BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH KIÊN GIANG TS.
Download
Report
Transcript BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TẠI TỈNH KIÊN GIANG TS.
BĐKH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG
TS. Nguyễn Ngọc Trực
Đại học Quốc gia Hà Nội
[email protected]
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Mục đích:
Hỗ trợ các nhà lập kế hoạch cấp quốc gia, ngành
và địa phương thực hiện nhiệm vụ tích hợp.
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2. Đối tượng sử dụng:
- Các nhà hoạch định chính sách tại cấp quốc gia (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Giao
thông Vân tải…);
- Các cán bộ lập kế hoạch tại cấp tỉnh/thành phố
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2. Đối tượng sử dụng:
Các yếu tố BĐKH
Nhiệt độ tăng
Nước biển dâng
Hiện tượng thời tiết
cực đoan và thiên tai
Các lĩnh vực chịu tác động
Nông, lâm nghiệp
Thủy sản
Giao thông vận tải
Cơ sở hạ tầng
Môi trường
Y tế
Thương mại
Công nghiệp
Du lịch
…
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
3. Sự cần thiết phải tích hợp các vấn đề BĐKH phát triển KT-XH
V giảm = ứng phó BĐKH +
mức sống cải thiện
…đạt được cả lợi ích kinh tế
và ứng phó BĐKH
1980
Underdal
1992
Hội nghị QT
về MT và PT;
Agenda 21
Tích hợp chính sách
2002
Hội nghị
QT về PTBV
Tích hợp chính sách
môi trường
Tích hợp
chính sách BĐKH
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
3. Tại sao phải tích hợp các vấn đề BĐKH phát triển KT-XH ?
Việt Nam: dân số đông và phát triển kinh tế nhanh trở thành xã hội
tiêu thụ lớn. Việc giảm phát thải KNK yêu cầu sự thay đổi đáng kể
trong quá trình sản xuất và tiêu dùng
BĐKH nên được lồng ghép vào chính sách quản lý phát triển KT –
XH
BĐKH đã thực sự ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển của nhiều
ngành/lĩnh vực Phát triển KT-XH nếu không được lồng ghép các
vấn đề BĐKH thì không đáp ứng được và sẽ bị lạc hậu.
Nếu các biện pháp thích ứng, giảm thiểu được lồng ghép và thực hiện
sớm sẽ giảm được tổn thất
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4. Tích hợp các vấn đề BĐKH theo chiều ngang và dọc
VD: Chiến lược ứng phó với B ĐKH, việc chuẩn bị &
phê duyệt các quy định mới và ngân sách Nhà nước
VD: Chiến lược phát triển Năng lượng…
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
4. Tích hợp các vấn đề BĐKH trực tiếp và dán tiếp
Hai cách tích hợp
Các biện pháp thực hiện trước,
trong và sau khi tiến hành tích hợp
Hai cách đạt
được tích
hợp
Trực tiếp
Đưa nội dung BĐKH
vào mục tiêu chính
sách và hướng dẫn
cho cơ quan NN
Gián tiếp
Nâng cao hiểu biết
Xác định lại quyền
hạn của hệ thống
thể chế hiện tại
Thay đổi cơ cấu
Thay đổi quá trình ra
chính sách. VD:
ĐTM, ĐMC…
thể chế
Tái phân bổ nguồn
lực: Ngân sách
Hợp nhất một vài
cơ quan hiện tại
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
5. Thực trạng tích hợp các vấn đề BĐKH tại Việt Nam
2001
KHHĐ
về NL
tái tạo
2006
2007
CTMTQG
về tiết kiệm
NL và sử dụng
hiệu quả
2006-2015
“CL phát triển
NL QG
đến 2020,
tầm nhìn 2050”
với một số
nội dung
khuyến khích
phát triển
NL tái tạo
Thông tư số
08/2006/TT/BCN
về việc hướng dẫn
trình tự, thủ tục
dán nhãn tiết kiệm
năng lượng
2008
NTP
2011
Chỉ thị 809/CT BNN-KHCN
MPI đang xây dựng Khung chuẩn
cho việc tích hợp các vấn đề BĐKH
Nhiều hoạt động phát triển chưa được
lồng ghép nội dung BĐKH/dao động
khí hậu. Các CL phát triển KT – XH,
xóa đói giảm nghèo, phát triển của
ngành/địa phương thường không xét
đến BĐKH ,chỉ chú trọng đến rủi ro
của khí hậu ở hiện tại. Ngay cả khi
nội dung BĐKH đã được đề ra thì
thường thiếu các hướng dẫn thực
hiện.
