Thành phần cơ giới đất (soil texture) • Thành phần cơ giới đất = % cát, sét, thịt trong đất. • Phần rắn.

Download Report

Transcript Thành phần cơ giới đất (soil texture) • Thành phần cơ giới đất = % cát, sét, thịt trong đất. • Phần rắn.

Thành phần cơ giới đất (soil texture)
• Thành phần cơ giới đất = % cát, sét, thịt
trong đất.
• Phần rắn của đất bao gồm các hạt có
kích thước khác nhau chúng được gọi là
hạt cơ giới.Tỉ lệ các cấp hạt cơ giới
đượcbiểu thị theo phần trăm trọng lượng
(%) thì gọi là thành phần cơ giới đất.
• Thành phần cơ giới đất là một trong
những tính chất quan trọng nhất của đất.
Hiểu biết về thành phần cơ giới đất sẽ
cung cấp thông tin về:
– Tiềm năng dòng chảy nước trong đất
– Khả năng giữ nước của đất
– Tiềm năng làm cho màu mỡ
– Thích hợp cho sử dụng trong xây
dựng (khả năng chịu lực của đất)
Kích cỡ đường kính của các hạt đất
• Giao động trong 6 cấp
hạt:
– 2m: đá tảng
– Đá vụn > 2 mm
– Cát : 0.05 đến 2 mm
– Thịt: 0.002 đến 0.05 mm
– Sét <0.002 mm
Thành phần cơ giới
• Phần trăm của cát, sét, thịt
trong một mẫu đất.
• Giữ vai trò quan trọng trong
việc quản lý sử dụng đất
• Thành phần cơ giới đất
không thay đổi được ngoài
thực địa nhưng có thể thay
đổi bằng pha trộn trong
phòng thí nghiệm.
Đá vụn
• >2 mm
• Được hình thành do sự vỡ
vụn đá, khoáng.
• Sỏi, cuội, đá tảng nhỏ
• Thường gây khó khăn cho
việc làm đất, sự nảy mầm
của hạt.
• Đối với lâm nghiệp, đá vụn
có tác dụng giúp cho cây
sinh trưởng tốt hơn, điều
hòa nhiệt độ và độ ẩm cho
đất.
Cát
• 0.05 đến2 mm
• Có thể nhìn thấy bằng mắt
thường
• Được hình thành từ những
mảnh vỡ vụn của khoáng
nguyên sinh, phần lớn là
thạch anh và fenpat.
• Có màu nâu, vàng hoặc đỏ
do bao phủ bởi lớp oxit
nhôm hay sắt
Cát
• Khi cầm cát trên tay sẽ có
cảm giác cứng
• Không kết dính lại được với
nhau trừ trường hợp bị ướt.
Cát
• Có khả năng thấm nước tốt,
không trương co và dính dẻo
• Đối với cây rừng, độ ẩm của
cát từ 3 đến 5% giúp cho cây
sinh trưởng tốt.
• Khả năng giữ nước kém
• Nghèo chất dinh dưỡng cho
cây, nhiệt dung riêng nhỏ. Vì
thế mùa hè nhiệt độ đất sẽ lên
rất cao
Thịt (hay bụi)
• 0.02 đến 0.05 mm
• Không thể nhìn thấy bằng
mắt thường
• Thạch anh là chất khoáng
chủ yếu trong bụi vì các
khoáng vật khác thường bị
rửa trôi bởi thời tiết
Thịt (bụi)
• Không có cảm giác cứng khi
cầm trên tay.
• Cảm giác như bột
• Khi bị ướt thì cũng không
cứng, không dẻo.
Thịt
• Bụi thô thành phần hóa học
giống cát, do đó nó có một
số tính chất vật lý của cát:
không dẻo, trương yếu, độ
ẩm thấp.
• Bụi trung bình đã có tính
dẻo, tính liên kết, độ phân
tán lớn, sức giữ nước cao,
không tham gia vào kết cấu
đất
• Bụi mịn có độ phân tán cao,
khả năng hấp thụ cao, chứa
nhiều khoáng và tham gia
vào kết cấu đất
Vách đá ở Trung Quốc hình thành từ bụi
• Bụi hay thịt thường theo
phương thẳng đứng vì ở
điều kiện này ngoại cảnh ít
bị sói nước sói mòn hơn là
nơi mà nằm theo hướng
dốc
Sét
• <0.002 mm
• Không nhìn thấy bằng mắt
thường
• Phần lớn tạo thành từ
khoáng thứ sinh
• Có độ phân tán cao\
