QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ I.

Download Report

Transcript QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ I.

Slide 1

QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH
VÀ XÂY DỰNG Ở CƠ SỞ


Slide 2

I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm và sự cần thiết về quản lý Nhà

nước về đất đai
a. Sự cần thiết quản lý Nhà nước về đất đai
- Đất đai có giá trị kinh tế cao;
- Nhu cầu tăng trưởng, kinh tế cao cùng với sự
gia tăng dân số đã gây ra sức ép lớn đến việc khai
thác và sử dụng đất, vì thế việc sử dụng đất tiết kiệm
và hiệu quả đã trở thành một yêu cầu tất yếu hiện
nay ở nước ta;
- Đúng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.


Slide 3

I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 QLHCNN

Là dạng trung tâm của QLNN, được thực
hiện trên cơ sở quyền hành pháp, sử dụng và tuân theo
PL để tác động lên các quá trình XH và hành vi hoạt động
của con người, được thực hiện bởi các cơ quan Bộ máy
HCNN nhằm duy trì sự ổn định các mối qhệ XH và trật
tự XH.
 ĐẶC ĐIỂM QLHCNN :
- QLHCNN là dạng trung tâm của quản lý NN.
- Hoạt động QLHCNN bởi các hộ thống cơ quan HCNN,
trong đó có bao gồm cán bộ, công chức hành chính có
thẩm quyền.
- Hoạt động QLHCNN mang tính quyền lực đặc biệt, tính
tổ chức cao và tính mênh lệnh đơn phương (công dân
chịu sự chi phối của NN )


Slide 4

I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
- HĐ QLHCNN có mục tiêu chiến lược và có chương
trình kế hoạch để thực hiện các mục tiêu chiến lược
đó.
- HĐ QLHCNN mang tính chủ động, linh hoạt, sáng
tạo.
- HĐ QLHCNN mang tính chất chuyên môn hóa và
nghề nghiệp cao (mang tính khoa học)
- HĐ QLHCNN có tính hệ thống thứ bậc chặt chẻ.
-HĐQLHCNN mang tính chất nhân đạo và không vụ
lợi, có nghĩa là các CB, CC phục vụ nhdân không vì
vụ lợi.


Slide 5

1.Khái niệm và sự cần thiết về quản
lý Nhà nước về đất đai
b. Khái niệm và đặc điểm của quản lý Nhà nước
về đất đai
Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai.
Quản lý Nhà nước về đất đai là một lĩnh vực của
quản lý Nhà nước, là hoạt động của của cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm
quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công
cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động
của người sử dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng
đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên
phạm vi cả nước và ở từng địa phương.


Slide 6

1.Khái niệm và sự cần thiết về QLNN về ĐĐ
 Đặc điểm quản lý Nhà nước về đất đai.

Ngoài những đặc điểm chung của quản lý Nhà nước,
quản lý Nhà nước về đất đai có những đặc điểm sau:
+ Được thể hiện dưới hình thức văn bản quy phạm pháp
luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định…);
+ Do cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ban
hành, vì vậy các văn bản quản lý Nhà nước về đất đai
mang tính quyền lực – pháp lý;
+ Nhằm đưa ra những chủ trương, chính sách quản lý
đất đa trong cả nước và các thủ tục hành chính về quản
lý đất đai nhằm thực hiện các chính sách đó trên thực
tế.


Slide 7

I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
2. Nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước về
đất đai.
@. Khái niệm: Nguyên tắc quản lý Nhà Nước về
đất đai là những tư tưởng chủ đạo có tính chất bắt
buộc mà các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ thể
sử dụng đất phải tuân theo trong quá trình quản lý
và sử dụng đất.


Slide 8

I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

VỀ ĐẤT ĐAI
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất (L Đ Đ 2013)
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích
sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung
quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan.


Slide 9

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
@. C ác nguyên tắc:
a. Bảo dảm quản lý đúng thẩm quyền pháp lý
b. Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của
Nhà nước về đất đai.
c. Bảo đảm quản lý Nhà nước về đất đai đúng
quy hoạch kế hoạch đã được phê duyệt
d. Nguyên tắc bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa
các lợi ích
đ. Nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả,
bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến
lợi ích chính đáng của người sử dụng đất.


Slide 10

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
3. Phương pháp quản lý Nhà nước về ĐĐ
a.Khái niệm phương pháp QLNN về ĐĐ
khái niệm phương pháp:
là tổng thể các biện pháp, cách thức mà cơ
quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền sử
dụng để tác động đến đối tượng bị quản lý.
bao gồm:
- Cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới;
- cách hành vi của chủ thể sử dụng đất.


