Chuong 4 - Dieu hanh du an

Download Report

Transcript Chuong 4 - Dieu hanh du an

ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN
BẰNG PERT/CPM
Khái niệm và công dụng sơ đồ PERT/CPM
CPM (Critical Path Method): Phương pháp đường găng
CPM được phát triển xử lý với thời gian các hoạt động đã
biết một cách chắc chắn. CPM cho phép việc chọn lựa
giảm thời gian hoạt động bằng cách bổ sung nguồn nhân
lực và tài nguyên, với chi phí gia tăng.
Đặc điểm nổi bật của CPM là việc thỏa hiệp thời gian và
chi phí cho nhiều hoạt động dự án khác nhau.
PERT (Project Evaluation and Review Technique): Kỹ
thuật xem xét và đánh giá dự án.
PERT được phát triển nhằm xử lý các thời gian công việc
không chắc chắn.
PERT là một đồ thị có hướng G(N,A) liên thông và không
có chu trình.
Điều hành dự án với thời gian hoạt động
có tính chắc chắn (PERT)
* Bước 1:
- Xác định các hoạt động (i) của dự án
- Xác định mối quan hệ liên kết giữa chúng (các hoạt động
ngay trước, tức là những hoạt động phải được hoàn thành để
bắt đầu các hoạt động khác).
- Dự kiến thời gian hoàn thành ti cho mỗi hoạt động
* Bước 2:
Thiết lập mạng dự án dựa trên mối quan hệ các hoạt động
và thời gian hoàn thành của các hoạt động như đã xác định ở
bước 1
Trên mỗi nút, ngoài trừ nút bắt đầu (Start) và nút kết thúc
(Finish), đều có thể trình bày nhiều thông tin liên quan đến
từng hoạt động.
Chú ý: Khi vẽ nên tránh các cung cắt nhau.
Điều hành dự án (PERT)
Bước 3: Tính thời điểm khởi công sớm (ESi) và thời điểm hoàn thành
sớm (EFi) cho mỗi hoạt động.
- Thời điểm khởi công sớm: ESi
+ Hoạt động ngay trước: ESi = 0
+ Hoạt động 1 phụ thuộc: ESi=EFj (j < i) (j là hoạt động đứng trước)
+ Hoạt động nhiều phụ thuộc:
ESi=Max{EFj} mọi j < i
- Thời điểm hoàn thành sớm: EFi=ESi+ti
Bước 4: Tính thời điểm hoàn thành muộn (LFi) và thời điểm khởi công
muộn (LSi) cho mỗi hoạt động.
- Thời điểm hoàn thành muộn: LFi
+ Hoạt động cuối cùng:
LFi = EFi Hay LFi = Max{EFi}
+ Hoạt động có 1 tác động: LFi = LSj (i < j) (j là hoạt động bị tác động)
+ Hoạt động có nhiều tác động: LFi=Min{LSj} mọi j>i
- Thời điểm khởi công muộn: LSi=LFi-ti
* Bước 5: Hình thành bảng lịch trình hoạt động
- Thời gian dự trữ chính là thời gian một hoạt động có thể
chậm trễ mà không làm tăng thời gian hoàn thành của dự án.
Thời gian dự trữ của hoạt động i được tính theo công thức
sau: Si = LSi-ESi = LFi-EFi
- Hoạt động găng là hoạt động có Si = 0
- Đường găng là đường nối các hoạt động găng và là
đường liên tục
- Thời gian hoàn thành dự án T = Sti (i là hoạt động nằm
trên đường găng)
Điều hành dự án với thời gian hoạt động
có tính ngẫu nhiên (PERT)
* Bước 1:
- Xác định các hoạt động (i) của dự án
- Xác định mối quan hệ liên kết giữa chúng (các hoạt động
ngay trước, tức là những hoạt động phải được hoàn thành để
