BAI SOAN TRIET HOC PHUONG TAY 20.03.2014

Download Report

Transcript BAI SOAN TRIET HOC PHUONG TAY 20.03.2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. Nguyễn Đăng Dũng, Lịch sử Triết
học Phương Tây, nxb Tổng hợp, 2006.
2. PGS. Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử Triết học
Phương Tây, nxb Tổng hợp, 2006.
3. GS. Hà Thúc Minh, Triết học cổ đại Hy
Lạp, nxb Mũi Cà Mau, 2000.
4. Dương Ngọc Dũng, Đường vào Triết học,
nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2006
1. Những mầm mống của tư duy triết học
xuất hiện trong xã hội loài người
2. Ngữ nguyên của thuật ngữ “triết học”
3. Các yếu tố cấu thành triết học.
4. Tính thời đại của tri thức triết học qua
các giai đoạn lịch sử
5. Tính quy luật của sự ra đời , phát triển tư
tưởng triết học
6. Tính tất yếu của sự thay đổi các chủ đề tư
tưởng triết học
Tư duy triết học xuất hiện vào khoảng TK thứ
VI - BC ở cả phương Đông lẫn phương Tây.
Giải thích thế giới qua các câu chuyện hay
những trường ca thần thoại chứa đựng tư duy
triết học mang tính trừu tượng, những thắc
mắc về vũ trụ, bản nguyên thế giới, sự vận
động biến đổi của vạn vật…rất sơ khai, mộc
mạc đơn giản.
Nhìn chung, những tư duy triết học đầu tiên
này mang tính trực quan, rời rạc, chưa có hệ
thống và là sản phẩm thuần túy của tư duy
tưởng tượng của con người .
Phương Đông: minh triết  tri hành
hợp nhất. Đó là quá trình tu chứng trải
nghiệm tự thân và đạt đến sự thông
thái về tri thức cũng như hành động.
Phương Tây:Triết học  tiếng Hy Lạp
“philosophia” (φιλοσοφία), sự hợp nhất
của “yêu mến”, “yêu thích”, “khát
vọng” (φιλεω, hoặc φιλία) và “sự thông
thái”. Tiếng Anh: philosophy, tiếng
Pháp: philosophie.
Nghĩa hẹp: yêu mến sự thông thái, khát khao
vươn đến tri thức.
Nghĩa rộng: tri thức phổ quát, tri thức chung
nhất về vấn đề tồn tại và tư duy, thời cổ đại,
tri thức triết học là tri thức bao trùm, cho nên
nó được xem là “khoa học của các khoa học”.
Nghĩa chung nhất: triết học là khoa học
nghiên cứu về thế giới và con người trên cơ sở
thực tại để hướng đến chân lý giải thích khởi
nguyên cũng như các mối liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng và con người trong vũ trụ.
Gồm có 5 yếu tố cơ bản như sau:
Siêu hình học
Đạo đức học
Logic học
Luận lý học
Mỹ học ( thẩm mỹ học)
Tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà tri thức
triết học thể hiện tính thời đại riêng biệt.
Tri thức triết học thần thoại: thể hiện tính thời
đại nguyên thủy cổ xưa còn thô sơ, ngây thơ,
chất phác. (TK VI – V TCN)
Tri thức triết học kinh viện - tôn giáo: giải
thích thế giới và con người do đấng Thượng đế
tạo ra, “triết học là nô lệ thần học”  thời kỳ
Trung cổ với sự phát triển của Cơ Đốc giáo
(sau này Kitô Giáo là một nhánh của nó)(TK
VIII – XIV SCN).
Tri thức triết học với thông điệp “lấy con
người làm trung tâm của vũ trụ” khôi phục
các giá trị nhân bản nhân văn  thời đại phục
hưng (thế kỷ XIV – XVI)
Những tri thức triết học chuyên biệt phản ánh
rõ ràng sâu sắc quan điểm của từng lĩnh vực
khoa học chuyên môn như chính trị, y học, mỹ
học, nghệ thuật…đề cao những giá trị khai
mở, sáng tạo , thành quả của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật tri thức chuyên
ngànhthời đại khai sáng thế kỷ XVII –
XVIII.
Triết học với những tri thức nghiên cứu thế
giới và con người trên quan điểm muốn
phục hưng lại giá trị chuẩn mực làm mô
thức cho sự đánh giá sáng tạo. Các nhà
nhân văn phục hưng khi hướng về thế giới
Hy Lạp cổ xưa với những giá trị chuẩn
mực, họ lấy Hy Lạp – La Mã làm hệ quy
chiếu của mình và đã đẩy triết học phương
Tây lên đến đỉnh cao, khép lại một chặng
đường dài suốt mấy ngàn năm  thời đại
“triết học cổ điển” (TK XIX).
Triết học với sự phát triển của các trào
lưu tư tưởng hiện đại, giải thích một cách
khách quan, khoa học nội dung và thực
chất của chúng góp phần làm sáng tỏ
những đặc điểm của thời đại, dự báo xu
hướng vận động của lịch sử sự chuyển
mình của triết học đảm bảo phù hợp với
một thời kỳ phát triển mới của lịch sử
(triết học phi cổ điển và triết học hiện đại
TK XX).
* Tóm lại, từ nét đặc thù của tri thức
triết học thể hiện qua các giai đoạn lịch
sử khác nhau như vậy, chúng ta có thể
khẳng định rằng: “triết học chính là tinh
hoa của cuộc sống”, như C.Mác đã phát
biểu: “… mọi triết học chân chính đều là
tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại
mình”.
Và, triết học chân chính là thứ triết học
được sinh ra bởi thời đại, được tạo
nguồn năng lượng sống bằng chính thực
tiễn phong phú của thời đại, và về phần
mình, góp phần vào sự phát triển của
thời đại thông qua thiên chức cao cả của
mình.
Quy luật hình thành – tồn tại và phát
triển của triết học: triết học là “con đẻ”
hay là sản phẩm của chính xã hội loài người,
nó được sinh ra, nuôi dưỡng, thẩm định bởi
thời đại; không có thứ triết học bất biến,
tuyệt đích cho mọi thời đại mà bản thân
triết học luôn thay đổi để thích ứng với từng
giai đoạn lịch sử cụ thể tùy theo tư duy
chung của chính xã hội đó tạo nên.
Quy luật vận động và hỗ tương: Triết
học luôn biến đổi theo từng sát na và tồn
tại trong mối quan hệ tương giao lẫn nhau
giữa các yếu tố cấu thành triết học, hoặc
giữa triết học và các khoa học chuyên biệt,
tùy theo từng quan điểm của mỗi triết gia
trong mỗi hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của
tiến trình lịch sử xã hội loài người.
