to get the file
Download
Report
Transcript to get the file
TẬP HUẤN
CÁC QUY TRÌNH THỰC
HÀNH CHUẨN TRONG
CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN
LỜI NÓI ĐẦU
Quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn (Standard
Operational Procedures viết tắt là Quy trình) được xây dựng bởi nhóm
chuyên gia kỹ thuật Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng
nông sản thực phẩm”.
Các quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn được trình
bày theo mẫu chung gồm 6 nội dung:
1. Phạm vi
2. Trách nhiệm
3. Thời điểm thực hiện
4. Quy trình
5. Hành động khắc phục
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
MỤC LỤC
STT
TÊN QUY TRÌNH
Quy trình 1
Mua và tiếp nhận heo con (để võ béo), vật tư, trang thiết bị chăn
nuôi vào trại
Quy trình 2
Mua và bảo quản thức ăn cho heo
Quy trình 3
Trộn thức ăn cho heo
Quy trình 4
Phân phối thức ăn cho heo
Quy trình 5
Mua, tiếp nhận và bảo quản thuốc thú y, vacxin và thuốc khử
trùng trong trang trại
Quy trình 6
Sử dụng thuốc thú y bằng đường tiêm
Quy trình 7
Sử dụng thuốc thú y bằng pha nước uống
Quy trình 8
Chương trình vệ sinh, sát trùng
Quy trình 9
Các biện pháp an toàn sinh học
Quy trình 10
Vận chuyển heo sống
Quy trình 11
Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
Quy trình chuẩn 1
MUA VÀ TIẾP NHẬN HEO
CON (ĐỂ NUÔI VỖ BÉO),
VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ
CHĂN NUÔI VÀO TRẠI
Quy trình chuẩn 1
1. Phạm vi
Quy trình này được áp dụng đối với tất cả heo
con, vật tư, trang thiết bị được mua và nhập
vào trại chăn nuôi heo thịt.
Quy trình chuẩn 1
2. Trách nhiệm
Chủ trại hoặc Giám đốc trại
Quy trình chuẩn 1
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi lần mua và nhập heo con, vật tư, trang
thiết bị chăn nuôi vào trại.
Quy trình chuẩn 1
4. Quy trình:
Đối với heo con giống:
Chỉ mua heo từ trang trại/cơ sở sản xuất giống được chứng
nhận an toàn dịch (VD: An toàn dịch bệnh đối với bệnh
LMLM, Dịch tả heo)
Đàn heo nhập vào trại phải có giấy chứng nhận kiểm dịch
(do cơ quan thú y cấp).
Phải kiểm tra kỹ tất cả heo nhập trại để khẳng định đàn heo
khỏe mạnh. (VD: chọn heo con có đặc điểm mông vai nở,
chân thanh vững chắc, bụng gọn, lông thưa, da mỏng, hồng
hào…)
Nhốt riêng heo mới nhập 15 ngày để theo dõi trước khi
nhập trại. Ghi chép tất cả các biểu hiện bệnh của heo trong
qua trình nuôi thích nghi.
Quy trình chuẩn 1
Đối với heo con giống (tt)
Khi bạn được thông báo heo có mang kim gãy, cần đánh
dấu heo đó và ghi vào hồ sơ theo dõi
Trường hợp heo đã được tiêm phòng hoặc điều trị bằng
kháng sinh từ trang trại bán heo, bạn phải điền thông tin
vào “Hồ sơ hoặc phiếu nhập heo đã điều trị” và không
được xuất bán những heo này để giết mổ trước khi kết thúc
thời gian ngừng thuốc. Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc
trang trại cung cấp heo phải được lưu trong hồ sơ.
Ghi chép thông tin nhập heo vào phiếu ghi chép theo dõi
mua heo giống
Quy trình chuẩn 1
Đối với thiết bị, vật tư
Nếu mua vật tư, thiết bị cũ (máng ăn, núm uống,
tấm lót sàn…) thì trước khi đưa vào trại phải vệ
sinh sạch sẽ.
Tất cả thiết bị (cũ, mới) vào trại phải được khử
trùng trước khi dùng.
Quy trình chuẩn 1
5. Hành động khắc phục
Trường hợp thiếu thông tin về các bệnh đã
tiêm phòng PHẢI yêu cầu người bán cung
cấp bổ sung.
Quy trình chuẩn 1
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Bản photocopy hóa đơn mua heo, Giấy
chứng nhận kiểm dịch
Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để
nuôi thịt.
Quy trình chuẩn 1
Biểu 1. Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để nuôi thịt
Ngày
tháng
Số
lượng
(con)
Tên và
địa chỉ cơ
sở bán
Giống
lợn
Thời
gian
điều trị
bệnh
trước
khi
bán
Thuốc
điều trị
Thời gian
cần ngưng
để thuốc
thải hồi
đến ngày
Đã tiêm
phòng
vaccin
Ngày
tiêm
Ghi chú
Quy trình chuẩn 1
Quy trình chuẩn 1
Quy trình chuẩn 1
Quy trình thực hành chuẩn 2
MUA, TIẾP NHẬN VÀ
BẢO QUẢN THỨC ĂN
Quy trình chuẩn 2
1. Phạm vi
Quy trình này được áp dụng đối với tất cả
các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi
được mua để sử dụng trong trang trại chăn
nuôi heo thịt.
Quy trình chuẩn 2
2. Trách nhiệm
Người chịu trách nhiệm mua thức ăn, người
quản lý trang trại hoặc thủ kho
Quy trình chuẩn 2
3. Thời điểm thực hiện
Khi mua, nhập thức ăn vào kho và trong
quá trình bảo quản.
4. Quy trình
Lưu đồ TĂCN trong trang trại
Ngô, Khô dầu, bột cá,
khoáng, premix, thức
ăn bổ sung có thuốc
/không có thuốc …
Mua TA HH
hoàn chỉnh
Mua
ng/liệu đơn
Nhập kho
Nhập kho
Bảo quản
Bảo quản
Phân phối
r
Phân phối
Nghiền
Vật nuôi
Phân phối
Vật nuôi
Vật nuôi
Trộn
Bảo quản
Phân phối
Vật nuôi
22
Quy trình chuẩn 2
4. Quy trình
Khi mua thức ăn:
Lựa chọn nhà cung cấp thức ăn có uy tín
Phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn xuất kho (lưu ý các
điều khoản ghi trong hợp đồng: thời gian thực hiện, giá cả,
chủng loại, chất lượng, phương thức thanh toán, trách
nhiệm của mỗi bên v.v..) VD: thức ăn không có các chất
trong “danh mục các chất bị cấm sử dụng trong thức ăn”
Chỉ mua loại thức ăn đã công bố tiêu chuẩn cơ sở
Dựa vào điều khoản hợp đồng, thủ kho hoặc người có trách
nhiệm phải kiểm tra. VD: Lựa chọn loại thức không bị
mốc, không có mùi ôi, chua.
Quy trình chuẩn 2
Khi tiếp nhận thức ăn:
Kiểm tra các thông tin sau đây:
– Tên (loại) thức ăn và số lượng
– Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
– Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng
– Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của từng loại thức ăn
– Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn
sử dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ - nếu
là thức ăn có thuốc).
– Những cảnh báo nếu có khi sử dụng
– Kiểm tra bao đựng (hư hỏng hay còn nguyên vẹn)
– Kiểm tra chất lượng bằng cảm quan (màu sắc, mùi, mốc
v.v… )
Quy trình chuẩn 2
Khi tiếp nhận thức ăn(tt):
Kiểm tra màu sắc, mùi, nấm mốc và sự có mặt của vật ngoại lai
(mảnh kim loại, nhựa, gỗ, dây…) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe
gia súc khi tiếp nhận nguyên liệu thô (ngô, đậu tương, bột cá ...)
Khi tiếp nhận premix có trộn dược phẩm hay không trộn dược
phẩm, bạn phải kiểm tra:
• Tên sản phẩm và số lượng
• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
• Sản phẩm được phép lưu hành
• Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng
• Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn sử
dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ).
Quy trình chuẩn 2
Kho lưu giữ:
Thường xuyên bảo dưỡng kho, đồ dùng vận chuyển, máng
ăn và thiết bị phân phối thức ăn; kiểm tra tường bao, cửa
sổ, cửa ra vào để tránh sự xâm nhập của chuột bọ, chim
hoang dại.
