PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC TẬP VÀ RÈN NGHỀ CHO SINH

Download Report

Transcript PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC TẬP VÀ RÈN NGHỀ CHO SINH

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
THỰC TẬP VÀ RÈN NGHỀ CHO SINH
VIÊN KHOA KINH TẾ - QTKD
GV: Phùng Thị Khang Ninh
Tóm tắt
1. Mục tiêu
2. Những công việc SV cần chuẩn bị khi đi TT–RN
3. Những thuận lợi và khó khăn SV thường gặp
trong quá trình TT – RN
3.1. Những thuận lợi
3.2. Những khó khăn
4. Giải pháp
Kết luận
1.Mục tiêu của thực tập, rèn nghề
Đi đôi với việc đổi mới chương trình đào tạo từ
niên chế sang tín chỉ. Chuyển từ hướng đào tạo
cứng nhắc sang hướng đào tạo mềm dẻo đòi
hỏi phương pháp dạy – học mới; phương pháp
giáo dục đại học mới phải coi trọng việc bồi
dưỡng năng lực tự học, tạo điều kiện cho người
học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ
năng thực hành, rèn nghề.
1. Mục tiêu (tiếp):
* Giúp sinh viên tiếp cận với hoạt
động sản xuất, kinh doanh thực tiễn
tại các doanh nghiệp hiện nay.
* Gắn liền học tập lý thuyết với thực
hành, củng cố, trau rồi những kiến
thức được học trong nhà trường, hình
thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên.
1. Mục tiêu (tiếp):
*. Xây dựng tác phong làm việc hiệu quả,
khoa học, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần
tự giác trong công việc.
*. Rèn luyện kỹ năng sử dụng vi tính,
ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như làm
việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng giao tiếp một cách nhuần nhuyễn và
tự tin.
2. Sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị :
* Về kiến thức
- Sinh viên đã hoàn thành các học
phần chuyên ngành
- Sử dụng các kỹ năng chuyên môn
(đã được trang bị thông qua các môn
học chuyên ngành) để đi sâu tìm hiểu
thực hành tại cơ sở sản xuất kinh
doanh.
2. Sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị (tiếp)
-Trên cơ sở đối chiếu, so sánh giữa lý
luận với thực tiễn nhằm:
. Bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức được
trang bị trong nhà trường;
. Vận dụng lý thuyết để phát hiện các hạn
chế trong thực tiễn;
. Hình thành các ý tưởng, các đề xuất, để
khắc phục hạn chế.
2. Sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị (tiếp)
* Về ý thức
- Sinh viên cần phải có ý thức tổ chức kỷ
luật tốt, tư thế, tác phong đúng mực phù
hợp với văn hoá doanh nghiệp.
* Về địa điểm thực tập, rèn nghề:
- Sinh viên sẽ tự đăng ký địa điểm thực
tập theo nhóm, mỗi nhóm từ 3 -5 sinh
viên, khuyến khích địa điểm thực tập nằm
trong tỉnh Phú Thọ.
3. Những thuận lợi và khó khăn SV
thường gặp trong quá trình TT – RN
3.1.Những thuận lợi:
- Khoa Kinh tế là một khoa mũi nhọn của
trường Đại học Hùng Vương, Lãnh đạo trường
và lãnh đạo khoa luôn quan tâm tạo điều kiện
tốt cho sinh viên học tập – rèn nghề.
- Khoa có đội ngũ giảng viên trẻ với trình độ
chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác
giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực tập, rèn
nghề.
3.1. Những thuận lợi (tiếp):
- Sinh viên khoa kinh tế có ý thức cao
trong học tập và tổ chức kỷ luật, đảm bảo
trình độ, tay nghề để đi thực tập, rèn nghề
đạt kết quả tốt.
- Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều
cơ sở kinh doanh đây là môi trường tốt
cho sinh viên thực tập.
3.2. Những khó khăn
- Trong việc liên hệ cơ sở thực tập, rèn
nghề phù hợp với chuyên môn, có người
hướng dẫn tại cơ sở tận tình .
- Sinh viên ít được trực tiếp thực hành tại
cơ sở kinh doanh.
3.2. Những khó khăn (tiếp)
- Sinh viên chưa phát huy hết khả năng
nghiên cứu độc lập, và nghiên cứu theo
nhóm : Phần lớn các báo cáo thực tập có
kết cấu và nội dung giống các báo cáo đã
làm từ trước, thiếu tính mới nên hàm
lượng khoa học trong báo cáo chưa cao.
4. Giải pháp
* Để chọn được nơi thực tập, rèn nghề phù
hợp với chuyên môn của mình thì sinh viên nên
làm theo các bước sau:
. Tiếp cận các công ty trong những ngày hội
việc làm
- Tận dụng các mối quen biết với các doanh
nghiệp (Nhờ các mối quan hệ gia đình, bạn bè,
cá nhân; các thông tin trên mạng…)
- Cần tạo thiện cảm của cơ sở thực tập
4. Giải pháp (tiếp)
*Cần tìm hiểu trước khi đi thực tập
những thông tin sau:
- Tìm hiểu quy định TT của trường:
. Yêu cầu, nội dung
. Mẫu báo cáo thực tập
. Thời gian thực tập.
-Tên địa điểm, số điện thoại của cơ sở
thực tập
- Trách nhiệm, bổn phận hàng ngày của
sinh viên (khi thực tập) sẽ làm gì.
Kết luận
Để quá trình thực tập mang lại hiệu quả
cao, sinh viên cần phải có một sự chuẩn
bị tốt về kiến thức, ý thức và cơ sở thực
tập; phát huy những mặt thuận lợi, khắc
phục những khó khăn, đặc biệt mỗi sinh
viên cần tự nỗ lực phát huy khả năng bản
thân hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn