Tại sao cần có BMTCV?

Download Report

Transcript Tại sao cần có BMTCV?

Hướng dẫn cách viết
Bản Mô tả Công Việc
theo tiêu chuẩn
- Phòng Nhân Sự -
Tại sao cần có BMTCV?
A = Bản MTCV hiện tại của 1 nhân viên
B = Khả năng thực sự của 1 nhân viên
A
B
Tại sao cần có BMTCV
theo tiêu chuẩn?

Mô tả mục đích, trách nhiệm, quyền hạn, công việc chính, vai
trò và ảnh hưởng của vị trí cũng như yêu cầu đối với công
việc.

Công cụ để so sánh & đánh giá các công việc trong công ty
với nhau, trong cùng lĩnh vực trên thị trường, đồng thời so
sánh mức lương, thưởng của một vị trí.

Cho mục đích tuyển dụng và khảo sát năng lực.

Cho việc điều chuyển nhân sự, thay đổi công việc, đào tạo &
phát triển kế hoạch kế thừa.

Phục vụ cho công việc trong quan hệ lao động như mâu
thuẫn, kỷ luật, sa thải.
Giới thiệu sơ lược về
Hệ thống Đánh giá công việc
◦ Tập đoàn tư vấn quản trị toàn cầu.
◦ Đánh giá công việc (Job Evaluation) là một phương
pháp đo lường có hệ thống so sánh mối tương quan
giữa trách nhiệm, quyền hạn của 1 công việc trong hệ
thống tổ chức.
◦ Đánh giá công việc và xếp bậc theo hệ thống cho từng
vị trí dựa trên Bản Mô tả công việc.
 HAY GROUP
 MERCER
 TOWERS WATSON
 ECA
3 thước đo chủ lực để đánh giá công việc
- HAY GROUP
1. Technical Know-How: Trình độ chuyên môn
◦ Depth: Yêu cầu về chiều sâu của công việc được phân loại theo trình độ học vấn và
chuyên môn, từ Basic (Unskilled) đến Exceptional Mastery (Unique authority)
◦ Scope: Yêu cầu về lãnh vực được xếp theo kỹ năng và năng lực cần thiết đối với công
việc đó, từ Task đến Complex/Very Large
2. Problem Solving: Kỹ năng giải quyết vấn đề
Yêu cầu công việc đối với việc phân tích, đánh giá, lập luận, và cuối cùng đi đến kết luận.
Kỹ năng này có liên quan đến “Technical Know-How”, được đánh giá trên 2 thước đo:
◦ Freedom to Think: Đo lường mức độ cần thiết trong tầm nhìn trong công việc (liên quan
đến kinh doanh, tổ chức, nội quy, nguyên tắc, thủ tục và cấp độ quản lý), từ Strict Routine
đến Abtractly Defined.
◦ Thinking Challenge: Đo lường mức độ phức tạp trong những vấn đề và công việc hàng
ngày của vị trí, từ Repatitive (đơn giản đến chủ động sáng tạo)
3. Accountability: Trách nhiệm liên đới
Là câu trả lời tổng thể cho mức độ ảnh hưởng, kết quả cuối cùng, chất lượng của công
việc liên quan đến sự sống còn của tổ chức, được đánh giá trên 3 thước đo:
◦ Freedom to Act: công việc cần phải có sự hướng dẫn ở mức độ nào
◦ Nature of Impact: Mức độ ảnh hưởng và kết quả của công việc ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến kết quả kinh doanh chung của toàn công ty.
◦ Magnitude: Kích cỡ của doanh nghiệp/phòng ban dựa trên doanh số
Các nguyên tắc khi viết BMTCV

Viết cho vị trí – Không phải người làm công việc đó
Bản mô tả công việc phải đề cập đến công ty cần gì đối với vị trí
đó.

Thực trạng hiện tại
Công việc cần được mô tả với thực trạng hiện tại phải làm bây
giờ. Nếu vị trí đó thay đổi, phải chỉnh bản mô tả công việc ngay.