Phải có khu riêng biệt để lưu giữ thức ăn chứa thuốc, có
biểu báo rõ ràng. Ghi nhớ nguyên tắc: thức ăn vào trước
dùng trước, vào sau dùng sau
Không được bảo quản thức ăn lẫn với các loại hóa chất
độc hại (dầu máy, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng
v.v…)
Quy trình chuẩn 2
Kho lưu giữ (tt):
Thức ăn phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp (kho
không bị dột, hắt, nhiệt độ không quá cao, thông thoáng; xử lý
nguyên liệu trước khi bảo quản nếu thấy cần thiết nhằm đảm
bảo cho thức ăn không bị mối mọt, không bị mốc và không bị
hư hỏng).
Các bao thức ăn phải được đặt trên bệ kê cách mặt đất
(khoảng 0,1m), không được để sát tường nhà kho, có lối đi
xung quanh, giữa các lô thức ăn phải có khoảng cách V…v…
Quy trình chuẩn 2
Tại trại nuôi :
Có dụng cụ chứa thức ăn; có khu riêng để chứa thức ăn có
thuốc
Có dụng cụ chứa riêng thức ăn có thuốc (nếu có thể).
Làm vệ sinh sạch sẽ và lọai bỏ toàn bộ thức ăn tồn đọng
trong dụng cụ chứa nếu có sự thay đổi khẩu phần ăn.
Quy trình chuẩn 2
5. Hành động khắc phục:
Trường hợp người bán cung cấp sai sản phẩm, phải trả lại
cho nhà cung cấp.
Nếu chưa đủ thông tin, phải liên lạc với nhà cung cấp
thức ăn để yêu cầu bổ sung những thông tin chi tiết còn
thiếu
Nếu có nhiếm chéo TĂ có thuốc/ thông báo cho cán bộ
kỹ thuật và chủ trang trại; Chỉ dùng TĂ đã bị nhiễm chéo
cho đúng loại lợn được phép dùng.
Quy trình chuẩn 2
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu:
Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho
nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
có thuốc.
Quy trình chuẩn 2
Biểu 2. Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho nguyên liệu thức
ăn có thuốc
Ngày
nhập
Tên
nhà
cung
cấp
Tên
sản
phẩm
Lô
sản
phẩm
Số
lượng
sản
phẩm
(kg)
Cho khẩu phần ăn có bổ
sung thuốc
Tên
hoạt
chất
chính
Tỷ lệ
pha
trộn
(kg/tấn
TĂ)
Số g
hoạt
chất /
tấn
TĂ)
Giai đoạn
nuôi
Choai
Vỗ
béo
Thời
gian
ngừng
thuốc
(ngày)
Ghi
chú
Quy trình chuẩn 2
Biểu 3. Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh có thuốc
Ngày
nhập
Tên
nhà
cung
cấp
Tên sản
phẩm thức
ăn
Lô sản
phẩm
Số lượng
(kg)
Dùng cho
loại lợn
Tên thuốc
hoạt chất
và liều trộn
Thời gian
ngừng sử
dụng
(ngày)
Ghi chú
Quy trình chuẩn 2
Số TT
Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN
Các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi
Tên kháng sinh,
hóa chất
Số TT
Tên kháng sinh,
hóa chất
1
Carbuterol
10
Methyl-testosterone
2
Cimaterol
11
Metronidazole
3
Clenbuterol
12
19 Nor-testosterone
4
Chloramphenicol
13
Ractopamine
5
Diethylstilbestrol (DES)
14
Salbutamol
6
Dimetridazole
15
Terbutaline
7
Fenoterol
16
Stilbenes
8
Furazolidon và các dẫn
xuất nhóm Nitrofuran
17
Trerbolone
9
isoxuprin
18
Zeranol
Quy trình chuẩn 2
Có biện pháp ngăn chặn loài gặm nhấm và chim hoang dã
Quy trình chuẩn 2
Kho không đảm bảo vệ sinh
Quy trình chuẩn 2
Ngô bị nấm mốc
Quy trình chuẩn 2
Ngô bị nấm mốc khi lưu giữ trong kho
Quy trình chuẩn 2
Phân biệt ngô bị nấm mốc khi lưu giữ trong kho
Quy trình chuẩn 2
Thức ăn phải được kê trên bệ và xếp theo từng loại riêng
biệt
Quy trình thực hành chuẩn 3
TRỘN THỨC ĂN
Quy trình chuẩn 3
1. Phạm vi
Quy trình thực hành chuẩn về trộn thức ăn được
áp dụng đối với tất cả các loại nguyên liệu cũng
như thiết bị dùng để phối trộn và bảo quản thức
ăn cho heo nuôi thịt tại trang trại.
Quy trình chuẩn 3
2. Trách nhiệm
Công nhân trộn thức ăn và chủ trang trại.
Quy trình chuẩn 3
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi mẻ trộn
Quy trình chuẩn 3
4. Quy trình
Phải thực hiện thường xuyên và đầy đủ các quy định hiện
hành về quản lý thức ăn chăn nuôi
Trang trại phải có công thức phối trộn (loại khẩu phần, tên
nguyên liệu, số lượng từng loại nguyên liệu, bao bì hoặc
dụng cụ chứa đựng phải có sẵn tại nơi trộn thức ăn).
Kiểm tra cảm quan các chỉ tiêu như: màu sắc, mùi vị, ẩm độ
của từng loại nguyên liệu trước khi phối trộn. Phải đảm bảo
rằng nguyên liệu đặc trưng và còn tốt mới đưa vào phối trộn.
Không sử dụng nguyên liệu để phối trộn nếu phát hiện có
mối mọt, màu sắc không đặc trưng hoặc có hàm lượng độ ẩm
cao bất thường
Quy trình chuẩn 3
Quy trình (tt)
Làm vệ sinh dụng cụ chứa đựng, thiết bị nghiền, trộn trước
khi sử dụng.
Hàng năm kiểm định dụng cụ cân đo và kiểm tra lại trước
mỗi lần phối trộn.
Dụng cụ đựng và thiết bị vận chuyển thức ăn phải được sử
dụng riêng biệt
Chỉ sử dụng thiết bị trộn còn tốt. Đối với nguyên liệu chứa
thuốc bổ sung với số lượng nhỏ trong khẩu phần trước khi
đưa vào trộn chung cần pha loãng bằng loại nguyên liệu có
số lượng lớn (VD: cám, ngô, khô dầu v.v…). Lưu ý thời gian
trộn để đảm bảo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được trộn đồng
đều.
Quy trình chuẩn 3
Quy trình (tt)
Khi trộn thức ăn, lưu ý để giảm tối đa sự nhiễm chéo,
đặc biệt từ các mẻ trộn có chứa kháng sinh chuyển sang
mẻ không có kháng sinh.
Để tránh nhiễm chéo, cần trộn loại thức ăn không bổ
sung kháng sinh trước, thức ăn không có bổ sung kháng
sinh sau hoặc dùng nguyên liệu từ ngũ cốc, khô dầu để
tráng máy, sau đó sử dụng số nguyên liệu này cho lần
trộn thức ăn có chứa cùng loại kháng sinh sau đó.
Quy trình chuẩn 3
Quy trình (tt)
Tên người trộn, công thức phối trộn phải được ghi chép.
Loại thức ăn có bổ sung thuốc cần ghi chép và lưu giữ
mẫu; vào sổ ghi chép các thông tin sau đây: loại thuốc
sử dụng, hàm lượng, loại gia súc sử dụng, thời gian sử
dụng, thời gian ngưng thuốc
Lưu mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc nguyên liệu
dung để phối trộn thức ăn cho heo giai đoạn vỗ béo sau
khi xuất bán 2 tuần.
Quy trình chuẩn 3
5. Hành động khắc phục
Trường hợp thiết bị trộn thức ăn có thuốc không được
làm sạch, nếu nghi ngờ có khả năng gây nhiễm chéo thì áp
dụng thời gian ngưng thuốc cho toàn đàn nuôi vỗ béo và
thông báo cho cán bộ kỹ thuật hoặc bác sỹ thú y.
Trường hợp có nhiễm chéo, cần phối trộn lại khẩu phần
để loại thức ăn có thuốc chỉ sử dụng cho đúng đối tượng.
Ghi chép lại toàn bộ hành động khắc phục.
