Click để xem - thongke2.edu.vn

Download Report

Transcript Click để xem - thongke2.edu.vn

GIẢNG VIÊN TRƯỜNG
CAO ĐẲNG
CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
QUY ĐỊNH VỀ GIẢNG VIÊN
•
•
•
•
Luật Giáo dục năm 2005
Luật Giáo dục Đại học năm 2012
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015
Thông tư 52/2015/TT-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng.
• Thông tư Liên tịch số 36/2014/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày
28/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ Quy định
mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng
dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập
GIẢNG VIÊN
• Thông tư 52 Điều lệ Trường cao đẳng
Điều 44. Giảng viên trong trường cao đẳng
1. Giảng viên của trường cao đẳng được quy định tại
Điều 54 của Luật Giáo dục đại học.
2. Giảng viên trường cao đẳng thực hiện các quy định
về tiêu chuẩn các chức danh giảng viên theo quy định
hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2012
• Điều 54. Giảng viên
1. Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng;
có phẩm chất, đạo đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt
trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77
của Luật giáo dục.
2. Chức danh của giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên
chính, phó giáo sư, giáo sư.
3. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là
thạc sĩ trở lên. Trường hợp đặc biệt ở một số ngành chuyên môn đặc thù
do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo quy định.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ
từ thạc sĩ trở lên làm giảng viên.
LUẬT GIÁO DỤC 2015
Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo
của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy
định như sau:
e) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng
chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo
giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên
đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn
luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo
giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2015
. Điều
53. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
1. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm nhà giáo
dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa
dạy thực hành.
3. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm giáo
viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng
viên cao cấp.
4. Nhà giáo trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các
tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;
c) Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Có lý lịch rõ ràng.
LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2015
Điều 54. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc
có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp.
2. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ trung cấp phải có bằng tốt
nghiệp đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ trung cấp phải có chứng
chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành trình độ trung cấp.
3. Nhà giáo dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng phải có bằng tốt nghiệp
đại học trở lên; nhà giáo dạy thực hành trình độ cao đẳng phải có chứng chỉ kỹ
năng nghề để dạy thực hành trình độ cao đẳng.
4. Nhà giáo vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng phải đạt chuẩn của nhà giáo dạy lý thuyết và chuẩn của nhà giáo dạy thực
hành theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Nhà giáo không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, cao đẳng sư phạm kỹ
thuật hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, đại học sư phạm kỹ thuật thì phải
có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Thông tư Liên tịch số 36/2014/TTLT-BGD&ĐT-BNV Quy định mã số và
tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở
giáo dục đại học công lập
Điều 6. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành
giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TTBGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2
(A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm
2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo
quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ
Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
ĐỀ TRỞ THÀNH GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí
việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
 Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
giảng viên;
 Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực
ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.Đối với giảng
viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai
phải đạt bậc 2 (A2)
 Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công
nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông
tin và Truyền thông.
 Là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo
đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
ĐỀ TRỞ THÀNH GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG
 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc
làm, chuyên ngành giảng dạy;
 Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng
viên;
 Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ
6 bậc dùng cho Việt Nam.Đối với giảng viên dạy ngoại
ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2)
 Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ
thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và
Truyền thông.
 Là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt;
có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.