a) Cảnh con hổ ở vườn bách thú - Trường PTDT Nội trú Eakar – Đăk

Download Report

Transcript a) Cảnh con hổ ở vườn bách thú - Trường PTDT Nội trú Eakar – Đăk

TIẾT 73- 74:
I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
Đọc to, rõ ràng, ngắt hơi đúng nhịp thơ tám chữ. Thể
hiện được tâm trạng của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách
thú và nỗi nhớ cuộc sống nơi đại ngàn của nó.
2) Giới thiệu tác giả - tác
phẩm:
a) Tác giả:
Thế Lữ (1907 – 1989) tên khai sinh là
Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh (nay
thuộc huyện Gia Lâm - Hà Nội), là nhà
thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới
(1932 – 1945) buổi đầu. Ông được Nhà
nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật năm 2003.
Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (thơ,
1935), Vàng và máu (truyện, 1934), Bên
đường Thiên lôi (truyện, 1936), Lê Phong
Thế Lữ (1907 – 1989)
phóng viên (truyện, 1937),…
b) Tác phẩm:
Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ
và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
Bài thơ Nhớ rừng viết theo thể thơ tám chữ, gieo vần liền (hai
câu liền nhau có vần với nhau), vần bằng trắc hoán vị đều đặn.
Chủ đề bài thơ: Nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và
niềm khát khao tự do mãnh liệt.
3. Bố cục: Bài thơ gồm 3 phần.
Phần 1: Khổ thơ 1- 4: Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
Phần 2: Khổ thơ 2 - 3: Niềm thương nhớ quá khứ ở chốn sơn lâm.
Phần 3: Khổ thơ 5:
Lời nhắn gửi về núi rừng.
4) Phân tích:
a) Cảnh con hổ ở vườn bách thú (Khổ
thơ 1 và 4):
* Tâm trạng con hổ:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chiụ ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
-> Từ ngữ gợi tả với giọng thơ u uất.
=>Thể hiện nỗi chán chường, ngao
ngán, căm uất.
* Cảnh vườn bách thú trong mắt
nhìn của con hổ:
Nay ta ôm niền uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang,tầm thường, giả dối:
Hoa chăm,cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
-> Giọng giễu nhại, với một loạt từ
ngữ liệt kê, cách ngắt nhịp thơ.
= > Cảnh vườn bách thú đơn điệu,
nhàm tẻ, giả tạo, tầm thường.
Là biểu tượng cho thực tại tù túng.
b) Cảnh con hổ ở chốn sơn lâm:
* Cảnh sơn lâm:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
-> Dùng một loạt động từ, tính từ.
=> Cảnh sơn lâm rất thơ mộng,
tráng lệ, khoáng đạt,hùng vĩ, phi
thường. Là biểu tượng của thế giới
rộng lớn, thế giới tự do.
* Hình ảnh con hổ ở chốn sơn lâm:
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
-> Bằng những tính từ,
động từ.
=>Con hổ hiện lên với
vẻ đẹp mềm mại, uyển
chuyển nhưng uy nghi,
dũng mãnh, oai hùng.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
=> Giữa bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, hùng vĩ và tráng lệ, con hổ nổi bật với
tư thế lẫm liệt, kiêu hùng, đúng là một chúa sơn lâm đầy uy lực.
Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng trong nỗi nhớ da diết của con hổ. Một loạt
điệp ngữ “ nào đâu, đâu những…”, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, diễn tả sự tiếc nuối
khôn nguôi. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất.
