Văn hoá Ấn Độ

Download Report

Transcript Văn hoá Ấn Độ

Tượng
phật Thích
ca mâu ni
Từ cổ xưa đã được mạnh danh là đất nước của tâm linh
Đền thờ
tajmahal
Một trong
7 kỳ quan
của thế
giới
Với những công trình kiến trúc pha trộn phong cách đông-tây
Một trong những nước sản sinh ra nhiều hoa hậu thế giới
Một đất nước đang bùng nổ cả về dân số và kinh tế
(Một trong những nước có khoảng cách chênh lệch giàu
nghèo lớn nhất thế giới).
ẤN ĐỘ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ:
“VĂN HÓA ẤN ĐỘ - NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
ĐỂ KINH DOANH THÀNH CÔNG”
GIẢNG VIÊN: ĐINH THỊ THU ANH
THỰC HIỆN: NHÓM 6
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ
1. Tên gọi đầy đủ:
2. Quốc kỳ:
CỘNG HÒA ẤN ĐỘ
Quốc kỳ Ấn Độ có ba màu xen kẽ nhau theo chiều ngang, chia
thành ba phần bằng nhau: trên cùng là màu vàng nghệ sẫm, ở
giữa là màu trắng và dưới cùng là màu xanh lá cây sẫm. Màu
vàng biểu thị tinh thần hy sinh; màu trắng tượng trưng cho sự
tinh khiết; và màu xanh, cho sự phì nhiêu màu mỡ. Ở giữa dải
màu trắng là hình bánh xe màu xanh nước biển có 24 căm xe,
biểu thị sự tiến bộ.
3. Quốc huy:
Quốc huy vẽ hình ba con sư tử và phần trang trí trên trụ đá, tức là
bánh xe Phật pháp (Dharma) hay Pháp luân ở giữa, hai bên có hình
ngựa và trâu. Phần đế có hàng chữ văn tự Devnagari khắc bên dưới
trụ đá: “Satyameva Jayate” – “Duy nhất chân lý chiến thắng”.
4. Quốc ca:
“Jana Gana Mana ”
5. Khẩu hiệu quốc gia:
“ Sự thật tự nó thắng”
6. Đặc điểm địa lý:
Vị trí: Nằm tại Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Butan; Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét; Tây Bắc giáp Pa-kixtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là Ấn Độ Dương bao
bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516
km bờ biển.
Vĩ độ: 8.4° - 37.6° Bắc
Kinh độ: 68.7° - 97.25° Đông
Khí hậu: nhiệt đới gió mùa
Diện tích : 3,287,263 km2
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VÀ MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ẤN ĐỘ
7. Dân số:
Tổng số dân: 1,2 tỷ người (ước năm 2010);
Tốc độ tăng dân số hiện nay: 1,2% một năm
Tuổi thọ trung bình: nam: 62,3 tuổi, nữ: 65,3 tuổi
8. Các thành phố lớn:
Gần 40% số dân của Ấn Độ sống ở các trung tâm đô thị;
bốn trung tâm lớn nhất là Delhi (12 triệu), Mumbai (16 triệu),
Kolkata (13,2 triệu) và Chennai (6,4 triệu). Các thành phố khác,
như Pune, Hyderabad, Bangalore, v.v., đang nhanh chóng phát
triển thành các trung tâm thương mại và công nghiệp lớn.
9. Cơ cấu nhà nước:
Liên bang gồm 29 bang và 6 vùng lãnh thổ; chính phủ trung
ương đặt tại New Delhi.
10. Hệ thống chính trị:
Dân chủ nghị viện đa đảng, dựa trên chế độ phổ thông đầu
phiếu của những người trưởng thành
11. Nguyên thủ quốc gia:
Tổng thống Pratibha Patil
Lãnh đạo chính phủ: Thủ tướng Manmohan Singh
12. Con vật biểu tượng quốc gia:
Sự kết hợp vẻ duyên dáng, sức
mạnh, độ nhanh nhẹn và
quyền uy lớn lao mang lại cho
hổ vị trí cao quý là con vật
biểu tượng quốc gia của Ấn
Độ.
13. Quốc hoa:
Đó là loài hoa thiêng liêng,
chiếm vị trí độc đáo trong
nghệ thuật và thần thoại của
Ấn Độ cổ đại, và là biểu
tượng tốt lành của văn hóa
Ấn Độ từ ngàn xưa.
