BÀI TIỂU LUẬN: CÁCH TRƯNG BÀY BỐ TRÍ SẢN PHẨM TẠI SIÊU THỊ BÀI GỒM 3 CHƯƠNG: -Chương 1: Cơ sở lý luận về.

Download Report

Transcript BÀI TIỂU LUẬN: CÁCH TRƯNG BÀY BỐ TRÍ SẢN PHẨM TẠI SIÊU THỊ BÀI GỒM 3 CHƯƠNG: -Chương 1: Cơ sở lý luận về.

BÀI TIỂU LUẬN:
CÁCH TRƯNG BÀY BỐ TRÍ SẢN PHẨM
TẠI SIÊU THỊ
BÀI GỒM 3 CHƯƠNG:
-Chương 1: Cơ sở lý luận về bố cục cửa hàng, trưng bày
hàng hoá và hành vi người mua sắm.
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn về bố cục siêu thị và trưng
bày hàng hóa.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện bố cục và trưng bày
hàng hóa cho hệ thống siêu thị nội địa.
CHƯƠNG 1:
Cơ sở lý luận về bố cục cửa hàng, trưng bày hàng hoá và hành vi
khách hàng mua sắm
• 1.1 Các đặc trưng quan trọng của siêu thị
• Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ trong hệ thống
phân phối
• Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service
hay libre-service
• Phương thức thanh toán thuận tiện
• Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường
ngày
• Sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hoá
1.2. vai trò của yếu tố bố cục và trưng bày siêu thị
trong các chiến lược của siêu thị
• Trong số các yếu tố chiến lược của siêu thị, chiến lược
thiết kế bố cục và cách trưng bày sản phẩm đóng một
vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong thời điểm hiện
nay, khi mà người tiêu dùng ngày càng trở nên khó bị
tác động hơn.
• Thứ nhất, đây là yếu tố quan trọng vì nó quyết định bộ
mặt và cách mà siêu thị «giao tiếp» với khách hàng.
• Thứ hai, xuất phát từ hai đặc trưng chủ yếu của siêu thị,
việc bố cục và trưng bày tốt tại một siêu thị ngoài vai trò
thu hút các khách hàng hiện tại mà còn có thể thu hút
thêm những khách hàng từ các kênh phân phối khác
sang kênh phân phối tại siêu thị.
Bố cục siêu thị
•
•
•
•
•
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Mục đích
Việc bố cục siêu thị theo một trật tự nhất định có hai mục đích tương đối trái
ngược nhau:
Một là tập trung vào việc kéo dài thời gian mua sắm của khách hàng, từ đó,
tăng thời gian khách hàng "tiếp xúc" với các sản phẩm và làm tăng khả
năng khách hàng mua hàng bốc đồng (hoặc được gợi nhớ nhu cầu). Mục
tiêu này được các siêu thị có lượng khách hàng thích cảm giác đi mua sắm
sử dụng khá thường xuyên.