Thực tế cần - Không phải ý kiến
Bản mô tả công việc cần được dựa trên cơ sở những thông tin
khách quan cho vị trí đó. Các ý kiến cá nhân của người giữ vị trí
đó về công việc, trách nhiệm, quyền hạn đều không được mang
vào Bản mô tả công việc, trừ khi đã được thảo luận với người
quản lý trực tiếp hay trưởng phòng ban đó.
Cách viết một Bản MTCV
Ngày hiệu lực
Tên phòng ban
Logo chuẩn
của công ty
Lần cập nhật
thứ mấy?
Tên vị trí
Điền các thông
tin như trong
bảng mẫu
Sử dụng các câu hỏi sau để trả lời:
- Tại sao lại có vị trí này?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu vị trí này không tồn tại?
Mục đích/mục tiêu cần được gói gọn trong khoảng 3-4 dòng, bao gồm:
động từ = mô tả hoạt động hay trách nhiệm (cần làm gì)
chủ từ = làm cái gì (với cái gì )
kết quả = tại sao làm, bằng cách nào (kết quả)
3.0 Phạm vi thực hiện công việc
Liệt kê một danh sách các kết quả có thể đo lường về mặt số lượng mà vị tri này có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến. Ví dụ những thông tin sau có thể kể đến:
•doanh số
•chi phí theo doanh số được giao
•chi phí nhân sự / năm
•chi phí mua hàng / năm
•bất cứ chi phí nào được giao hàng năm thể hiện tính chất công việc
•số lượng nhân viên cấp dưới
Phần này cần đề cập đến những số liệu/kết quả mà vị trí này có ảnh hưởng trực tiếp đến.
Trách nhiệm công việc
4.1 Nhiệm vụ:
Luật pháp, nội quy và tiêu chuẩn ISO quy định chúng ta cần phải ghi rõ bằng văn bản ai chịu
trách nhiệm vấn đề nào trong các hoạt động khác nhau của công ty. Vì vậy, chúng ta cần xác
định rõ các trách nhiệm chinh, đồng thời cũng nêu rõ ai chịu trách nhiệm cái gì.
Chúng ta cũng có thể tham khảo dưới đây cách viết về nhiệm vụ mà BẮT BUỘC cần có trong
bản mô tả công việc.
“Làm gì...bằng cách...như thế nào...để đảm bảo...kết quả/tại sao phải làm”
4.2 Quyền hạn:
Nêu rõ các quyền hạn bao gồm việc đề xuất, phủ quyết, và quyết định trong công việc của vị trí.
Những quyền hạn này cần phải đồng nhất với giấy ủy quyền của người quản lý cho vị trí đó.
5.0 Công việc chính
Phần này mô tả các chức năng,
công việc chính cần làm để thực
hiện “Nhiệm vụ” và “Kết quả công
việc”. Công việc chính là phần
không thế giao phó cho người khác
và đây là phần quan trọng nhất của
vị trí này. Chỉ liệt kê các công việc
chính theo thứ tự quan trọng ưu
tiên. (Tối đa 8 công việc)
Chúng ta cần sử dụng các động từ
theo cấu trúc “Làm gì...với cái gì”
Mục 6.1, đề cập trình độ học vấn và
kinh nghiệm chuyên môn hay liên
quan để có thể chấp nhập cho công
việc này
Mục 6.2, đề cập lãnh
vực học vấn/kinh nghiệm
chuyên môn cần thiết
cho công việc này
Mục 6.3, chúng ta cần đề cập
những kỹ năng mềm ví dụ: sử
dụng phần mềm nào đó, kỹ năng
thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kiến
thức sản phẩm, v.v...)
Mục 6.4, đề cập trình độ
ngoại ngữ cần thiết cho
vị trí này
Mục 6.5 được xem như là từ điển năng
lực do phòng nhân sự xây dựng, mỗi vị
trí cần chọn tối đa 8 năng lực.
Thực hành theo nhóm

Sử dụng 1 Bản MTCV trong nhóm, các anh chị
hãy chọn tối đa 8 năng lực cần thiết cho vị trí
đó.

8 năng lực này sẽ được sử dụng để đặt câu hỏi
trong buổi phỏng vấn các ứng viên thi tuyển
vào vị trí này.

Sau đó, đại diện nhóm sẽ trình bày với các
nhóm còn lại về sự lựa chọn của nhóm mình.
Hỏi & Đáp