PHẦN II
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
1. Ấn Độ - Một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
- GDP danh nghĩa: 1.237 tỷ USD (ước tính năm 2006)
3.680 tỷ USD (ước tính năm 2006)
- DP theo PPP:
trong đó: nông nghiệp (19,9%), công nghiệp (19,3%), dịch vụ
(60,7%)
- GDP/đầu người:
3.200 USD/năm (tính theo sức mua tương đương);
820USD/người/năm (theo danh nghĩa)
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP:
9% (2005/2006)
Hoạt động kinh doanh quốc tế
Xuất khẩu:
112 tỷ USD (ước 2006)
- Các mặt hàng xuất khẩu chính: Dệt, đá quý, đồ trang sức, máy
móc, hóa chất, đồ da…
- Các đối tác chính: Mỹ 18%; Trung Quốc 8,9%; UAE 8,4%;
Anh 4,7%; Hong Kong 4,2% (2005)
Nhập khẩu: 187,9 tỷ USD (ước 2006)
- Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu thô, máy móc, đá quý,
phân bón, hóa chất
- Các đối tác chính: Trung Quốc 7,2%; Mỹ 6,4%; Bỉ 5,1%;
Singapore 4,7%; Áo 4,2%; Đức 4,2%; Anh 4,1% (2005)
2. Ấn Độ - Nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 thế giới
Tăng trưởng GDP của Ấn Độ cao thứ 2 thế giới sau Trung
Quốc - trung bình 8,5% trong 5 năm qua. Kinh tế Ấn Độ tăng
trưởng 6,7% trong khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Ấn
Độ ngày càng khẳng định vai trò của mình như một cường quốc
nổi lên tại châu lục và trên thế giới.
Vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng
trưởng kinh tế của Ấn Độ sẽ quay lại mức 9-10% trong năm 20122013 và trong năm 2010-2011 sẽ tăng trưởng ở mức 8%.
(theo Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế - OECD).
Ấn Độ là thành viên của Nhóm BRIC (4 nền kinh tế mới
nổi Brazil - Nga - Ấn Độ và Trung Quốc) đóng vai trò những quốc
gia đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới hồi phục
Năm 1999, Goldman Sachs đã dự báo rằng GDP của Ấn
Độ theo giá thực tế sẽ vượt qua Pháp và Italia vào năm 2020,
vượt Đức, Anh quốc vào năm 2025, và vượt qua Nhật Bản vào
năm 2035. Đến năm 2035, Ấn Độ được cho rằng sẽ là nền
kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Goldman Sachs đã đưa ra những dự báo này căn cứ trên tốc
độ tăng trưởng dự tính của Ấn Độ là từ 5,3%-6,1% trong
những thời kỳ khác nhau, còn hiện nay Ấn Độ đang đạt mức
tăng trưởng hơn 9% mỗi năm.
3. Ấn Độ - thị trường rộng lớn và đa dạng
Ấn Độ là nước đông dân thứ hai trên thế giới với ước tính
khoảng 1,19 tỷ người (năm 2006), chia làm 3 nhóm:
Nhóm 1: gồm những người có trình độ học vấn cao, nghề
nghiệp ổn định, thu nhập khá. Nhóm này chiếm khoảng 14% dân
số Ấn Độ.
Nhóm 2: gồm những người làm nghề lái xe, giúp việc, đầu
bếp, trông trẻ, nông dân và những ai làm thuê cho Nhóm 1. Nhóm
này chiếm khoảng 55% dân số Ấn Độ, tức là khoảng 550 triệu
người.
Nhóm 3: gồm những đối tượng còn lại - sống ở mức nghèo
khó.
Tổng số hộ gia đình hạng trung ở Ấn Độ (có thu nhập từ
1.400 đến 21.400 USD/năm) là 56 triệu hộ và đang tiếp tục tăng
mạnh mẽ. (Số liệu nghiên cứu của Mc.donald)
4. Cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Ấn Độ
Từ khi giành độc lập đến những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn
Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng
nội.
Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách, áp dụng mô hình
kinh tế mới mở cửa, dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát
triển công nghệ thông tin (IT), coi đây là đầu tàu cho toàn bộ nền
kinh tế.
