năng lực đầu ra
Download
Report
Transcript năng lực đầu ra
TẬP HUẤN
DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC Ở MÔN GDCD CẤP THPT & THCS
1. Thế nào là định hướng phát triển năng lực?
- Là dạy học định hướng kết quả đầu ra.
- Không quy định những nội dung chi tiết mà quy định kết
quả đầu ra mong muốn của quá trình dạy học.
- Kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học là HS
vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết
những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống.
2.Tại sao phải định hướng phát triển năng lực?
- Việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương
trình dạy học nội dung chương trình nhanh chóng bị lạc hậu.
- Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ đối mặt và đứng vững trước những
thách thức của đời sống. cải tiến chương trình.
- Chương trình tiếp cận năng lực giúp người học không chỉ biết
học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động
cụ thể, biết sử dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình
huống do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
2. Tại sao phải định hướng phát triển năng lực?
- Môn GDCD là môn học giúp cho HS hình thành những năng lực
để trở thành người công dân.
- Là môn học có tính giáo dục và tính thực tiễn cao có thể giải quyết
nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Hiện nay, năng lực giải quyết những vấn đề mà xã hội đặt ra ở HS
còn rất yếu.
- Nhằm mục tiêu hình thành cho HS khả năng giải quyết vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống.
Phải chuyển sang dạy học theo định hướng phát triển năng
lực.
3. Chương trình định hướng năng lực khác chương trình định hướng
nội dung như thế nào?
Chương trình định hướng nội dung
- Định hướng đầu vào
Chương trình định hướng năng lực
- Định hướng kết quả đầu ra
- Chú trọng truyền thụ kiến thức, - Lựa chọn nội dung nhằm đạt được
thiếu gắn kết với thực tiễn.
kết quả đầu ra, gắn với các tình huống
thực tiễn.
- Giáo viên là người truyền thụ tri - Giáo viên chủ yếu là người tổ chức,
thức, HS tiếp thu thụ động.
HS tự lực, tích cực lĩnh hội tri thức.
- Chú trọng khả năng giải quyết vấn
đề.
- Đánh giá dựa trên sự ghi nhớ và - Đánh giá dựa trên năng lực đầu ra,
tái hiện nội dung đã học
chú trọng năng lực vận dụng kiến thức
vào tình huống thực tiễn.
4. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất năng lực của chương trình
giáo dục cấp THPT
• Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
- Nhân ái, khoan dung
- Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần
vượt khó
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng
đồng, đất nước, nhân loại và môi
trường tự nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn
trọng, chấp hành kỉ luật, pháp luật
• Năng lực
Năng lực tự học
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực sáng tạo
Năng lực tự quản lý
Năng lực giao tiếp
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng CNTT và
truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
-
5. Các năng lực chuyên biệt được hình thành thông qua môn GDCD
1. Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật
và chuẩn mực đạo đức xã hội.
2. Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với
cộng đồng, đất nước.
3. Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
6. Sự khác nhau giữa tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực
Tiếp cận nội dung: Là cách tiếp cận chủ yếu dựa vào yêu cầu nội
dung kiến thức.
Thường tập trung yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì?
Tiếp cận năng lực: Là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả
năng hoặc kĩ năng mà người học mong muốn đạt được vào cuối
mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể.
- Cách tiếp cận này yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết làm gì
từ những điều đã biết?
Ví dụ:
Sau khi học bài 3 lớp 10: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất
Với cách tiếp cận nội dung: GV đặt câu hỏi: Thế nào là vận động?;
Thế nào là phát triển?
Với cách tiếp cận năng lực: GV sẽ đặt ra tình huống thực tế:
Sau khi học bài “Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất”,
Oanh và Kế tranh luận về mối quan hệ vận động và phát triển.
- Oanh: Không có sự vận động thì không có sự phát triển nào cả.
- Kế: Theo tớ cậu đã hiểu sai, bởi có những sự vật, hiện tượng không có
vận động vẫn có sự phát triển. Ví dụ cây cối chúng đứng yên một chỗ
nhưng vẫn sinh trưởng ra hoa, kết trái đấy thôi.”
Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
7. Định hướng chung về đổi mới PPDH môn GDCD theo ĐH phát triển NL
- Chú ý tích cực hoá hoạt động trí tuệ của HS
- Chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống.
- Gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
- Tăng cường việc học tập theo nhóm, đổi mới quan hệ GV - HS
theo hướng cộng tác.
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học,
hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa,
nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...)
7. Định hướng chung về đổi mới PPDH môn GDCD theo ĐH phát triển NL
- Sử dụng một cách linh hoạt các PPDH và đảm bảo nguyên tắc
“Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên”.
- Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có
những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp...
- Coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học môn học, tích cực vận
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
8. Một số biện pháp đổi mới PPDH theo ĐH phát triển NL
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: HS được đặt trong một
tình huống có vấn đề (tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận
.
thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri
thức).
- Vận dụng dạy học định hướng hành động: HS thực hiện các
nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm. Cần tạo cơ hội và
hướng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ liên quan
đến chuẩn kiến thức và thực tiễn cuộc sống.
8. Một số biện pháp đổi mới PPDH theo ĐH phát triển NL
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ
thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học.
- Dạy học gắn với thực tiễn cuộc sống của HS: GV cần tăng
cường sử dụng các tình huống, các trường hợp điển hình, các
.
hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội
để phân tích, đối chiếu, làm rõ vấn đề... Khuyến khích HS liên
hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá
các sự kiện trong đời sống thực tiễn.
9. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển NL
- Là kiểm tra, là đánh giá theo chuẩn và sản phẩm đầu ra.
- Sản phẩm đầu ra không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà chủ
yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ
cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nhất
định.
Trân trọng cảm ơn!