Quy trình chuẩn 3
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 4. Mẫu ghi chép về thông tin trộn thức ăn
Ngày
tháng
Người
trộn
Loại
khẩu
phần
Số lượng
trộn
(Tấn)
Trộn thuốc
Có
Không
Tên
thuốc
Liều
lượng
trộn
(g/tấn)
Thời
gian
ngưng
thuốc
Ngày
Quy trình thực hành chuẩn 4
PHÂN PHỐI THỨC ĂN
CHO HEO
Quy trình chuẩn 4
1. Phạm vi
Quy trình thực hành chuẩn về phân phối
thức ăn áp dụng đối với tất các các loại
thức ăn được phân phối đến từng chuồng
nuôi heo thịt.
Quy trình chuẩn 4
2. Trách nhiệm
Người chăn nuôi heo vỗ béo, chủ trang trại
Quy trình chuẩn 4
3. Thời điểm thực hiện
Hàng ngày, mỗi lần nhận và phân phối thức
ăn cho heo
Quy trình chuẩn 4
4. Quy trình
Khi nhận và phân phối thức ăn cho heo ăn:
Khi nhận thức ăn cần kiểm tra và khẳng định đúng loại
thức ăn cho loại heo mình đang nuôi.
Thức ăn không bị mốc, bao không bị động vật hoang
dã hoặc côn trùng cắn gặm.
Cần khẳng định thức ăn có thuốc chỉ được đưa đến
đúng đàn được phép sử dụng
Quy trình chuẩn 4
Quy trình (tt)
Trước khi xuất bán heo:
Kiểm tra sổ ghi chép và khẳng định heo đã hoàn tất
giai đoạn ngừng thuốc.
Nếu chưa, không được xuất bán và nuôi tiếp cho đến
khi kết thúc giai đoạn ngừng thuốc.
Lưu hóa đơn mua thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc
nguyên liệu dùng để phối chế và công thức phối chế
thức ăn có thuốc tối thiểu 3 tháng sau khi sử dụng hết
thức ăn và không có vấn đề gì sảy ra với sản phẩm thịt
heo sử dụng loại thức ăn này.
Quy trình chuẩn 4
5. Hành động khắc phục
Nếu phát hiện đã cho heo ăn nhầm thức ăn có thuốc
thì xác định đàn heo ăn nhầm thuốc và nuôi giữ cho
đến khi kết thúc giai đoạn ngừng thuốc mới được xuất
bán đi giết mổ.
Nếu heo đã được xuất đến lò giết mổ, phải báo cho
cán bộ kỹ thuât, cán bộ thú y, chủ trại và chủ lò mổ.
Cần có hành động khắc phục để không bị tái diễn và
ghi chép lại các hành động khắc phục đã thực hiện.
Quy trình chuẩn 4
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 5. Mẫu ghi chép về TĂ sử dụng trong trang trại
Đối
tượng
sử
dụng
Ngày
Nguồn
Mua
Tự
trộn
Có bổ sung
thuốc hay
không
Có
Không
Đối với thức ăn có thuốc
Tên
thương
mại sản
phẩm có
thuốc
Lượng bổ
sung/tấn
thức ăn
Tên
hoạt
chất
Số gam
hoạt
chất/tấn
thức ăn
Thời
gian
ngừng
thuốc
(ngày)
Quy trình thực hành chuẩn 5
MUA, TIẾP NHẬN VÀ BẢO
QUẢN THUỐC THÚ Y,
VẮC XIN VÀ THUỐC SÁT
TRÙNG VÀO TRANG TRẠI
Quy trình chuẩn 5
1. Phạm vi
Quy trình này được áp dụng đối với tất cả
các loại thuốc thú y, vắc xin và thuốc sát
trùng được mua để sử dụng trong trang trại
chăn nuôi heo thịt.
Quy trình chuẩn 5
2. Trách nhiệm
Người chịu trách nhiệm mua thuốc và cán bộ thú y được
phân công: phải thực hiện mỗi khi mua và tiếp nhận thuốc
thú y, vắc xin vào trại
Thủ kho: Đảm bảo đáp ứng đủ và đúng các điều kiện bảo
quản thuốc thú y, vacxine và thuốc sát trùng.
Chủ trang trại: chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.
Quy trình chuẩn 5
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi khi mua và nhập thuốc thú y, vắc xin
và thuốc sát trùng vào trang trại
Quy trình chuẩn 5
4. Qui trình
Mua thuốc thú y, vắc xin và thuốc sát trùng:
1. Trại phải lập kế hoạch (hàng năm, theo quý hay theo mùa) dược
phẩm như thuốc, vắc xin và các chất sát trùng phù hợp với tình
hình dịch bệnh của trại và địa bàn.
2. Lựa chọn hãng sản xuất và nhà cung cấp có uy tín, sản phẩm có
tên trong Danh mục Thuốc thú y được phép sản xuất và lưu hành
tại Việt Nam.
3. Ký hợp đồng với các nhà cung cấp để đảm bảo các sản phẩm mua
không chứa các thuốc cấm.
4. Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
5. Tất cả các sản phẩm phải được đặt 1-2 tuần trước khi hết thuốc.
Quy trình chuẩn 5
Tiếp nhận thuốc thú y, vắc xin và chất sát trùng:
Khi nhận sản phẩm phải kiểm tra các thông tin sau đây:
1. Tất cả các sản phẩm phải được kiểm tra: tình trạng bao gói, tên
sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nhà cung cấp; số lô, thời
hạn sử dụng và phương pháp bảo quản.
2. Tên sản phẩm phải đúng như đã đặt hàng; bao gói không bị rách,
còn nguyên vẹn, không hư hỏng.
3. Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng phải rõ ràng; hạn sử dụng
nên còn ít nhất 6 tháng đối với đơn đặt hàng 3 tháng.
4. Tất cả vắc xin và một số loại chế phẩm sinh học phải vận chuyển
đến trại trong điều kiện lạnh (40C - 80C) để duy trì hiệu lực tốt
nhất của sản phẩm; không nhập vắc xin vận chuyển đến trại
trong điều kiện không đảm bảo.
Quy trình chuẩn 5
Bảo quản thuốc thú y và vắc xin
1. Nơi bảo quản thuốc (tủ, giá) phải sạch sẽ, khô ráo và đảm bảo
không quá nóng khi nhiệt độ môi trường bên ngoài cao.
2. Thuốc được bảo quản trong các hộp chứa hoặc trong thùng, bao
gói và sắp xếp theo trình tự sao cho dễ lấy và dễ kiểm tra.
3. Vắc xin và một số chế phẩm sinh học phải bảo quản trong tủ lạnh
riêng và ở nhiệt độ ở mát (40C -80C), không để trong ngăn đá;
Lọ vacxin đã mở chỉ sử dụng trong ngày, nếu không sử dụng hết
phải hủy; không để lại sang ngày hôm sau.
Quy trình chuẩn 5
Bảo quản thuốc thú y và vắc xin (tt)
1. Chất sát trùng phải bảo quản trong kho riêng biệt.
2. Thủ kho phải có sổ ghi chép theo dõi số liệu nhập,
xuất từng loại thuốc, vắc xin và chất sát trùng.
3. Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra sản phẩm dự
trữ, tồn kho về số lượng, chất lượng và hạn sử dụng
để báo cáo cho người quản lý hoặc kỹ thuật viên của
trại để có kế hoạch sử dụng và mua các lô tiếp theo.
Quy trình chuẩn 5
5. Hành động khắc phục
Trường hợp người bán cung cấp sai sản phẩm, phải trả lại
cho nhà cung cấp.
Nếu chưa đủ thông tin, phải liên lạc với nhà cung cấp để
yêu cầu bổ sung những thông tin chi tiết còn thiếu.
Quy trình chuẩn 5
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 6. Mẫu theo dõi nhập thuốc thú y
Số lượng
nhập
Ngày
nhập
Tên sản phẩm
Thuốc
Lô
Vacxin
Lô
Thuốc
khử trùng
Lô
Mục
đích
sử
dụng
Thời
gian
ngừng
thuốc
(ngày)
Tên
nhà
cung
cấp
Quy trình thực hành chuẩn 6
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC TIÊM
Quy trình chuẩn 6
1. Phạm vi
Qui trình này áp dụng tại các trang trại chăn
nuôi heo thịt có thực hiện VietGAHP
Quy trình chuẩn 6
2. Trách nhiệm
Người có trách nhiệm chăm sóc gia súc
(cán bộ kỹ thuật, nhân viên thú y), cung cấp
vacxin, phòng và trị bệnh cho gia súc
Quy trình chuẩn 6
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi lần tiêm vacxin, phòng và trị bệnh cho
gia súc và trước mỗi lần chuyển gia súc đến
lò mổ.