Hiện nay, đây là nước có chính sách về đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) minh bạch và tự do nhất trong sô những nền kinh tế lớn
trên thế giới. 100% vốn FDI được cấp phép theo chương trình
Automatic Route (cấp phép tự động), ở tất cả các lĩnh vực hoạt
động, trừ một số ít khu vực cần phải có sự phê duyệt của Chính phủ
trước khi đầu tư.
Chính phủ Ấn Độ dành ưu tiên lớn cho việc phát triển cơ sở
hạ tầng như đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay, năng
lượng và viễn thông, v.v. Hiện nay Chính phủ đang tích cực tìm kiếm
nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để phát triển cơ
sở hạ tầng.
Các dự án thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng được hưởng ưu đãi
thuế hoặc miễn thuế đặc biệt.
Ấn Độ cũng đã tự do hóa và đơn giản hóa cách quản lý thị
trường ngoại hối. Đồng rupee có thể được tự do chuyển đổi với bất
cứ tài khoản tiền gửi thanh toán nào.
Chính phủ các bang và vùng lãnh thổ thuộc Liên bang của
Ấn Độ cũng cố gắng thu hút các nhà đầu tư đến địa phương mình
bằng cách miễn giảm thuế và các hình thức miễn giảm khác.
Ban Thư kí Hỗ trợ Công nghiệp (SIA) thuộc Ban Xúc tiến và
Chính sách Công nghiệp của Chính phủ Ấn Độ thực hiện cơ chế một
cửa để trợ giúp doanh nghiệp, tạo điều kiện cho đầu tư, giám sát
thực hiện dự án.
5. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Ấn Độ
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội.
Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li.
Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ.
Quan hệ chính trị phát triển tốt đẹp và hai nước đã trao đổi
nhiều đoàn cấp cao.
Thương mại giữa hai nước tăng khá nhanh, từ 72 triệu USD
(1995), lên trên 1 tỷ USD (2006), gần 2,5 tỷ USD (2009) và dự kiến
đạt 3 tỷ USD (2010).
6. Xâm nhập thị trường Ấn Độ
Một công ty nước ngoài muốn kinh doanh ở Ấn Độ có thể
có những lựa chọn sau.
a. Hoạt động như một công ty Ấn Độ:
Công ty nước ngoài có thể bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ
bằng cách liên kết với một công ty khác theo Đạo luật năm 1956,
qua hình thức:
- Liên doanh
- Công ty con 100% vốn nước ngoài
Phần vốn nước ngoài tại các công ty Ấn Độ như vậy có thể
lên đến 100% tùy thuộc vào yêu của nhà đầu tư cũng như phụ
thuộc vào mức trần về góp vốn theo từng lĩnh vực hoạt động theo
chính sách Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI).
b. Hoạt động như một công ty nước ngoài:
Công ty nước ngoài có thể hoạt động tại Ấn Độ thông qua:
- Văn phòng liên lạc/ Văn phòng đại diện.
- Văn phòng dự án.
- Văn phòng chi nhánh.
Loại văn phòng trên có thể thực hiện những hoạt động đã
được cấp phép. Công ty phải đăng ký với Cơ quan Đăng kiểm
Công ty (ROC) trong vòng 30 ngày để có địa điểm kinh doanh tại
Ấn Độ.
PHẦN III
MÔI TRƯỜNG VHXH
Ấn Độ là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế
giới. Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc trưng duy
nhất, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của
mình trong suốt thời kỳ lịch sử trong khi vẫn hấp thu các
phong tục, truyền thống và tư tưởng từ phía cả những kẻ xâm
lược và những người dân nhập cư.
2. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA
2.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ chính: Tiếng Anh (Sử dụng trong chính trị, thương
mại) và tiếng Hindi (Là tiếng mẹ đẻ của phần đông người dân).
Ngoài ra còn có 21 ngôn ngữ khác được sử dụng trên lãnh thổ Ấn
độ.
2.2. Tôn giáo:
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật
giáo, đạo Jaina và đạo Sikh.
Đạo Bàlamôn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế
kỉ 15 TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về
đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất
bình đẳng đó.
Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ 1 TCN do thái
tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi
xướng. Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều), vô
ngã, duyên khởi.
Đạo Jaina cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ 6 TCN. Cùng thời
với Phật giáo. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan
và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.
Đạo Sikh xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ 15. Giáo lý của
đạo Sikh là sự dung hòa và kết hợp giáo lí của Ấn Độ giáo và giáo
lí của Hồi giáo.
2.3. Giá trị, thái độ
Người Ấn Độ có một triết lý:“ Sự thật tự nó thắng”
Đặc trưng cơ bản trong tính cách của người Ấn Độ - đó là
tinh thần hòa hiếu, khoan dung. Chính những nét tính cách này sẽ
có những ảnh hưởng rất sâu đậm trong thái độ ứng xử của người Ấn
trong đường lối quân sự, ngoại giao với các quốc gia bên ngoài.
Trong nhiều chặng đường lịch sử, Ấn Độ liên tiếp bị những
thế lực bên ngoài tấn công, xâm lấn và hầu như không có khả năng
chống trả. Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh nhằm đồng hóa người
Ấn ấy hầu như đều có tác dụng ngược lại – những kẻ đi đồng hóa
dần trở thành người bị đồng hóa.
Ở Ấn Độ, sự bất bình đẳng được khuyến khích:
Xã hội Ấn Độ đặc biệt có sự phân chia đẳng cấp rất rạch ròi,
bao gồm bốn thành phần:
Brahman là đẳng cấp tăng lữ thống trị, thực hành tôn giáo
Bàlamôn và truyền dạy kinh Veda.
Ksatriya là đẳng cấp vương công, quý tộc, võ sĩ có trách
nhiệm bảo vệ cho chính quyền đứng vững.
Vaisya là thương nhân, nông dân, thợ thủ công có trách
nhiệm lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho xã hội
Sudra là đẳng cấp thấp nhất, là những người nô lệ phải phục
tùng ba đẳng cấp trên vô điều kiện.
Ở Ấn Độ, Tôn giáo và tâm linh được coi trọng hàng đầu:
Từ chế độ phân chia đẳng cấp này cũng cho thấy được tính
cách của người Ấn Độ - coi trọng tôn giáo, coi trọng đời sống tâm
linh chứ không chú trọng đến việc xây dựng lực lượng quân sự cho
chiến tranh.
Ở Ấn Độ, nam giới được coi trọng hơn phụ nữ:
Các cô con gái không phải là điều đáng mong đợi ở Ấn Độ.
Người Ấn Độ coi việc có con gái như một gánh nặng, một khoản
đầu tư không hoàn lại.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở bước ngoặt thiêng liêng nhất
trong cuộc đời một người Ấn Độ: kết hôn. Theo truyền thống, nhà
gái chỉ phải cho chứ không được quyền đòi hỏi nhà trai.
2.4. Con người
Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ
ven bờ sông Ấn là những người Dravidian. Ngày nay những người
Dravidian chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ.
Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người
Aryan tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn.
Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác
như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm nhập
Ấn Độ, do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu,
nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo
nên nền văn minh Ấn Độ.
2.5. Thói quen
- Người Ấn độ thích dùng tay (tay phải) bốc thức ăn.
“Thượng Đế đã ban cho chúng ta một thân thể lành lặn để
sống. Mọi sự lớn lao hay nhỏ nhặt trong cuộc sống là do Thượng
Đế ban cho, hãy giang tay lãnh nhận với lòng biết ơn.”
- Ở Ấn Độ, người dân có thói quen tập Yoga để tăng cường sự
dẻo dai và mở mang trí tuệ.
- Người Ấn độ thích uống trà, ăn ngọt.
- Người Ấn Độ thường ăn sáng rất sớm (trước khi mặt trời mọc).
Bữa sáng của họ hầu như không có thịt.
- Người Ấn Độ có thói quen viết tắt
Thường thì các nhân viên văn phòng trên toàn thế giới chỉ
viết tắt tên các tổ chức, cụm từ và chữ cái khi trình bày một văn
bản chính thức, tuy nhiên với người Ấn Độ thì khác, họ sử dụng
chúng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày, từ tên người, tên
địa phương, và thậm chí là cả khi… chửi thề.
- Đàn ông Ấn Độ có thói quen vệ sinh vô tư nơi công cộng
Nhiều người quan niệm, đó là một việc bình thường, là biểu
hiện gần gũi với thiên nhiên. Thậm chí có người còn mê tín cho
rằng, xây WC trong nhà sẽ đem lại điều xui xẻo.
