CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN Mt. 14, 13-21 Sưu Tập THIÊN CHÚA NUÔI SỐNG CON NGƯỜI MẸ CỦA NGƯỜI NGHÈO Thế giới đã chú ý.

Download Report

Transcript CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN Mt. 14, 13-21 Sưu Tập THIÊN CHÚA NUÔI SỐNG CON NGƯỜI MẸ CỦA NGƯỜI NGHÈO Thế giới đã chú ý.

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN
Mt. 14, 13-21
Sưu Tập
THIÊN CHÚA NUÔI SỐNG CON NGƯỜI
MẸ CỦA NGƯỜI NGHÈO
Thế giới đã chú ý đến cái chết của người đàn bà nổi
tiếng là công chúa Diana. Thế giới còn chú ý hơn nữa
đến cái chết của người đàn bà nổi tiếng khác là mẹ
Têrêsa Calcutta. Tin mẹ qua đời vào ngày 5-9-1997
làm cả thế giới nhứt là người nghèo khổ ngậm ngùi
than tiếc!...
Tại sao thế giới ngưỡng mộ mẹ Têrêsa nhiều như
thế?
Vì mẹ đã thương yêu người nghèo khổ, đã hiến
trọn cuộc sống cho kẻ bệnh tật đói khổ.
Năm 1937, mẹ đang là giám đốc một trường trung học
dành cho học sinh giàu ở Calcutta Ấn độ. Nhưng năm
1946, mẹ đã cởi chiếc áo nữ tu, choàng vào chiếc áo
Sari cổ truyền Ấn độ, ăn mặc giống người nghèo, chia sẻ
cuộc sống của người nghèo, trở thành người nghèo
giữa những người nghèo. Cả thế giới biết tên tuổi của
mẹ gắn liền với người nghèo khổ bệnh tật. Nơi nào có
người nghèo khổ là nơi đó có mẹ. Hoạt động của mẹ
không chỉ là hoạt động nhân đạo mà còn hoạt động của
niềm tin: Mẹ nhìn thấy và yêu mến Chúa trong người
nghèo khổ. Mẹ nói:
“ Tôi thấy Chúa trong mổi một người. Khi tôi rửa vết
thương cho những người phong cùi, tôi nhìn thấy như
tôi rửa cho chính Chúa.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu thấy dân
chúng theo Người đói khát thì“chạnh lòng
thương”, làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho họ ăn
no, và Người còn biến bánh rượu nên Thịt máu
Người nuôi linh hồn con cái Người, vì thương loài
người. Mẹ Têrêsa là Chúa Giêsu nối dài, là hiện
thân của Chúa Giêsu. Mẹ tiếp nối công cuộc yêu
thương của Chúa. Mẹ đã hiến trọn cuộc sống của
mẹ cho người nghèo khổ bệnh tật, bị xã hội bỏ rơi.
Mẹ đã dâng năm chiếc bánh và hai con cá cho
Chúa Giêsu, để Người hóa ra nhiều nuôi sống và
bổ sức cho loài người đói khổ.
Với 5 chiếc bánh và hai con cá của bà, Chúa
đã cho thêm gần 40,000 người tình nguyện
giúp bà lo cho người nghèo trên khắp thế
giới. Phải chăng đó cũng là phép lạ hóa bánh
ra nhiều. Và phép lạ cả thể nhất chính là
Thánh Thể. Đây là phép lạ của Tình yêu
Chúa Giêsu trao ban chính mình Người để
làm lương thực thiêng liêng nuôi sống linh
hồn chúng ta. Với lương thực này, chúng ta
tiến bước trong cuộc lữ hành đức tin, luôn
nhận ra sự hiện diện và tác động của Người
trong cuộc sống chúng ta.
Với lương thực này, chúng ta luôn tỉnh thức
để nhận ra Người trong mọi biến cố của cuộc
sống và nhứt là nhìn thấy Người trong anh chị
em chúng ta. (Theo“Phút Cầu Nguyện Cuối
Ngày”, tập IV)
TIẾNG GỌI PHỤC VỤ
Tại một ngôi làng ở ven biển, dân chúng chuyên
làm nghề đánh cá. Đây là một nghề rất nguy hiểm
cho tính mạng, nhất là trong mùa mưa to gió lớn.
Để phòng ngừa cho những nguy hiểm đó, dân làng
đã lập ra một đội cấp cứu, trong đó có một thiếu
niên 16 tuổi.
Một đêm nọ, trời bỗng nổi lên sóng gió to lớn,
khiến một thuyền đánh cá lạc mất. Nhận được tín
hiệu xin cấp cứu, toàn đội cấp cứu chuẩn bị ra
khơi. Cậu thiếu niên 16 tuổi cũng tình nguyện đi
theo.
Người mẹ kéo cậu lại năn nỉ:
-Con ơi, mẹ chỉ còn mỗi mình con. Nếu con có
mệnh hệ nào làm sao mẹ sống nổi. Anh con đã mất
tích mấy tuần nay rồi!...
Cậu vẫn can đảm trả lời:
-Nếu con không đi ai sẽ thay thế con. Con phải làm
việc bổn phận. Tiếng gọi phục vụ đã điểm, con phải
đáp lại tiếng gọi đó.
Nói xong, cậu ôm hôn mẹ rồi xuống thuyền ra khơi.
Mọi người dân làng, nhất là mẹ của cậu thiếu niên
đứng trên bờ nóng lòng trông ngóng... Cuối cùng,
thuyền cấp cứu tiến vào bờ. Người mẹ của cậu thiếu
niên vội vàng hỏi:
-Có tìm được thuyền đi lạc không?
Cậu vui mừng đáp: Thưa mẹ, chẳng những tìm
được thuyền đó mà còn thêm một người khác
nữa. Đó chính là anh con.
Cậu thiếu niên trong câu chuyện trên không
những cứu được mạng người hàng xóm mà còn
cứu được người anh thân thương của mình. Với
tinh thần hiến thân phục vụ, ngừơi ta tìm lại
được bản thân và những gì cao quý của bản
thân. Đó chính là mẫu gương của Chúa Giêsu.
Qua phép lạ hóa bánh ra nhiều trong tin
mừng hôm nay, Người không chỉ mạc khải
cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa đối với
con người, mà bày tỏ chân lý về con người.
Đó là con người chỉ tìm lại được bản thân là
đạt tới nhân cách sung mãn bằng sự hiến
thân vô vị lợi. Nói cách khác, giá trị đích thực
của con người hệ tại ở lòng quảng đại, sự hy
sinh; con người càng thành người, càng nên
người hơn trong mức độ nó biết xả thân hy
sinh vì người khác.
Đó là chân lý không được người thời đại chúng ta
quan tâm. Quan hệ giữa người với người thời nay là
“ăn miếng trả miếng”, “mạnh được yếu thua” . Ngay
cả người Kitô hữu là con một Cha, là anh em một nhà,
nhiều lúc cũng cấu xé nhau, thù hận nhau thay vì
thương yêu phục vụ nhau.
(Theo“ Pút Cầu Nguyện Cuối Ngày” tâp I).
KHÓI THỊT NƯỚNG
Một anh bán thịt nướng ế ẩm, không ai mua. Có người
ăn mày đứng nhìn thèm thuồng, nhưng không có tiền
mua. Ông từ từ rút trong bị ra khúc bánh mì khô, hơ
trên khói thịt nướng hy vọng mùi thịt nướng bám vào
khúc bánh mì. Hơ xong ông đứng nép bên đường, gậm
khúc bánh mì khô có mùi thơm của khói thit nướng.
Người bán thịt nướng thấy vậy liền đòi tiền. Nhưng
người ăn mày nói:
- Tôi có mua thịt nướng của anh đâu mà phải trả tiền.
-Nhưng ông đã hơ bánh mì của ông trên khói thịt
nướng của tôi. Khói thịt cũng do miếng thịt ra.
Người ăn mày vẫn giữ lập trường:
-Khói thịt không phải là thịt được.
Và cả hai người kéo tới tòa án xin xét xử. Nghe xong
câu chuyện quan tòa bảo người ăn mày:
-Ông hãy lấy một đồng tiền, đánh cho nó kêu lên,
rồi lấy âm thanh của đồng tiền đó trả tiền khói thịt
cho người bán. Đó là công bằng nhất. Ông hưởng
được khói thịt nướng, người bán thịt nướng thì
hưởng âm thanh của đồng tiền.