Một số yếu tố khí tượng, khí hậu đã
cân nhắc trong chọn lựa giống cây
trồng ,thiết kế đường giao thông &
các công trình năng lượng.
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
6. Lợi ích của việc lồng ghép BĐKH vào các kế hoạch phát triển
• Tiên đoán được rủi ro thiên tai, hạn chế hậu quả do thiên tai mang lại;
• Huy động nguồn lực để XD Quỹ phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai;
• Phát triển bền vững đem lại hiệu quả tốt hơn cho p/t kinh tế và an toàn XH;
• Nâng cao tính trách nhiệm, tính chủ động của cấp tỉnh, huyện;
• Đảm bảo tính công bằng xã hội: các tỉnh có điều kiện tự nhiên không thuận
lợi sẽ có chính sách ưu tiên hơn trong đầu tư cơ sở hạ tầng;
• Giảm tình trạng dễ bị tổn thương về mặt xã hội, góp phần xoá đói giảm
nghèo bền vững;
• Tăng mức độ bền vững công trình và an toàn cho con người, hạn chế
những hình thái rủi ro mới do các công trình xây dựng tạo nên;
• Tạo điều kiện để các tỉnh tự xây dựng được các chính sách thể chế liên
quan đến phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế xã hội;
• Góp phần giảm phát thải KNK trên toàn cầu.
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
7. Nguyên tắc tích hợp lồng ghép
Dựa trên nguyên tắc chủ động qua các khâu: Lập - Thẩm định và Phê
duyệt - Tổ chức thực hiện – Giám sát và Đánh giá,
Là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp,
các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự
đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia
đến toàn cầu,
Các giải pháp thực hiện cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm
bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện,
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia,
Phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, hệ thống,
ngành/liên ngành, vùng/liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm
nghèo.
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
8. Các hoạt động hỗ trợ cho nhiệm vụ tích hợp
Tăng cường năng lực thể chế và nguồn lực cho công tác tích hợp;
Nâng cao sự hợp tác giữa các Bộ/ngành liên quan;
Xác định các cơ quan chính cho việc tích hợp;
Tăng cường tiếp cận thông tin khí hậu cấp quốc gia;
Xây dựng chiến lược thích ứng dựa trên các hoạt động quốc gia về
giảm nhẹ rủi ro thiên tai;
Thay đổi các quy định và tiêu chuẩn có cân nhắc đến rủi ro khí hậu
hiện tại và tương lai;
Đẩy mạnh mối quan hệ giữa các cam kết đa phương/khu vực về
ứng phó với BĐKH.
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
9. Nâng cao sự hợp tác giữa các Bộ/ngành liên quan
CHÍNH PHỦ
QUỐC HỘI
Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng phó với BĐKH
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các nhà tài trợ
Bộ Tài Nguyên và Môi trường
(Văn phòng thường trực)
Các tỉnh
Sở TN&MT
Quận/Huyện
Bộ Tài Chính
Bộ, ngành khác
Các phòng liên quan
Đơn vị được giao
nhiệm vụ
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
10. Các bước lồng ghép
Bước 4: Xác định các lựa chọn Bước 2: Xác định các lựa chọn
thích ứng;
thích ứng;
Bước 5: Ưu tiên và lựa chọn Bước 3: Thực hiện phân tích các
biện pháp thích ứng;
lựa chọn thích ứng;
Bước 4: Lựa chọn các biện pháp
thích ứng;
CARE Vietnam (2009)
Bước 1: Sàng lọc các hoạt động
dự án rủi ro trước BĐKH
Bước 2: Lựa chọn lộ trình
TTDBTT và thích ứng (CVA)
Bước 3: Xác định các biện pháp
thích ứng
Bước 4: Ưu tiên các biện pháp
thích ứng để ứng phó với
TTDBTT đã được xác định ở
Bước 1
Bước 5: Lựa chọn các biện pháp
thích ứng để thực hiện
Bước 6: Thực hiện các biện pháp Bước 5: Thực hiện các biện pháp Bước 6: Thực hiện các biện pháp
thích ứng, bao gồm phân bổ ngân thích ứng
thích ứng
sách
Bước 7: Giám sát và đánh giá.