• Khả năng hấp phụ lớn
• Chứa nhiều chất dinh
dưỡng khoáng, hàm lượng
mùn cao
Sét
• Đất sét ướt rất dính và dẻo
do đó có thể uốn nắn nó
theo hình dạng hay sợi.
• Dễ dàng uốn thành sợi dây
dài
• Co lại dễ dàng khi khô
Sét
• Tế khổng rất nhỏ vì vậy sự di
chuyển của nước và không
khí rất chậm
• Khả năng giữ nước rất cao
• Khả năng hấp thụ hóa học
cũng rất lớn
• Khả năng co giãn lớn có thể
ảnh hưởng đến nhà, đường,
tường.
Khả năng thoát nước của các loại hạt cơ giới
Câu hỏi
• Tỉ lệ cát, thịt và sét trong đất như thế nào là
thích hợp nhất để cho sự phát triển của cây
trồng
• Cát = ? %
• Thịt = ? %
• Sét = ? %
Phân loại đất theo thành phần cơ giới
Phân loại đất theo thành phần cơ giới của quốc tế
Thành phần cơ giới và độ phì đất
Tam giác thành phần cơ giới đất
Đất cát
• Khả năng thấm nước
lớn, giữ nước kém,
thông khí tốt, thay đổi
nhiệt độ lớn
• Nghèo dinh dưỡng, cần
được bón phân, khả
năng hấp phụ kém.
• Không có kết cấu, bất
lợi cho thực vật
Đất thịt
• Có thành phần cơ
giới nằm giữa đất cát
và đất sét.
• Tỉ lệ các cấp hạt thích
hợp tạo ra tính ưu
việt cho đất
• Có kết cấu tốt, hàm
lượng mùn chất dinh
dưỡng cao, thích hợp
cho thực vật
Đất sét
• Thành phần cơ giới nặng
• Khả năng thấm nước, thoát
nước kém
• Khả năng giữ nước lớn làm
cho thực vật khó sử dụng
nước
• Đất sét rất giàu chất dinh
dưỡng vì có các cấp hạt nhỏ
nhưng khả năng hấp phụ
cao làm cho thực vật khó sử
dụng.
• Để cải tạo đất sét người ta
thường trộn cát hoặc bón
phân chuồng.
Sự thay đổi của thành phần cơ giới đất
• Quá trình thổ nhưỡng
học xảy ra trong một
thời gian dài khoảng
1000 năm làm thay đổi
thành phần cơ giới đất
• Khi đất càng lớn tuổi thì
cát biến đổi thành bụi,
bụi biến thành sét, do
đó đất già sẽ có nhiều
sét hơn.
Sự di chuyển của sét = sự hình thành tầng B
• Sét cũng di chuyển
xuống sâu hơn trong
phẫu diện đất do đó
tầng đất ở dưới thường
có nhiều sét hơn tầng
trên.
• Tầng khoáng Agrillic
được hình thành và là
tầng sét tích tụ.
Argillic =
Biện pháp cải tạo thành phần cơ giới đất
• Để cải tạo đất sét người ta thường trộn thêm
cát và ngược lại để cải tạo đất cát người ta
thường trộn thêm sét.
• Ngoài ra bón phân chuồng, bón vôi, cày bừa,
làm đất cũng là biện pháp cải tạo thành phần
cơ giới đất phổ biến.
Phương pháp xác định thành phần cơ giới ngoài
thực địa
• Phương pháp khô: miết
đất mạnh giữa hai ngón
tay, cảm giác về cấp hạt
sẽ được phân biệt qua
đầu ngón tay.
• Phương pháp ướt (xoe con
giun): dùng nước tẩm cho
đất dẻo vừa phải. Dùng hai
lòng bàn tay xoe đất thành
thỏi có đường kính 3 cm:
– Không xòe được thành
thỏi: cát
– Thành từng mảnh, rời
rạc: cát pha
– Đứt đoạn khi xoe tròn:
thịt nhẹ
– Đứt đoạn khi uốn tròn:
thịt trung bình
– Thỏi liền nhưng rạn nứt
khi uốn tròn: thịt nặng
– Thỏi liền, vòng tròn
nguyên vẹn: sét
Xác định thành phần cơ giới trong
phòng thí nghiệm
• Phương pháp rây: dùng rây có đường kính
khác nhau để tách riêng các cấp hạt. Chỉ áp
dụng cho các cấp hạt lớn
• Phương pháp phân tích thành phần cơ giới
trong môi trường nước
Câu hỏi
???