Hai là tập trung vào việc bố trí những loại hàng hóa một cách tiện lợi nhất
cho khách hàng trong việc tìm kiếm và lấy sản phẩm. Mục tiêu này có thể
làm giảm thời gian mua sắm của khách hàng, tuy nhiên, siêu thị có thể sẽ
phục vụ được nhóm khách hàng không có nhiều thời gian hoặc không thích
việc mua sắm. Một bố cục hợp lý sẽ giúp các chủ siêu thị cân bằng các
mục đích này. Hơn nữa, không gian tại mỗi một siêu thị là có giới hạn. Phải
bày biện, sắp xếp hàng hóa ra sao để có thể có tiết kiệm không gian nhất
nhưng vẫn phải bảo đảm sự thoải mái, thuận tiện cho khách hành là câu
hỏi lớn dành cho các nhà quản trị siêu thị khi quy hoạch không gian. Chính
vì vậy, một kế hoạch bố cục tổng thể siêu thị hợp lý sẽ có thể tối đa hóa
không gian bán hàng, mang lại doanh thu cao nhất cho chủ siêu thị
Quy trình trưng bày
• Phân loại hàng hóa là nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất
hay công dụng của sản phẩm, hoặc có thể hiểu là chia nhóm
các sản phẩm của cửa hàng hay trung tâm mua sắm theo
thói, quen mua sắm của khách hàng
• Phân chia khu vực bao gồm việc đặt những nhóm sản phẩm
giống hoặc có liên hệ lại với nhau theo một cách dễ hiểu và
theo hướng di chuyển trong cửa hàng có logic, giúp khách
hàng dễ dàng tìm được sản phẩm họ muốn mua ở đâu trong
siêu thị
• Sự sắp xếp tổng thể không gian siêu thị. Là nhà quản lý siêu
thị phải thoả mãn nhiều yếu tố trong cùng một không gian
trưng bày: phải giới thiệu được tối đa hàng hoá tại tất cả các
khu vực của cửa hàng, lại phải đảm bảo tầm nhìn từ lối đi
chính đến các bức tường xung quanh
Bố trí kệ hàng theo các khối (Grid
layout )
Sơ đồ bố trí theo luồng di chuyển
tự do (Free flow)
Sơ đồ bố trí theo cách bố trí
racetrack
1.3 Trưng bày hàng hóa
1.3.1 Khái niệm
1.3.2 Mục đích:
trưng bày hàng hóa có thể giúp siêu thị đạt
được những mục đích sau: Thu hút sự chú ý.
Tạo ra sự quan tâm. Kích thích sự ham muốn
Thúc đẩy quyết định mua hàng bằng các giác
quan
1.3.3 Hình thức trưng bày có thể tập trung vào 4
kiểu phổ biến sau: Selection display, Point – ofpurchase display, Barry Berman & joel R.Evans
và Audiovisual
Thực trạng việc bố cục – trưng bày hàng hóa tại hai siêu
thị Co.op Mart và Big C tại TP HÀ NỘI
• có thể đánh giá, nét nổi bật của hệ thống
siêu thị Co.op là ngành hàng thực phẩm
tươi sống, chế biến sẵn phục vụ cho bữa
ăn hàng ngày của người nội trợ, phụ hợp
với định vị “sự thuận tiện”. Còn hệ thống
siêu thị BigC hiện tại đang chưa có phân
khúc nhóm ngành hàng chính ngoài việc
khá tập trung và ngành hàng thời trang.
Chiến lược kinh doanh của hệ
thống Co.opMart
• Co.op Mart định vị mình là “Bạn của mọi
nhà” dựa trên các ưu thế là địa điểm thuận
tiện, thái độ phục vu ân cần, hàng hóa
chất lượng, giá cả phải chăng. Với định vị
này thị trường khách hàng mục tiêu chủ
yếu của Co.op Mart là những người có thu
nhập trung bình, thích mua sắm gần nhà,
đánh giá cao sự thân thiện chu đáo, độ
tuổi 35 trở lên.
Sự sắp xếp tổng thể không gian
CO.OP
• Đã lựa chọn cách bố cục theo các khối (grid layout). Việc bố
trí, sắp xếp các line (quầy, kệ) hàng như sau: chiều cao các
line bình thường khoảng 1.6m, chiều cao line sát tường là
1.8m, line khuyến mãi là 1.2m , một line có 5 tầng, chiều dài
1 line khoảng 6m, khoảng cách giữa các line từ 0.9 - 1.2m.
Lối đi này khá hẹp chỉ đủ cho hai khách hàng đi qua, vào giờ
cao điểm rất khó để di chuyển. Hơn nữa, siêu thị không kiểm
soát được luồng di chuyển của khách hàng nên càng tạo ra
sự lộn xộn. Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng về cách di
chuyển của khách hàng tại Co.opMart cũng chỉ ra kểt quả
trên, rằng cách di chuyển của họ hỗn hợp giữa việc đi dọc
đầu các kệ hàng (45,2%) và đi dạo vòng qua các kệ hàng
(54,8%). Do nhược điểm của cách bố cục này khiến khách
hàng bỏ qua sản phẩm ở hai bên tường nên Co.op thường
lựa chọn đặt khu may mặc hoặc thực phẩm tươi sống dọc
theo tường.