Chắc chắn chúng ta sẽ cười nhạo anh bán thịt nướng
này keo kẹt ích kỷ. Nhưng lắm lúc chính chúng ta
cũng cư xử như thế đối với anh chị em nghèo khó bất
hạnh đang cần tình thương trợ giúp của chúng ta.
Ông bà chúng ta thường nói:“một miếng khi đói bằng
một gói khi no”.
Đứng trước nhu cầu của anh chị em, chúng ta không
được quyền thối thoát lẩn tránh: Khi nào có dư tôi mới
giúp hoặc chờ lúc khác. Đối với người keo kiệt ích kỷ,
không bao giờ có “lúc khác”. Trong Tin Mừng hôm nay,
đứng trước những người đói khát, Chúa Giêsu không
bảo chờ “lúc khác” cũng chẳng hẹn “khi nào có dư”. Mà
Người “chạnh lòng thương”, dùng năm chiếc bánh và
hai con cá của các môn đệ rồi nhân lên cho họ ăn no nê.
Phải chăng Chúa Giêsu muốn vạch cho chúng ta thấy rõ
tình thương của Chúa đối với loài người? Phải chăng
Người muốn dạy chúng ta thương yêu giúp đỡ nhau?
Phải chăng Người muốn dậy chúng ta góp phần nhỏ
mọn để Người nhân lên nuôi sống đồng bào đồng loại
chúng ta. (Theo“Phút Cầu Nguyện Cuối Ngày”. Tâp I)
CON NGƯỜI LÀM PHÉP LẠ
Người viết báo tên Art Buchwaid viết về bạn ông là Oscar
sống tại New York.
Một hôm chúng tôi đi taxi, Oscar nói với bác tài:
-Anh lái giỏi quá!...
Bác ta nhìn anh nói:
-Ông xỏ xiên tôi à?
Oscar đáp:
-Không đâu. Tôi khen anh thật mà. Tôi phục anh lái xuyên
qua đám xe cộ thật tài.
Nụ cười trên môi, anh tài xế nói:
-Ông nói đúng. Đúng lắm…
Nghe thấy vậy Art liền hỏi Oscar:
-Anh làm như thế với mục đích gì?
-Tôi cố gắng đem lại tình thương cho New York
Art bảo:
-Nhưng làm thế nào được?
-hãy lấy trường hợp bác tài xế lúc nãy. Tôi tin là
tôi đã giúp anh ta một ngày hạnh phúc. Và với
niềm hạnh phúc đó, bác ta sẽ cư xử tử tế với
những người đi xe hôm nay, rồi đến lượt những
người này cũng sẽ đối xử tử tế với những người
khác nữa. Cuối cùng sự tử tế đó sẽ đến với cả ngàn
người…
Ngay lúc đó họ đi ngang qua một công trình đang
xây cất và đám thợ xây ngồi ăn trưa, Oscar liền
chào họ và nói:
-Ồ các bạn xây đẹp quá!...
Đám thợ trố mắt nhìn anh. Art nói với Oscar:
-Tôi chưa thấy ai giống như anh.
-Anh có thể ngạo tôi, nhưng những người
thợ xây đó sẽ hiểu ý tôi và họ sẽ làm việc tốt
hơn.
Câu chuyện trên đây dẫn chúng ta vào Tin
Mừng hôm nay. Cậu bé trao cho Chúa Giêsu
năm chiếc bánh và hai con cá thôi, và Chúa
đã chia cho cả mấy ngàn người ăn no nê.
Như thế sứ điệp Lời Chúa hôm nay nói
với chúng ta:
“Một hạt lúa, một cá nhân có thể trở
thành dụng cụ cho phép lạ. Nếu chúng ta
biết trao ban cho Chúa Giêsu những gì
mình có, Người làm cho nó sinh hoa kết
trái vượt quá ước mong của chúng ta. Nếu
chúng ta dâng cho Người tài năng và tặng
vật để tùy Người xử dụng, Người có thể
làm cho chúng trở thành phép lạ”…
Chúng ta hãy học làm như bài thơ của
Amado Nervo:
“Con chỉ là một tia lửa, xin biến con thành ngọn
lửa”.
