Mc. 1, 12-15 CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY B HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG Sưu Tập: Lm.

Download Report

Transcript Mc. 1, 12-15 CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY B HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG Sưu Tập: Lm.

Mc. 1, 12-15
CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY B
HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG
Sưu Tập: Lm. Hồ Bac Xái
PowerPoint: Nguyễn Xuân Hiếu
CHẤP NHẬN THAY ĐỔI
Bộ phim "Viên chức và người tử tế" liên quan đến một thanh niên
ích kỷ muốn trở thành viên chức trung tâm hàng không. Anh ta lúc
nào cũng muốn mình là trung tâm. Viên sĩ quan huấn luyện nhận ra
điều này và lấy đó để thử thách cho anh ta trong mọi cuộc kiểm tra.
Trong quá trình trực diện với những cuộc kiểm tra, người thanh
niên khám phá ra bản thân mình và chấp nhận thay đổi. Anh ta tốt
nghiệp từ trại huấn luyện này, không những trở thành một viên
chức, mà còn trở nên một người tử tế nữa. Đây là kiểu khám phá
và thay đổi mà Chúa mời gọi chúng ta thực hiện hằng ngày, đặc
biệt trong Mùa Chay: "Thời kỳ đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã
đến gần rồi, Anh em phải sám hối và tin vào Tin Mừng"(Mc. 1,15).
(THeo "Vision 2000")
Sám hối là gì? Phải chăng là nhận biết những khuyết
điểm của bản thân, và cố gắng từ bỏ chúng, quay lưng
lại với chúng. Đó là điều kiện tất yếu và tiên quyết để
tin vào Tin Mừng, là tin Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa
đã đến cứu độ loài người, và tìm đến Người qua Bí tích
Rửa Tội và Giải Tội, để nhận nơi Người sự tha thứ và ơn
cứu rỗi(THeo "Vision 2000")
Mùa chay chính là mùa đặc biệt sám hối và tin vào Tin
mừng, "là mùa biến đổi cách ăn thói ở của mình, từ con
người kiêu ngạo trở niên khiêm tốn, từ con người ích kỷ
trở nên vị tha, từ con người tội lỗi trở nên thánh thiện.
TRỞ THÀNH MỘT GƯƠNG MẪU
Trong tác phẩm nhan đề "Hãy xuống những con đường tồi tàn này"
Piri Thomas thuật lại việc ông cải tà quy chánh từ một người bị án tù,
một người nghiện ma túy và giết người để trở thành một Kitô hữu
gương mẫu.
Một đêm nọ, đang khi nằm trong tù, Piri đột nhiên nghĩ tới tình trạng
xấu xa mà anh đã gây ra cho đời mình. Anh cảm thấy ước muốn cầu
nguyện. Nhưng anh đang nằm chung với một tù nhân khác mà người
ta thường gọi là "thằng ròm". Anh sợ phá giấc ngủ của "thằng ròm"
nên nằm nán lại một lúc, đợi đến lúc biết chắc "thằng ròm" ngủ say
mới chỗi dậy, quỳ xuống cầu nguyện. Anh kể:
- Tôi tỏ bày với Chúa tất cả những gì có trong trái tim tôi... Tôi nói với
Người những điều tôi ước muốn, những thiếu xót của tôi, những lỗi
lầm của tôi, những hy vọng cũng như những tuyệt vọng của tôi... Tôi
cảm thấy muốn khóc!... Đó là điều mà bao lâu nay tôi không thể làm...
Sau khi anh cầu nguyện xong, có một tiếng nho nhỏ đáp "A-men".
Anh tìm xung quanh không thấy ai, thì ra là tiếng của "thằng ròm".
Anh nói:
Thế là nó nằm sấp mặt xuống đất, đầu úp trên đôi tay khoanh lại, còn
tôi thì vẫn quỳ im. Một lúc thật lâu không ai nói với ai. Bỗng "Thằng
ròm" cất tiếng nói: "Tôi cũng tin Chúa!..."
--------Động lực nào đã thúc đẩy hai người tù tội này sám hối ăn năn tin
tưởng Chủa. Chắc chắn chính Đấng đã bảo "Anh em hãy sám hối và
tin vào Tin mừng. Chính Đấng đó đã ban ơn giúp họ. Chẳng những
Người kêu gọi, mà còn nâng đỡ mọi người thực hiện lời Người.
Và khi một người được nâng đỡ chỗi dậy thì cũng nên gương và động
lực cho người khác. Ước gì tôi được ơn nâng đỡ và nên động lực cho
anh chị em tôi như thế.
(Theo Cha M. Link)
ĂN CHAY BỐ THÍ
Tháng 7 năm 1941, tại trại tập trung Oswie của Đức quốc xã có một
người vượt ngục. Và theo luật trại, khi có một người trốn như thế thì
10 người khác phải bị xử tử thay.
Sáng hôm sau, viên trại trưởng tập hợp tất cả tù nhân trước sân trại,
gọi tên 10 người phải chết thay. Mọi người đứng im lo sợ. Bỗng có
tiếng la thất thanh:
- Ôi, còn cha mẹ vợ con tôi!...
Đó là tiếng kêu than của một người tù bị kêu tên phải chết thay cho kẻ