Quy luật tất yếu của sự sàng lọc – kế thừa
và phát huy các giá trị tư tưởng triết học:
những tư tưởng triết học được viết lên từ hiện
thực cuộc sống, nó nối liền từ quá khứ đến hiện
tại và kéo dài đến tương lai. Chính vì thế chắc
chắn sẽ có sự sàng lọc – kế thừa và phát huy
những tinh túy (di sản) của chính bản thân mình
để triết học tồn tại sống động mãi với thời gian
và con người.
 Các chủ đề tư tưởng triết học tất yếu sẽ phải
có sự thay đổi.
Đây là một đặc tính quan trọng trong triết học
phương Tây. Triết học là “linh hồn sống” của
xã hội, phản ánh hiện thực sinh động của xã
hội tùy theo sự vận động của bối cảnh lịch sử xã hội.
 tất yếu các chủ đề tư tưởng triết học phải
thay đổi để nó kịp thời thích ứng với chính sự
thay đổi đó, đồng thời, nó góp phần làm sáng
tỏ những đặc điểm của thời đại, dự báo xu
hướng vận động của tiến trình lịch sử trong
mối liên hệ quá khứ - hiện tại và tương lai .
•Ba nguyên tắc khi nghiên cứu triết học:
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
“ bản chất – linh hồn sống của triết học muốn
tồn tại và phát triển phải dựa trên không gian
xác định – thời gian cụ thể - sự kiện sống
động”
Nguyên tắc xác định đối tượng nghiên cứu :
mỗi bức tranh xã hội có nhiều dòng tư tưởng
triết học đan xen, trong đó sẽ có dòng tư tưởng
chủ đạo, cốt lõi, mang tính định hướng chung
cho sự phát triển của toàn xã hội.
•Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, tính
toàn diện của triết học:
Với tư cách là khoa học lý thuyết thể hiện sự
thông thái về tri thức đồng thời là khoa học
ứng dụng được rút ra từ những giá trị , kinh
nghiệm thực hành của con người trong cuộc
sống lao động, trong mỗi lĩnh vực cũng như
tổng hợp toàn bộ các lĩnh vực…đòi hỏi tri
thức triết học đảm bảo tính khách quan, tính
đảng, tính toàn diện về mặt thế giới quan và
phương pháp luận của triết học.
1. Khái quát bối cảnh văn hóa chính
trị xã hội Hy Lạp – La Mã cổ đại
2. Sự phân kỳ triết học Hy Lạp
Hy Lạp cổ đại – là quốc gia chiếm hữu nô lệ
rộng lớn ( miền Nam bán đảo Balcan, ven
biển Tiểu Á và các đảo ở biển Egieé) có điều
kiện tự nhiên thuận lợi nên sớm xây dựng một
nền kinh tế công & thương nghiệp phát triển,
một nền văn hóa tinh thần phong phú – cơ sở
nền văn minh phương Tây hiện đại.
Sự đề cao lao động trí óc đã thúc đẩy sự hình
thành tầng lớp tri thức, họ đã sử dụng tư duy
lý luận để nghiên cứu thế giới và xây dựng
nên một triết học và khoa học đồ sộ, sâu sắc.
Sự sự tích lũy tư hữu, phát triển quan hệ
hàng hóa, sự phân hóa giàu nghèo, sự đối
kháng giữa các lực lượng xã hội thiết chế
xã hội mới ra đời.
Sự chuyển tiếp từ xã hội công xã nguyên
thủy sang chế độ chiếm hữu nô lệ diễn ra
cùng với những biến đổi căn bản trong ý
thức, trước hết là nhu cầu lý giải nghiêm
túc những vấn đề tự nhiên, xã hội và con
người.
Sự tiến bộ từ tư duy thần thoại đến triết
học, là con đường từ hình thức diễn đạt
thông qua biểu tượng đến hình thức diễn
đạt bằng khái niệm. Triết học ra đời không
có nghĩa thần thoại mất đi, mà tiếp tục tồn
tại trong tôn giáo, nghệ thuật, văn chương,
nhưng được xem xét ở bình diện khác bình diện giá trị. Đằng sau những câu
chuyện thần thoại là cả một triết lý sống,
thể hiện những chuẩn mực, những giá trị,
những bài học đạo đức, nhân văn.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Đông đến
sự hình thành tư duy triết học và khoa học
Hy Lạp : tiếp thu chữ viết tượng hình của
văn minh Lưỡng Hà, các thành quả khoa
học và phép tính lịch của người Babilon, yếu
tố huyền học (occultism) ở các nền văn minh
phương Đông, nhất là vùng Trung Cận Đông
và Bắc Phi. Tri thức ở phương Đông như
toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo
lường, các mầm mống của y học, các khoa
học về sự sống đáp ứng phần nào khát vọng
khám phá của người Hy Lạp.
Triết học thời sơ khai, còn gọi là thời kỳ
Tiền Socrates, gắn với sự hình thành các
trường phái triết học đầu tiên tại Hy Lạp
(thế kỷ VI - V TCN).
Triết học thời cực thịnh (thế kỷ V - thế
kỷ IV TCN).
Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa, khủng
hoảng và suy tàn, hay thời Hy Lạp – La
Mã bắt đầu từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ
V SCN.
a. Triết học tự nhiên của trường
phái Milet
b. Trường phái Pythagore
c. Cuộc tranh luận giữa triết học
Heraclite và trường phái Eleé.
• Thales ( 624 – 547 TCN)
Ông được mệnh danh ‘cha đẻ của triết học’,
đồng thời là nhà toán học và vật lý học.
Ông cho rằng bản nguyên thế giới là Nước.
Nước tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau
và nó cần thiết để duy trì sự tồn tại và phát
triển của các vật thể. Mọi vật đều do nước sinh
ra và trở lại thành nước.
Với quan điểm này, Thales đã tạo một bước
ngoặt tiến bộ khi giải thích bản nguyên thế giới
thoát ra khỏi những tư tưởng thần thoại huyền
bí.
• Anaximandre ( 610 – 547 TCN)
Ông là triết gia - học trò của Thales
• Quan điểm triết học của Anaximène
Ông giải thích mọi vật trong vũ trụ bắt nguồn từ
không khí .
Ông đẩy tư duy nhân loại lên một trình độ trừu
tượng hóa cao hơn, ông cho rằng nguồn gốc của vũ
trụ là ‘apeiron’(a –pây – rôn).
Từ apeiron nảy sinh ra những mặt đối lập ở ngay
trong lòng nó là nóng và lạnh, khô và ướt, cứng và
mềm…rồi hình thành mọi vật
Quan điểm này của ông đã tạo nên nét đặc biệt
trong triết học của mình là đưa ra tư tưởng biện
chứng, nhìn thấy ở mọi vật có chứa đựng trong
lòng nó các mặt đối lập nhau.
 Điểm
chung của ba nhà triết học này là
trường phái triết học đầu tiên của phương
Tây vượt qua những tư tưởng thần thoại để
có cách giải thích mới về vũ trụ bắt nguồn từ
giới tự nhiên, là những chất sơ bản mà con
người có thể sờ nắm được, nhìn thấy được…).