Bước 6: Đánh giá các biện pháp Bước 7: Đánh giá các biện pháp
thích ứng.
thích ứng và lộ trình CVA
U.S. Agency for International Development (USAID)
Community Action for a Renewed Environment (CARE)
UNDP (2010)
USAID (2007)
Bước 1: Nâng cao nhận thức;
Bước 2: Sàng lọc các rủi ro khí Bước 1: Sàng lọc tình trạng dễ bị
hậu và tình trạng dễ bị tổn tổn thương;
thương;
Bước 3: Đánh giá rủi ro khí hậu
chi tiết;
I. TÍCH HỢP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
10. Quy trình tích hợp các vấn đề BĐKH
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
1. Nhận định các yếu tố lồng ghép
- Lồng ghép BĐKH trong quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh
Kiên Giang đến năm 2020 hầu như chưa được thực hiện một cách
toàn diện.
- Chủ yếu là các giải pháp phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường.
- Một số ngành, lĩnh vực đã đề cập đến BĐKH nhưng là những ý
kiến còn tản mạn, chưa thống nhất theo phương pháp tiếp cận
tổng hợp theo yêu cầu của kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH.
- Nhiều ngành, lĩnh vực chưa đề cập chỉ tiêu, giải pháp cụ thể thể
hiện nội dung lồng ghép trong kế hoạch phát triển của mình; thậm
chí chưa đề cập tới tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực,
ngành mình.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
1. Nhận định các yếu tố lồng ghép
3 lĩnh vực và các ngành trọng điểm:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
P/t Nông-LâmNgư nghiệp
P/t công
nghiệp
P/t hạ tầng cơ sở (giao thông, Quy hoạch
cấp thoát nước, p/t khu đô thị, sử dụng đất
khu dân cư nông thôn…)
VĂN HÓA – XÃ HỘI
Giáo dục – Đào
tạo
Thực hiện các Công tác chăm sóc
chính sách xã hội sức khỏe nhân dân
Phát triển văn hóa
thông tin
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên
và môi trường
Bảo vệ môi trường
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn
Cần lồng ghép các vđ p/t nông nghiệp theo hướng thích ứng BĐKH
bổ sung thêm các giải pháp trong QH như: bảo tồn các giống cây trồng
bản địa, ứng dụng khoa học trong lai tạo giống mới năng suất cao thích
ứng với điều kiện thiếu nước, xâm nhập mặn, chịu úng tại Kiên Giang.
Xây dựng lịch thời vụ cho các giống cây con có tính đến tác động của
BĐKH và nước biển dâng.
QH cây trồng vật nuôi thích ứng với BĐKH theo vùng, QH vùng sản
xuất
Cần tính toán đến đk tác động của BĐKH.
Cần lồng ghép, đánh giá vai trò giảm thiểu phát thải khí Cacbon từ các
hoạt động nông nghiệp.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (tiếp)
Có chính sách cải thiện đk và môi trường sống của người dân nông thôn:
bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn phù hợp (khu vực dân cư sinh sống
ngoài đê biển, đê sông, các khu vực có địa hình thấp…, điều kiện sống
khó khăn).
QH phát triển thủy lợi theo từng giai đoạn với mục tiêu và bước đi phù
hợp, cần xem xét điều chỉnh các công trình, dự án thủy lợi đã, đang và sẽ
triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như nâng cấp hệ thống đê biển
(Tuyến đê biển từ Rạch Giá đến Ba Hòn; từ ranh giới Cà Mau đến cửa
sông Cái Lớn) đảm bảo cao trình thích hợp trong điều kiện nước biển
dâng theo các kịch bản đã xây dựng.