c) Khao
Khao khát
khátgiấc
giấcmộng
mộngngàn:
ngàn:
Hỡi
Hỡioai
oailinh,
linh,cảnh
cảnhnước
nướcnon
nonhùng
hùngvĩvĩ! !
LàLànơi
trị,trị,
nơigiống
giốnghùm
hầmthiêng
thiêngtatangự
ngự
Nơi
Nơithênh
thênhthang
thangtatavùng
vùngvẫy
vẫyngày
ngàyxưa,
xưa,
Nơitatakhông
khôngcòn
cònđược
đượcnhìn
thấy
baobao
giờgiờ
! !
Nơi
thấy
Cóbiết
biếtchăng
chăngtrong
trongnhững
nhữngngày
ngàyngao
ngaongán,
ngán,
Có
đươngtheo
theogiấc
giấcmộng
mộngngàn
ngàntotolớn
lớn
TaTađương
Đểhồn
hồntataphảng
phảngphất
phấtđược
đượcgần
gầnngười,
ngươi,
Để
- Hỡi núi rừng ghê gớm của ta ơi !
- Hỡi núi rừng ghê gớm của ta ơi !
-> Dùng nhiều câu cảm thán.
=> Con hổ khát khao được trở về với núi rừng
ghê gớm
thiêng
củacủa
nó.nó.
Làm nổi bật sự tương phản đối lập gay
gắt giữa
hai cảnh
hai cảnh
tượng,
tượng,
hai thế
haigiới,
thế giới,
nhà thơ
nhàđãthơ
thể
hiện
đã
thểnỗi
hiện
bấtnỗi
hoàbất
sâuhoà
sắcsâu
đốisắc
vớiđối
thực
vớitạithực
và tại
khao
và
khao
khát
khát
tự do
tự do
mãnh
mãnh
liệt.liệt.
ĐóĐó
là tâm
là tâm
trạng
trạng
của
nhà nhà
của
thơ lãng
thơ lãng
mạn,mạn,
đồngđồng
thời thời
cũngcũng
là tâm
là tâm
trạng
chungchung
trạng
của người
của người
dân Việt
dânNam
Việt mất
Namnước
mất khi
đó. Công
nước
khi đó.
chúng
Công
cảm
chúng
thấy cảm
con hổ
thấy
trong
con bài
hổ thơ
chính bài
trong
là tiếng
thơ chính
lòng sâu
là tiếng
kínhlòng
của họ.
sâu kín của
họ.
II. Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Biểu tượng (con hổ bị nhốt trong vườn bách thú) rất thích hợp và
đẹp đẽ để thể hiện chủ đề bài thơ.
- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, mang tính tương phản.
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
* Nội dung:
- Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
- Cảnh con hổ ở chốn sơn lâm.
- Khao khát giấc mộng ngàn của con hổ.
 Nỗi bất hoà sâu sắc đối với thực tại và khao khát tự do mãnh liệt
của nhà thơ lãng mạn nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung khi
đang sống trong cảnh nô lệ.
GHI NHỚ:
Nhớ rừng của Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở
vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực
tại tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do
mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm xúc
lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm
kín của người dân mất nước thuở ấy.
III.Luyện tập:
Bài tập 1:
Với nghệ thuật tương phản, việc xây dựng hai
cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ “Nhớ
rừng” đã làm nổi bật:
A. Hình ảnh của hổ.
B. Tư thế của hổ.
C.
C.Tình
cảnh, tâm trạng của hổ D.Nỗi nhớ của hổ.
Bài tập 2:
Qua hình tượng con hổ, nhà thơ Thế Lữ đã gửi
gắm tâm tư, tình cảm gì ?
A.Niềm khao khát tự do mãnh liệt.
B. Niềm căm phẫn, chán ghét trước thực tại tầm thường,
giả dối.
C. Lòng yêu nước thầm kín, sâu sắc, khơi gợi lòng yêu
nước của người dân thuở ấy.
D Cả ba ý trên đều đúng.
D.
CỦNG CỐ
* Nghệ thuật tương phản: xây dựng hai cảnh tượng đối
lập nhau.
* Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người
dân mất nước thuở ấy.
DẶN DÒ
- Học thuộc bài thơ và phần ghi nhớ.
- Sưu tầm một số bài thơ của tác giả Thế Lữ.
- Soạn bài mới:Quê hương.