(Theo: http://baodatviet.vn )
2.5. Yếu tố vật chất trong văn hóa Ấn Độ
- Trang phục:
- Lễ hội:
(Trang phục sari truyền thống của phụ nữ Ấn Độ)
- Công trình kiến trúc văn hóa :
(Nhà mồ hindu)
(Cố cung Fatehpur Sikri)
(Đền Sen-New Delhi )
- Cơ sở hạ tầng :
(Một góc Mumbai)
(Đa dạng các phương tiện GT)
- Những vật dụng :
(Gốm sứ, tranh thêu )
(Đèn lồng bên sông Hằng )
- Ẩm thực
(Ẩm thực Ấn Độ là kho tàng đa dạng của gia vị và màu sắc )
PHẦN IV
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ KINH
DOANH THÀNH CÔNG
1. HIỂU RÕ PHONG TỤC TẬP QUÁN
CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ
1.1. Thời gian:
- Việc đúng giờ trong các cuộc hẹn, thường không được duy trì.
Việc hẹn lại lịch là một việc khá phổ biến ở Ấn Độ. Nam giới
thường có trách nhiệm với gia đình. Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch
vào giờ phút cuối. Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá
Ấn Độ.
- Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ.
- Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều,
từ thứ Hai đến thứ Sáu.
- Thời điểm thích hợp để đến thăm Ấn Độ là vào tháng tháng Ba
đến tháng Mười. Vì thời điểm này, thời tiết khá dễ chịu.
1.2. Các chủ đề nói chuyện:
- Khi trò chuyện với người Ấn, có thể bắt đầu câu chuyện bằng
những chủ đề về gia đình, môn crickê, truyền thống Ấn Độ,
chính trị và tôn giáo nếu như bạn có kiến thức về chủ đề đó.
- Nên tránh các chủ đề về cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước
ngoài mà Ấn Độ đã nhận được.
1.3. Giới thiệu bản thân:
- Người Hindu truyền thống không có họ.
- Tên của những người Hồi giáo thường có nguồn gốc từ A-Rập.
Thông thường, tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên
+ "binti" ("daughter of") + tên của cha.
- Trước tên của người Sikh Ấn Độ thường thêm "Singh"đối với nam
giới hay "Kaur" đối với nữ giới.
- Không được giới thiệu bản thân với một phụ nữ đang đi trên
đường một mình.
1.4. Các cách ứng xử phù hợp:
- Ở các thành phố lớn, nam giới và những phụ nữ bị tây phương hoá
có thể đề nghị bắt tay với những nam giới ngoại quốc, và đôi khi với
những phụ nữ ngoại quốc.
- Không nên để ví ở túi sau.
- Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự.
- Không nên huýt sáo nơi công cộng.
- Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là
không được sạch sẽ.
1.5. Cách ăn mặc:
- Thông thường, khi làm việc, nam giới nên mặc comple với
cà vạt. Tuy nhiên, áo vét ngoài không cần thiết trong mùa hè.
- Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được
xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.
- Quần âu và váy là những trang phục của các nữ doanh
nhân. Tuy nhiên, không nên mặc váy để lộ chân.
1.6. Quà tặng:
- Quà nên được mở trước sự chứng kiến của người tặng. Tuy
nhiên, nếu món quà được gói kĩ thì không nên mở ra ngay.
- Màu đen và màu trắng được xem là màu kém may mắn. Do
vậy, nên tránh gói quà bằng những màu này. Màu được xem là may
mắn là màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng.
- Tránh biếu quà được làm từ da thuộc hay hoa đại. Vì loại hoa
này thường được dùng trong tang lễ. Ngoài ra, cũng nên tránh tặng
những vật mang biểu tượng con chó. Vì người Hồi giáo quan niệm
rằng chó là một loài vật không được sạch sẽ.
1.7. Các ngày lễ chính:
26/1 : Ngày Cộng hoà (Quốc khánh) (Republic Day)
2/2 : Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)
22/2 : Năm mới của người Hồi giáo (Islamic New Year)
9/4 : Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)
15/8 : Ngày Độc lập
14-16/11: Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of Ramadan)
25/12 : Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)
1.8. Trong các cuộc gặp gỡ kinh doanh:
- Khi đàm phán, không nên sa vào các vấn đề về luật.
- Lòng mến khách đóng một vai trò quan trọng trong công việc.
Người Ấn Độ thường phục vụ trà và có một cuộc nói chuyện nho
nhỏ trước khi vào công việc.
- Khi được mời, người Ấn thường từ chối trong lần đầu tiên.
