Lợi tức theo quy mô

Download Report

Transcript Lợi tức theo quy mô

Sản xuất
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận
SẢN XUẤT
• Sản xuất là hoạt động kinh doanh sử dụng các
yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra.
inputs  outputs
• Giả sử các công ty đều muốn tối đa hoá lợi
nhuận, và lợi nhuận (P) bằng tổng doanh thu (R)
trừ đi tổng chi phí (C).
P = ΣR – ΣC
• Các công ty sẽ cố gắng giảm thiểu chi phí sản xuất
(C) bằng cách điều chỉnh lại chi phí đầu vào
(inputs).
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Phân loại dựa trên thời gian
• Kế hoạch ngắn hạn: K là chi phí cố định, L là
chi phí biến đổi
• Kế hoạch dài hạn: K, L đều trở thành chi phí
biến đổi. Công nghệ không đổi.
• Kế hoạch rất dài hạn: tiến bộ công nghệ có thể
làm thay đổi hoạt động sản xuất của công ty.
CHI PHÍ
• Vốn, nhà xưởng, máy công cụ (K)
• Lao động và các nguyên liệu thô (L)
• Công nghệ
 Chi phí cứng hay còn gọi là chi phí cố định
(fixed costs): FC
 Chi phí mềm hay còn gọi là chi phí biến đổi
(variable costs): VC
Chi phí trong sản xuất ngắn hạn
• Phụ thuộc vào Quy luật Lợi tức giảm dần (The
Law of Diminishing Returns) – nếu ta càng gia
tăng số lượng của một yếu tố đầu vào, đến
một mức nào đó, tổng sản lượng cộng thêm
sẽ giảm dần đi cùng với doanh thu và lợi
nhuận.
– Ex: 3 phóng viên ảnh sẽ chụp được nhiều hơn là 4
phóng viên ảnh; một phòng biên tập với 5-6 BTV
làm việc hiệu quả hơn 10 BTV.
Chi phí trong sản xuất ngắn hạn
•
•
•
•
Tổng chi phí biến đổi (TVC)
Tổng chi phí cố định (TFC)
Tổng chi phí (TC): TC= TVC +TFC
Chi phí biên ngắn hạn (SMC): phần tổng chi phí
chênh lệch khi có sự thay đổi một đơn vị đầu ra.
SMC = ΔTC/ΔQ = ΔTVC/ΔQ
• Chi phí biến đổi bình quân (AVC): AVC=TVC/Q
• Chi phí cố định bình quân (AFC): AFC=TFC/Q
• Tổng chi phí bình quân (ATC): ATC=TC/Q
Năng suất trong sản xuất ngắn hạn
Được đo lường theo 2 cách:
• Sản lượng bình quân (average product):
AP=Q/L (ex: 1 phóng viên viết được 2 tin)
• Sản lượng biên (marginal product):
MP= ΔQ (ex: sau khi tuyển thêm một phóng
viên thì tổng số lượng tin tức viết ra là 10  MP
= 8)
Q: Σ outputs
L: Variable inputs (lao động + nguyên liệu thô)
Mối quan hệ giữa các loại chi phí
• Chi phí biên ngắn hạn (SMC) sẽ bằng với chi phí
biến đổi bình quân (AVC) khi AVC ở mức thấp
nhất.
SMC = AVC
Đó là dấu hiệu cho thấy điểm tối đa hoá sản lượng. Ở điểm
này, công ty có thể giảm thiểu chi phí sản xuất trong lúc tối
đa hoá sản lượng.
• Khi SMC<AVC, điều đó có nghĩa là AVC đang có
chiều hướng giảm, nên tăng sản lượng
• Khi SMC>AVC, điều đó có nghĩa là AVC đang có
chiều hướng tăng, ko nên tăng sản lượng
Chi phí dài hạn
• Vẫn đặt giả thuyết các công ty muốn tối đa hoá sản lượng
với chi phí tối thiểu.
