Isotretinoin điều trị lành mụn hay gây trầm cảm_BsBichLien

Download Report

Transcript Isotretinoin điều trị lành mụn hay gây trầm cảm_BsBichLien

Isotretinoin điều trị lành mụn
hay gây trầm cảm?
Alena Borovaya, Thomas Ruzicka
International Journal of Dermatology
2013, 52, pp.1040- 1052
Mở đầu
• Mụn là bệnh da thường gặp, chiếm 85%
BN ở độ tuổi 12-24
• Khoảng 30-50% bệnh nhân mụn tuổi 1220 có vấn đề về tâm lý (psychosomatic)
• Isotretinoin (13-cis-retinoic acid) là thuốc
trị mụn hiệu quả, sử dụng bị giới hạn bởi
tác dụng phụ
• Theo AERS (Adverse Events Reporting System)
isotretinoin là thuốc:
– Xếp hàng thứ 4 → gây trầm cảm
– Xếp hàng thứ 10 → có ý định tự tử
• FDA tiếp nhận báo cáo 394 ca trầm cảm và 37 ca
có ý định tự tử/ tổng số bệnh nhân điều trị mụn
bằng isotretinoin (ITN) từ 1982-2000
• Theo trung tâm sức khỏe Canada (1983-2003)
báo cáo có 56 trường hợp rối loạn tâm thần/222
tác dụng phụ khi bệnh nhân dùng ITN
Tác dụng phụ của
isotretinoin (ITN)
• Tác dụng phụ trên hướng dẫn sử dụng
• Tác dụng tâm- thần kinh chưa được nghiên cứu
nhiều:
- Theo hướng dẫn sử dụng: < 0.1%
- Theo 1 số chuyên gia: > 1%
• Vit A và ITN giống nhau về cấu trúc sinh học →
tác dụng phụ tương tự:
- Triệu chứng cơ bản của ngộ độc vit A bao gồm:
kích thích, dễ nổi giận, giảm tập trung, rối loạn tâm
thần
- 1980 Landy mô tả hội chứng polar hysteria ở
những nhà thám hiểm Bắc cực
Cơ chế bệnh học phân tử được cho là
nguyên nhân gây trầm cảm của isotretinoin
• ITN hòa tan trong mỡ, xuyên qua hàng rào
máu não → hoạt động trên mô não
• ITN có tác động trên cấu trúc hệ viền của
não: hippocamus, vỏ não vùng trán, thể vân
• ITN tác động trên các neuron domaninergic,
serotonergic, noradrenergic → tác động đến
điều chỉnh hành vi và cảm xúc
Nghiên cứu trên thú vật
• Nghiên cứu trên chuột: ITN 1mg/Kg/ngày
→ giảm tăng sinh tế bào thần kinh, ức chế
định hướng trong không gian
Nghiên cứu trên người
• Có 26 bài báo nghiên cứu về isotretinoin và trầm cảm/có
ý định tự tử: 6 bài có liên quan và 17 không liên quan
• Nghiên cứu về tác động của isotretinoin trên việc gây
trầm cảm (2005, 2011, 2012)
• Nghiên cứu gợi ý về phối hợp nguyên nhân giữa điều trị
bằng isotretinoin và trầm cảm (1982, 1984, 2000, 2008)
• Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về việc phối hợp
giữa điều trị isotretinoin và trầm cảm (1987, 1999, 2000,
2002, 2003, 2004, 2005, 2007, 2009, 2010, 2012)
• Meta- analyses về phối hợp nguyên nhân giữa
isotretinoin và trầm cảm (1990, 2006, 2007, 2012)
Tác động của isotretinoin
trên não người
• Có 2 nghiên cứu đánh giá về chức năng
điều hành tập trung, khả năng ghi nhớ:
- 13 BN dùng ITN 1mg/kg; 15 BN dùng kháng
sinh trong 4 tháng