Quy trình chuẩn 6
4. Quy trình
Xây dựng chương trình kiểm soát dịch bệnh bằng thuốc tiêm
Phải có cán bộ kỹ thuật được đào tạo làm việc tại trại hay làm tư vấn
về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đàn heo, lên phác đồ hay kê
đơn thuốc điều trị cho heo.
Xây dựng chương trình tiêm phòng bắt buộc đối với một số bệnh theo
qui định (dịch tả heo, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, đóng dấu,
phó thương hàn);
Chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục cho phép sử dụng
Lựa chọn loại thuốc nào có hiệu quả nhất trong việc kiểm soát dịch
bệnh ở trang trại (cả trong điều trị và phòng bệnh) trên cơ sở kinh
nghiệm của trang trại và kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm đối với
các thuốc kháng sinh được sử dụng.
Quy trình chuẩn 6
Khi tiêm cho gia súc
Tất cả các chương trình tiêm phòng và sử dụng thuốc phải được
phổ biến cho tất cả nhân viên làm việc trong trại; việc tiêm phòng
hay điều trị phải do nhân viên thú y hay kỹ thuật viên được đào tạo
thực hiện.
Phải tiêm đúng liều lượng, đúng con gia súc và đủ thời gian cần
điều trị theo hướng dẫn của cán bộ thú y hay nhà sản xuất.
Nếu xảy ra sự cố gãy kim phải tìm cách lấy kim gãy ra, nếu không
được phải đánh dấu con gia súc và thông báo cho trại trưởng, cho
người mua, vận chuyển và lò mổ biết.
Quy trình chuẩn 6
Khi tiêm cho gia súc (tt)
Ghi chép tất cả các trường hợp điều trị:
Lưu giữ các hồ sơ điều trị tất cả các trường hợp điều trị theo
mẫu biểu, trong đó gồm ngày điều trị, số ô chuồng heo
choai/vỗ béo, loại thuốc/vacxin, liều sử dụng và thời gian
ngưng thuốc trước giết mổ.
Hồ sơ điều trị phải được xem xét lại thường xuyên hoặc tối
thiểu mỗi năm một lần, và phải do người khác chứ không
phải do người chịu trách nhiệm giữ hồ sơ điều trị. Hồ sơ
phải được ký và ghi ngày tháng để chứng minh đã được
xem xét lại.
Quy trình chuẩn 6
Phòng áp xe chỗ tiêm và kim gãy:
Thuốc tiêm dạng bột trước khi tiêm cần được pha bằng
nước cất vô trùng, đúng liều và đảm bảo thuốc hoà tan
hết.
Sử dụng đúng kim tiêm đúng cỡ số cho từng loại loại
heo và tùy theo tiêm bắp hay dưới da
Kim tiêm phải sắc, sạch và thẳng và không sử dụng kim
cong.
Huỷ bỏ kim cong vào hộp đựng riêng và không được
uốn thẳng kim để sử dụng lại.
Quy trình chuẩn 6
Phòng áp xe chỗ tiêm và kim gãy (tt):
Nhẹ nhàng, không thô bạo khi tiêm để tránh làm cho heo
sợ hãi, có thể sử dụng tấm ngăn dồn vào ép vào góc
chuồng đối với heo choai, cố định bằng thòng mõm đối
với heo nái hay đực (nếu cần).
Tiêm đúng vị trí và đúng kỹ thuật để hạn chế áp xe: Chỉ
tiêm vùng cổ (ngay trước vai và sát sau vành tai), kim
tiêm phải vuông góc với bề mặt da, tiêm phải đủ sâu.
Khi tiêm 2 loại thuốc khác nhau cùng một lần: cần tiêm 2
vị trí ở 2 bên tai, không được tiêm cùng một chổ.
Thay kim thường xuyên để tránh lây bệnh và gãy kim,
mỗi kim tiêm sử dụng tiêm liên tục cho một ổ heo theo mẹ
(10 con lợn cai sữa) hay heo trong một ô chuồng.
Quy trình chuẩn 6
Kích cỡ kim tiêm sử dụng trong tiêm bắp cho lợn
Loại heo
Cỡ số kim tiêm
Độ dài kim tiêm
Heo nái, đực
20
3,8 cm
Heo choai-chờ xuất
18
2,5 cm
Heo con sau cai sữa
18 - 16
1,6 hoặc 1,8 cm
16
1,3 hoặc 1,6 cm
Heo con theo mẹ
Quy trình chuẩn 6
Trước khi chuyển gia súc đến lò mổ:
Kiểm tra để đảm bảo chỉ chuyển gia súc không bị ốm
hoặc đang trong thời gian ảnh hưởng của thuốc/vắc xin
(chưa đủ thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ).
Nếu không biết chắc gia súc nào đã được điều trị, phải
giữ lại và áp dụng thời gian ngưng thuốc cho toàn bộ số
gia súc trong cùng ô chuồng.
Quy trình chuẩn 6
5. Hành động khắc phục
Nếu chuyển nhầm gia súc không đảm bảo
đủ tiêu chuẩn ngưng thuốc phải liên lạc với
người vận chuyển, người mua hàng, cán bộ
thú y cơ sở và lò mổ, kiểm tra lại thủ tục và
thực hiện các hành động khắc phục trong
đó có đào tạo lại cán bộ, ghi chép biện pháp
khắc phục
Quy trình chuẩn 6
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 7. Sổ theo dõi sử dụng thuốc điều trị cho heo
Ngày
bắt đầu
điều trị
Ô
chuồng
Tên
thuốc
Lô
Lý do
dùng
Liều
lượng,
cách
dùng
Người Trọng
điều trị lượng
lợn
(kg)
Ngày
kết
thúc
điều
trị
Thời
gian
ngưng
thuốc
Kết
quả
điều
trị
Quy trình chuẩn 6
Biểu 8. Sổ theo dõi sử dụng vaccine
Ô Chuồng
Tên vaccine
Lô
Liều
lượng
Ngày bắt
đầu điều
trị
Ngày kết
thúc điều trị
Thời gian
ngưng thuốc
trước giết mổ
Quy trình thực hành chuẩn 7
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC
PHA NƯỚC UỐNG
Quy trình chuẩn 7
1. Phạm vi
Qui trình này áp dụng tại các trang trại chăn
nuôi heo thịt có thực hiện VietGAHP
Quy trình chuẩn 7
2. Trách nhiệm
Người có trách nhiệm phòng và trị bệnh
cho gia súc
Quy trình chuẩn 7
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi khi thực hiện việc phòng và trị bệnh
cho gia súc và trước khi chuyển gia súc đến
lò mổ.
Quy trình chuẩn 7
4. Qui trình
Lập kế hoạch sử dụng dược phẩm
Phải có cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên ngành làm việc tại
trại hay làm tư vấn về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đàn
heo, lên phác đồ hay kê đơn thuốc điều trị cho heo.
Xây dựng chương trình và phác đồ sử dụng dược phẩm pha
nước uống để phòng, trị bệnh phù hợp tình hình dịch tễ của trại.
Chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục cho phép sử dụng
Lựa chọn loại thuốc có hiệu quả nhất trong việc kiểm soát dịch
bệnh ở trang trại (cả trong điều trị và phòng bệnh) trên cơ sở
kinh nghiệm của trang trại và kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm
đối với các thuốc kháng sinh được sử dụng.
Quy trình chuẩn 7
Kỹ thuật sử dụng dược phẩm pha nước uống
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sử dụng đúng.
Hạn chế cho uống nước 1 giờ trước khi cho uống
nước có pha thuốc bằng cách khóa nguồn cung cấp
nước thường xuyên và mở vòi nước trở lại khi đã cho
heo uống thuốc xong.
Kiểm tra dòng chảy trước khi cho heo uống nước có
pha thuốc để đảm bảo cho heo uống đúng liều.
Dụng cụ pha thuốc cho heo uống phải được vệ sinh
sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
Quy trình chuẩn 7
Ghi chép theo dõi việc sử dụng dược phẩm
pha nước uống
Ghi chép đầy đủ việc điều trị bằng thuốc pha nước uống vào sổ
theo dõi hay hồ sơ điều trị riêng.
Hồ sơ theo dõi điều trị phải được xem xét lại thường xuyên
(hàng tháng hoặc hàng quí), phải được ký và ghi ngày tháng đã
được xem xét lại.