Đây cũng là bước ngoặt lớn tạo nên điểm đặc
biệt trong ý thức của các nhà triết học thời
bấy giờ trên cơ sở tác động của điều kiện xã
hội ở một nấc thang phát triển nhất định.
• Pythagore ( 580 – 500 TCN)
• Pythagore ( 580 – 500 TCN)
Ông sống ở đảo Samos, lúc đứng tuổi vì
chống đối nhà cầm quyền nên ông chuyển đến
Crotone trên bán đảo Ý.
Ông xuất thân là nhà toán học nên cho rằng
cơ sở của các hiện tượng tự nhiên là những con
số.
Những con số này thiết lập nên trật tự xã hội
con người→ con người muốn nhận thức về vũ
trụ thì phải nhận thức những con số đã và
đang điều khiển vũ trụ.
• Pythagore ( 580 – 500 TCN)
Nguồn gốc của những con số theo quan điểm
của trường phái Pythagore là họ đã tách
những con số khỏi những sự vật và biến chúng
thành những thực thể độc lập, tuyệt đối hóa và
thần thánh hoá những con số đó.
Về mặt triết học thì chưa phải là tư tưởng
nổi bật vì ông đại biểu cho lợi ích quan điểm
của bọn chủ nô phản động chống lại những tư
tưởng tiến bộ, dân chủ. Tuy nhiên, về toán học
thì ông có nhiều cống hiến vĩ đại.
• Heraclite ( 544 – 483 TCN)
• Heraclite ( 544 – 483 TCN)
Ông sinh tại Éphèse.
Tác phẩm của ông: “Bàn về tự nhiên” nhưng
nhiều phần bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lại một
số.
Ông cho rằng bản nguyên tạo ra vạn vật
chính là Lửa. “Thế giới, một chỉnh thể gồm
mọi vật, không phải là do bất cứ một thần
thánh hoặc là một người nào tạo ra, mà đã,
đang và sẽ là một ngọn lửa vĩnh viễn sống,
bùng cháy và tắt đi theo quy luật”.
• Heraclite ( 544 – 483 TCN)
Ông đồng thời là một nhà biện chứng – nhìn
thấy sự biến đổi không ngừng của vạn vật trong
vũ trụ. “Người ta không bao giờ tắm hai lần trong
một dòng sông” là câu nói bất hủ minh chứng
luận điểm này.
Ông còn đưa ra khái niệm Logos. Logos: cái lý
phổ biến →mọi sự vật tồn tại trong sự vận động
không ngừng và theo quy luật chia rẽ, đấu tranh
và thống nhất giữa các mặt đối lập trong cùng
một thể thống nhất với nhau. Ví dụ: sự sống và
cái chết, lên và xuống…tất cả đều là một.
• Trường phái Élee :gồm có Xenophane
và Parmedine.
Xenophane (570-478 TCN):
• Quan điểm Triết học Xenophane (570-478
TCN):
•Là người phác thảo những đường nét ban sơ
của nguyên lý vạn vật đồng nhất thể.
Xênôphan còn là người đầu tiên nêu ra vấn
đề khả năng và giới hạn của nhận thức
Ông vạch ra cơ sở tâm lý của tôn giáo, nhấn
mạnh rằng con người khả tử tưởng tượng ra
các vị thần giống như họ, có giọng nói, hình
thức như và xem các vị thần như biểu hiện của
cái Tuyệt đối, mục đích cao cả của cuộc sống.
• Trường phái Élee :gồm có Xenophane và
Parmedine.
Parmenides (540 - 470 TCN)
Quan điểm triết học Parmenides:
Thế giới như một quả cầu vật chất đóng chặt,
nén đầy, không còn chỗ trống; không thể có vận
động (chuyển dịch), bởi lẽ tất cả đã được lấp
đầy, không có cái gọi là không gian rỗng, phi vật
thể.
Tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như
quá trình, vừa như kết quả.
Ông bác bỏ sự chuyển hóa, sinh thành, diệt
vong, bởi lẽ chúng giả định khả năng của cái
không-tồn-tại.
Quan điểm triết học Parmedine(540-470 TCN)
Tóm lại, ba đặc tính của tồn tại là toàn vẹn
thống nhất, không sinh không diệt, bất biến
bất phân. Nhận thức được ba luận điểm ấy,
chúng ta bước đi trên con đường chân lý (nếu
dựa vào lý trí) , con đường thường kiến (xuất
phát từ cảm giác) để nắm bắt thế giới luôn biến
đổi, nhất thời, hư ảo. Và như thế, theo
Pácmênhít, có hai thứ triết học - một thứ
hướng đến chân lý, một thứ hướng đến thường
kiến.
• Zenon (496 – 429 TCN)
• Zenon (496 – 429 TCN)
Ông nổi tiếng với các nghịch lý
(Paradoxes) mà người đời thường cho là ngụy
biện vì nó trái với nhận thức thường nghiệm
của con người.
Ông cho rằng: Nhận thức là một quá trình
phức tạp, quanh co, nan giải, đầy chông gai,
“nghịch lý”, đầy mâu thuẫn, vì thế không thể
chấp nhận lối giải thích đơn giản, một chiều
về các sự vật, hiện tượng mà con người nắm
bắt chỉ nhờ vào các cảm giác rời rạc.
• Zenon (496 – 429 TCN)
Lý luận của ông nổi tiếng với các câu
chuyện là mũi tên bắn ra không chuyển động,
nên nó sẽ không bao giờ đến đích, Achille và
con rùa…
Tư tưởng của ông đã góp phần kích thích
tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi,
tranh luận, đi tới chân lý, “đem đến một lực
đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển toán học,
lôgíc học cổ đại...”(Tóm lược lịch sử triết học.
Moskva, 1981, tr. 61 (tiếng Nga).
a. Nền dân chủ chủ nô và sự tác
động của nó đến sinh hoạt tinh
thần của xã hội.
b. Các triết gia đặt nền tảng giải thích
mới về bản nguyên thế giới:
Anaxagoras, Empedocles.
c. Phái nguyên tử luận: Democritos,
Epicuros, Leucippos.
• Nhận định về tư tưởng triết học Hy Lạp
cổ đại.
d. Phái biện thuyết: Protagoras, Gorgias
e. Trường phái Socrates: từ triết học tự
nhiên sang triết học đạo đức.
f. Triết học Platon
g. Aristotes: Bộ bách khoa toàn thư Hy
Lạp cổ đại.
•Nền dân chủ chủ nô
của Hy Lạp chính thức
được khẳng định và
phát triển rực rỡ vào
nửa sau thế kỷ V TCN,
nhưng những cải cách
dân chủ đã được bắt
đầu ngay từ đầu thế kỷ
VI TCN, gắn liền với
tên tuổi của Solon.