- đánh giá bằng chụp cắt lớp phát xạ và test
psychoanalytic
- có 16% giảm quá trình chuyển hóa ở vỏ não
vùng trán-chẩm trên nhóm dùng ITN
- không có thay đổi về cảm xúc, trầm cảm,
Khảo sát lâm sàng
• 700 bệnh nhân → 1% trầm cảm
• 121 bệnh nhân → 4% trầm cảm
• 94 bệnh nhân → 11% trầm cảm
Phần lớn là báo cáo ca và hàng loạt ca
nhưng khảo sát lâm sàng không phát hiện
được mối liên quan
Một số nghiên cứu mô tả tác động có lợi của
ITN trên chất lượng cuộc sống BN mụn
Nghiên cứu dữ liệu
• Nghiên cứu nhỏ: không dễ phân biệt được
trầm cảm do ITN hay trầm cảm không do
ITN
• Nghiên cứu lớn (> 10,000): không tìm thấy
mối liên quan giữa ITN và trầm cảm
• 1 nghiên cứu thấy nguy cơ tương đối của
trầm cảm trên bệnh nhân dùng ITN gấp 2
lần ở nhóm chứng
Meta-analyses (phân tích tổng hợp)
• 9 nghiên cứu: tỷ lệ trầm cảm trên bệnh
nhân dùng ITN là 1-11%, không tăng đáng
kể so với nhóm dùng kháng sinh
• Sự phối hợp giữa việc dùng ITN và trầm
cảm, có ý định tự tử → xuất hiện trên 1 số
cá nhân nhạy cảm
Ý định tự tử và thử tự tử
• Halvorsen và cộng sự: không phụ thuộc
điều trị, mụn là yếu tố nguy cơ cho ý định
tự tử, đặc biệt ở nam giới
• Sundstrom và cộng sự: sự tăng nguy cơ
tự tử có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi
ngưng ITN
Có phải retinoid gây trầm
cảm phụ thuộc liều?
• Meyskens báo cáo sự xuất hiện trầm cảm
trong 25% bệnh nhân K được điều trị trên
3mg/kg → giảm liều là quan điểm tốt
Kết luận
• Nghiên cứu trên thú vật, trên nuôi cấy tế bào
người, quan sát lâm sàng hoạt động của ITN
→ giả thuyết bệnh sinh học mới
• Tuy nhiên kết quả của nhiều nghiên cứu
không đồng nhất → không cho phép kết luận
cuối cùng về sự liên quan giữa ITN và các rối
loạn tâm thần
• Bệnh nhân mụn khi chưa được điều trị có thể
có nguy cơ trầm cảm, tự tử và những vấn đề
tâm thần khác → cần đánh giá bệnh nhân
trước, trong và sau điều trị
Kết luận
• Có thể dùng ITN điều trị mụn trên bệnh nhân
có tiền sử trầm cảm: phải tham vấn với bác
sĩ chuyên khoa tâm thần, dùng liều < 0.5
mg/Kg
• Phải làm gì nếu dấu hiệu trầm cảm xuất hiện
khi điều trị bằng ITN: tham vấn bác sĩ chuyên
khoa tâm thần, giảm liều < 0.5mg/Kg
• Cần có những nghiên cứu với mức độ bằng
chứng cao để đánh giá thêm mối liên quan
Câu hỏi cơ bản đánh giá sự hiện
diện của trầm cảm
• Bạn có khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc?
• Gần đây bạn có thay đổi thói quen hoặc lối
sống?
• Bạn có cảm giác ăn không ngon từ khi bắt đầu
điều trị bằng isotretinoin?
• Gần đây bạn có thất vọng hay buồn phiền
không?
• Gần đây bạn có suy nghĩ về cái chết không?
Nếu có, bạn có kế hoạch hoặc cố gắng thử tự tử
chưa? Nếu có, gần đây bạn có kế hoạch lập lại
nó không?