Chương 6 Đào tạo và phát triển

Download Report

Transcript Chương 6 Đào tạo và phát triển

Chương 6
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Nội dung
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
II.
Các PP ĐT&PT
III. Tổ chức thực hiện các hoạt động ĐTPT
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
1. Khái niệm
Phát triển NNL (theo nghĩa rộng) là tổng thể các hoạt động
học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời
gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp
của NLĐ
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
1. Khái niệm

Giáo dục: nhằm chuẩn bị cho con người bước vào một
nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp
hơn trong tương lai

Đào tạo: nhằm giúp cho NLĐ có thể thực hiện có hiệu
quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình

Phát triển: các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi
công việc trước mắt của NLĐ, nhằm mở ra cho họ những
cv mới dựa trên cơ sở định hương tương lai của tổ chức
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
2. So sánh giữa đào tạo và phát triển NNL
Đào tạo
Phát triển
1.Tập trung
Cv hiện tại
Cv tương lai
2.Phạm vi
Cá nhân
Cá nhân và tổ
chức
3.Thời gian
Ngắn hạn
Dài hạn
4.Mục đích
Bổ sung kỹ năng
thiếu
Chuẩn bị cho
tương lai
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
3. Mục tiêu ĐT&PT NNL

Nhằm sử dụng tối đa NNL hiện có

Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức

Giúp cho NLĐ hiểu rõ hơn về cv, nắm vững hơn nghề
nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt hơn

Nâng cao khả năng thích ứng của họ với các cv trong
tương lai
I.
Vai trò của ĐT&PT NNL
4. Lý do ĐT&PT NNL

Đáp ứng YCCV của tổ chức

Đáp ứng yêu cầu học tập, phát triển của NLĐ

Hoạt động đầu tư sinh lời đáng kể
Vai trò của ĐT&PT NNL
I.
5. Tác dụng ĐT&PT NNL

Nâng cao NSLĐ, chất lượng và hiệu quả THCV

Giảm bớt sự giám sát

Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức

Duy trì và nâng cao CL của NNL

Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào
DN

Tạo ra được LTCT của DN
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv
 Khái niệm
Là các pp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, người học sẽ học
được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cv thông qua thực tế
thực hiện cv, dưới sự hướng dẫn của những người lành nghề hơn
 Các Phương Pháp

Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cv

Đào tạo theo kiểu học nghề

Kèm cặp và chỉ bảo

Luân chuyển và thuyên chuyển cv
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv (tt)
 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn cv

Đối tượng: dạy các kỹ năng thực hiện cv cho hầu hết các
công nhân sx và 1 số cv quản lý

Quá trình: giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu
của cv và chỉ dẫn tỉ mỉ, theo từng bước về cách quan sát, trao
đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo dưới sự hướng
dẫn và chỉ dẫn chặt chẽ của người dạy
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv (tt)
 Đào tạo theo kiểu học nghề

Đối tượng: công nhân trong những nghề thủ công, dạy cả
nghề hoàn chỉnh

Quá trình: học lý thuyết ở trên lớp, sau đó các học viên được
đưa đến làm việc dưới sự hướng dẫn của công nhân lành
nghề trong 1 vài năm cho tới khi thành thạo tất cả các kỹ năng
của nghề
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv (tt)
 Kèm cặp và chỉ bảo

Đối tượng: cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát

Quá trình: người học có thể học được các kiến thức, kỹ năng
cần thiết cho cv trước mắt và cv cho tương lai thông qua sự
kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn

Có 3 cách để kèm cặp:
 Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
 Kèm cặp bởi 1 cố vấn
 Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv (tt)
 Ưu điểm:
 Học viên có thể nhanh nắm vững kỹ năng cv
 Tiết kiệm thời gian và tài chính
 Dễ kiểm soát nội dung và người dạy
 Phát triển văn hóa tổ chức và phong cách làm việc theo nhóm
II. Các pp ĐT&PT NNL
1. Các PP đào tạo trong cv (tt)
 Nhược điểm:
 Học lý thuyết không hệ thống
 Học viên có thể bắt chước cả những kỹ năng không tiên tiến của
người dạy
 Điều kiện
 Lựa chọn giáo viên cẩn thận
 Kế hoạch và tổ chức chương trình chặt chẽ
II.
Các pp ĐT&PT NNL
2.Các pp đào tạo ngoài cv
Khái niệm
Đào tạo ngoài cv là pp
đào tạo trong đó người
học được tách khỏi sự
thực hiện các cv thực
tế
Các phương pháp
 Tổ chức các lớp cạnh DN
 Cử đi học ở các trường chính quy
 Các bài giảng, các hội nghị hoặc
các hội thảo
 Đào tạo theo kiểu chương trình
hóa, với sự trợ giúp của máy tính
 Đào tạo theo phương thức từ xa
 Đào tạo theo kiểu phòng thí
nghiệm
 Mô hình hóa hành vi
 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn,
giấy tờ
II. Các pp ĐT&PT NNL
2. Các PP đào tạo ngoài cv (tt)
 Ưu điểm
 Không bị phụ thuộc MT làm việc
 Người học có quan điểm mới, triển vọng phát triển, tầm nhìn rộng
hơn
 Tiếp xúc với chuyên gia có năng lực
 Học có tính hệ thống cao
 Nhược điểm:
 Thời gian dài và tốn tiền hơn
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
1. Các vấn đề về mặt chiến lược

Tại sao cần đầu tư cho ĐT&PT?
 Chủ quan: do đối thủ cạnh tranh, tính thịnh hành, áp lực từ phía
chính phủ
 Khách quan: phục vụ mục tiêu chiến lược của tổ chức

Tiến hành loại chương trình nào?