Cần có các chính sách, giải pháp phù hợp nhằm huy động nguồn vốn
hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho tỉnh, chú trọng đến quy hoạch phát triển
vùng trũng gắn với mực nước biển dâng theo các kịch bản đã xây dựng.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
3. Phát triển công nghiệp
Theo QH phát triển các khu-cụm công nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020
và tầm nhìn 2025, toàn tỉnh có 25 khu-cụm CN ở tất cả các huyện, thành phố:
mới chỉ quan tâm đến việc phát huy các nguồn lực của từng vùng, chưa tính
đến các tác động của nước biển dâng, xâm nhập mặn.
Khi triển khai thực hiện QH này cần cân nhắc bố trí các khu-cụm CN, đặc
biệt vùng Tây sông Hậu, vùng TGLX cho phù hợp với đk BĐKH và nước
biển dâng,
Cần bố trí lại vị trí đã được quy hoạch nằm ngoài đê biển và các khu vực
thường chịu tác động của thiên tai vào khu vực an toàn,
Cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp thoát nước, kết cấu công trình,…) được thiết
kế phù hợp với tình trạng ngập úng và gia tăng nhiệt độ trong tương lai.
Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường,
phát thải khí nhà kính với hàm lượng thấp, ưu tiên phát triển ngành năng
lượng sạch.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
4. Phát triển cơ sở hạ tầng
- Trong p/t cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải, cần
đưa ra được các chỉ số của công trình (như mức đầu tư, thiết
kế, vật liệu xây dựng…); cốt nền xây dựng có tính khả năng
thích ứng với tình trạng ngập gia tăng trong tương lai, nhất
là các tuyến huyết mạch của tỉnh, vùng...
- Xây dựng các mô hình nhà ở phù hợp với vùng trũng thấp,
vùng thường xuyên chịu tác động của BĐKH và nước biển
dâng, QH khu dân cư tập trung đến khu vực có địa hình cao.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
5. Quy hoạch tài nguyên và môi trường
Khi quy hoạch TN&MT cần chú ý đến việc lồng ghép các vấn đề như
Đánh giá tác động của nước biển dâng đến cơ cấu SDĐ
và định hướng QH SDĐ bền vững
Bố trí tối ưu nhu cầu SDĐ cho các dự án, công trình có
trong QH tổng thể phát triển KT-XH và QH ngành, lĩnh
vực; điều chỉnh các quy hoạch đã có tính đến tác động
của BĐKH
Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi
cơ cấu cây trồng thích ứng với BĐKH
Ưu tiên quy hoạch SDĐ với các công trình thủy lợi nhằm
mở rộng đất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ,
chuyển đổi cơ cấu cây con để nâng cao hiệu quả SDĐ
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
5. Quy hoạch tài nguyên và môi trường
Khi quy hoạch TN&MT cần chú ý đến việc lồng ghép các vấn đề như
Các chương trình, dự án nghiên cứu trọng điểm, nhất là nghiên cứu các giải
pháp ngăn chặn suy thoái đất, ô nhiễm môi trường, khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển quỹ đất phục vụ di dân, tái định cư cho những cộng
đồng dân cư sống trong khu vực có nguy cơ bị đe dọa bởi nước biển dâng
(sinh sống ngoài đê, khu vực sạt lở đất, khu vực ngập úng).
Quy hoạch sử dụng ổn định diện tích chuyên lúa nhằm đảm bảo an ninh
lương thực của tỉnh Kiên Giang trong điều kiện của biến đổi khí hậu.