Kiểm tra quy trình pha thuốc vào nước uống mỗi lần phòng trị
bệnh, kiểm tra nhân viên pha thuốc và chuyển thuốc pha nước
cho heo uống.
Nếu có sai sót trong quá trình sử dụng thuốc pha nước uống
phải ghi chép lại các sai sót đó và các biện pháp khắc phục vào
biểu mẫu hành động khắc phục.
Quy trình chuẩn 7
Liều sử dụng và thời gian ngưng thuốc
Đọc kỹ và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về liều lượng và
thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ.
Kiểm tra thời gian ngưng thuốc và liều sử dụng trước khi
chuyển gia súc đến lò mổ.
Khi tính liều đối với dược phẩm nước cần biết lượng nước
uống bằng 6-10% thể trọng mỗi ngày hay từ 2-4 lần mức tiêu
thụ vật chất khô. Có thể cân mẫu một con heo được điều trị để
ước lượng thể trọng và tính toán lượng thuốc và nước cần thiết.
(hoặc Khối lượng (kg) = Vòng ngực (m) x Dài thân (m) x 87,5)
Nếu heo không uống đủ lượng nước pha thuốc cần thiết trong
ngày cần kiểm tra xem hệ thống cung cấp nước thường xuyên
đã được khóa một giờ trước khi cho heo uống nước pha thuốc
không hoặc lượng nước có vượt quá nhu cầu hay không.
Quy trình chuẩn 7
Ước tính nhu cầu lượng nước uống hàng ngày của heo
Loại heo
Lit /con/ngày
Heo nái chửa và đực
12 - 15
Heo nái đẻ và heo con
25 - 45
Heo choai: 25 kg
3-5
: 45 kg
5-7
: 65 kg
7-9
: 90 kg
9 - 12
Quy trình chuẩn 7
5. Hành động khắc phục
Nếu có gia súc được chuyển đến lò mổ trước khi
kết thúc thời gian ngưng thuốc do nhầm lẫn: Liên
lạc với người vận chuyển, người mua hàng, cán
bộ thú y huyện và lò mổ để tách lô/con heo bị
nhầm ra.
Kiểm tra lại thủ tục và thực hiện các hành động
khắc phục, hướng dẫn lại cán bộ cách theo dõi,
ghi chép và biện pháp khắc phục
Quy trình chuẩn 7
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu mẫu: giống biểu mẫu Quy trình chuẩn 6
Quy trình thực hành chuẩn 8
CHƯƠNG TRÌNH VỆ
SINH SÁT TRÙNG
Quy trình chuẩn 8
1. Phạm vi
Chương trình vệ sinh, sát trùng được áp
dụng cho toàn trại bao gồm các đối tượng
là gia súc, chuồng trại, dụng cụ, dụng cụ,
trang thiết bị, phương tiện vận chuyển,
người.
Quy trình chuẩn 8
2. Trách nhiệm
Trách nhiệm của người chăn nuôi: Hàng
ngày phải thực hiện
Trách nhiệm của giám đốc, chủ trại hoặc
người được phân công: Hàng ngày phải
kiểm tra
Quy trình chuẩn 8
3. Thời điểm thực hiện
Trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi: Vệ sinh sau
mỗi lần sử dụng
Chuồng trại: Vệ sinh sau mỗi lần xuất heo, để
trống chuồng ít nhất 3 ngày.
Toàn khu vực chuồng trại bao gồm cả thiết bị,
kho chứa thức ăn, chuồng nuôi, khu vực xung
quanh chuồng và hố chứa phân phải được vệ sinh
sát trùng ít nhất mỗi năm một lần
Quy trình chuẩn 8
4. Quy trình
Quy trình vệ sinh sát trùng:
Phải làm sạch chất hữu cơ (phân, dịch tiết…) trước
khi rửa, sát trùng.
Rửa sạch bằng nước: rửa sạch bằng nước, đối với một
số chỗ khó phải dùng vòi xịt áp suất cao bằng hơi hoặc
phải ngâm trước khi rửa.
Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: dùng xà
phòng, nước vôi 30% hoặc thuốc tẩy rửa
Sát trùng bằng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp
(theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
Để khô bắt buộc không thấp hơn 12 giờ.
Tuân thủ theo quy trình vệ sinh khử trùng
Làm sạch chất bẩn
Để khô
Xịt rửa bằng vòi áp lực
Phun khử trùng
Rửa sạch bằng xà phòng
hoặc thuốc tẩy rửa
Quy trình chuẩn 8
Vệ sinh sát trùng bên ngoài khu chuồng trại
Kiểm soát các tác nhân làm tăng độ ẩm không khí chuồng nuôi (hệ
thống thoát nước, chuồng trại (dột nát), mật độ nuôi, hệ thống thông
gió)
Thường xuyên kiểm tra hệ thống cống thoát nước thải, hầm chứa phân
và hệ thống cung cấp nước uống.
Thay thuốc sát trùng trong hố khử trùng ở cổng ra vào mỗi ngày một
lần (vào buổi sáng trước khi làm những công việc khác).
Thường xuyên phát quang cỏ dại và bụi rậm xung quanh chuồng nuôi.
Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh các dãy chuồng và khu chăn
nuôi, ít nhất 2 tuần một lần.
Phát quang bụi rậm, không để nước đọng lâu ngày trong khu vực trại;
Bảo dưỡng nhà xưởng và trang thiết bị thường xuyên
Tuân thủ theo quy trình vệ sinh khử trùng
Kiểm tra tác nhân tăng độ
ẩm không khí
Thường xuyên kiển tra hệ
thống nước thải
Định kỳ phát quang cỏ
dại
Phun khử trùng quanh trại ít Định kỳ khơi thông cống rãnh Thay thuốc khử trùng ở
nhất 2 tuần/lần
cổng ra vào mỗi ngày
Quy trình chuẩn 8
Đối với phương tiện vận chuyển thức ăn, thuốc
thú y, gia súc
Không cho xe ngoài trại tiếp xúc với đàn heo
Bố trí khu vực xuất heo nằm cạnh đường đi và xa khu vực
chuồng nuôi.
Chỉ được dùng xe sạch riêng của trại để vận chuyển heo
để tránh lây nhiễm bệnh và làm bị thương heo.
Rửa và vệ sinh thật kỹ bên trong, bên ngoài xe và các chỗ
tiếp xúc với heo.
Phương tiện vận chuyển của khu chuồng nào chỉ nên
giành riêng cho khu đó.
Phương tiện vận chuyển phải được khử trùng trước và sau
khi vận chuyển heo.
Khử trùng xe vào mua heo
Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi
lần vận chuyển
Bố trí khu vực xuất heo riêng
Dùng xe chuyên dụng để
vận chuyển heo con
Quy trình chuẩn 8
Đối với kho thức ăn, phương tiện chuyên
chở thức ăn trong trại và máng ăn.
Phải định kỳ vệ sinh kho chứa thức ăn,
phương tiện chuyên chở thức ăn.
Dọn sạch máng ăn và khu vực cho ăn trước
mỗi lần cho ăn.
Dọn sạch thức ăn rơi vãi, thức ăn có trộn
dược phẩm và hóa chất nông nghiệp càng
sớm càng tốt.
Quy trình chuẩn 8
Quản lý rác thải, dọn phân
Thiết kế hệ thống chứa phân, hệ thống thoát và chứa nước tiểu phù
hợp, tránh ô nhiễm cho toàn trại và bên ngoài
Vệ sinh, rửa sạch bầu vú heo nái trước và sau khi đẻ để đảm bảo rằng
heo con không bú sữa có dính phân
Cần dọn phân, nước tiểu thường xuyên.
Hệ thống thoát nước thải phải ở trong trạng thái họat động tốt và phải
dọn rửa thường xuyên.
Hệ thống xử lý rác thải nên có hệ thống Biogas để xử lý chất thải lỏng
hay hệ thống ủ đối với xử lý phân rắn. Cần có hàng rào bảo vệ. Cách
ly khu vực chứa và xử lý chất thải.
Phải trồng cây xanh xung quanh khu vực xử lý và bảo quản phân gia
súc.
Kiểm soát ruồi, muỗi, sát trùng nơi chứa chất thải.
Xử lý chất thải bằng Biogas
Hệ thống xử lý Biogas
Quy trình chuẩn 8
Vệ sinh sát trùng bên trong chuồng trại
Thay nước sát trùng hoặc vôi sát trùng của
hố sát trùng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng
trước khi thực hiện các công việc khác.
