CHÚA NHẬT 14 TN B Mc. 6, 1-16 CHÚA GIÊSU BỊ KHƯỚC TỪ MINH HỌA LỜI CHÚA Sưu Tập: Lm.

Download Report

Transcript CHÚA NHẬT 14 TN B Mc. 6, 1-16 CHÚA GIÊSU BỊ KHƯỚC TỪ MINH HỌA LỜI CHÚA Sưu Tập: Lm.

CHÚA NHẬT
14 TN B
Mc. 6, 1-16
CHÚA GIÊSU BỊ KHƯỚC TỪ
MINH HỌA LỜI CHÚA
Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái
PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu
con
CHỈ LO
SỐNG ĐẠO CHO
MÌNH MÀ KHÔNG
Ý THỨC SỨ
MẠNG NGÔN SỨ
CỦA TÔI
SÁM
HỐI
con
KHÔNG DÁM
NÓI VỀ
CHÚA CHO
NGƯỜI KHÁC
con KHÔNG
CAN ĐẢM BÊNH
VỰC SỰ THẬT VÀ
CÔNG BÌNH
NGÔN SỨ BỊ RẺ RÚNG
Chúa GIêsu nói: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, chỉ là ở chính quê hương mình, hay
giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình mà thôi” (Mc.6,4).
Thế vận hội phát xuất từ những môn chơi của Hy lạp diễn ra trên vùng thảo
nguyên Olympia vào năm 716 trước công nguyên. Những thị trấn cổ thường tỏ
lòng kính trọng những người chiến thắng bằng việc dựng lên những tượng đài
danh dự. Có câu chuyện Hy lạp kể về một thị trấn có truyền thống kính trọng vị
anh hùng ở địa phương mình. Đối thủ của vị anh hùng ganh tỵ đến nỗi một
đêm đập phá và xô đổ bức tượng. Bức tượng đổ xuống và đè anh ta chết.
Câu chuyện nói lên thảm kịch của lòng ghen tỵ dẫn đến “gậy ông đập lưng
ông”. Sự lây nhiễm của ghen tỵ là một trong những nguyên nhân khiến các tiên
tri thường không được kính trọng ở quê hương mình.
Ghen tỵ là nhân tố đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và công việc của tôi?
Tôi có thể làm gì giảm đi ảnh hưởng của nó?
“Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính. Còn người ganh tỵ nhìn bằng
kính hiển vi” (E.C.Mckenzie)
(Trích “Viễn tượng 2000”).
CÓ TIN MỚI THẤY
Tại một vùng ở Pháp, dân chúng có tập tục rất lạ. Mỗi sáng sớm
Chúa nhật Phục sinh hằng năm, họ thức dậy chạy ra giếng nước,
rửa mặt bằng nước lạnh. Nhiều người trẻ không biết tại sao phải
rửa mặt ngoài giếng, vì nhà nào cũng có vòi nước. Các bô lão
giải thích:
-Đó là cách cầu nguyện bằng hành động, xin Chúa ban cho đôi
mắt đức tin mới, để được thấy Chúa Giêsu Phục sinh hiện diện
giữa họ.
-----Với con mắt thành kiến, hẹp hỏi thiển cận, những kẻ đồng
hương với Chúa Giêsu không nhận ra Người là ngôn sứ, là Đấng
Cứu Thế. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã tuyên bố rõ:
Chính thành kiến và lòng ganh tỵ là nguyên nhân khiến “các ngôn
sứ bị rẻ rúng” E.C. Mc Kenzie có nói: “Người có tình yêu nhìn
bằng viễn vọng kính. Còn kẻ ganh tỵ nhìn bằng kính hiển vi”.
Người đồng hương của Chúa Giêsu không tin Người vì họ chỉ nhìn quá khứ
của Người là một thợ mộc nghèo nàn. Vì không tin nên họ không thấy, không
nhận ra Người là Đấng Cứu Chuộc họ. Do đó Người không thực hiện được phép
lạ nào giúp họ. Họ đã bỏ mất một cơ hội ngàn vàng.