bắt đầu các hoạt động khác).
- Dự kiến các loại thời gian hoàn thành cho mỗi hoạt động i
+ Thời gian lạc quan
ai
+ Thời gian hợp lý
mi
+ Thời gian bi quan
bi
Tính thời gian kỳ vọng hoàn thành hoạt động i (ti)
- Tính phương sai của thời gian hoạt động i (si2)
Các công thức tính
1. Thời gian kỳ vọng hoàn
thành hoạt động i (ti)
2. Phương sai của thời gian
hoạt động i (si2)
* Bước 2:
Thiết lập mạng dự án dựa trên mối quan hệ các hoạt động
và thời gian hoàn thành của các hoạt động như đã xác định ở
bước 1
Trên mỗi nút, ngoài trừ nút bắt đầu (Start) và nút kết thúc
(Finish), đều có thể trình bày nhiều thông tin liên quan đến
từng hoạt động.
Chú ý: Khi vẽ nên tránh các cung cắt nhau.
Bước 3: Tính thời điểm khởi công sớm (ESi) và thời điểm hoàn thành
sớm (EFi) cho mỗi hoạt động.
- Thời điểm khởi công sớm: ESi
+ Hoạt động ngay trước: ESi = 0
+ Hoạt động 1 phụ thuộc: ESi=EFj (j < i) (j là hoạt động đứng trước)
+ Hoạt động nhiều phụ thuộc:
ESi=Max{EFj} mọi j < i
- Thời điểm hoàn thành sớm: EFi=ESi+ti
Bước 4: Tính thời điểm hoàn thành muộn (LFi) và thời điểm khởi công
muộn (LSi) cho mỗi hoạt động.
- Thời điểm hoàn thành muộn: LFi
+ Hoạt động cuối cùng:
LFi = EFi Hay LFi = Max{EFi}
+ Hoạt động có 1 tác động: LFi = LSj (i < j) (j là hoạt động bị tác động)
+ Hoạt động có nhiều tác động: LFi=Min{LSj} mọi j>i
- Thời điểm khởi công muộn: LSi=LFi-ti
* Bước 5: Hình thành bảng lịch trình hoạt động
- Thời gian dự trữ chính là thời gian một hoạt động có thể
chậm trễ mà không làm tăng thời gian hoàn thành của dự án.
Thời gian dự trữ của hoạt động i được tính theo công thức
sau: Si = LSi-ESi = LFi-EFi
- Hoạt động găng là hoạt động có Si = 0
- Đường găng là đường nối các hoạt động găng và là
đường liên tục
- Thời gian kỳ vọng hoàn thành dự án T = S ti (i là hoạt
động nằm trên đường găng)
- Độ lêch chuẩn thời gian hoàn thành dự án s = S si2
- Xác suất hoàn thành dự án với thời gian xác định T '
P(T  T ')
Z = (T '- Ttb)/s
Sau khi tính z thì tra bảng phân phối ta có kết quả xác suất
THỎA HIỆP THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ
Một số định nghĩa trong thỏa hiệp
thời gian và chi phí
Qui trình thỏa hiệp theo cách tiếp cận
thử và sai:
1. Xem xét các hoạt động găng có Ki thấp nhất thì ưu
tiên thỏa hiệp trước.
2. Đề xuất phương án thỏa thuận nhằm đáp ứng yêu cầu
về thời gian.
3. Rà soát mạng dự án được điều chỉnh, nếu thời gian
hoàn thành dự án vẫn vượt quá thời gian hoàn thành
theo yêu cầu thì tiếp tục đề xuất một phương án thỏa
hiệp khác.
Ghi nhớ rằng khi thỏa hiệp các hoạt động găng hiện tại,
các đường đi khác có thể trở thành đường găng
* Trong các dự án lớn hơn, cần có một qui trình toán học
đưa ra quyết định thỏa hiệp tối ưu.
• Câu hỏi ôn tập: c9 – 15
• Bài tập: 4.4 – 4.7 + 4.11