Quy hoạch về xây dựng hạ tầng dân cư, đô thị thích ứng với biến đổi khí
hậu;
Các chương trình bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học thích nghi với biến đổi
khí hậu;
Các chương trình về bảo vệ môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
6. Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đào tạo nguồn nhân lực ngành VH, TT & DL phục vụ cho công tác ứng
phó với BĐKH cho ngành tại các địa phương trong tỉnh,
Thực hiện các chính sách xã hội: - cần bổ sung một số giải pháp xã hội
hóa công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH, thành lập các quỹ bảo hiểm thiên tai, - xây dựng chính sách hỗ trợ sinh
kế cho người dân đang sống phụ thuộc vào tự nhiên, đặc biệt là đồng
bào dân tộc Khmer và các hộ dân đang sinh sống dựa vào khai thác
nguồn lợi từ rừng ngập mặn thuộc các huyện Kiên Lương, Hà Tiên,
Cần thực hiện lồng ghép việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng về BĐKH trên các phương tiện thông tin đại chúng đến cộng đồng
ân cư trên địa bàn tỉnh, trong chiến lược phát triển của ngành. Triển lãm,
liên hoan tuyên truyền lưu động, biểu diễn nghệ thuật… để nâng cao
nhận thức về BĐKH.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
7. Lĩnh vực Y tế và Giáo dục
Ngành giáo dục: lồng ghép, đưa vào chương trình học, sách giáo
khoa về BĐKH, những giải pháp phòng ngừa và ứng phó, hành
động của mỗi người dân.
Ngành y tế: chuẩn bị thuốc men, dụng cụ y khoa, đào tạo các bác sỹ
có tay nghề cao trong việc chữa trị và phòng ngừa những tác động
của BĐKH khi xảy ra,
Thiết lập chuẩn y tế về vệ sinh môi trường cho các khu vực đông
dân cư (thị trấn, thị xã, thành phố), xây dựng các chuẩn y tế về bảo
vệ sức khỏe cho người dân,
Kiểm dịch chặt chẽ các bệnh dịch có thể phát sinh giữa các tỉnh, các
vùng do BĐKH gây ra,
Tăng cường các giải pháp khoa học công nghệ, trang thiết bị, hệ
thống kiểm soát bệnh tật phát sinh, phát triển lây lan.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
8. Lĩnh vực thông tin truyền thông
Hoàn chỉnh hệ thống trang web của Ban chỉ đạo Chương trình hành
động và kết nối với trang web của Ban chỉ đạo Chương trình hành
động quốc gia;
Xây dựng mạng lưới giám sát nhằm đảm bảo việc cảnh báo sớm để
chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của BĐKH;
Nâng cấp điều kiện thông tin liên lạc cho Ban phòng chống lụt bão
của Tỉnh. Xây dựng phương án phòng chống bão, lũ, cứu hộ cứu nạn
đảm bảo an toàn cho nhân dân, thực hiện quản lý tổng hợp dải ven
biển theo cách tiếp cận dựa vào cộng đồng;
Cải tạo hạ tầng kỹ thuật các trạm phát, cơ sở hạ tầng của ngành để
thích ứng với mực nước biển dâng;
Xây dựng cơ chế, phương pháp và nội dung về chia sẻ thông tin
giữa các cơ quan Trung ương và địa phương và về các hoạt động
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu;
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
8. Lĩnh vực thông tin truyền thông (tiếp)
Xây dựng chương trình thông tin chuyên đề phục vụ tuyên truyền
nâng cao nhận thức về BĐKH;
Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vận động các cuộc thi tìm hiểu
về BĐKH cho các cán bộ và học sinh, sinh viên;
Tăng cường hệ thống trao đổi thông tin về BĐKH với Ban chỉ đạo
quốc gia và khu vực về Chương trình ứng phó với BĐKH.
Tổ chức tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tham gia công tác
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chú trọng đội ngũ cán bộ ra
quyết định quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ
ở cơ sở;
Hợp tác trong các lĩnh vực thông tin dự báo, cảnh báo, tìm kiếm,
cứu hộ, cứu nạn, yêu cầu cứu trợ, chỉ đạo, chuẩn bị phòng tránh, ứng
phó, khắc phục hậu quả và tái thiết.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
9. Lĩnh vực khoa học và công nghệ
nâng cấp năng lực dự báo, cảnh báo về thiên tai;
khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới,
vật liệu mới trong lĩnh vực ứng phó với BĐKH;
rà soát bổ sung các tiêu chuẩn, quy trình phù hợp với
đặc thù của từng vùng, địa phương trong tỉnh.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
10. Lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Trong khai thác tài nguyên, cần tính toán trữ lượng, đưa ra dự báo
khả năng sử dụng dài hạn tính đến BĐKH và nước biển dâng.