Làm vệ sinh các silo, thùng chứa thức ăn
Thay thuốc khử
trùng đầu dãy
chuồng hàng
ngày
Dọn sạch
phân và thức
ăn rơi vãi
Phun khử trùng ít
nhất tuần/lần
Xịt rửa chuồng
Quy trình chuẩn 8
Đối với chuồng nuôi:
Đối với hệ thống nuôi cùng vào, cùng ra thì sau khi
xuất hết lứa heo, cần làm vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi
bao gồm trần, nền, tường, vách ngăn, trang thiết bị,
dụng cụ dùng trong chuồng nuôi.
Đối với hệ thống nuôi liên tục thì sau khi xuất hết tất
cả heo trong một hay một số ô liền nhau, cần làm vệ
sinh toàn bộ các ô chuồng này bao gồm trần, nền,
tường, vách ngăn, trang thiết bị, dụng cụ dùng trong
chuồng nuôi.
Phương pháp vệ sinh sát trùng thực hiện đúng quy
trình vệ sinh sát trùng.
Quy trình chuẩn 8
Đối với dụng cụ
Làm vệ sinh, rửạ và sát trùng tất cả dụng cụ trước và
sau khi sử dụng (đặc biệt phải làm kỹ sau khi sử dụng
cho heo bệnh)
Làm vệ sinh, rửa và hấp nước sôi khử trùng dụng cụ
thú y như syrine, kim tiêm, tinh quản, kìm, kéo, dao..
sau khi tiêm, bấm răng, cắt đuôi, cắt tai cho từng con.
Làm vệ sinh, rửạ và sát trùng chai đựng sữa cho heo
con, ống truyền dịch.
Hạn chế di chuyển đến mức tối đa những trang thiết bị
phục vụ chăn nuôi trong trại. Trong trường hợp bắt
buộc, phải khử trùng tiêu độc trước khi di chuyển.
Quy trình chuẩn 8
Đối với nhân viên làm việc trong trại
Phải thay quần áo, tắm, sát trùng và mặc quần áo bảo
hộ của trại khi vào trại
Sử dụng xà phòng để giặt quần áo bảo hộ lao động
dùng trong trại và nên trang bị riêng máy giặt để giặt
đồ trong trại.
Yêu cầu tất cả nhân viên của trại rửa tay trước khi vào
trại và sau khi tiếp xúc với heo bệnh.
Phải mang găng tay khi tiếp xúc với heo bệnh.
Yêu cầu nhân viên mang thêm áo bảo hộ bằng nylon
và đeo găng tay cao su khi đỡ đẻ.
Vệ sinh với nhân viên làm việc trong trại
Tắm sát trùng và thay đồ bảo hộ
Rửa tay trước khi vào trại
Mang găng tay khi đỡ heo đẻ
Mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc heo bệnh
Quy trình chuẩn 8
Vệ sinh sát trùng ủng
Các chất hữu cơ dính trên ủng là ổ vi trùng, vi rút gây
bệnh. Các chất hữu cơ này gây mất tác dụng hoặc giảm
tác dụng của thuốc sát trùng.
Mặc dù có hố sát trùng nhưng nhiều nhân viên vẫn
không dẫm ủng vào hố hoặc không rửa sạch ủng trước
khi dẫm vào hố.
Cần rửa sạch ủng bằng nước và xà phòng
Sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa phù hợp
Dùng thuốc sát trùng phù hợp với trại để đảm bảo hiệu
quả cao nhất
Rửa sạch ủng trước khi ra khỏi
trại
Úp lên giá để khô cho lần sử
dụng sau
Quy trình chuẩn 8
5. Hành động khắc phục:
Nếu chưa có chương trình vệ sinh sát trùng thì cần thiết
lập ngay
Nếu có chương trình vệ sinh sát trùng nhưng nhân viên
thực hiện không đúng, không nghiêm túc thì cần xem lại
khâu giám sát điều hành, tổ chức huấn luyện lại nhân
viên.
Nếu chương trình vệ sinh sát trùng không đạt hiệu quả
thì xem xét lại chương trình, kiểm tra hiệu quả của
thuốc sát trùng
Quy trình chuẩn 8
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 9. Mẫu sổ theo dõi vệ sinh khử trùng
Ngày Tên dụng
Tên
tháng cụ, trang chuồng
thiết bị,..
nuôi,
khu vực
Tên
thuốc
sát
trùng
Lô
Liều
sử
dụng
Ngày
để
trống
chuồng
Người
thực
hiện
Quy trình thực hành chuẩn 9
CÁC BIỆN PHÁP AN
TOÀN SINH HỌC
Quy trình chuẩn 9
1. Phạm vi
Các biện pháp an toàn sinh học được áp
dụng cho toàn trại bao gồm các đối tượng
là người lao động và khách tham quan,
kiểm soát các loài động vật khác, lối đi,
chuồng gia súc bệnh, trang thiết bị ở
chuồng gia súc bệnh và huỷ gia súc chết.
Quy trình chuẩn 9
2. Trách nhiệm
Tất cả mọi nhân viên trong trại, khách tham
quan.
Trách nhiệm của lãnh đạo hoặc hoặc người
được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
Quy trình chuẩn 9
3. Thời điểm thực hiện
Hàng ngày
Quy trình chuẩn 9
4. Quy trình:
Nguyên tắc làm việc cho nhân viên trong trại
và khách tham quan
Khu vực có rủi ro cao là: Khu vực chuồng kín,
chuồng mới, heo con trước và sau cai sữa, heo bị
bệnh, heo nái đẻ
Di chuyển, thao tác từ khu sạch đến khu bẩn, từ heo
non đến heo trưởng thành, từ heo khỏe mạnh đến heo
bị bệnh.
Bất kể ai đã tiếp xúc với heo, phân, dịch tiết… cần
rửa sạch dụng cụ, ủng, tay chân trước khi rời trại, rửa
tay trước khi ăn.
Quy trình chuẩn 9
Đối với nhân viên trong trại
Nhân viên của trại không được tiếp xúc (chăm
sóc, nuôi dưỡng, tiêm chích…) với đàn heo
khác ngoài heo trong trại.
Nhân viên của trại phải chấp hành an toàn sinh
học, quy trình vệ sinh sát trùng của trại.
Nhân viên trong trại phải rửa tay, sát trùng tay,
ủng sau khi tiếp xúc với heo bệnh và chết
Quy trình chuẩn 9
Đối với khách tham quan
Khách đến từ các vùng đang có dịch bệnh thì không được vào trại
Khách đến từ các vùng không có dịch bệnh thì được vào trại sau
khi hết thời gian cách ly (5 ngày)
Nên cho khách đi tham quan trại ngồi trên xe chuyên dụng trong
trại
Yêu cầu khách tham quan ký vào sổ khi vào, ra trại.
Cung cấp quần áo nhựa để cho khách dùng 1 lần rồi hủy
Không cho phép hoặc hạn chế tối đa khách tiếp xúc với heo, thức
ăn trong trại
Không được mang dụng cụ cá nhân như máy tính, máy chụp ảnh,
điện thoại…vào trại
Quy trình chuẩn 9
An toàn sinh học với động vật hoang dã
Phát hiện các khu vực động vật hoang dã có
thể tiếp xúc với nguồn nước uống, thức ăn, heo
trong trại.
Tổ chức đuổi, đánh bắt động vật hoang dã
Che đậy nguồn nước, nguồn thức ăn, phá bỏ
nơi động vật hoang dã có thể làm tổ.
Ở các trang trại có chuồng hở và thông gió tự
nhiên thì những chỗ hở phải có lưới sắt để
ngăn chim xâm nhập
Quy trình chuẩn 9
Động vật gặm nhấm
Phát hiện các khu vực trong trại, kho thức ăn
có phân chuột, ổ chuột.
Ngăn ngừa chuột tiếp xúc với nguồn thức ăn
Lấp các lỗ chuột và các hố, lỗ trên tường, nền
nhà để chuột mất cơ hội sinh sống
Loại trừ các khu vực tối tăm vì chuột thích ở
đó.
Tổ chức đánh bắt chuột.
Quy trình chuẩn 9
Chó, mèo
Chó, mèo phải được giữ bên ngoài khu chăn
nuôi.
Không cho chó, mèo tiếp xúc với kho thức ăn,
thức ăn trong máng, chuồng nuôi heo
Chó, mèo phải được tiêm ngừa vắc xin dại
Quản lý chó, mèo
tiêu diệt động vật hoang dã
Diệt chuột
Không cho chó mèo vào khuân viên trại
Quy trình chuẩn 9
Ruồi, Muỗi
Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ,
không để thức ăn thừa rơi vãi trong trại.
