Hướng Dẫn Bước Đầu Nối Vào Internet Qua Sóng Wi-Fi Kính thưa quí bạn ngày nay sóng Wi-Fi hiện diện cùng.

Download Report

Transcript Hướng Dẫn Bước Đầu Nối Vào Internet Qua Sóng Wi-Fi Kính thưa quí bạn ngày nay sóng Wi-Fi hiện diện cùng.

Hướng Dẫn Bước Đầu Nối Vào Internet Qua Sóng Wi-Fi

Kính thưa quí bạn ngày nay sóng Wi-Fi hiện diện cùng khắp mọi nơi, nhất là ở trong thành phố. Ngoài ra trong phi trường, trong hotel motel, trong thư viện, trong nhiều quán cà phê, ngay cả ngoài đường phố, trong các Mall… thường có Wi-Fi free. Khi chúng ta đi du lịch nếu có mang theo cái laptop nhỏ hoặc cái tablet, hoặc iPod Touch, iPad… chúng ta có thể connect vào Internet qua sóng vô tuyến Wi-Fi free.

Theo lời yêu cầu của khá đông các bạn, tôi làm cái slide show nầy giúp các bạn đở bối rối khi setup những máy móc trên nối vào Internet. Xin hiểu cho rằng tôi là người đi trước một số bạn, biết gì nói nấy, nói sai các bạn rán chịu. Những hướng dẫn sau đây chỉ là bước sơ khởi giúp các bạn mạnh dạn hơn thôi.

"Wi-Fi" là trademark của hãng Wi-Fi Alliance, nhưng cũng được hiểu là sóng vô tuyến truyền tín hiệu hai chiều giúp các bạn nối vào Internet. Những nơi có tín hiệu Wi-Fi được gọi là hotspots. Wi-Fi có nhiều công dụng khác hơn, nhưng ở đây chúng ta chỉ nói tới chuyện bắt sóng Wi-Fi để nối vào Internet mà thôi. Và cái slide show nầy chỉ nhắm giúp các bạn làm được việc nên không đi vào chi tiết nhiều.

Huỳnh Chiếu Đẳng 19-Oct-2011

Trước tiên chúng ta nói về cái nguồn của sóng điện Wi-Fi. Sóng nầy phát ra từ những vật sau đây được gọi là cái wireless router. Theo lý thuyết thì sóng Wi-Fi nầy có thể đi xa tới 3 miles, nhưng trong thực tế thì nó chỉ đi xa được chừng 200 feet tới 500 feet, đủ sức sang nhà hàng xóm thôi.

Những cái router thế nầy tại nhà các bạn được nối vào cái gọi là modem, nó có thể là DSL modem hay cable modem. Ngày nay ít ai dùng dial-up modem. Cable modem nối vào đường TV cable. Còn DSL modem nối vào phone line. Về vận tốc truyền data thì cable modem nhanh hơn DSL nhiều lần. Theo lý thuyết vận tốc cable modem có thể lên tới 30 Mega bits per second (Mbps). Còn DSL nhanh nhất không qua được 10 Mega bits per second (Mbps). Muốn download phim bộ thì nên dùng cable modem.

Bây giờ tới chuyện làm sao bắt sóng Wi-Fi để log vào Internet. Xin bắt đầu từ góc dưới bên tay mặt của màn ảnh, chỗ cái đồng hồ. Mỗi computer có thể có icon khác nhau, nhưng các bạn cứ tìm nơi đây sẽ thấy cái tương tợ và cách setup cũng tương tợ.

Click mouse ngay chỗ mủi tên đỏ, các bạn sẽ thấy cái windows như sau hiện ra.

Icon có thể khác nhau.

Đây là danh sách những sóng điện Wi Fi hiện đang có chung quanh cái laptop. Mang đi sang nơi khác thì tên các wireless network thay đổi theo tuỳ theo những cái router hiện có quanh vùng đó.    Icon nầy cho thấy sức mạnh của sóng điện phát ra từ mỗi cái router mà computer nhận được, nó thường tuỳ thuộc vào khoảng cách từ cái router tới laptop.

Chúng ta thấy chung quanh vùng đặt laptop nơi đây có tới 6 luồng sóng Wi-Fi, có những sóng bỏ ngỏ, có những sóng bị mã hoá. Với sóng không mã hoá chúng ta connect vào dễ dàng.

Bây giờ chúng ta xem thử mỗi tín hiệu có đặc tính ra sao trước khi biết là có connect vào nó được hay không.

  Trong cái computer tôi lấy ảnh thì hai sóng điện chỗ mủi tên có dấu chấm than. Ở đây có nghĩa là hai tín hiệu nầy bỏ ngỏ không mã hoá. Có nghĩa là các bạn có thể connect vào đây dễ dàng.   Trong hai hình nhỏ nơi đây các bạn thấy tên cái router sức mạnh sóng điện nơi để cái laptop, loại sóng điện gì (g và n) và SSID (Service set identifier).

