Transcript 840

TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SINH B

An Sinh, ngày 13 tháng 12 năm 2012 Tổ: 4 + 5

Chuyên đề: “ Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4”

I/ LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Phân môn Lịch sử nói riêng và môn Lịch sử - Địa lý ở Tiểu học nói chung là môn học góp phần hình thành nhân cách học sinh Tiểu học; giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về Lịch sử và Địa lý của đất nước; giúp học sinh biết được truyền thống dựng nước và giữ nước từ ngàn đời nay của ông cha ta. Mặt khác phân môn Lịch sử đã góp phần vào việc khơi gợi lại niềm tự hào, lòng tự tôn vào khí phách anh hùng của dân tộc ta, làm phong phú thêm vốn hiểu biết về truyền thống lịch sử tốt đẹp của giống nòi con Lạc cháu Hồng. Nhưng hiện nay, chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở một số nơi, một số cấp học phổ thông chưa thật tốt. Vậy làm thế nào để chất lượng dạy và học môn Lịch sử nói chung và phân môn Lịch sử ở Tiểu học nói riêng ngày một đi lên đó chính là lý do tổ 4 + 5 trường Tiểu học An Sinh B đã lựa chọn, xây dựng và thực hiện chuyên đề: “ Biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Lịch sử lớp 4” năm học 2012 – 2013.

II/ THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ HIỆN NAY Ở TRƯỜNG

1) Giáo viên: Đa số giáo viên khi giảng dạy phân môn Lịch sử đã đảm bảo được tiến trình lên lớp của một tiết dạy; đã giúp học sinh nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của bài. Tuy nhiên để khắc sâu hơn kiến thức cho học sinh, để làm cho học sinh yêu thích phân môn Lịch sử một cách tự giác thì không phải giáo viên nào, lớp nào cũng làm được.

Bên cạnh đó một số giáo viên còn cho rằng phân môn Lịch sử không quan trọng bằng môn Toán và môn Tiếng Việt. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy và học phân môn này chưa được như mong muốn.

2) Học sinh: Học sinh của trường là học sinh vùng miền núi nên điều kiện về kinh tế, về các phương tiện thông tin nghe nhìn như đài, báo, mạng In tơ net, … còn nhiều hạn chế, không có nhiều thuận lợi như ở những vùng đồng bằng, thành thị.

Bố mẹ của nhiều em còn chưa thật sự quan tâm đến việc học tập cũng như tạo điều kiện tốt nhất để con em mình học tập.

Khi đến lớp, học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để tự chiếm lĩnh kiến thức mới mà còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của thầy cô và của bạn bè.

III/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4

1) Giáo viên: - Phải đầu tư công sức, thời gian vào từng tiết soạn.

- Đọc, nghiên cứu kĩ từng bài dạy để xác định rõ trong bài có mấy nội dung chính cần truyền đạt cho học sinh; từng nội dung chính đó là gì ?

- Từ những nội dung chính đã xác định được, giáo viên sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng nội dung: + Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với khả năng và trình độ học sinh lớp 4; không đưa ra những câu hỏi quá khó hoặc quá vụn, nhỏ lẻ.

Với mỗi nội dung chính của bài, giáo viên sẽ lựa chọn hình thức dạy học hợp lý; không nên lặp lại hoặc lạm dụng một hình thức dạy học nào trong cùng một tiết học; sẽ gây ra sự nhàm trán đối với học sinh.

Cuối mỗi tiết học, giáo viên nên tổ chức một trò chơi học tập đơn giản, nhẹ nhàng sẽ có tác dụng vừa động viên, khích lệ được học sinh tham gia vào quá trình học tập, vừa củng cố được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài.

sống, … Sau mỗi bài học, giáo viên cần liên hệ thực tế với học sinh để giáo dục học sinh ý thức, tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với các bậc anh hùng dân tộc, đối với quê hương, làng xóm nơi mình đang sinh Giáo viên cần có thêm nhiều tài liệu tham khảo về môn học ngoài sách giáo khoa.

Giáo viên phải áp dụng thành thạo công nghệ thông tin vào từng tiết dạy, từng bài giảng.

Giáo viên lựa chọn các hình thức dạy học, các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới đó là: lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở chứ không hoàn toàn làm hộ hoặc áp đặt học sinh. Học sinh phải là người chủ động tìm hiểu và tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

2) Học sinh: Phải có ý thức tự giác, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập của nhóm, tổ dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Mạnh dạn, tự tin đưa ra những câu hỏi hoặc đưa ra những nhận xét, đánh giá trước tập thể. Có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập Có ý thức ôn bài, làm bài ở nhà Có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm với các bạn

3) Tiến tr ì nh lên lớp của một tiết Lịch sử lớp 4:

I- Kiểm tra b à i cũ.

… II- B à i mới.

1.Giới thiệu b à i: … 2.Nội dung b à i mới: a. Hoạt động 1:

- H

?

1: … - H

?

2: … - H

?

3: … (C á nhân, nh ->GVKL, chốt KT: … …

d. B à i học: e. Trò chơi:

… … ó m, tổ, … … ->GVKL, chốt KT: …

b. Hoạt động 2:

- H

?

1: … - H

?

2: … - H

?

3: … … (C á nhân, nh ó m, tổ, … ) ->GVKL, chốt KT: …

c. Hoạt động 3:

- H

?

1: … - H

?

2: … - H

?

3: … … (C á nhân, nh ó m, tổ, … ) ) -

* Nội dung ch í nh thứ nhất.

… (Những từ ngữ trọng tâm, nổi bật) … … -

* Nội dung ch í nh thứ hai.

… … … -

* Nội dung ch í nh thứ ba.

… … … … …

3- Củng cố, dặn dò:

-Nhấn mạnh nội dung b à i -Liên hệ thực tế, gi á o dục tư tưởng, th á i độ cho học sinh qua b à i học -Nhận x é t tiết học, dặn chuẩn bị b à i sau, …

IV/ TIẾT DẠY THỂ NGHIỆM

- … (đ/c Tiến Anh thực hiện).

V/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- …

VI/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Với Ban giám hiệu nhà trường: + Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: Mỗi lớp học có một máy chiếu được gắn cố định, một máy tính bàn (hoặc máy tính xách tay) + Tổ chức nhiều hơn các chuyên đề cấp trường ở các môn học để giáo viên được học hỏi, trao đổi và rút kinh nghiệm + Có thêm nhiều hơn các tài liệu tham khảo về phân môn Lịch sử để giáo viên nghiên cứu, tự nâng cao sự hiểu biết và trình độ tay nghề của bản thân.

TRƯỜNG TIỂU HỌC AN SINH B

An Sinh, ngày 13 tháng 12 năm 2012 Tổ: 4 + 5