Không để nước tù đọng, che đậy nguồn nước
quanh chuồng trại.
Cần diệt trừ ruồi, muỗi,
Phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt ruồi, muỗi
Phun thuốc diệt ruồi muỗi
Phát quang bụi rậm
Quy trình chuẩn 9
Đàn heo mới nhập trại, heo bị bệnh
a. Đối với đàn heo nhập từ bên ngoài:
Phải cách ly đàn heo nhập mới trại ở khu vực riêng
Thời gian cách ly ít nhất là 15 ngày, tốt nhất là 45 ngày
và lý tưởng là 60 ngày.
Có nơi chứa thức ăn, nguồn nước riêng, dụng cụ thú y
và dụng cụ khác riêng biệt.
Nhân viên tiếp xúc với đàn heo này cần phải vệ sinh và
rửa tay trước khi đi khỏi khu vực.
Phải tiêm phòng bổ sung vắc xin cho đàn mới nhập.
Quy trình chuẩn 9
b. Đối với heo bệnh:
Phải có một chuồng riêng giành cho heo bị
bệnh.
Mỗi khi heo đã chuyển đến chuồng heo bệnh,
phải được nuôi giữ tại đấy đến khi xuất bán.
Quy trình chuẩn 9
Xử lý heo chết
Heo chết do bệnh tật và thậm chí những heo chết bất
ngờ có thể là ổ chứa mầm bệnh nguy hiểm.
Khi có tỷ lệ chết tăng lên, phải yêu cầu cán bộ thú y
tiến hành điều tra nguyên nhân.
Nhanh chóng loại bỏ heo chết để giảm thiểu nguy cơ
lây nhiễm cho heo còn sống khác và các trang thiết bị
chuồng nuôi.
Heo chết không được bán làm thức ăn cho con người
trong bất cứ trường hợp nào.
Quy trình chuẩn 9
Xử lý heo chết (tt)
Đốt và chôn heo chết là biện pháp bắt buộc để giảm
thiểu sự lây lan bệnh tật như bệnh lở mồm long móng,
dịch tả heo, tụ huyết trùng… Những nơi có heo chết
phải thường xuyên rắc vôi bột. Vệ sinh, sát trùng khu
vực có liên quan.
Không được cho chó mèo ăn thịt heo bị bệnh còn sống
hoặc đã chết
Mặc quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với heo chết. Giặt,
khử trùng hoặc chôn, hủy quần áo này.
Lưu giữ hồ sơ heo chết.
Không vứt xác heo bệnh bừa bãi - lây lan dịch bệnh
Xử lý heo bệnh đúng quy định
Quy trình chuẩn 9
Vận chuyển
Trại nên có một khu vực xuất, nhập heo riêng trong
khuôn viên của trại. Khu vực xuất nhập nên có chuồng
nuôi nhốt tạm thời trước khi chuyển heo lên xe để lái
xe không cần phải vào bên trong trang trại heo.
Nên sử dụng cổng một chiều để ngăn heo quay trở lại
khu vực chăn nuôi một khi đã chuyển chúng lên băng
chuyền hay xe tải.
Tất cả các xe vận chuyển heo đến lò mổ phải được rửa
sạch và khử trùng sau mỗi chuyến chuyên chở.
Quy trình chuẩn 9
5. Hành động khắc phục:
Nếu chưa có chương trình an toàn sinh học thì cần thiết lập ngay
Nếu có chương trình an toàn sinh học nhưng nhân viên thực hiện
không đúng, không nghiêm túc thì cần xem lại khâu giám sát điều
hành, tổ chức huấn luyện lại nhân viên.
Nếu chương trình chương trình an toàn sinh học không đạt hiệu quả
thì xem xét lại chương trình, ví dụ: có chương trình kiểm soát động
vật gặm nhấp nhưng số lượng chuột trong trại vẫn nhiều và tần suất
xuất hiện cao thì cần kiểm tra: đã lấp các lỗ chuột chưa, nguồn thức ăn
đã được che đậy cẩn thận chưa, đã tổ chức đánh chuột thường xuyên
chưa, phương pháp đánh chuột đã có hiệu quả chưa?
Quy trình chuẩn 9
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 10. Mẫu sổ theo dõi khách tham quan trại
Stt
Tên khách
Nơi làm
việc, Địa chỉ
nơi làm
việc, số điện
thoại
Ngày giờ
vào trại
Ngày giờ ra
trại
Ký tên
Quy trình chuẩn 9
Biểu 11. Mẫu sổ theo dõi diệt chuột
Stt
Ngày diệt chuột
Phương
pháp
đánh, diệt
chuột
Tên
thuốc
Lô
Liều
lượng
Số lượng
chuột
thu được
Quy trình chuẩn 9
Biểu 12. Mẫu sổ theo dõi đàn heo cách ly mới nhập
Ngày
nhập
Nơi
nhập
Số
con
Ngày
chích
vaccine
Loại
vaccine
Lô
Ngày
lấy
máu
kiểm
tra
Triệu
chứng
bệnh
Thuốc
điều
trị, liều
lượng
Ngày
điều trị
Thời
gian
điều
trị
Kết
quả
Quy trình chuẩn 9
Biểu 13. Mẫu sổ theo dõi xử lý heo chết
Ngày
Tại ô chuồng, dãy
chuồng
Triệu chứng bệnh
Bệnh tích
Biện pháp xử lý
(C= chôn; Đ= đốt)
Quy trình thực hành chuẩn 10
VẬN CHUYỂN HEO SỐNG
Quy trình chuẩn 10
1. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng để vận chuyển heo
sống từ trại này đến trại khác và từ trại đến
lò giết mổ.
Quy trình chuẩn 10
2. Trách nhiệm
Chủ trại và người vận chuyển gia súc.
Quy trình chuẩn 10
3. Thời điểm thực hiện
Mỗi khi vận chuyển
Quy trình chuẩn 10
4. Quy trình
a. Xe dùng cho vận chuyển:
Sử dụng phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận
chuyển heo sống và không sử dụng chung phương tiện
vận chuyển thức ăn và hàng hóa khác.
Có các biện pháp an toàn sinh học cho phương tiện vận
chuyển và phải thông báo cho người bán và người vận
chuyển biết để giám sát thực hiện.
Quy trình chuẩn 10
Sau mỗi lần vận chuyển heo, xe phải được vệ
sinh sạch sẽ và khử trùng theo qui trình sau:
– Phun nước sạch, cọ rửa sạch sẽ bên trong và ngoài xe
để loại bỏ phân và các chất bẩn dính vào xe.
– Phun rửa bằng nước xà phòng, dùng bàn chải cứng cọ
rửa kỹ cả bên trong và bên ngoài thùng xe.
– Phun nước sạch và kiểm tra lại xem đã sạch chưa rồi
để khô nước.
– Phun chất khử trùng tiêu độc (phải sử dụng sản phẩm
trong danh mục cho phép).
– Để khô nước nhằm hạn chế sự lây nhiễm qua thời gian
cách ly, tùy thuộc hoạt động của xe (24 giờ hoặc lâu
hơn).
Quy trình chuẩn 10
b. Xuất heo ra khỏi trại:
Trước khi vận chuyển cần kiểm tra tất các hồ sơ ghi
chép thú y liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị, đặc
biệt thời gian ngưng thuốc, heo có kim gãy (nếu có)
Trại có cổng xuất heo tách biệt cổng ra vào trại và được
thiết kế gần khu heo xuất chuồng và cách xa các khu
còn lại của trại.
Có đường dẫn heo lên xe vận chuyển, có thể có nhà chờ
xuất heo như chuồng nhốt tạm thời trước khi cho heo
lên xe.
Quy trình chuẩn 10
b. Xuất heo ra khỏi trại (tt):
Heo đã đưa vào đường vận chuyển chỉ di chuyển theo một
chiều từ trại ra xe vận chuyển hay nhà chờ xuất mà không
di chuyển ngược trở lại chuồng nuôi hay bất cứ khu vực
nào của trại.
Có hệ thống cung cấp nước uống riêng và không chung
với hệ thống nước xử lý thuốc phòng bệnh của trại để đảm
bảo heo không tiếp xúc với nước uống hay thức ăn có trộn
thuốc trên đường dẫn và nhà chờ xuất.