• Họ sẽ phải điều chỉnh mức chi phí đầu vào (cả K, L, trừ T)
sao cho đồng tiền cuối cùng bỏ ra cho yếu tố này phải làm
gia tăng một lượng sản phẩm đầu ra ngang bằng với đồng
tiền cuối cùng bỏ ra cho yếu tố kia. Nghĩa là:
MPL/PL=MPK/PK
• Sự thay đổi về giá của yếu tố này sẽ dẫn công ty đi đến
quyết định thay thế yếu tố này bằng yếu tố kia cho đến khi
thế cân bằng được lập lại.
ex: thay thế các minh tinh màn bạc bằng các nhân vật hoạt hình
Lợi tức theo quy mô
(Returns to Scale)
• Đây là một khái niệm quan trọng trong sản xuất dài hạn –
liên quan đến hiệu ứng trên sản phẩm đầu ra nếu có sự gia
tăng về yếu tố đầu vào.
• Lợi tức kinh tế theo quy mô thường tình: khi X% gia tăng
của các yếu tố đầu vào sẽ làm gia tăng X% sản phẩm đầu ra.
• Lợi tức theo quy mô gia tăng: khi X% gia tăng của các yếu
tố đầu vào sẽ làm gia tăng sản lượng đầu ra ở mức trên cả
X%. Khái niệm này còn được gọi là kinh tế theo quy mô
(economies of scale)
• Lợi tức theo quy mô giảm sút: khi X% gia tăng của các yếu
tố đầu vào sẽ làm gia tăng sản lượng đầu ra ở mức thấp
hơn X%. Khái niệm này còn gọi là phi kinh tế theo quy mô
(diseconomies of scale).
Kinh tế theo quy mô
(Economies of scale)
• Hiệu suất kinh tế do yếu tố kĩ thuật: nếu tận dụng tốt
dây chuyền lắp ráp các thiết bị điện tử thì sẽ gia tăng
được sản lượng.
• Các mối quan hệ về kích cỡ: xây một nhà hát sẽ chứa
được nhiều người hơn là giữ nguyên khu đất trống.
• Chuyên biệt hoá: nếu thuê nhân công có chuyên môn
sâu để làm chỉ một nhiệm vụ thì họ sẽ làm ra được
nhiều sản phẩm hơn là làm kiêm nhiệm
• Hiệu suất kinh tế do cơ chế quản lý: một hãng phim
muốn phát hành 40 tựa phim một năm không cần phải
thuê hai công ty phát hành ở quy mô 20 tựa
phim/năm.
Chi phí dài hạn
• Chi phí trung bình dài hạn (LAC)
• Chi phí biên dài hạn (LMC)
• Cách duy nhất để giảm LAC là thay đổi khả
năng sản xuất, chẳng hạn như mua máy in
mới.
Chi phí dài hạn và kinh tế quy mô
• Theo lý thuyết, sản xuất đến một sản lượng nào
đó, chị phí LAC và LMC chỉ có tăng lên chứ không
giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty chỉ
hưởng hiệu suất kinh tế do quy mô khi sản xuất ở
một quy mô nhất định, sau đó sẽ lâm vào tình
trạng phi kinh tế.
• Thực tế, sau khi tận hưởng hiệu suất kinh tế do
quy mô đến mức sản lượng Q*, công ty sẽ tiếp
tục tận hưởng lợi tức theo quy mô không đổi nếu
tiếp tục sản xuất.
Lợi tức do quy mô trong các sản phẩm truyền thông
• Phần lớn các sản phẩm truyền thông có khả năng đạt được
hiệu suất kinh tế theo quy mô, do chi phí giữa bản copy đầu
tiên (bản gốc) và các bản sản xuất thêm cách biệt rất xa; các
bản sau thực chất chỉ tốn phí sao chép và phân phối.