• Đây là những sản phẩm khách hàng thường có dự định mua
từ trước nên sẽ tìm tới.
Phân bố vị trí trưng bày of CO.OP
• Không gian trưng bày tại CO.OP được chia làm
hai phần. Vị trí cơ bản chiếm 80% không gian,
đây là khu vưc trưng bày theo quyết định của
siêu thị. Vị trí cho thuê chiếm 20% không gian
được chủ thương hiệu quyết định cách thức
trưng bày Do có sự khác nhau về diện tích nên
cách trưng bày của CO.OP MART đa dạng, linh
hoạt thay đồi theo từng địa điểm nhưng vẫn
theo một định hướng nhất định để hướng tới
định vị “tiện lợi” và phù hợp với phân khúc.
Cách trưng bày một số ngành hàng
• Khu vực hàng khuyến mãi
Ngành thực phẩm tươi sống
Hóa mỹ phẩm
• Dầu gội trưng bày khá lộn xộn Hóa phẩm
trưng bày không bắt mắt
Thực trạng bố cục – trưng bày
hàng hóa tại siêu thị BigC
• Chiến lược kinh doanh tại Big C
• Hiện tại chiến lược rất rõ ràng với khách hàng
mục tiêu là: Đông đảo người dân sống quanh
khu vực siêu thị với nhu cầu mua sắm về những
hàng hoá hàng ngày với giá trung bình, thấp.
Với định vị là “Gía rẻ cho mọi nhà”.
• Với chiến lược đó siêu thị luôn có một số lượng
hàng hóa lớn, phong phú dồi dào, giá rẻ phục vụ
cho nhu cầu hàng ngày của người dân quanh
khu vực siêu thị.
Sự sắp xếp tổng thể không gian tại
siêu thị BigC
• Các kệ hàng cao bình thường cao khoảng 1,8m
đến 2m, kệ hàng khuyến mãi cao 1.2 m, khoảng
cách giữa các kệ khoảng 2m, chiều dài kệ hàng
khoảng 6-7m.
• Để khắc phục nhược điểm của cách bố cục theo
khối này, Big C đã sắp xếp dọc theo bờ tường là
nhóm các sản phẩm sữa, khăn mặt. Đây là
những nhóm hàng có dự định mua từ trước nên
khách hàng sẽ phải đi dọc hết các kệ mới tới
được sản phẩm cần mua. Do đó, sẽ kéo dài thời
gian mua sắm của khách hàng hơn.
Phân bố vị trí trưng bày tại siêu thị
BigC
•
siêu thị BigC Hoàng Văn Thụ sắp xếp các nhóm ngành trên vào các khu
vực như ở dưới đây:
Cách trưng bày một số ngành hàng
•
Khu vực trưng bày đặc biệt của BigC Tô Hiến Thành nhân dịp quốc tế thiếu
nhi
*Ngành hàng thế mạnh của BigC:
quần áo
• Với thế mạnh là quần áo, hệ thống BigC luôn dành một
khoảng không gian lớn cho việc trưng bày các sản phẩm
quần áo. Việc bố trí các kệ hàng tại khu vực này cũng
khác so với các khu vực khác. Các kệ hàng được bố trí
theo cách tạo nên luồn di chuyển tự do cho khách hàng.
Mục đích của việc này là tạo cho khách hàng cảm giá
như đang đi dạo trong các shop bình thường.