Ai cần được đào tạo?

Ai cung cấp chương trình?

Đánh giá chương trình bằng cách nào?
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo
và lựa chọn ppp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
Đánh giá lại nếu cần thiết
Các quy trình đánh giá được xác định phần nào
bởi sự có thể đo lường được các mục tiêu
Xác định nhu cầu đào tạo
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Tại sao? (Chi phí, đáp ứng yêu cầu cv)

Nhu cầu: Khi nào? Bộ phận nào? Kỹ năng gì? Loại LĐ? Bao nhiêu
người?

Dấu hiệu xác định?

Phân tích:
 Tổ chức
 Tác nghiệp
 NLĐ
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo (tt)
Các PP xác định nhu cầu công nhân kỹ thuật của đào tạo
(1) PP dựa vào tổng hao phí thời gian LĐ kỹ thuật cần thiết và quỹ
thời gian LĐ của công nhân năm kế hoạch
Nc = Ti/Tm.Km
Nc: CNKT cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sx kỳ kế hoạch
Ti: Tổng hao phí thời gian LĐ kỹ thuật nghề i
Tn: Quỹ thời gian làm việc bình quân của 1 CNKT kỳ kế hoạch
Km: Hệ số hoàn thành mức LĐ dự tính kỳ kế hoạch
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo (tt)
(2) PP dựa vào SL máy móc, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quá trình
sx, mức đảm nhiệm của 1 CNKT và hệ số ca làm việc của máy
móc thiết bị
Nc = (M x K)/P
Nc: Số CNKT cần thiết cho sx kỳ kế hoạch
M: SL máy móc thiết bị cần phục vụ
P: Mức phục vụ của công nhân
K: Số ca làm việc của thiết bị
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo (tt)
(3) PP chỉ số
Nc = [Shc x Im x Ik] : Iw
Nc: Nhu cầu CNKT của 1 nghề nào đó (người) năm kế hoạch
Shc : Số CNKT hiện có của nghề đó
Im : Chỉ số máy móc thiết bị năm kế hoạch
Ik : Chỉ số ca làm việc của thiết bị năm kế hoạch
Iw : Chỉ số NSLĐ của công nhân năm kế hoạch
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT

Nc mới là số CNKT cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
sx kỳ kế hoạch
Nhu cầu CNKT
cần đào tạo
=
Nc
-
Số CNKT
hiện có
+
Nhu cầu bổ sung
thay thế (về hưu,
chuyển công tác)
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo
Là xác định kế quả cần đạt được của chương trình đào tạo

Yêu cầu:
 Gắn với nhu cầu
 Cụ thể, rõ ràng, lượng hóa được

Bao gồm:
 Những kỹ năng cụ thể cần được đào tạo và trình độ kỹ năng
có được sau đào tạo
 SL và cơ cấu học viên

Thời gian đào tạo
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
 Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo
 Cơ sở:
 Xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của NLĐ
 Tác dụng của đào tạo đối với NLĐ và khả năng nghề nghiệp
của họ
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 4: Xây dựng chương trình và lựa chọn PP
Chương trình đào tạo là 1 hệ thống các môn học và bài học
được dạy, cho thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần
được dạy và dạy trong bao lâu. Trên cơ sở đó lựa chọn PP đào
tạo phù hợp
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 5: Dự tính chi phí đào tạo
Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo

Bao gồm:

Chi phí cơ hội

Chi phí tài chính
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 6: Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Người trong biên chế của DN

Thuê bên ngoài (của các trường đại học, trung tâm đào tạo,
DN khác)

Các giáo viên cần phải được tập huấn để nắm vững mục
tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo chung
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo


Đánh giá theo các tiêu thức như:

Mục tiêu đào tạo có đạt được hay không?

Những điểm mạnh/điểm yếu của chương trình đào tạo

Hiệu quả kinh tế của việc đào tạo
Kết quả cửa chương trình đào tạo:
Kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với
chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và
kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi
hành vi theo hướng tích cực
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo (tt)

Phương pháp đánh giá:

Phỏng vấn

Điều tra thông qua bảng hỏi

Quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
2.Trình tự xây dựng 1 chương trình ĐT&PT
Bước 7: Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo (tt)
Mức
Tiêu thức
Tập trung vào
1
Phản ứng của học viên Sự hài lòng của người học
2
Quá trình học
Tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái
độ, hành vi
3
Hành vi
Mức độ cải biến hành vi trong cv
4
Kết quả
KQ SXKD đạt được bởi người được
đi đào tạo sau quá trình học
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
3. Những khó khăn trong ĐT&PT mà người quản
lý thường gặp

Tốn thời gian

Tốn tiền

Một số người không muốn tham gia đào tạo

Người quản lý sợ nhân viên giỏi hơn mình nên không cho
nhân viên đi học

Không rút được kinh nghiệm từ những lần đào tạo trước
III. Tổ chức các hoạt động ĐT&PT
4. Vai trò phòng nhân lực với ĐT&PT
Vai trò lãnh đạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình, trong sự ủng hộ của lãnh đạo trực tuyến và
các phòng ban chức năng khác