• Solon (638 – 588TCN)
Solon là một nhà thơ được quần chúng tín
nhiệm đứng ra làm một cuộc cải cách có quy
mô rộng lớn trên nhiều phương diện.
Ông tiến hành cải cách vào năm 594 TCN
bao gồm các lĩnh vực: xóa hết khoảng nợ đã
vay cho người nghèo; giải phóng nô lệ, cải cách
tiền tệ, phát hành tiền mới thay thế cho loại
tiền cũ lưu hành trước đây, nhà nước thừa
nhận quyền của người dân được làm di chúc
về tài sản và quyền thừa kế theo di chúc…
• Solon (638 – 588TCN)
Ông còn khuyến khích phát triển các
nghề thủ công, kéo những người thợ nước
ngoài đến Athenes hành nghề; cấm tiêu xài
xa xỉ trong các dịp cưới hỏi, ma chay…
Về chính trị: quy định địa vị xã hội của
một người cao hay thấp, quyền hạn được
hưởng là tùy thuộc vào số tài sản mà người
ấy có→xã hội phân chia dân cư ra 4 loại
khác nhau.
• Solon (638 – 588TCN)
Quyền lực tối cao thuộc về Hội nghị công
dân(tương tự như Nghị viện hoặc Quốc hội
ngày nay) → thể hiện quyền lực thuộc về
nhân dân→toàn thể công dân Athene dù giàu
hay nghèo đều có quyền tham dự bình đẳng
như nhau, nhân dân giữ vai trò rất quan
trọng, lập ra hội đồng xét xử (tư pháp)…
“Nền dân chủ Aten được coi là hình thức cai
trị ưu việt nhất trong thế giới cổ đại” (V. I. Kudixin:
Lịch sử Hy Lạp cổ đại. Nxb Khoa học, Mátxcơva, 1988, tr. 164, tiếng Nga).
• Sự tác động của nó đến sinh hoạt tinh thần của
xã hội:
Nó thúc đẩy nhanh bước chuyển biến của
thành bang Athenes từ chế độ công xã nguyên
thủy ở thời kỳ cuối sang thời kỳ mới: xã hội văn
minh (không đối xử bất công với chính đồng bào
mình – không được mua bán nô lệ của chính
dân tộc mình…)
Tạo ra nhiều phát minh có giá trị trong hoạt
động khoa học. Thiên văn, toán học, vật lý, y
học cổ đại in đậm dấu ấn Hy Lạp.
• Sự tác động của nó đến sinh hoạt tinh thần của
xã hội:
Trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
người Hy Lạp đã xây dựng những công trình về
các vị thần, tôn vinh sức mạnh cơ bắp và vẻ đẹp
huyền diệu của con người
Mặt hạn chế: thừa nhận chính thức chế độ
bóc lột và đối xử bất công đối với nô lệ trên
phương diện luật pháp (nô lệ, phụ nữ, ngoại
kiều không được tham gia vào các sinh hoạt
chính trị, bầu cử & ứng cử vào các chức vụ).
•Triết học sang thời
kỳ phát triển TK V –
IV TCN, các triết gia
mới đã đưa ra cách
giải thích mới về bản
nguyên vũ trụ do
nhiều yếu tố chứ
không chỉ một yếu tố
cấu thành. Tiêu biểu
là Empedocles và
Anaxagoras
• Anaxagoras (500 – 428 TCN)
sinh tại Cladômen, xứ Iônia, miền Tiểu Á, ban đầu
ông đến Athene làm quân sư, nhưng sau đó vì quan
điểm tự do, có tính chất báng bổ thần linh của mình,
ông bị đuổi khỏi Athene và trở về quê dạy học.
Tác phẩm để lại “Về tự nhiên” nhấn mạnh sự
chuyển hóa về chất của các sự vật.
Anaxagoras cho rằng:những phần tử bé nhất (hạt
nhân), siêu cảm giác của các trạng thái vật chất (lửa,
nước, vàng, máu…đó là những “hạt giống” của
muôn vật, những mầm sống, hay “những chất đồng
nhất” là bản nguyên.
Những “chất đồng nhất” đó là Nous: trí tuệ bên
ngoài, tác động đến vạn vật, khởi động và nhận
thức thế giới, làm cho thế giới trở nên hoàn chỉnh.
thoát khỏi trạng thái hỗn động ban đầu.
Anaxago còn lý giải Nous như bản chất tuyệt
đối, đơn giản, duy nhất, vô hạn, tồn tại trong tất
cả, mà lại không hòa lẫn với bất lỳ sự vật nào, là
cái tinh khiết giữa lòng vạn vật, hiểu biết và thâu
tóm tất cả, chi phối quá khứ, hiện tại, tương lai,
làm cho thế giới thành một chỉnh thể sống động→
tách thần tính ra khỏi lý luận của mình khi giải
thích vũ trụ.
• Empedocles(490 - 430 TCN) tại Agơrigen, đảo
Xixin
Ông là nhà hùng biện, nhà tu từ học, nhà thơ,
bác sỹ, kỹ sư, là người ủng hộ nhiệt thành nền
dân chủ chủ nô
Triết học Empêđốc là sự dung hợp chủ nghĩa
duy vật tự phát và thuyết nhân hình nguyên
thủy, vận dụng các đặc tính tâm lý, tình cảm của
con người (tình yêu, thù hận) vào việc giải thích
quá trình vũ trụ;cố gắng hợp nhất trường phái
Milê, Hêraclít và trường phái Elê trong quan
niệm về bản nguyên thế giới
• Quan điểm triết học Empedocles
Ông cũng chịu ảnh hưởng của thuyết luân hồi,
vốn phổ biến trong triết lý phương Đông. Ông
giải thích về sự đầu thai của linh hồn, về sám hối,
thanh tẩy,về vòng luân chuyển triền miên của tồn
tại
Ông xây dựng lý luận nhận thức trên quan
điểm lấy cái toàn thể làm đối tượng cao nhất
Ông lý giải sự sống thể hiện Tính biện chứng
tự phát qua quan hệ Tình yêu - Thù hận của con
người, theo các nấc thang từ bộ phận đến toàn
thể, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
• Quan điểm triết học Empedocles
Quan điểm triết học Empedocles tuy không có
gì nổi bật, nhưng cống hiến lớn của Ông là đã
phát hiện ra rằng: máu trong cơ thể con người
chảy về tim rồi lại từ tim tỏa khắp cơ thể.
Các lỗ chân lông trên da của cơ thể phụ giúp
cho sự hít thở của không khí.
Cuối đời Ông chọn cái chết theo lối “trở về
kiếp xưa” để khỏi nhìn thấy cảnh giết chóc, trả
thù lẫn nhau của đồng loại. Quần chúng dựng
tượng ông để tỏ lòng kính trọng người con của
quê hương.
• Đại diện tiêu biểu Democritos sinh tại Apđerơ
Democritos
thuộc xứ Tơraxơ (Thrace)
lớn lên trong gia đình giàu
(460 – 370 TCN)
có, từ bỏ cuộc sống an nhàn
để chu du khắp nơi.
