ở
vùng dưới sườn và ấn sâu xuống


Slide 45

Nghiệm pháp chạm thận và bập
bềnh thận
• Nếu sờ được khối bầu dục và khối
chạm vào bàn tay trái khi ấn mạnh bàn
tay phải: thận to, nghiệm pháp chạm
thận dương tính
• Ấn bàn tay trái sâu vào vùng hông lưng,
nếu có khối chạm vào bàn tay phải:
nghiệm pháp bập bềnh thận dương tính


Slide 46

Rung thận
• BN ngồi, người khám đứng sau lưng BN
• Bàn tay trái người khám đặt ở vùng hông
lưng nơi giáp giữa bờ ngoài khối cơ lưng và
xương sườn 12
• Đập bàn tay phải nắm lại (phía bờ trụ) nhanh
và dứt khoát vào bàn tay trái
• BN đau nhiều: nghiệm pháp rung thận dương
tính


Slide 47

Kỹ thuật rung thận


Slide 48

Bạn có nhớ các bước thăm khám bụng?

• Trước tiên, hãy quan sát kỹ thành bụng
• Nghe âm ruột
• Nếu BN có cao huyết áp, nghe âm thổi
động mạch chủ bụng và hai động mạch
thận
• Nếu BN có thiếu máu động mạch chi
dưới, nghe âm thổi động mạch chủ
bụng, hai động mạch chậu, hai động
mạch đùi...


Slide 49

• Gõ thành bụng
• Sờ nông, phát hiện đau thành, tìm điểm
đau khu trú
• Sờ sâu, phát hiện đau tạng, làm phản
ứng dội
• Gõ gan, xác định chiều cao (của diện
đục) của gan
• Sờ gan (hoặc móc gan)
• Nếu BN đau vùng sườn phải nhưng
không sờ được gan: rung gan


Slide 50

• Gõ lách
• Có thể làm nghiệm pháp gõ lách nếu
nghi ngờ lách to
• Nếu vùng lách gõ đục, sờ lách (BN nằm
ngữa thẳng hoặc nghiêng phải)
• Khám động mạch chủ
• Khám thận hai bên. Nếu sờ được khối
nghi ngờ thận to, làm nghiệm pháp
chạm thận, bập bềnh thận
• Rung thận, nếu BN đau vùng hông lưng
nhưng không sờ được thận


Slide 51

Chúc mừng!

Bạn đã hoàn tất

Bạn hiểu thế nào
là khám bụng
đúng kỹ thuật