   Vì ở đây chúng ta chỉ muốn dùng laptop bắt sóng Wi-Fi để nối vào Internet nên không đi sâu vào những chi tiết khác.

    Bốn cái Wi-Fi còn lại không thấy dấu chấm than. Trong máy computer của các bạn thì thường thấy bên cạnh những sóng điện nầy có hình cái ổ khoá. Còn bên cạnh sóng Wi-Fi có dấu chấm than thì có chữ unsecured. Tức là hình trong computer của các bạn có khi khác đôi chút.

Chúng ta thử xem chi tiết bốn sóng Wi-Fi nầy xem sao:   Ba cái trên mã hoá theo WPA (Wi-Fi Protected Access) mới hơn. Cái dưới cùng mã hoá theo WEP (Wired Equivalent Privacy), kiểu mã hoá nầy xưa rồi. Với bốn luồng sóng Wi-Fi ở đây các bạn không thể connect vào được đâu. Khi các bạn log vào nó sẽ hỏi mã số. Mã số nầy là một hành vừa số vừa chữ rất dài. Chỉ có người chủ cái router mới có mà thôi. Với router của ATT (2WIRE…) thì mã số là hàng số in dưới cái router.

Đây là danh sách sóng điện do những cái router chung quanh nơi đặt laptop phát ra:  Khi click vào Netgear sẽ thấy hàng chữ warning bên tay mặt, các bạn click connect là xong. Có thể computer của các bạn sẽ display khác đôi chút, nhưng nguyên tắc vẫn vậy.

 Với sóng không có security key, các bạn click tên nó trong vòng 30 giây computer sẽ connect vào. Sau đó vô Internet y như tại nhà, nhưng nhớ là đừng gởi hay nhận data nhạy cảm. Với những sóng Wi-Fi không có khoá chúng ta log vô dễ dàng. Một số phi trường ở Mỹ và nhất là Canada, sóng Wi-Fi free. Các hotel motel cũng có khi free. Nhiều quán cà phê và thư viện tại Mỹ cũng free Wi-Fi. Nếu hotel quảng cáo Wi-Fi free mà các bạn nhìn thấy ống khoá thì hỏi người front desk xin mã số. Ở trang sau chúng ta thử log vào một luồng sóng Wi-Fi có khoá xem sao.

Với sóng có security key, các bạn click tên nó sẽ có cái windows như trên hiện ra, phải vô đúng hàng số key mới có thể connect được.  Cám ơn bái bai Nó hỏi các bạn security key nếu các bạn biết thì cẩn thận đánh vào. Với laptop mới mua các bạn chỉ cần vô security key là connect với Wi-Fi tại nhà ngay. Còn con số nầy (WEP hay WAP) ở đâu ra, thì câu trả lời là do người setup cái router là hàng số in ở mặt dưới cái router. chọn . Nếu các bạn không setup key thì cái router các bạn bỏ ngỏ (free). Với router “2Wire…” của hãng AT&T thì nó Khi bạn bè đến chơi nhà có laptop riêng, các bạn cho họ để connect vào. Thường khi laptop nhớ security key, nên lần sau người bạn đó đến nhà chơi thì không cần vô số securuty key lại lần nữa.

Ngày nay tablet đang dần dần thay thế laptop, nếu các bạn có iPod touch hay iPad thì log vào Internet gọn hơn. Cái iPod touch nhỏ xíu giúp các bạn đọc tin tức hay nhận và gởi email bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu. Tôi thích dùng iPod Touch nhỏ xíu (màn ảnh 3,5”) bỏ túi được. iPad và những tablet khác quá to bất tiện. Trong đường phố Mỹ bất cứ nơi đâu các bạn đi ngang qua cũng đều có vài ba luồng sóng Wi Fi, thỉnh thoảng có sóng bỏ ngỏ, các bạn connect vào đôi phút để đọc tin tức hay nhận và gởi email.

Trong trường hợp nầy nhớ đừng có gởi data nhạy cảm, đề phòng thôi, chứ tình cờ thoáng qua trong nhất thời ít ai có đủ thì giờ mà chôm được data của các bạn đâu.

So độ lớn với bàn tay.

  Đây là màn ảnh iPod Touch khi set up để connect vào những sóng Wi-Fi hiện có chung quanh. Ở đây chúng ta thấy hai luồngg sóng có mã hoá và hai luồng sóng “free”.

Nếu chúng ta click vào hai luồng sóng có cái ổ khoá thì chúng ta phải vô mã số mới có thể connect được.

Còn như click vào một trong hai luồng sóng không có ổ khoá thì nó connect ngay. Màn ảnh cái iPod nhỏ khoảng 3,5 inches đường chéo, tuy nhiên nó zoom ra được nên các bạn muốn chữ lớn nhỏ ra sao tuỳ ý. Ngoài ra operating system của nó gần như không có virus, khác hẳn với laptop chạy Windows.

Chuyện vui cười trên báo Mỹ:

10 years ago the USA had Steve Jobs, Bob Hope and Johnny Cash.

Now they have

no Jobs, no Hope and no Cash.