- Tác phẩm :Về tự nhiên,
Về lý trí, Về trạng thái cân
bằng của tinh thần, Về bản
tính con người, Về hình học,
Về nhịp điệu và hòa hợp, Về
thi ca, Về hội họa, Về binh
nghiệp, Về khoa chữa bệnh...
• Quan điểm bản thể vũ trụ của Democritos
Kế thừa phát minh trong triết học tự nhiên
của thầy Leucippos về nguyên tử, ông đã phát
triển nó lên thành học thuyết.
Nguyên tử - hạt vật chất bé nhất không
phân chia được nữa. Tuy các nguyên tử khác
nhau về lượng nhưng giống nhau về chất
Vận động là thuộc tính cố hữu của nguyên
tử. Nó biến đổi theo luật nhân quả, khi chúng
tích tụ lại thì sự vật được tạo thành, khi
chúng tách ra thì sự vật biến mất.
• Quan điểm lý luận nhận thức Democritos
Nhận thức gồm 2 dạng có liên hệ với nhau:
Nhận thức mờ tối: dựa trên cảm tính, mang lại
hiểu biết bề ngoài.
Nhận thức sáng suốt (chân thực): dựa trên nền
tảng của lý trí, giúp nắm bắt được thế giới thực
tại.
• Quan điểm về đạo đức – chính trị - xã hội.
Đạo đức duy lý: Hiểu biết là cơ sở của hành vi
đạo đức, sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn
hòa, không hại mình, hại người, đề cao vai trò của
giáo dục, học vấn trong việc hinh thành đức hạnh.
• Quan điểm về đạo đức – chính trị - xã hội.
Hạnh phúc là trạng thái mà trong đó con
người sống hưởng lạc với tâm hồn thanh thản
Chính trị - xã hội: ông cho rằng, nhu cầu
vật chất của con người là động lực phát triển
xã hội.
Chế độ xã hội tốt là chế độ dân chủ, gắn
liền với nền thương mại và sản xuất thủ công,
đánh giá cao tình nhân ái, ôn hòa & lợi ích
chung của công dân tự do.
• Quan điểm về đạo đức – chính trị - xã hội.
Nhà nước cộng hòa là nền tảng của chế độ
dân chủ chủ nô, tự điều hành hoạt động theo
chuẩn mực đạo đức và pháp lý.
Quản lý nhà nước là một nghệ thuật mang
lại hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ
cho con người.
 Democrite được đánh giá là người thể hiện
rõ rệt nhất chủ nghĩa duy vật ở thời kỳ cổ đại
khi lý giải bản chất thế giới do các nguyên tử
cấu tạo nên.
• Sự ra đời của triết học Hy Lạp cũng là sự ra
đời của triết học tự nhiên, và cũng là sự ra
đời của chủ nghĩa duy vật một cách tự phát.
• Lý giải bản nguyên thế giới tồn tại hai
phương án khác nhau - phương án “nhất
nguyên”, căn cứ trên một yếu tố vật chất nhất
định, và phương án “đa nguyên”, căn cứ trên
nhiều yếu tố vật chất. Đỉnh cao là thuyết
nguyên tử kết hợp triết lý đạo đức nhân sinh
của Democrite.
• Đây là hình thức lịch sử đầu tiên của chủ
nghĩa duy vật, mang tính chất trực quan, sơ
khai và ngây thơ, vì phần lớn những nhận
định của nó dựa vào sự quan sát trực tiếp, sự
cảm nhận hay suy tưởng của các triết gia, mà
chưa được thẩm định về mặt khoa học.
• Góp phần tạo cho con người những gợi mở
tích cực, định hướng thế giới quan và phương
pháp luận nghiên cứu khoa học, làm nền tảng
cho việc ra đời những học thuyết triết học
cũng như các khoa học tiến bộ sau này
• Đây là hình thức lịch sử đầu tiên của chủ
nghĩa duy vật, mang tính chất trực quan, sơ
khai và ngây thơ, vì phần lớn những nhận
định của nó dựa vào sự quan sát trực tiếp, sự
cảm nhận hay suy tưởng của các triết gia, mà
chưa được thẩm định về mặt khoa học.
• Góp phần tạo cho con người những gợi mở
tích cực, định hướng thế giới quan và phương
pháp luận nghiên cứu khoa học, làm nền tảng
cho việc ra đời những học thuyết triết học
cũng như các khoa học tiến bộ sau này
• Socrates (469 – 399 TCN)
Ông là một triết gia
được coi như là đại
biểu cho trường phái
triết học duy tâm.
-Sống và dạy học tại
thành Athenes
- Không có tác phẩm
nào để lại tác phẩm
nào.
-
• Socrates (469 – 399 TCN)
Cicéron ( 106 – 43 TCN) đánh giá:
“Socrates là người đầu tiên đã gọi được
triết học từ trên trời xuống và đưa triết học
đi sâu vào các gia đình của những người
dân ấy và bắt triết học phải nêu lên những
câu hỏi về đời sống và cái chết, về những
điều tốt và những điều xấu” (T.Walter
Wallbank, Alastair M.Taylor, Nels M.Bailkey,
Civilization Past and Present, Scott, Foresman
and company, page 52)
• Quan điểm triết học Socrates
Đối tượng nghiên cứu trong triết học
Socrates là cái Tôi tinh thần của con
người
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa
duy tâm, thừa nhận “lý tính thế giới –
thần” là đấng chỉ huy tối cao của vũ trụ.
Phủ nhận tính quy luật tự nhiên của
các hiện tượng tự nhiên.
• Triết học đạo đức Socrates
Điểm nổi bật trong triết học của ông là
quan tâm nghiên cứu lĩnh vực đạo đức
nhân sinh , lý giải các vấn đề Thiện – Ác,
tốt – xấu… xây dựng mẫu người đức hạnh
trên cơ sở lý trí.
Ông cũng chính là người đánh dấu, tạo
bước ngoặt quan trọng chuyển từ triết học
tự nhiên sang triết học đạo đức (trên lập
trường duy tâm)
Sau khi Xôcrát bị xử tử tại nhiều nới đã
hình thành các trường phái triết học
nhỏ, triển khai tư tưởng Socrates theo
những hướng khác nhau, nổi bật:
•Phái Khuyển nho:
Antisthenes (445 - 360 TCN)
Diogenes (412 - 323 TCN)
• Phái Xiren (Cyrenaism)
Aristippos (435 - 360 TCN)
Cái chết của Socrates đã tác động rất lớn
đến các học trò của ông.
• Platon (427 - 347 TCN)
Ông tên thật:Aristokles
sinh tại Egine- một hòn
đảo gần Aten, trong gia
đình thuộc dòng dõi
quý tộc.
Cuộc đời trãi 4 thời kỳ:
- Thời thiếu niên
- Thời thanh niên
- Thời viễn du
- Thời chín muồi tư
tưởng.