Slide 11

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
b. Các phương pháp quản lý Nhà nước về ĐĐ
 Nhóm phương pháp nhằm thu thập xử lý các
thông tin về đất đai. Nhóm này thực chất là các
phương pháp kỹ thuật, nghiệp vụ tác động gián
tiếp đến quản lý Nhà nước vể đất đai, bao gồm:
 phương pháp thống kê;
 phương pháp toán học;
 phương pháp điều tra xã hội học.


Slide 12

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Nhóm phương pháp tác động trực tiếp đến

hành vi của người quản lý đất đai và hành vi
của người sử dụng đất, bao gồm:
- phương pháp hành chính;
- phương pháp giáo dục, thuyết phục;
- phương pháp cưỡng chế.


Slide 13

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
4. Công cụ quản lý Nhà nước về ĐĐ
Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai gồm:
a.Công cụ chính sách và pháp luật
Khái niệm chính sách:
là những quy tắc, chuẩn mực cụ thể để thực
hiện đường lối, chủ trương, nhiệm vụ. (Từ điển bách
khoa vn, tập 1, NXB từ điển bách khoa 2000,
trang 475)
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính
trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã khẳng định
rằng, các hộ nông dân có thể được Nhà nước giao đất ổn
định, lâu dài để sản xuất bảo đảm người nhận khoán canh
tác trên; QĐ 134 của TTG CP


Slide 14

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
4. Công cụ quản lý Nhà nước về ĐĐ và XD
Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai gồm:
b.Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là bố trí, sắp xếp toàn bộ
diện tích đất đai theo một trình tự hợp lý về thời
gian, không gian, là sự tính toán, phân bố đất đất đai
cụ thể về số lượng, vị trí… làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch sử dụng đất phục vụ cho mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước và của từng địa phương
ở mỗi giai đoạn phát triển của đất nước..


Slide 15

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI

5. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về đất
đai của Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn (gọi chung là cấp xã).


Slide 16

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
5.1. Thẩm quyền xác nhận nguồn gốc, thời điểm
sử dụng đất phục vụ công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
Người sử dụng có đủ điều kiện theo quy định của
Luật Đất đai và có nhu cầu được cấp giấy chứng nhân
quyền sử dụng đất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
nhiệm xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất với ba nội dung sau:
- Thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất;
- Tình trạng tranh chấp đất đai;
- Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.


Slide 17

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
5.2/ Thẩm quyền trong thu hồi đất, bồi thường,
tái định cư
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất
bị thu hồi có trách nhiệm niêm yết công khai chủ
trương thu hồi tại trụ sở
- Thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do
thu hồi đất, dự kiến về mức bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, biện pháp chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết
việc làm; thời gian di chuyển và bàn giao đất bị thu
hồi được nêu trong phương án tổng thể


Slide 18

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
5.2/ Thẩm quyền trong thu hồi đất, bồi thường,
tái định cư
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cùng với các
thành viên của tổ chức bồi thường giải phóng mặt
bằng có trách nhiệm xác định nguồn gốc sử dụng đất,
xác định các trường hợp được bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư.


Slide 19

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
5.2. Thẩm quyền trong thu hồi đất, bồi thường,
tái định cư
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất
bị thu hồi phải tham gia kiểm tra, kiểm điểm về diện
tích đất, về tài sản bị thiệt hại .
- Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã
và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu
hồi để người có đất bị thu hồi và những người có lien
quan tham gia ý kiến.


Slide 20

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
5.2. Thẩm quyền trong thu hồi đất, bồi thường,
tái định cư
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tập hợp ý
kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kiến
nghị lên cấp trên giải quyết những vấn đề vượt quá
thẩm quyền.


Slide 21

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI
5.3/Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối
hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội
khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
Khái niệm tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền
và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. (Khoản
24, Điều 3, L Đ Đ 2013.


Slide 22

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Hoà giải tranh chấp đất đai (Điều 202 L Đ Đ 2013).

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải
hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được
thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để
hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc
hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình
tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ
chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban
nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.


Slide 23

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI

c.Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối
hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã
hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên
và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy
ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh
chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về
ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên
bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường
hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường
hợp khác.


Slide 24

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
- 5.4/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

@. Khái ni ệ m vi phạm hành chính:
là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực
hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản
lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi
phạm hành chính (Điều 2, khoản 1, Luật
XLVPHC 2012)


Slide 25

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
@Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính (Điều 3,
Luật xlvphc 2012)
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh
vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền
tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng
minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức
phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối
với cá nhân.
- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính
có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân
bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình
hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh
mình không vi phạm hành chính.


Slide 26

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
@ Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
(Điều 21)
+ Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề
có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện
được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi
chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.


Slide 27

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
+ Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là
hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1
Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ
sung hoặc hình thức xử phạt chính.
+ Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt
chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử
phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức
xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử
phạt chính.