Thiên Chúa là Đấng toàn năng. Người làm được mọi sự. Nhưng Người phải bó
tay trước sự cứng lòng của con người. Người trở nên bất lực trước những kẻ
thiếu lòng tin, vì “đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng
cho những điều ta không thấy. Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên
Chúa chứng giám” (Dt.11,1-2) và James Woodbridge viết: “Đức tin là con mắt để
nhìn thấy Chúa, là bàn tay để nắm lấy Ngài, là sức mạnh giúp ta tận hiến cho
Ngài”.
“Nếu phép lạ là quà tặng của Thiên Chúa, cần được đón nhận với niềm tin, thì
chính niềm tin là ân huệ của Ngài chỉ có thể nhận được với lời cầu nguyện. Cần
cầu nguyện để có niềm tin. Nhà bác học kiêm triết gia Pascal đã nói: “Để có lòng
tin, con người phải quỳ gối cầu xin” (Theo “Như Thầy đã yêu”).
NHỮNG KẺ BỊ CHỐI TỪ
Một cuộc bách hại tôn giáo xảy ra tại Sudan thuộc Châu Phi năm
1960. Một sinh viên Công giáo da đen tên là Paride Taban lánh nạn
sang Uranda. Trong thời gian ở đây, anh tu học làm Linh mục. Sau
khi được thụ phong Linh mục Taban trở lại quê nhà, vì tình hình bắt
đạo đã lắng dịu. Ngài được bề trên giao coi giáo xứ Palotaka,
nhưng giáo dân không tin ngài thực sự là Linh mục. Vì từ trước đến
nay chưa có Linh mục người da đen. Hơn nữa vì Linh mục Taban
thuộc bộ lạc Madi cũng nghèo khổ như họ. Nhất là từ khi ngài giới
thiệu cho họ những đổi thay của Công đông Vatican II, khiến họ
càng nghi ngờ ngài là Linh mục giả. Nhưng ngài vẫn không buồn
cũng chẳng nản. Ngài vẫn kiên nhẫn phục vụ họ, giúp đỡ họ. lo lắng
cho họ. Sau cùng. Giáo dân cả xứ đạo Palotaka chẳng những tin
tưởng chấp nhận mà còn hết lòng quý mến Ngài.
Câu chuyện Linh mục Taban là một minh họa thật rõ cho việc Chúa
Giêsu bị người đồng hương khinh thường trong Tin mừng hôm nay. Họ
kháo láo với nhau: “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria… chị em
của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Nói thế cũng có
nghĩa là ông ta nghèo nàm dốt nát, không thể chấp nhận là ngôn sứ của
Thiên Chúa.
Chính vì thế mà họ từ khước Người, không tin Người là Đấng Thiên
Chúa sai đến cứu giúp họ. Bởi thế, Chúa Giêsu không làm được phép lạ
nào cho họ.
Nhưng rồi Chúa Giêsu có bỏ họ không? Không. Người vẫn thương họ.
Dù bị khước từ, Người không ngừng ban phát tình yêu của Người cho họ.
Chẳng những cho họ mà thôi, mà cho toàn thể nhân loại. Và kết quả là
ngày nay đã có nhiều người tin nhận Người là Đấng Cứu Thế của họ.
Phải chăng đó là bài học Chúa Giêsu muốn gởi cho những kẻ đang làm
môn đệ của Người?... (Theo “Sunday Homilies”).
NGƯỜI THÂN BỊ KHƯỚC TỪ
Đệ nhị thế chiến chấm dứt, một người lính trẻ biên thư về cho cha mẹ,
báo tin ngày anh trở về.
-Thưa cha mẹ, con có người bạn đồng hành bị tàn phế. Chiến tranh đã
cướp mất của anh một chân.
Người cha hồi âm:
-Con cứ mời bạn con về ở với chúng ta, vì xưởng của cha cũng sử
dụng được người còn đủ hai tay.
Nhận được thư, anh lính trẻ biên thư cho cha cậu biết thêm:
-Thưa cha, anh bạn con chẳng những mất một chân mà cả hai tay nữa.
Người cha trả lời:
-Con ơi! Cha không thể nhận một người như thế.
Thế là người lính trẻ đó không trở về với cha mẹ được, vì chính anh là người
tàn phế đó!...
“Chúa Giêsu đã đến nhà Người, nhưng người trong nhà không tiếp đón
Người”.