• Tác phẩm :
Gần 50 năm sáng tác Platôn
để lại một di sản đồ sộ. Số
lượng các tác phẩm gồm 1độc
thoại (lời bào chữa của
Socrates), 34 đối thoại 13 bức
thư, trải đều những thời gian
khác nhau. Tiêu biểu: The
Repuplic.
Câu nói nổi tiếng: "Tự chinh
phục mình là chiến công vĩ
đại nhất." " Self-conquest is
the greatest of victories."
• Quan điểm triết học:
Thuyết ý niệm :
 Thế giới bao gồm: TG ý niệm (lý trí) tồn tại trên
trời mang tính phổ biến, chân thực, tuyệt đối bất
biến vĩnh hằng và duy nhất. TG sự vật (cảm tính)
tồn tại dưới đất mang tính cá biệt, ảo giả, tương
đối, khả biến, phức tạp, thoáng qua...
 Ý niệm là cái sản sinh có trước, là nguyên nhân,
bản chất khuôn mẫu của sự vật. Sự vật là cái có
sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép từ ý
niệm, xuất phát từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc
với ý niệm.
Con người và linh hồn:
 Sự ra đời thế giới sự vật gắn liền với 4 yếu tố cơ
bản: tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con
số (tỷ lệ), sự vật cảm tính.
 Con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (từ
đất, nước, lửa, không khí – là nơi trú ngụ tạm thời
của linh hồn) với linh hồn bất tử.
 Linh hồn con người là sản phẩm của linh hồn vũ
trụ được Thượng đế tạo ra từ lâu, chúng ngự trị
trên các vì sao trời, sau đó dùng cánh bay xuống
nhập vào thể xác con người, khi đó nó quên hết quá
khứ. Linh hồn gồm: cảm giác, ý chí và lý trí bất tử.
Vấn đề nhận thức và logic:
 Nhận thức là sự hồi tưởng (trực giác thần bí) của
linh hồn bất tử về những gì nó đã chiêm ngưỡng trong
thế giới ý niệm nhưng bị lãng quên.
 NT chân lý là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong
linh hồn con người, nó hoàn toàn diễn ra bên ngoài
hoạt động cảm tính.
 Logic của Plato là phép biện chứng, thuật phán
đoán, đối thoại, hỏi và đáp. Ông xây dựng cơ sở cho
học thuyết về phạm trù, về chủng loại và tiểu loại các
khái niệm, sự thống nhất quy nạp - suy diễn… phương
pháp tiếp cận chân lý, về sự phát triển thông qua các
mặt đối lập.
Vấn đề đạo đức – chính trị - xã hội:
 Đạo đức là sống hướng thiện, hạnh phúc, hành vi
hướng thiện là dùng lý trí khám phá ý niệm tuyệt đối
khách quan trên trời.
 Chính trị:xây dựng mô hình nhà nước theo chế độ
cộng hòa quý tộc, do một vị vua là triết gia tài ba
nhất lãnh đạo. Nhà nước phải đảm bảo cho sự phân
công ba loại người làm các loại công việc khác nhau.
Ba loại người: triết gia, chiến binh, thương gia và thợ
thủ công.
Xã hội: tổ chức đời sống mà mọi người sống có kỷ
luật, chiến binh tập trung trong doanh trại, tách phụ
nữ và trẻ em ra riêng
Vấn đề thẩm mỹ - nghệ thuật:
 Thẩm mỹ : lấy cái Đẹp làm đối tượng chính.
Ông xây dựng học thuyết về tồn tại của cái Đẹp,cái
Đẹp vượt khỏi khuôn khổ của nghệ thuật, đứng
cao hơn cả nghệ thuật - trong lĩnh vực của tồn tại
bên ngoài thế giới.
 Nghệ thuật: mô phỏng sự mô phỏng:các sự vật
mô phỏng các ý niệm, con người mô phỏng các sự
vật để làm nên các công trình nghệ thuật trong đó
đề cao sự sáng tạo của con người, các giá trị do
con người làm ra nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng
thức cái đẹp, hoàn thiện năng lực nhận thức thế
Đánh giá – nhận định:
 Quan điểm thẩm mỹ - nghệ thuật của Plato có
ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng. Nghệ
thuật được xem như phương tiện giúp xây dựng
hình ảnh con người kiểu mẫu, nơi đạo đức và
thẩm mỹ, phẩm hạnh và cái Đẹp liên hệ hữu cơ
với nhau. tạo nên con người hoàn thiện xã
hội loài người hoàn thiện.
 Bằng một hệ thống những quan điểm triết
học nhất quán của mình, Plato đã nâng chủ
nghĩa duy tâm Hy Lạp cổ đại lên đỉnh cao mới
chống lại chủ nghĩa duy vật của Democritos.
• Aristoteles ( 384 -322TCN)
“Giá trị đích thực của đới người là ở sự thức tỉnh
và năng lực suy nghĩ chứ không phải ở sự tồn tại”.
“Thầy và bạn đều quý, nhưng Chân lý thì quý
- Thời trẻ: theo học tại Viện Hàn Lâm của Plato.
- Không tán thành với quan điểm của các môn đệ
trường phái này: ông rời khỏi viện và đi theo con
đường của riêng mình
- Là Thầy dạy học của Alexandre Đại đế
- Lập trường học Lycée, sau này thành trung
tâm nghiên cứu khoa học lớn của Hy Lạp cổ đại
-Nghiên cứu nhiều lĩnh vực để lại hơn 170 tác
phẩm có giá trị trên tất cả ngành khoa học:
Logic, đạo đức, vật lý, toán học, thiên văn, sinh
vật học được mệnh danh là bách khoa toàn
thư của Hy Lạp cổ đại.
• Các tác phẩm nổi tiếng:
• Đánh giá của các bậc Thầy
về Aristote:
Platon – người thầy của
ông, tự hào gọi ông là: “Bậc
tinh anh của nhà trường”
Mác ca ngợi: “nhà tư
tưởng vĩ đại nhất của phương
Tây cổ đại”
Egels cúi đầu kính phục:
“nhân vật bác học nhất”
Quan điểm về triết học :
 Ông vừa chịu ảnh hưởng triết học Platon giai đoạn
đầu nhưng sau đó ông cũng phê phán và bác bỏ quan
điểm triết học duy tâm của Platon vì theo ông thì đối với
một sự vật, học thuyết của Platon phải tạo ra một "ý
niệm"có trước của vật ấy, như vậy người ta đã nhân đôi
số đối tượng cần phải giải thích, chứ không phải là giải
thích thật sự cái đối tượng ấy.
 Ông khẳng định: không thể nào lại có chuyện thực
chất của sự vật (tức "ý niệm") nằm ở một thế giới khác,
tách rời khỏi chính sự vật ấy.