Slide 28

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
@ Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc
áp dụng (Điều 28, Luật XPVPHC)
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng
không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy
phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm,
phương tiện;


Slide 29

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên

tắc áp dụng (Điều 28, Luật XPVPHC)
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức
khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường,
văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm
lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì
hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;


Slide 30

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên

tắc áp dụng (Điều 28, Luật XPVPHC)
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm
chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền
bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định
của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính
phủ quy định.


Slide 31

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu
quả:
a) Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp
dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều
này;
b) Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng độc lập
trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của
Luật này.


Slide 32

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
d. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
NĐ SỐ 105/2009/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM
2009
Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng
quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000
đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c
và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.


Slide 33

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực
tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không
quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có
thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá
trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b
khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các
điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.


Slide 34

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên

bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng
trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến
250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức
và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ
ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi
phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm;
địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến
việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết
định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp
dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ
mức tiền phạt.


Slide 35

I.QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI
 Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên

bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp
dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy
định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải
được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử
phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi
phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài
liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu
trữ.


Slide 36

III. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA
BÀN CẤP XÃ
1. Trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong
việc hướng dẫn, kiểm tra giấy phép xây dựng
trên địa bàn.
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 và
Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn thi
hành Điều 121 của Luật Xây năm 2003 thì chủ đầu tư
trước khi khởi công xây dựng công trình phải có giấy
phép xây dựng;
Nghị định 64 năm 2012 về giấy phép xây dựng


Slide 37

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
1/ Giấy phép xây dựng (Điều 3, NĐ 64/2012).
Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây
dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ
thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính
phủ được miễn giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch
xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay
đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công
trình;
đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và nhà ở
riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông
thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.


Slide 38

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
2/ Điều kiện chung để được cấp giấy phép xây dựng đối
với các loại công trình xây dựng và nhà ở riêng lẻ (Điều
5).
Các loại công trình và nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng
khi đáp ứng các điều kiện sau:
a/ Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục
tiêu đầu tư.
b/ Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công
trình được cấp giấy phép xây dựng phải: Tuân thủ các quy định
về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công
trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh
không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi
trường theo quy định của pháp luật, phòng cháy chữa cháy (viết
tắt là PCCC), hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn
thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng
lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa
và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc
hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.


Slide 39

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
2/ Điều kiện chung để được cấp giấy phép xây
dựng đối với các loại công trình xây dựng và
nhà ở riêng lẻ (Điều 5, NĐ 64/2012).
c. Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân
có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;
thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy
định. Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ
hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu
vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư
được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách
nhiệm về an toàn của công trình và các công trình
lân cận.


Slide 40

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây
dựng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường
hợp, từng loại công trình).
2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng
đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu
công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy
quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền
thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng
của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực
thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo
quy định


Slide 41

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
4. Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác
vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu
của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp
đồng với chủ sở hữu công trình.
5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp
thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng
văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý
nhà nước theo quy định.


Slide 42

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
Điều 9. Quy trình xin cấp giấy phép xây dựng
 Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp
nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép
xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với
trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn
để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ
không đáp ứng theo quy định.


Slide 43

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
 Thời gian cấp giấy phép xây dựng:
 Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép

xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong
thời gian quy định dưới đây:
 a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới,
bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây
dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không
quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm
việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc
đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ;
 b) Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép
xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.


Slide 44

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ
Điều chỉnh giấy phép xây dựng (Điều 10).
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh
thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so
với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư
phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây
dựng theo nội dung điều chỉnh:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công
trình;
b) Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích
xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các
yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi
công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa
cháy, môi trường.


Slide 45

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
3/ Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và
thu hồi giấy phép xây dựng (Điều 14, N Đ 64,
2012)
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng cấp
giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp
đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di
tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành
tráng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý; những
công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô
thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các
công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới
hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy định
tại Khoản 1 Điều này.


Slide 46

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
3/ Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại
và thu hồi giấy phép xây dựng (Điều 14, N Đ
64, 2012)
3. Ủy ban nhân dân xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở
riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy
hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành
chính do mình quản lý.
4. Công trình do cơ quan nào cấp giấy phép xây dựng
thì cơ quan đó có quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại
và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi giấy
phép xây dựng do cấp dưới cấp không đúng quy
định.


Slide 47

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
 Điều 11. Gia hạn giấy phép xây dựng

1. Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép
xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi
công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép
xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn
một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng.
Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công
xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
xây dựng mới.


Slide 48

II. QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN CẤP XÃ
4/ Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp xã (Điều 59, NĐ 23 , 2009 c ủa CP) .
1. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm
hành chính gây ra.
c. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính
d. Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng
quy định của pháp luật.


Slide 49