Lồng ghép yếu tố ứng phó với BĐKH trong thực hiện các chương
trình, dự án bảo vệ môi trường của tỉnh,
Bảo tồn đa dạng sinh học trong đk BĐKH và nước biển dâng,
Trong quản lý, xử lý chất thải rắn (đốt rác và bãi chôn lấp rác) cần có
điều tra, đánh giá, kiểm kê, dự báo phát thải khí nhà kính từ hoạt
động trên phục vụ cho đầu tư và tái sinh năng lượng,
Phát triển và ứng dụng năng lượng tái tạo góp phần giảm thiểu ô
nhiễm và phát thải KNK tại tỉnh Kiên Giang,
Lồng ghép phân tích kinh tế BĐKH vào hoạt động tăng cường năng
lực, các dự án, chương trình phát triển KT-XH tỉnh Kiên Giang.
II. ĐỊNH HƯỚNG LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BĐKH VÀO XÂY DỰNG CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH, KẾ HOẠCH P/T KINH TẾ - XÃ HỘI Ở KIÊN GIANG
11. Lĩnh vực quản lý
Trên cơ sở khung kế hoạch hành động, tỉnh cần đưa ra định hướng và xây
dựng lộ trình cho việc lồng ghép BĐKH trong kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội cho một thời kỳ dài hạn, trung hạn và cụ thể hóa cho từng năm, có
sắp xếp thứ tự ưu tiên để tránh đầu tư dàn trải kém hiệu quả, dựa trên
nguồn lực sẵn có, sự giúp đỡ của Trung ương, các tổ chức quốc tế,
Xây dựng các chỉ số giám sát và Khung giám sát cho kế hoạch hành động
của tỉnh làm cơ sở cho việc theo dõi, giám sát đánh giá trong các kế hoạch
hàng năm, 5 năm, kế hoạch của các ngành và địa phương.
Hỗ trợ và thúc đẩy để sớm hoàn thiện cơ cấu thể chế và chính sách, pháp
luật liên quan đến việc lồng ghép,
Thúc đẩy công tác nghiên cứu và nâng cao nhận thức/kiến thức về ảnh
hưởng của BĐKH để nó được quan tâm đúng trong việc lập kế hoạch phát
triển ở các ngành các cấp.
Tiến hành triển khai chương trình lồng ghép áp dụng cho một địa phương
cụ thể (vùng Tây Sông Hậu), sau đó nhân rộng ra cho các địa phương khác.
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Tài nguyên nước:
- Quy hoạch tổng hợp TNN các vùng
lãnh thổ, các lưu vực sông lớn
- Cải tạo, nâng cấp, tu bổ và xây mới các
công trình thủy lợi, thủy điện, hệ thống
đê sông, đê biển, đảm bảo ứng phó hiệu
quả với lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng,
xâm nhập mặn trong bối cảnh BĐKH
- Sử dụng nguồn nước khoa học, tổng
hợp, đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm
- Nâng cao năng lực quản lý, phát triển
bền vững TNN
- Đầu tư nghiên cứu dự báo dài hạn tài
nguyên nước.
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Nông nghiệp :
- Duy trì bền vững, hợp lý quỹ đất cho nông nghiệp
- Xây dựng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với
BĐKH, nước biển dâng, đặc điểm sinh thái các vùng
- Phát triển, áp dụng công nghệ sinh học quy trình sản xuất tiên
tiến, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại,, thích ứng với BĐKH
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Nông nghiệp :
- Xây dựng và hoàn thiện cơ bản vào năm 2020 hệ thống kiểm soát
,phòng chống dịch bệnh
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, tăng cường hệ thống bảo hiểm,
chia sẻ rủi ro trong nông nghiệp
- Tăng cường hệ thống tưới tiêu, sử dụng có hiệu quả quy hoach nước
tưới cho nông nghiêp
- Bảo tồn và giữ gìn các giống cây trồng địa phương, thành lập ngân
hàng giống
- Khai thác hợp lý dất đai chưa sử dụng cho mục đích nông nghiệp,
nhất là ở vùng núi
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Lâm nghiệp:
- Xây dựng và thực hiện rộng rãi các chính sách huy động sự tham gia
của các thành phần kinh tế,xã hội trong bảo tồn, phát triển bền vững
rừng và các hệ sinh thái tự nhiên
- Xây dựng và triển khai các chương trình bảo vệ, quản lý bền vững
diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ,rừng đặc dụng, rừng sản xuất
hiện có.