 Aristote thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới
vật chất. Theo ông, sự vật không thể tìm thấy trong thế
giới ý niệm mà tìm thấy ở những vật cụ thể
Quan điểm về Logic học:
 Phân chia sự vật cụ thể gồm có 2 phần: hình thức
và bản chất liên qua mật thiết với nhau.
VD: pho tượng đá thì đá là bản chất của pho tượng
đó, và người thợ đá hoặc nhà điêu khắc đã đem lại
cho pho tượng một hình thức nào đó.
 Đề xuất phương pháp suy luận và nhận thức được
gọi là "Tam đoạn luận":Lối suy luận theo 3 phần có
thể được áp dụng trong toán học theo các công thức:
A=B, B=C vậy A=C. Vd: Người là con vật có lý trí,
Socracte là người, vậy Socrate là con vật có lý trí.
 Trong một tam đoạn luận nếu mệnh đề A không
được chính xác thì phần kết luận C sẽ sai.
Con đường dẫn đến nhận thức có 2 phương pháp:
 Phương pháp quy nạp
 Phương pháp diễn dịch
Sự vận động của tự nhiên:
 Ông xem chúng như là hoạt động sản xuất của con
người. Vd: kiến trúc sư xây dựng tòa nhà thì phải có
một ý tưởng về tòa nhà mà mình muốn xây trước,
sau đó phải vẽ ý tưởng đó thành bản thiết kế về ngôi
nhà → hình thức là cái có trước sự thực hiện những
hiện tượng tự nhiên→ "hình thức của mọi hình
thức"→điều này vô tình đã dẫn ông thừa nhận "tinh
thần thế giới" khi giải thích về giới tự nhiên→rơi vào
quan điểm duy tâm.
Quan điểm về đạo đức - hạnh phúc con người:
 Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các
đức tính của con người.Đức tính nổi bật nhất là khả
năng suy luận, chính nhờ đức tính này mà con người
đứng trên tất cả các loài vật khác. Nhờ khả năng suy
luận được phát triển hoàn toàn đầy đủ mà đem đến
hạnh phúc hoàn toàn cho con người.
 Đạo đức là kết quả của sự tập luyện và kinh
nghiệm trong những người hoàn toàn trưởng thành.
Nó tùy thuộc vào sự suy luận chính xác,sự kiểm soát
tinh thần và sự quân bình của lòng ham muốn→đưa
ra ý niệm trung dung ( sự dung hòa phù hợp giữa
các mặt thái quá)
Quan điểm "Ý niệm Trung dung"
Vd:sự nhút nhát và tánh liều lĩnh thuộc về loại đầu và
loại chót, nghĩa là những đặc tính thái quá. Tánh
khiêm nhượng nằm giữa tánh rụt rè và ngạo mạn.
Tánh vui vẻ nằm giữa tánh cau có và tánh ba hoa sống
sượng ...
Mẫu người lý tưởng: không làm việc nguy hiểm một
cách vô ích nhưng gặp trường hợp cần thiết họ có thể
hy sinh tánh mạng vì có nhiều lúc đời sống thật không
còn đáng sống. Họ sẵn lòng giúp đỡ kẻ khác nhưng
nhận sự giúp đỡ một cách rất dè dặt. Họ không tìm
cách phô trương, họ thẳng thắn nói lên những điều ưa
và ghét, hành động một cách chân thật.
Mẫu người lý tưởng: không bao giờ khen ai quá
đáng vì họ nhận thấy rằng ở trên đời thật sự không có
cái gì đáng khen cả. Không bao giờ muốn làm hại ai và
sẵn lòng tha thứ tất cả những lỗi lầm của kẻ khác.
Không muốn nói chuyện nhiều, cũng không muốn
được người khác tâng bốc hoặc chỉ trích người khác.
Không nói xấu người khác dù đó là kẻ thù của họ.Đi
đứng khoan thai, nói năng ôn tồn, không bao giờ hấp
tấp vì tâm trí họ không bị bận rộn bởi những điều
phức tạp. Chịu đựng những sự bất trắc ở đời một cách
vui vẻ và đoan trang, giống như một tướng lãnh giỏi
cầm quân ngoài mặt trận nắm vững chiến thuật chiến
lược.Họ thích sống một mình và không sợ sự cô đơn.
Mặt dù với những hạn chế về mặt lịch sử và bản
thân khi đưa ra những quan điểm triết học của
mình, nhưng trước sau Aristote vẫn được xem là một
trong số những nhà bác học bách khoa toàn thư của
thời kỳ cổ đại. .Aristote đã nêu cao ngọn đuốc văn
minh cho nhân loại đồng soi chung. Ông đã đặt nền
móng cho một hệ thống tư tưởng vững chắc và giúp
cho các thế hệ tương lai dựa vào đó để phát triển sự
nghiên cứu sưu tầm hầu mạnh tiến trên con đường
phát triển của khoa học, của triết học và của nhận
thức chân lý. Aristote xứng đáng là một trong những
bậc thầy tuyệt vời vĩ đại của nhân loại ở thời cổ đại
và mãi cho đến ngày hôm nay.
Với gần một thiên niên kỷ tồn tại, triết học phương
Tây đã để lại những dấu ấn đậm nét trên con
đường phát triển của tư duy triết học nhân loại, tạo
nên một trong những thời đại sôi động và bi kịch
nhất, thể hiện khát vọng của con người vươn lên
làm chủ tự nhiên, cải biến xã hội và chính bản thân
mình. Triết học phương Tây cổ đại từ lúc mới hình
thành tư tưởng mầm mống kéo dài đến TK VI TCN
có thể thâu tóm 3 chủ đề chính như sau:
Tự nhiên
Nhận thức
Con người
Năm đặc điểm chung triết học Hy -La cổ đại:
Tri thức thần thoại, tôn giáo nguyên thủy đan xen
với tri thức khoa học, phản ánh trình độ nhận thức
chung của xã hội.
Tri thức triết học bao trùm toàn bộ tri thức của
tất cả lĩnh vực của nhận thức: “Triết học là khoa
học của mọi khoa học”
Tri thức triết học mang tính đa dạng, phong phú
và có sự phân cực quyết liệt giữa các trường phái…
chứa đựng tất cả những hình thái và phương thức
tư duy căn bản nhất, được tiếp tục hoàn thiện, cải
biến và phát triển sau này.