Tuy nhiên, sẽ đồng ý trong lần được mời thứ hai hoặc thứ ba.
- Trong suốt quá trình đàm phán, trao đổi với những người bạn
là một phần quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ.
1.9. Ẩm thực:
- Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn,
người Tây Âu dùng dao và thìa thì người Ấn Độ lại dùng tay.
- Đối với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kì quan
trọng để tạo ra món ăn ngon. Loại gia vị tạo hương thơm đặc trưng
và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.
- Người Hồi giáo kiêng khem thịt heo trong khi người Ấn giáo
lại không dùng thịt bò. Do đó, thịt gà, dê, cừu và các loại thuỷ hải
sản là loại thông dụng nhất.
- Cơm là món ăn chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên,
khác với cách nấu của người Việt, người Ấn lấy gạo xào với dầu
hay bơ trước, sau đó mới cho nước vào nấu. Khi cơm gần chín, cho
nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin, quế…
- Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc cưới hỏi, lễ
lạt quan trọng không thể thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món
thịt cừu nướng.
2. HIỂU RÕ VĂN HÓA KINH DOANH
CỦA CÁC CÔNG TY ẤN ĐỘ
Nghiên cứu mới do tạp chí Harvard Business Review công
bố cho thấy những người lãnh đạo công ty, tập đoàn lớn tại Ấn Độ
có cách điều hành công việc rất khác so với các đồng nghiệp phương
Tây:
2.1. Ý thức xã hội
"Một trong những điều quan trọng các nhà lãnh đạo khác trên
thế giới nên học hỏi là ông chủ Ấn có ý thức xã hội cao". Tất cả chủ
doanh nghiệp đều đưa ra những mục tiêu về mặt xã hội cụ thể trong
kế hoạch kinh doanh. Các mục tiêu này bao gồm nâng cao chất
lượng sức khỏe, giúp người dân tiếp cận phương tiện truyền thông
liên lạc... "Có ý thức xã hội cao khiến các công ty Ấn Độ có thể
khuyến khích và lấy được lòng nhân viên của mình, điều nay thực sự
mang lại lợi nhuận".
2.2. Đầu tư vào nhân viên
Giới doanh nghiệp Ấn Độ dành một khoản tiền khổng lồ vào
việc đào tạo và phát triển nhân viên. Nhiều hãng IT lớn dành
khoảng 60 ngày đào tạo nhân viên mới. Các công ty khác cũng dành
hàng tháng trời huấn luyện cho những người mới gia nhập, kể cả
nhân viên dày dạn kinh nghiệm từ nơi khác chuyển sang.
Mặc dù ở Ấn Độ, tỷ lệ luân chuyển chỗ làm khá cao - 30%,
nhưng việc đầu tư này đảm bảo chất lượng của những người tiếp tục
gắn bó lâu dài với công ty. Subramaniam Ramadorai, từng đứng đầu
Công ty Dịch vụ Tư vấn Ấn Độ Tata Consultancy Services giải
thích bí quyết thành công của công ty ông: "Tất cả phụ thuộc vào
nguồn lực con người".
2.3. Công ty Ấn Độ kinh doanh dựa trên thế mạnh
Các công ty Mỹ trước hết vạch ra kế hoạch thu hút khách hàng và
đua nhau tìm kiếm cơ hội. Còn công ty Ấn thì đi theo một chu trình
khác, bắt đầu bằng việc xác định thế mạnh của bản thân, xác định nhu
cầu khách hàng và sau đó cố gắng thỏa mãn những nhu cầu đó.
Trong chu trình kinh doanh, doanh nghiệp Ấn Độ cho phép nhân
viên tự mình tìm tòi các phương án, thử nghiệm và sửa sai khi thất bại
cho đến khi đưa ra một phương án hoàn hảo.
2.4. Lãnh đạo cư xử như một kiểu mẫu
Đối với các ông chủ Ấn, còn nhiều điều khác quan trọng hơn
giá trị của cổ phiếu. Một trong số đó là biến bản thân thành hình
mẫu cho nhân viên noi theo. Khi nhà lãnh đạo cư xử như thể tất cả
nhân viên đang nhìn vào mình, không những họ sẽ làm việc một
cách nghiêm túc hơn, mà còn trở thành tấm gương thực sự cho các
nhân viên bắt chước theo".
NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bài học kinh nghiệm từ Công ty Kellogg - Thuộc
McDonald (Mỹ):
Công ty Kellogg (Mỹ), mặc dù là một “Sói xám” trên thương
trường, đã từng thất bại khi tung ra sản phẩm ngũ cốc Corn Flakes tại
Ấn Độ. Dường như Kellogg đã quên mất thói quen ăn sáng bằng các
món ăn nóng của đại đa số người Ấn Độ. Đổ sữa nóng vào Corn
Flakes thì không ổn vì nó sẽ trở nên dai ngoách, còn đổ sữa lạnh thì
người Ấn Độ lại không màng xơi. McDonald đã quyết định thay đổi
tới 70% thực đơn quen thuộc của mình để chinh phục trái tim các
khách hàng Ấn Độ.
Do nhiều người dân Ấn không sử dụng thịt bò hoặc thịt lợn,
Kellogg gần như từ bỏ loại nguyên liệu thông dụng nhất của mình là
thịt để sáng tạo ra hàng loạt món ăn chay. Hãng cũng chấp nhận
phương thức bán hàng cổ xưa hơn: giao hàng tận nhà bằng xe máy
và xe đạp chứ không chỉ mở quầy tại những trạm mua hàng có xe ôtô
đỗ lại như ở hầu hết các nước
Bài học từ tập đoàn bán lẻ Pantaloon Retail
Ltd. (Ấn Độ):
Người Mỹ và châu Âu có thể thích mua sắm ở các cửa hàng
sạch sẽ và yên tĩnh, nơi hàng hóa được bày biện ngăn nắp. Nhưng khi
ông Biyani thử nghiệm mô hình này tại các siêu thị mang phong cách
phương Tây mà ông mở tại Ấn Độ cách đây 6 năm, rất nhiều khách
hàng đã lướt qua lối đi rộng rãi của siêu thị, chẳng đếm xỉa gì đến các
kệ hàng được bày biện gọn gàng, ngăn nắp và… đi thẳng ra cửa mà
chẳng mua thứ gì.
Ông Biyani nhanh chóng nhận ra rằng ông đã làm sai điều gì
đó. Rõ ràng là người tiêu dùng bình dân không hứng thú với việc
mua hàng ở một nơi sạch sẽ một cách lạnh lẽo như vậy, trong khi đây
lại là đối tượng khách hàng mà ông muốn nhắm đến. Có vẻ như họ
thấy thoải mái hơn khi ở trong các cửa hàng nhỏ, chật hẹp và thường
huyên náo tiếng người mua kẻ bán trò chuỵên, mặc cả.
Hầu hết người Ấn Độ đều có thói quen mua nông sản tươi ở
các sạp hàng ngoài trời hoặc xe bán rong, nơi rau quả được đựng
trong bao tải.
Vì thế, ông Biyani đã cho thiết kế lại các cửa hàng để chúng
trông có vẻ bừa bộn và chật chội hơn. “Ngay cả những củ hành đã có
chấm đen và trông bẩn bẩn trong cửa hàng cũng có nói lên được điều
gì đó. Với những người tiêu dùng Ấn Độ bình dân thì rau quả trông
hơi bẩn một chút mới là sản phẩm tươi được thu hoạch từ trang trại,”
ông nói.
Thêm vào đó, người tiêu dùng Ấn Độ thích được mặc cả khi
mua hàng. Ông Biyani không cho phép chuyện mặc cả trong hệ
thống cửa hàng của mình, nhưng ông lại cho xếp chung cả rau quả
chất lượng tốt lẫn với hàng xấu trong cùng một thùng, để người mua
có cơ hội lựa chọn từng mớ rau hay quả cà chua, và nghĩ rằng việc
chọn được hàng tốt đã là một “thắng lợi”.
KẾT LUẬN
Ấn Độ là nước rộng lớn và đông dân ở Nam Á với 3,3 triệu
km2 và 1,2 tỷ người và đang khẳng định vai trò của mình như một
cường quốc nổi lên tại châu lục và trên thế giới. Là một trong những
thị trường rộng lớn và phát triển nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên đây cũng là thị trường không dễ nắm bắt bởi sự rộng
lớn và đa dạng, nhưng Ấn Độ sẽ đem lại quả ngọt, trái sai cho
những doanh nhân am tường phong tục tập quán và văn hóa kinh
doanh.