• VD1: các công ty truyền hình cáp và công ty viễn thông
• VD2: các sản phẩm văn hoá – giải trí chẳng hạn như phim
truyền hình, chương trình truyền hình,
• VD3: phim nhựa, băng video, videogames, đĩa DVD, đĩa
nhạc... (chi phí sao chép và phân phối gần bằng 0 >>> sao
chép lậu)
• VD4: sách, báo, tạp chí (sách dịch, tạp chí nhượng quyền...)
Lợi tức do quy mô trong các sản phẩm hợp tác quốc tế
• Xu hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phim
ảnh và truyền hình để:
– Có nội dung thu hút công chúng của các quốc gia
có liên quan
– Giảm chi phí của bản copy đầu tiên
– Hưởng lợi tức do quy mô trong các bản ghi hình
phụ trội
Lợi tức do quy mô trong các thương vụ sáp nhập
• Không chỉ hợp tác, các công ty truyền thông
quốc tế, đặc biệt là các công ty sản xuất cùng
một loại sản phẩm, còn có xu hướng mua bán
và sáp nhập với nhau để hưởng hiệu suất kinh
tế do quy mô.
• VD: các studio của Mỹ phát triển theo hướng
một hãng phim lớn mua lại các hãng phim tư
nhân hoặc hai hãng phim lớn sáp nhập
Kinh tế phạm vi
(Economies of scope)
• Các tập đoàn truyền thông (media
conglomerates, synergies) hình thành với động cơ
là đạt được hiệu suất kinh tế quy mô và kinh tế
phạm vi.
• Hiệu suất kinh tế theo phạm vi: là một phân
nhánh của hiệu suất kinh tế theo quy mô, đạt
được khi
– Chi phí cho việc sản xuất 2 hay nhiều sản phẩm tại
cùng một công ty (được hợp nhất) thấp hơn so với
tổng chi phí của việc sản xuất từng sản phẩm riêng rẽ
tại từng công ty.
Lí do các công ty theo đuổi việc hình thành synergies?
• Các sản phẩm được sản xuất đồng thời. Sản
phẩm này có thể là sản phẩm phụ của sản phẩm
kia. VD: Harry Potter, Star Wars ...
• Công ty có thể chia sẻ cùng một chủng loại máy
móc, công nghệ, cơ sở phát hành và nguồn nhân
công có tay nghề kĩ thuật cao. VD: các hãng phim
Mỹ sản xuất cả phim nhựa và phim truyền hình.
• Tuy nhiên, không phải mọi thương vụ sáp nhập
đều thành công. VD: AOL-Time Warner cho thấy
hiệu suất kinh tế theo phạm vi không phải dễ đạt.
Kế hoạch Sản xuất Rất Dài hạn
• Sau một thời gian đủ dài, con người thường
có những đột phá về mặt công nghệ dẫn đến
cơ hội thay đổi cho các công ty truyền thông,
nếu họ biết cách đón bắt các tiến bộ công
nghệ này, và nếu như họ biết đầu tư cho lĩnh
vực R&D để tạo ra những công nghệ mới.
• VD: sự ra đời của máy ảnh, của các trang thiết
bị phát sóng, của TV, của Internet, của mạng
xã hội...
DOANH THU
• Tổng doanh thu: TR = Q×P
• Doanh thu bình quân: AR=TR/Q=P
• Doanh thu biên: MR = ΔTR/ΔQ
• TR= ΣMR
So sánh giữa chi phí biên và doanh thu biên
• MR>MC
• MR=MC
• MR<MC
Output  Profit
Profit không đổi
Output  Profit
LỢI NHUẬN
•
•
•
•
P=TR-TC
P= TR-TEC (Total Economic Costs)
Chi phí kinh tế = Chí phí bề mặt + chi phí ẩn
Chi phí bề mặt (explicit costs): lương, nguyên vật
liệu, cho thuê nhà xưởng, vận chuyển...
• Chi phí ẩn: chi phí khấu hao kinh tế (của các tài
sản có vòng đời dài lâu), chi phí cơ hội (bao gồm
lợi nhuận thông thường + lương ẩn, tỉ giá cho
thuê ẩn khi sử dụng nhân công và văn phòng
“chính chủ”)