Không phải người dưng kẻ lạ từ chối, nhưng chính là Người đồng hương đã
khước từ Chúa Giêsu và cả chúng ta là con cái Người, môn đệ Người. Không
còn đau xót nào bằng!...
Người lính trẻ trong câu chuyện trên nói lên nỗi đau xót đó của Đức Giêsu. Tin
mừng hôm nay thuật lại Người về Nadarét quê hương của Người. Người giảng
dạy họ, đem Tin mừng cứu rỗi cho họ, định làm nhiều phép lạ giúp họ, nhưng
họ không chấp nhận Người, khước từ Người, không nghe Lời Người.
Từ hơn 2000 năm qua, Chúa Giêsu còn tiếp tục bị khước từ, qua các sứ giả
của Người, qua những con người nghèo khổ bệnh tật.
Chúng ta có khước từ Người không? Có lần nào chúng ta xua đuổi Người
không?... (Theo “Tất cả là hồng ân”).
SẴN SÀNG TIẾP NHẬN
Cậu David bỏ nhà đi bụi đời. Thời gian sau, cậu thấy khổ quá, nên
viết thư về cha mẹ, xin tha cho cậu trở về:
-Thưa cha mẹ, vài ngày nữa con có dịp đi ngang nhà cha mẹ. Nếu
cha mẹ bằng lòng nhận con trở lại, xin cha mẹ cột miếng vải trắng
lên cây nhãn trước sân nhà.
Đúng như lời đã hẹn, hai ngày sau cậu lên xe trở về. Ngồi trên xe,
đầu óc cậu cứ băn khoăn lo lắng, không biết cha mẹ cậu có cho trở
về không? Cha mẹ có cột miếng cải trắng lên cây nhãn trước nhà
chưa?... Càng gần đến nhà, trái tim cậu càng đập mạnh hồi hộp.
Lúc gần đến nhà, cậu không dám nhìn tới trước mặt, vì sợ không
thấy miếng vải trắng cột trên cây nhãn thì khổ thân. Cậu nhờ người
ngồi bên cạnh:
-Thưa ông, xin thương giúp cháu một việc: khi đến khúc quẹo trước đây, ông làm ơn nhìn
phái tay phải, xem có miếng vải trắng nào cột trên cây nhãn không?
Lúc xe vừa quẹo, cậu liền hỏi:
-Thưa ông, ông có thấy miếng vải trắng nào không?
-Cậu ơi! Cành nhãn nào cũng có miếng vải trắng cả.
---------Tin mừng hôm nay thuật lại Chúa Giêsu về quê quán của Người, nhưng không được người
đồng hương tin nhận, mà còn khinh chê từ khước. Ngược lại câu chuyện trên đây nói đến lòng
Chúa đối với con người. Con người từ bỏ chối từ Chúa. Chúa vẫn thương họ, sẵn sàng tiếp
nhận họ.
Dụ ngôn người cha nhân hậu với đứa con hoang đàng cũng như dụ ngôn đồng bạc bị mất và
con chiên lạc là những dụ ngôn tuyệt hảo về lòng quảng đại nhân từ của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa thương yêu chúng ta bằng một tình Cha vô cùng rộng lớn sâu đậm. Tình yêu ấy
được thể hiện bằng muôn vàn cách thế khác nhau. Đặc biệt nhất là bằng sự tha thứ, tha thứ
không điều kiện, tha thứ luôn mãi. Dù tội lỗi chúng ta có nặng nề đến đâu, nhiều đến bao nhiêu,
Người cũng sẵn sàng tha thứ, miễn là chúng ta thành tâm sám hối, quay trở về với Người”
(Theo “Phút cầu nguyện cuối ngày”, tập III).
LẠY CHÚA KI TÔ, CHÚNG
CON LÀ KITÔ HỮU MANG
TÊN CỦA CHÚA, XIN CHO
CHÚNG CON CÀNG NGÀY
CÀNG HIỂU BIẾT CHÚA
ĐẦY ĐỦ HƠN, ĐỂ CHÚNG
CON CÓ THỂ GIỚI THIỆU
CHÚA CHO MỌI NGƯỜI
THÂN CẬN
AMEN