“Con chỉ là một sợi dây, xin biến con thành chiếc
tàu”.
“Con chỉ là ngọn đồi cỏn con, xin biến con thành
ngọn núi”.
“Con chỉ là một giọt nước, xin biến con thành dòng
suối”.
“Con chỉ là một cọng lông, xin biến con thành chiếc
bánh”.
“Con chỉ là gã ăn mày, xin biến con thành một ông
vua”.
(Theo “ Sunday homilies”)
NGƯỜI HÀNH KHẤT VÔ ƠN
Có một người nghèo đói rách rưới không nơi nương
tựa van xin Chúa thương xót. Chúa động lòng
thương gửi cho ba trái táo ăn đỡ đói. Kế đó Chúa
gửi thêm cho ba trái nữa để đổi lấy tấm lá che mưa
nắng. Rồi Chúa cho thêm ba trái nữa để đổi lấy chiếc
áo che thân. Sau cùng Chúa trao cho trái thứ mười
và bảo:
-Cha ban cho con trái này để con dùng mà tỏ lòng
biết ơn và ca ngợi lòng thương xót của Cha.
Anh nhìn thấy trái thứ mười vừa to vừa ngon, cảm
thấy thèm ăn, nhưng Chúa bảo dùng nó để tỏ lòng
biết ơn Chúa vì 9 trái trước…
Sau cùng anh ta tự nhủ: Thiên Chúa có hàng vạn
trái táo khác. Trái này có nghĩa gì đối với Người. Thế
là anh ta ăn luôn và cảm thấy ngon hơn mấy trái
trước.
Lòng tham và tính ich kỉ là những thói xấu của con
người mọi thời đại. Nhận và giữ lại cho mình bao
giờ cũng dễ hơn là cho đi, là dâng hiến..Ngay cả
những người tín hữu Chúa cũng thường làm như thế.
Người môn đệ Chúa thường tự hỏi “Tôi phải dùng
những ân huệ Chúa ban cho mục đich nào?”.
Biết năng tự hỏi như thế, tất nhiên chúng ta
cũng sẽ biết trả lời: “Tôi sinh ra trên đời này
với hai bàn tay trắng, chắc chắn cũng sẽ từ
biệt cuộc đời này với hai tay không.. Tôi chẳng
có gì và tự hào mình là gì. Tất cả là hồng ân
Chúa ban, và sẽ phải trả lẽ về những hồng ân
Chúa đã ban cho tôi. Chúng ta không được
phép dùng hồng ân Chúa ban cách ích kỉ, cho
riêng mình, mà phải chia sẻ cho anh chị em,
và hiến dâng lên Chúa, để cảm tạ lòng nhân
từ thương xót hải hà của Người.
Nếu chỉ dùng mọi hồng ân Chúa ban cho riêng mình thì
chúng ta chẳng khác gì người ăn mày vô ơn trên đây, mà
quên rằng chúng ta chỉ là quản lý của Chúa, có bổn phân
phải chia sẻ hồng ân Chúa cho ngừơi khác, và chỉ được
quyền sử dụng trong một thời gian có hạn mà thôi.
Trong Tin Mừng hôm nay, cậu bé dâng cho Chúa chỉ có
năm chiếc bánh và hai con cá, mà Chúa đã nuôi cả 5,000
người đàn ông no nê chưa kể đàn bà và trẻ em. Phải chăng
Chúa muốn dậy cho chúng ta biết: chỉ cần một chia sẻ nhỏ
bé của chúng ta, Chúa sẽ nhân nó lên gấp bội cho anh chị
em, nhất là những anh chị em nghèo khổ, bất hạnh xung
quanh chúng ta.
( Theo “ Phút Cầu Ngyên Cuối Ngày” tập I)
CẦU NGUYỆN
Lậy Chúa, Chúa luôn yêu thương quan
phòng chúng con. Ngài chăm sóc phần hồn,
nuôi dưỡng phần xác…Xin cho chúng con
cảm nhận được tình yêu của Chúa, để chúng
con an tâm vững bước trên đường đời. Xin
cho chúng con cũng biết học nơi Chúa để
sẵn sàng giúp đỡ chia sẻ với những khổ đau,
nghèo khó của anh chị em chúng con trong
tinh thần quảng đại yêu thương.