Lái xe, người nhận hàng không được vào bên trong trại
heo.
Thiết kế đường dẫn xuất heo riêng
Bố trí khu vực xuất heo riêng
Quy trình chuẩn 10
c. Chuyển heo lên và xuống xe:
Không đánh, đuổi heo một cách thô bạo mà phải có
dụng cụ lùa heo nhẹ nhàng trên đường dẫn heo lên và
xuống xe để tránh heo có thể chạy đè lên nhau, có thể
gãy chân hay gây ra các tổn thương trên thân thịt.
Đường dẫn lên xe có độ dốc hợp lý tùy theo độ cao của
thùng xe để cho heo lên xuống dễ dàng.
Trong khi vận chuyển cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh
xuất sứ nguồn gốc, giấy kiểm dịch và danh sách heo có
kim gãy (nếu có) để cung cấp cho người mua hàng khi
giao hàng.
Chuyển heo xuống xe
Quy trình chuẩn 10
d. Vận chuyển heo trên đường:
Không được để hóa chất hay thức ăn có trộn dược phẩm
trong xe để tránh cho gia súc có thể ăn hay liếm phải
trong lúc vận chuyển.
Không vận chuyển heo chung một xe với các loại gia
súc khác trong cùng chuyến.
Mật độ gia súc trên xe vừa đủ sao cho tất cả gia súc trên
xe phải đứng lên và nằm xuống đồng thời được; khi thời
tiết nóng phải giảm mật độ gia súc trên xe.
Quy trình chuẩn 10
d. Vận chuyển heo trên đường (tt):
Phải vận chuyển gia súc trong thời gian ngắn nhất và
vận chuyển ban đêm trong mùa nóng.
Không chạy ẩu, đặc biệt khi lên và xuống dốc để tránh
dồn gia súc trên thùng xe gây xô đẩy chèn ép và heo có
thể què hay chết trong thùng xe.
Khi vận chuyển đường xa cần có đủ nước uống cho gia
súc trên xe, khi trời nóng cần có biện pháp để phòng
say nóng.
Quy trình chuẩn 10
5. Hành động khắc phục:
Nếu vận chuyển nhầm gia súc còn trong thời gian ngưng
thuốc cần thông báo cho chủ trại, lò mổ biết và vận
chuyển đến khu cách ly nuôi tiếp đến khi đủ thời gian
ngưng thuốc, tuyệt đối không đưa trở lại trại đã xuát phát
Nếu vận chuyển bằng phương tiện không được sát trùng
thì toàn bộ số gia súc trên xe phải được xuống tại khu cách
ly và kiểm tra đàn heo, tuyệt đối không đưa trở lại trại đã
xuất phát.
Quy trình chuẩn 10
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu
Biểu 14. Mẫu sổ theo dõi xuất bán heo thịt để giết mổ
Tổ chức/cá nhân bán, địa chỉ:
Tổ chức/cá nhân mua, địa chỉ:
Loại
lợn
Số
lượng
xuất
(con)
Ngày
tháng
năm
Khối
lượng
(kg)
Ngày tiêm
phòng/trị
bệnh lần
cuối
Ký tên:
Bên bán: …………………..
Bên mua:…………………
Loại accin
/thuốc đã sử
dụng
Ngày kết
thúc điều
trị
Thời
gian
ngưng
thuốc
Có kim
gãy
không
Quy trình thực hành chuẩn 11
QUẢN LÝ CHẤT THẢI
VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
Quy trình chuẩn 11
1. Phạm vi áp dụng
Qui trình này áp dụng cho các trại chăn
nuôi heo
Quy trình chuẩn 11
2. Trách nhiệm
Chủ trại, nhân viên làm việc tại trại
Quy trình chuẩn 11
3. Thời điểm thực hiện
Hàng ngày
Quy trình chuẩn 11
4. Qui trình
a) Biện pháp chung:
Trại phải có qui hoạch chi tiết trại, trong đó có khu xử lý
chất thải và phù hợp với qui hoạch tổng thể.
Trại phải có diện tích trồng cây xanh hoặc thảm cỏ để tăng
cường khả năng chống nóng và cải thiện tiểu khí hậu
chuồng nuôi.
Thường xuyên phát quang bụi rậm, không để nước đọng
lâu ngày trong khu vực trại; định kỳ vệ sinh hệ thống cống
rãnh 1 tháng/lần bằng thuốc sát trùng để hạn chế ruồi
muỗi.
Quy trình chuẩn 11
a) Biện pháp chung (tt):
Sử dụng khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng,
bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Các máng ăn có nắp đậy để vừa bảo vệ thức ăn
trong máng, vừa giảm bụi từ thức ăn ra môi
trường.
Hạn chế sử dụng nước rửa chuồng.
Quy trình chuẩn 11
b. Xử lý phân và chất độn chuồng:
Phân giai súc được thu gom hàng ngày đưa vào bể biogas hoặc hệ
thống chứa phân tập trung và phải xử trong vòng 24 giờ.
Có thể áp dụng hố ủ phân rắn, sử dụng các chế phẩm sinh học như
EM (vi khuẩn hữu hiệu) để ủ phân; hố ủ phân và nhà chứa phân cần
có mái che mưa nắng, có tường bao và nền xi măng hay đất sét nện để
bảo đảm nước phân không ngấm xuống đất.
Thường xuyên phun thuốc sát trùng quanh hố ủ để diệt ruồi muỗi.
Chất độn chuồng được thu gom ngay sau khi không sử dụng và tập
trung vào khu vực riêng, có thể xử lý bằng ủ cho phân hủy hoặc đốt.
Quy trình chuẩn 11
c. Xử lý chất thải lỏng:
Tất cả chất thải lỏng từ chuồng trại phải đưa vào hệ thống xử lý chất
thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực
tiếp ra môi trường.
Các hồ chứa nước thải sau biogas đều phải có nuôi cây thủy sinh (lục
bình, bèo hoa dâu...).
Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi
thải ra môi trường.
Kiểm tra các mẫu nước giếng, ao chứa nước khu vực trại và xung
quanh trại 2 lần/năm các chỉ số BOD, COD, NO2-, PO43- và chỉ số vi
khuẩn E.coli, Coli form tổng số, Samonella .. (TCVN678-2006).
Có hệ thống thoát nước mưa tách khỏi hệ thống nước thải chăn nuôi
và không xả nước thải chăn nuôi vào hệ thống thoát nước mưa.
Quy trình chuẩn 11
d. Xử lý xác heo chết:
Xác heo chết cần được thu gom và xử lý
bằng cách đốt hoặc chôn vùi.
Hố chôn cần bố trí xa nguồn nước, xa
chuồng trại chăn nuôi và xa khu dân cư tối
thiểu 50m; hố có rào bao quanh và được
đào sâu tối thiểu 1 m, có rắc vôi bột lên xác
súc vật trước khi vùi lấp.
Xử lý heo bệnh đúng quy định
Quy trình chuẩn 11
e. Xử lý các chất thải vô cơ và bụi:
Tất cả chất thải vô cơ như vỏ chai lọ đựng vắc-xin hoặc
thuốc thú y đã sử dụng, bao bì đựng thức ăn, vật tư, bơm
kim tiêm đã sử dụng... đều phải thu gom và có biện pháp
xử lý.
Tuyệt đối không vứt bừa bãi hay chôn lấp những rác thải
loại này.
Chuồng có hệ thống lưu thông không khí tốt và thông
thoáng, tất cả máng ăn tự động (có thức ăn dự trữ) đều có
nắp đậy.
Thu gom phân kịp thời, không có phân khô lưu trong
chuồng.
Quy trình chuẩn 11
5. Hành động khắc phục:
Nếu chưa có hoặc hệ thống xử lý chất thải
không đảm bảo cần làm mới hoặc sửa chữa
phù hợp với công suất của trại
Nếu vận hành không đúng cần hướng dẫn
lại
Quy trình chuẩn 11
6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu:
Sổ theo dõi lấy mẫu nước sinh hoạt và
nước thải tại trại chăn nuôi heo
Kết quả kiểm tra các mẫu nước thải
trước và sau Biogas, nước giếng sử dụng
trong trại
Quy trình chuẩn 11
Biểu 15. Sổ theo dõi lẫy mẫu nước sinh hoạt và nước thải tại
trại chăn nuôi heo
Ngày tháng
Vị trí lấy mẫu
Loại mẫu
Người lấy
CÁM ƠN SỰ THEO DÕI
CỦA QUÝ VỊ