- Xây dựng và triển khai các mô hình khu đô thi xanh, khu dân cư xanh
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Lâm nghiệp:
- Tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống đánh giá, dự báo,
giám sát, phòng chống và ứng phó khẩn cấp cháy rừng.
- Thành lập ngân hàng giống cây rừng tự nhiên, bảo vệ các giống
cây quý hiếm.
- Chọn và nhân giống một số loại cây thích hợp với điều kiện tự
nhiên trong BĐKH
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Thủy sản:
- Chuyển đổi cơ cấu canh tác ở một số vùng ngập nước từ thuần lúa
sang luân canh nuôi trồng thủy sản và lúa
- Có kế hoạch phát triển nghề nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ ở Trung
Bộ
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, bến bãi neo đậu tầu thuyền,có tính đến nước
biển dâng và nhiệt độ tăng
- Xây dựng tuyến đê quai phía trong, tạo thành vùng đệm giữa canh tác
nông nghiệp và biển.
- Xây dựng hệ thống phòng tránh bão, nước dâng do bão dọc bờ biển và
các tuyến đảo
- Thiết lập các khu bảo tồn tự nhiên, đặc biệt là các vùng và rạn san hô
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Năng lượng và giao thông vận tải:
- Bảo đảm quản lý nhu cầu năng lượng (DSM) trên cơ sở hiệu suất năng
lượng cao, sử dụng hợp lý và tiết kiệm
- Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải, nâng cao chất lượng đạt tiêu
chuẩn quốc tế, phát triển giao thông công cộng đô thị, kiểm soát gia
tăng phương tiện vận tải cá nhân, đến năm 2020, cơ bản đáp ứng nhu
cầu vận tải xã hội và đến 2050, hoàn thành hiện đại hóa mạng lưới giao
thông vận tải trong nước và hành lang giao thông đối ngoại
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Năng lượng và giao thông vận tải:
- Nâng cấp và cải tạo các công trình giao thông ở những vùng thường
xuyên bị đe dọa bởi lũ lụt,nước biển dâng
- Sử dụng nhiên liệu ít phát thải KNK, đẩy mạnh chuyển sang sử dụng
nhiên liệu khí tự nhiên nén,khí hóa lỏng cho xe buýt, taxi, đảm bảo đạt
tỷ lệ số xe 20% vào năm 2020 và 80% vào năm 2050.
- Xây dựng và áp dụng chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện
giao thông tiết kiệm năng lượng, loại dần các phương tiện tiêu tốn nhiên
liệu
.- Xây dựng chiến lược thích ứng với diễn biến thất thường của thời tiết
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Y tế và sức khỏe:
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó hiệu quả
với BĐKH
- Cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị,
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành y tế, tăng cường phòng chống
các bệnh dịch mới nổi, đảm bảo đến năm 2020, mọi người dân được
tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, năm 2030, được chăm
sóc sức khỏe đầy đủ.
III. Chiến lược quốc gia về BĐKH
Các Chính sách thích ứng với BĐKH:
Y tế và sức khỏe:
- Xây dựng và triển khai hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng
trong bối cảnhBĐKH,đảm bảo quyền lợi của các nhóm xã hội dễ bị
tổn thương: phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu
số.
- Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm soát và giám sát y tế ở
các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Đề phòng sự lây nhiễm từ bên
ngoài.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Những vấn đề gì cần được lồng ghép trong chương trình phát
triển Nông-Lâm-Ngư nghiệp ở địa phương anh/ chị?
2. Những vấn đề gì cần được lồng ghép trong chương trình bảo
vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững ở địa phương
anh/ chị?
3. Những vấn đề gì cần được lồng ghép đối với mục đích an sinh
xã hội ở địa phương anh/ chị?
4. Vai trò của giáo dục ở các trường phổ thông tại địa phương
đối với BĐKH và lồng ghép BĐKH vào giáo dục cho học sinh?