Bài 14(T1).odp

Download Report

Transcript Bài 14(T1).odp

*Đề 1:
1/(2 điểm)Nhóm quyền sống còn là gì ? ( 4 điểm)Nêu 4 việc làm thực hiện quyền trẻ em.
2/(4 điểm)Em hãy nêu mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân ?
*Đề 2:
1/(2 điểm)Nhóm quyền bảo vệ là gì ?(4 điểm)Nêu 4 việc làm xâm hại quyền trẻ em.
2/(4 điểm)Nêu ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
I.Tìm hiểu chung :
1.Tìm hiểu tình huống, truyện đọc :
2. Nhận xét : ( Học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, sau đó xung phong trả lời )
a. Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt
hại về người do tai nạn gây ra.
-Số người chết và bị thương rất nhiều.
-Gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
b. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông. Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
-Do ý thức người tham gia giao thông chưa tốt.
-Đường xấu, hẹp, người tham gia giao thông đông.
-Phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn . . .
*Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao
thông (kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng
không tự giác chấp hành).
c. Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn khi đi đường?
-Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông.
-Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi dường.
-Chống mọi hành vi coi thường hoặc cố ý vi phạm pháp luật về đi
I.Tìm hiểu chung :
II.Nội dung bài học : ( Học sinh suy nghĩ làm việc cá nhân, sau đó xung phong trả lời )
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
2.Các loại biển báo thông dụng?
3.Một số quy định về đi đường?
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa
của đèn tín hiệu giao thông?
5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a,
222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang
36,37)?
6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao
thông?
I.Tìm hiểu chung :
II.Nội dung bài học :
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
-Hiệu lệnh của người điều khiển.
-Tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ,
hàng rào chắn.(SGK)
2.Các loại biển báo thông dụng:
-Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện
điều cấm.
-Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu
đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
-Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều
phải thi hành.(SGK)
3.Một số quy định về đi đường:
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305
(SGK trang 36,37)?
6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
I.Tìm hiểu chung :
II.Nội dung bài học :
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
2.Các loại biển báo thông dụng:
3.Một số quy định về đi đường:
a.Người đi bộ:
-Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi
bộ phải đi sát mép đường.
-Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân
thủ đúng.
b.Người đi xe đạp:
Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường
dành cho người đi bộ hoạc phương tiện khác; không sử xe kéo; đẩy xe khác; không mang vác và
chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
c.Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có
dung tích xi lanh dưới 50cm3.
d.Quy định về an toàn đườg sắt:
-Không thả trâu, bò, gia súc hoạc chơi đùa trên đường sắt.
-Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
-Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.(SGK)
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
I.Tìm hiểu chung :
II.Nội dung bài học :
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
2.Các loại biển báo thông dụng?
3.Một số quy định về đi đường?
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
Có các kiểu đèn sau:
-Đèn đỏ;
-Đèn vàng;
-Đèn xanh.
Ý nghĩa của đèn giao thông:
-Đèn đỏ là cấm đi.
-Đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện
phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
-Đèn xanh: được phép đi.
-Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.
5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang
36,37)?
6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
Biển báo đường cấm tất cả các loại phương tiện
tham gia giao thông đi lại cả 2 hướng,trừ các xe
được ưu tiên theo Luật Giao thông đường
bộ.Nếu có biển cấm kèm theo hàng rào chắn
ngang trước phần xe chạy thì các xe được ưutiên
cũng không được phép đi vào.
Biển báo đường cấm tất cả các loại phương tiện
tham gia giao thông đi vào theo chiều đặt biển,
trừ các xe được ưu gồm có 40 kiểu được đánh số
thứ tự từ biển số 101 đến biển số140 nhằm báo
các điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại. tiên theo
Luật Giao thông đường bộ
Biển số 110a "Cấm đi xe đạp"
- Biển báo đường cấm xe đạp đi qua.
- Biển không có giá trị cấm những người dắt xe
đạp.
Biển số 222 "Đường trơn"
-Biển báo hiệu sắp tới đoạn đường có thể xảy ra
trơn trượt đặc biệt là khi thời tiết xấu, mưa phùn.
- Lái xe cần tránh hãm phanh, ga, số đột ngột
hoặc chạy xe với tốc độ cao.
Biển số 227 "Công trường"
-Biển báo hiệu gần tới đoạn đường đang tiến
hành sửa chữa có người và máy móc đang làm
việc trên mặt đường.
-Khi gặp biển này lái xe phải giảm tốc độ và
chấp hành sự hướng dẫn của người điều khiển
giao thông nếu có
Biển số 231 "Thú rừng vượt qua đường"
-Biển báo hiệu gần tới đoạn đường thường có
thú rừng chạy qua.
-Chiều dài của đoạn đường này được chỉ dẫn
bằng biển phụ số 501 "Phạm vi tác dụng của
biển" đặt bên dưới biển chính.
Biển số 301b: Báo hiệu các xe chỉ được rẽ phải.
-Biển đặt ở sau ngã ba, ngã tư bắt buộc người lái
xe chỉ được phép rẽ phải ở phạm vingã ba, ngã
tư trước mặt biển.
-Biển báo hiệu đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn
tật) và người đi bộ. Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể
cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải đi theo đường dành
riêng này và cấm phương tiện giao thông cơ giới kể cả các xe được
ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ đi vào đường đã đặt biển
này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối
an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.
-Biển báo hiệu đường dành riêng cho người đi bộ.
-Các loại phương tiện giao thôngđường bộ kể cả các
xe được ưu tiên theo luật Giao thông đường bộ không
được phép đivào, trừ trường hợp đi cắt ngang qua
nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
I.Tìm hiểu chung :
II.Nội dung bài học :
1.Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì?
2.Các loại biển báo thông dụng?
3.Một số quy định về đi đường?
4.Những kiểu đèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông?
5.Ý nghĩa của các loại biển báo 101, 102, 110a, 222, 227, 231, 301b, 304, 305 (SGK trang
36,37)?
6.Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông?
-Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiết xảy ra, gây hậu
quả đau lòng cho bản thân và mọi người.
-Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh
hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
...
2.Các loại biển báo thông dụng:
-Biển báo cấm: hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
-Biển báo nguy hiểm: hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện
điều nguy hiểm cần đề phòng.
-Biển hiệu lệnh: hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
(SGK)
•Ngoài ra còn có biển báo chỉ dẫn, biển phụ.
-Biển chỉ dẫn: để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết . . .
-Biển phụ: để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Nhóm biển báo cấm gồm có 40 kiểu được đánh số
thứ tự từ biển số 101 đến biển số
140 nhằm báo các điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại...
Hầu hết các biển báo câm đều có dạng hình tròn (trừ
biển 122 "Dừng lại" có dạng támcạnh đều) và đều
có viền đỏ (trừ biển 133, 134, 135 có viền màu
xanh). Nền biển hầu hết là màu trắng, trên nền có
vẽ hình màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn
chế sự đi lại củangười và phương tiện tham gia
giao thông.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến 448
nhằm thông báo cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ biết
những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.
Biển chỉ dẫn có dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình chữ nhật vát nhọn
một đầu. Nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền biển màu
trằng thì hình vẽ và chữ viết màu đen.
Nhóm biển phụ
Nhóm biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển
báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để
hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập.
Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509.
1. Xem lại bài 13.
2. Làm các bài tập trong SGK trang 38.