Hoạt động 1: Chia nhóm

Download Report

Transcript Hoạt động 1: Chia nhóm

Hoạt động 1: Tổ chức lớp
+ Cử lớp trưởng, lớp phó
+ Chia 6 nhóm, cử nhóm trưởng
+ Hoàn thiện danh sách lớp
+ Giới thiệu các thành viên trong nhóm
Hoạt động 2:
Đọc tìm hiểu tài liệu dạy học tích hợp
Hoạt động cá nhân:
+ Tìm hiểu KĨ THUẬT DHTH
Thảo luận nhóm:
chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi
dạy thực hiện
Hoạt động 2:
Đọc tìm hiểu tài liệu dạy học tích hợp
Hoạt động cá nhân:
+ Tìm hiểu KĨ THUẬT DHTH
+ Rà soát, tìm địa chỉ tích hợp, nội dung
tích hợp, mức độ tích hợp
Thảo luận nhóm:
chỉ ra những thuận lợi, khó khăn khi dạy
ở địa phương
Các nhóm báo cáo
Hoạt động 3: Phân công chuẩn
bị bài dạy
Thảo luận: Chọn nội dung tích hợp trong
một bài hoặc 1 chủ đề
+ Soạn giáo án, chuẩn bị powerpoint…
+ Đề xuất những đặc điểm địa phương
(nếu có) khi dạy
Các nhóm báo cáo
Các phương thức tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến
thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ
thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó
với BĐKH.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến
thức của môn học hoặc bài học có nội dung về giáo
dục ứng phó với BĐKH.
+ Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn
giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có
liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với
BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài
học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến
thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về
giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp
thường xảy ra.
Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp.
Các hoạt động của GV có thể bao gồm:
Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng
mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với
BĐKH,
mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường.
Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo
dục môi trường cụ thể cần tích hợp. Căn cứ vào mối liên hệ giữa
kiến thức môn học và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH,
giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương án tích hợp.
Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: tích hợp nội dung nào là hợp lí?
Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục
bảo vệ môi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu?
Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù
hợp, cần quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các
phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan
và hứng thú học tập của HS (như sử dụng các thí nghiệm, mô
hình, tranh ảnh, video clip,...).
Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu
cụ
thể các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV.
1.1. Mục tiêu chung
Qua dạy học môn Địa lí trang bị cho HS những kiến thức cơ
bản về khí hậu, thời tiết, khí nhà kính, BĐKH hiện tại và quá
khứ, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người,
thiên nhiên, BĐKH và ứng phó BĐKH, để mỗi HS trở thành
tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa
phương về BĐKH đồng thời có ý thức tham gia đóng góp vào
các hoạt động phù hợp ở địa phương làm giảm thiểu tác động
của BĐKH khi ngồi trên ghế nhà trường cũng như trong tương
lai.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu chung nêu trên, tham gia vào việc tích hợp giáo dục về BĐKH và ứng phó
với BĐKH, môn Địa lí ở cấp THPT có thể giúp HS đạt được mục tiêu cụ thể sau:
a) Về kiến thức:
HS được củng cố, mở rộng những kiến thức về BĐKH biểu hiện của BĐKH, tác động
của chúng; giải thích nguyên nhân của hiện tượng BĐKH; tìm hiểu thêm một số giải
pháp để giảm thiểu các yếu tố gây ra BĐKH, giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và
biện pháp cụ thể nhằm thích ứng với hiện tượng BĐKH.
b) Về kĩ năng: HS có được một số kĩ năng nhận biết vấn đề liên quan đến BĐKH và
ứng phó với BĐKH; đồng thời có được một số kĩ năng cần thiết để giảm nhẹ và thích
ứng với hiện tượng BĐKH ở địa phương để bảo vệ cá nhân, tham gia bảo vệ người
thân, bạn bè và cộng đồng.
c) Về thái độ, tình cảm: HS sẵn sàng tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH ở địa
phương; chia sẻ với những rủi ro do tác động của BĐKH gây ra trong phạm vi cộng
đồng, quốc gia, khu vực và cả quốc tế.