vượt ngục. Nghe anh kêu than, mọi người đều cảm động, nhưng
không ai làm gì được để cứu giúp anh. Bỗng từ hàng tù nhân bên trái,
một người gầy ốm bước ra trước mặt viên trại trưởng. Mọi người tù
nín thở lo sợ, không biết việc gì sắp xảy ra. Viên trại trưởng đặt tay
lên cây súng đeo ngang lưng và hỏi:
- Anh muốn gì?
- Tôi muốn chết thay cho anh bạn vừa kêu than vì còn cha mẹ vợ con
phải chăm sóc đó.
Mọi người đều sửng sốt nhìn. Và viên trưởng trại sợ mình nghe lầm,
nên hỏi lại người đó. Nhưng thực sự người đó muốn chết thay cho
bạn, nên ông buộc lòng phải chấp nhận một việc và từ trước tới giờ
chưa có ai làm. Người hy sinh tình nguyện chết thay cho kẻ khác
được sống để lo cho gia đình đó chính là linh mục Maximilien Kolbe.
Cha đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 phong thánh năm
1982.
Mùa chay là mùa cầu nguyện, ăn chay, bố thí. Ăn chay để bố thí. Hy
sinh nhu cầu của mình để chia sẻ cho nhu cầu anh chị em. Chúa
Giêsu ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày để đem Tin mừng, đem ơn
cứu độ đến cho loài người. Linh mục Maximilien Kolbe hy sinh mạng
sống cho người anh em được sống cho gia đình. Phải chăng đó là
cách ăn chay bố thí có ý nghĩa sâu xa và có giá trị cao quý nhất?
NƯỚC MẮT SÁM HỐI
Một tướng cướp muốn trút bỏ tội lỗi đang đè nặng trên lương tâm.
Anh tìm đến một linh mục để xưng tội. Nhưng vừa nghe xong
những lời khuyên thẳng thắn của vị linh mục, anh nổi giận rút gươm
chém chết linh mục.
Một thời gian sau, anh lại cảm thấy hối hận... và anh cũng tìm đến
một linh mục khác. Nhưng lần này vị linh mục cho biết: muốn được
Chúa tha tội, anh phải đến toà thánh, cảm thấy bị xúc phạm, anh
cũng sát hại luôn vị linh mục đó.
Vị linh mục thứ ba mà anh tướng cướp đến xưng tội sẵn sàng giải
tội cho anh, với việc đến tội là chôn cất tất cả những người chết mà
anh biết và khóc thuơng như người thân. Vị linh mục trao cho anh
một chai nhỏ để hứng nước mắt.
Tên cướp ra về cảm thấy thoải mái. Và từ đó mỗi khi có đám tang,
anh đến phụ chôn cất, nhưng không thể khóc thương được.
Ngày nọ khi chôn xác một người Công Giáo trong đất thánh. Anh đứng
trước cây Thánh Giá Chúa chịu đóng đinh treo trên đó. Anh không
cầm lòng được trước cái chết thảm thương của Chúa Giêsu. Nước
mắt anh chảy tràn ra đầy chai nhỏ vị linh mục đã trao cho anh. Từ đó
anh hiểu được thế nào là sám hối và tìm vào sa mạc sống những ngày
còn lại.
--Thiên Chúa hằng đeo đuổi con người, đã phú bẩm cho họ lương tâm.
Không ai bóp nghẹt được tiếng nói của lương tâm như trường hợp tên
tướng cướp. Không chịu nổi lương tâm dày vò cắn rứt, anh đã được
Chúa giúp sám hối ăn năn, cải thiện đời sống. Và mùa Chay, người tín
hữu được mời gọi nhìn lên thập giá Chúa Ki tô, để thấy rõ vì tội lỗi của
mình mà Chúa phải chết đau khổ treo trên đó. Thập giá vẫn luôn có đó
để nhắc nhở con người về tên sát nhân, kẻ phản bội, người gian ác
luôn có trong mỗi người, khơi dậy trong lòng họ những giọt nước mắt
sám hối đích thực.
(theo "Phút cầu nguyện cuối ngày", tập II).
CẠM BẪY
Người Eskimo bắc cực có cách bẫy chó sói rất độc đáo, để lấy bộ lông của nó làm
áo da thú
Họ mài con dao thật bén, đến độ chỉ vuốt nhẹ là rách da lòi xương. Họ đem nhúng
dao đó vào máu súc vật nhiều lần đến khi lưỡi dao bọc toàn máu. Đêm đến, họ
đem cắm dao đó ngoài đồng. Chó sói thính hơi nghe mùi máu, chạy đến liếm lưỡi
dao tới tắp, đến khi chính lưỡi nó bị dao cắt đứt, máu chảy ra, nó vẫn cắm đầu
liếm mà không biết mình đang liếm máu mình cho tới lúc kiệt sức ngã lăn ra
chết!...
--------- Con sói vì mê say liếm máu tươi nên bị cạm bẫy chết.
Xã hội càng văn minh, con người càng gặp nhiều cạm bẫy cám dỗ: thân xác đòi
huởng thụ, chiếm đoạt, con tim đam mê phóng túng, đầu óc kiêu ngạo, háo danh,
trục lợi...
Mùa chay là mùa Chúa mời gọi chúng ta hồi tâm cảnh tỉnh trước cạm bẫy của ma
quỷ xác thịt thế gian, nhất là cần dùng những khí giới tối tân là cầu nguyện, ăn
chay, bố thí để phá tan các cạm bẫy đó trong đời sống hằng ngày.
(Theo "Như Thầy đã yêu").