• Đặc biệt, đối với khu vực này, những hàng hóa khuyến
mãi, giảm giá luôn được BigC trưng bày khá nhiều và
lộn xộn trong một số khu vực. Đây không hẳn là điểm
hạn chế của BigC, vì sự sắp xếp này kích thích khách
hàng tìm kiếm những mặt hàng rẻ, đẹp, được khuyến
mãi như khi họ đi mua sắm trong các dịp khuyến mãi tại
các cửa hàng thời trang khác
Đánh gía chung về cách bố cục – trưng bày tại hai hệ
thống siêu thị và những tác động đến khách hàng
• Giữa BigC và Co.opMart có những khác biệt tương đối
lớn, và đã gây nên những ảnh hưởng khác nhau lên
khách hàng mua sắm. Nhìn chung cách bố cục – trưng
bày của Big C tạo ra sự đồng nhất, tương đối gọn
gàng,ncó mỹ quan hơn so với Co.opMart. Về thói quen
di chuyển của khách hàng Theo khảo sát tại hai siêu thị,
tỷ lệ khách hàng có thói quen đi dạo quanh các kệ hàng
khác - ngoài những kệ hàng có sản phẩm mà họ dự định
mua - tại siêu thị BigC cao hơn so với siêu thị
Co.opMart. Đồng thời, tỷ lệ khách hàng có cách di
chuyển là di vòng quanh các kệ (Trường hợp thứ 2, Sơ
đồ 2.1) của BigC là cũng cao hơn Co.opMart
Lý do
• Thứ nhất, cách bố cục và trưng bày các sản phẩm tại
Co.opMart chưa thu hút được khách hàng tham quan. Vị
trí của những sản phẩm này thường cố định và cách
trưng bày không được đổi mới liên tục khiến những
khách hàng đã thường xuyên đi siêu thị trở nên mua
theo thói quen.
• Thứ hai, diện tích siêu thị nói chung và phần diện tích
dành cho lối đi nói riêng không đảm bảo cho khách hàng
có cảm giác thoải mái để đi tham quan các mặt hàng.
Vào thời gian cao điểm, lượng khách hàng tại
Co.opMartlớn khiến cho họ không có ý định đi dạo xung
quanh các kệ hàng nữa.
Giải pháp trưng bày hàng hóa
• Cách bố cục – trưng bày hàng hóa tại cửa hàng ảnh hưởng mạnh
tới hàng vi mua sắm của khách hàng.Vì vậy, một siêu thị biết cách
sắp xếp, bày biện hàng hóa hợp lý, có mỹ thuật không những có thể
tăng nhu cầu mua sắm cho khách hàng mà còn tạo cho họ cảm
giác thoải mái, vui vẻ sau mỗi lần mua sắm – yếu tố quan trọng tác
động tới lòng trung thành của khách hàng mua sắm với siêu thị.
Việc phát triển siêu thị nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng và xu hướng phát triển kinh tế xã
hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố.
• Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của siêu thị là góp phần
thúc đẩy việc luân chuyển hàng hóa; từ đó, tạo môi trường thuận
lợi để kích thích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
sản xuất.
• Phát triển hệ thống siêu thị nội để chuẩn bị đối đầu một cách hiệu
quả nhất với các siêu thị nước ngoài với nhiều ưu thế đang chuẩn
bị gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
KẾT LUẬN
• Với việc nghiên cứu các sơ sở lý luận về việc bố cục và
trưng bày hàng hóa, cùng với những lý luận về một số
vấn đề có liên quan, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp
được một số khái niệm và công cụ chính có liên quan
đến vấn đề nói trên. Đồng thời, nhóm cũng chỉ ra được
tầm quan trọng của việc áp dụng các công cụ trên trong
việc hoạch định kế hoạch kinh doanh và phát triển của
siêu thị. Sự cần thiết đó là một vấn đề mới mà hệ thống
siêu thị hiện nay cần quan tâm trong chiến lược kinh
doanh của mình.
• Một siêu thị biết cách sắp xếp, bày biện hàng hóa hợp
lý, có mỹ thuật không những có thể tăng nhu cầu mua
sắm cho khách hàng mà còn tạo cho họ cảm giác thoải
mái, vui vẻ sau mỗi lần mua sắm – yếu tố quan trọng tác
động tới lòng trung thành của khách hàng mua sắm với
siêu thị.