Năm đặc điểm chung triết học Hy -La cổ đại:
Tính biện chứng tự phát, sơ khai trong việc
giải thích tự nhiên, khám phá các quy luật nhận
thức, gợi mở tinh thần khám phá cho các thời
đại sau
Triết học luôn gắn bó, giải quyết vấn đề nhân
sinh – con người, khẳng định vai trò vị trí của
con người tùy theo lăng kính của mỗi trường
phái và mỗi triết gia trên từng góc độ tiếp cận
khác nhau.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị Tây Âu thời
Trung cổ (từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV)
Vào thế kỷ V, những cuộc nổi dậy của nô lệ và
những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong cùng
với sự tiến công của những man tộc bên ngoài
đã đưa tới sự sụp đổ của đế quốc La Mã phương
Tây. Chính những sự kiện đó đã dẫn đến kết quả
chấm dứt hình thái kinh tế - xã hội nô lệ cổ đại,
và chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị TâyÂu:
PTSX Phong kiến & Sự thống trị của giai cấp
Chúa đất đối với giai cấp nông nô:
+ Trình độ thủ công về tư liệu sản xuất và sức lao
động Cơ đốc giáo trở thành quốc giáo tại La Mã.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị TâyÂu:
+ Sự đối lập giữa hai giai cấp chúa đất và nông nô
diễn ra hết sức gay gắt về lợi ích kinh tế cũng như
chính trị. Văn hóa Hy – La bị phá hủy nghiêm trọng,
không có tác phẩm nổi bật.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị TâyÂu:
1. Điều kiện kinh tế - chính trị TâyÂu:
Người phương Tây thời Trung cổ sống
dưới hai thế lực : Vương quyền , Thần quyền.
Nhiều cuộc nội chiến, thánh chiến nổ ra và
kéo dài trong suốt 200 năm.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị TâyÂu:
Ngoài hai giai cấp cơ bản đó, còn có các tầng lớp xã
hội khác xuất hiện như : Vua và giới hiệp sĩ , tầng lớp
thương nhân, nhà thờ và các thầy tu…
Thời kỳ đen tối này chấm dứt bằng các trào lưu vào
cuối TK XIV – đầu XV
Tóm lại: Nền kinh tế trong xã hội phong kiến
mang tính chất tự nhiên, tự cấp,tự túc. Sản
phẩm làm ra chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu
của các công xã và thái ấp. Các thái ấp là một
thế giới đóng kín; quyền chiếm hữu ruộng đất
và tư liệu sản xuất cũng như sản phẩm làm ra
không hoàn toàn thuộc về người lao động
(nông dân hay nông nô) mà thuộc về giai cấp
địa chủ phong kiến. Vì vậy, phong trào đấu
tranh của nông dân lao động chống bọn phong
kiến và tầng lớp bóc lột khác là một nội dung
chủ yếu của lịch sử xã hội phong kiến lúc bấy
Ăng-ghen viết: "Nhà thờ với việc chiếm hữu ruộng đất theo
lối phong kiến của nó là mối liên hệ thực tế giữa các nước
khác nhau; tổ chức nhà thờ theo lối phong kiến đã dùng
tôn giáo để bảo vệ nhà nước phong kiến quý tộc. Thêm
vào đó, giáo sỹ là giai cấp độc nhất có học thức. Do đó mà
tín điều của nhà thờ tất nhiên là yếu tố xuất phát và là cơ
sở của mọi sự suy nghĩ. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết
học - tất cả nội dung của các khoa học đó đều được trình
bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhà thờ. Vai trò
của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức
của quần chúng nhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần
của nó để ủng hộ sự bóc lột tàn tệ của bọn phong kiến.
Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông
đảo nhưng "tối tăm về trí tuệ" và bị tước hết mọi quyền
hành”.
Như vậy, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô
lệ bằng chế độ phong kiến, ở thời kỳ đầu
xét về mặt phát triển triết học và văn hoá có
sự thụt lùi so với thời kỳ cổ đại, song xét
trên bình diện toàn thể thì đã có những tiến
bộ lịch sử nhất định. Đó là thời kỳ chuẩn bị
cho một nền văn minh mới, chuẩn bị cho
lịch sử tương lai của châu Âu về khoa học
và văn hoá, tạo cơ sở cho sự ra đời những
"bộ tộc hiện đại".
2.Đặc điểm tư tưởng xã hội -triết họcTây Âu:
Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật
trong thời kỳ này bước đầu đã có sự phát
triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn
công của thập tự quân đã giúp cho phương
Tây hiểu biết văn hoá phương Đông. Thiên
văn học và toán học phát triển khá mạnh
vào thế kỷ XIII; cơ học, vật lý học, hoá học
hình thành mà tiêu biểu là Lêônarơ
Phibômátchi, Anbécphôn Bônstết, Rôgie
Bêcơn.
2.Đặc điểm tư tưởng xã hội -triết họcTây Âu:
Sự phát triển của những tư tưởng triết học
các nước Tây Âu thời Trung cổ bị chi phối rất
mạnh bởi tư tưởng tôn giáo và thần học của
thiên chúa giáo Tr.học là tiếng đồng vọng của
tôn giáo, là sự biện minh của thần học.
Nội dung trọng tâm và xuyên suốt của tư tưởng
triết học Trung cổ là mối quan hệ giữa niềm tin và tri
thức.
Cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT không diễn
ra quyết liệt rõ ràng như thời cổ đại mà ẩn mình
trong xung đột giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa
duy danh.
Phái duy thực: chỉ có cái chung mới có đời sống
thực, tồn tại không lệ thuộc vào tư tưởng và ngôn
ngữ của con người.
Phái duy danh: chỉ có cái đơn nhất, cụ thể mới có
thực tồn, còn khái niệm, tên gọi đó là “ những danh
từ không nội dung trống rỗng”
Nhiệm vụ của triết học là giải thích đúng đắn và
chứng minh về mặt hình thức cho những tín điều tôn
giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị (Niềm tin đối
với học thuyết Kinh Thánh),đứng đầu là Giáo hoàng
La Mã đặt ra.
Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói "trí tuệ và lương
tri nhân loại" bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo
hội về đức tin nơi Thiên chúa. Đây cũng là thời kỳ các
nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri thức
của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu
ước và Tân ước xuất hiện nửa đầu TK I); Do đó, con
người – là một sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp mang nặng
tội tổ tông, luôn ăn năn sám hối trong kiếp làm người.
1. Một số nét cơ bản về Ky tô giáo và đặc điểm của
nền triết học Ky tô giáo: Sự ra đời của Ky tô giáo là
một hiện tượng có tính cách mạng trong đời sống
tinh thần của xã hội. Bởi lẽ:
Buổi đầu lịch sử , Ky tô giáo là tôn giáo của người
nghèo, quần chúng bị áp bức… nó tuyên truyền lối
sinh hoạt dân chủ, bình đẳng nên được đại chúng
tin theo Tôn giáo của đại chúng.
Kytô giáo là thứ liệu pháp tâm lý, tinh thần, an ủi
con người, gieo vào lòng họ niềm tin về một cuộc
sống tốt đẹp mai sau. Có được lòng tin ấy, họ sẵn
sàng đương đầu với những bi kịch cuộc đời, chờ
ngày phán xử và được cứu rỗi nhờ Đức Chúa Kytô.
Kytô giáo thể hiện sự phản kháng của con người
đối với tách thống trị tàn bạo của đế quốc La Mã.
Nó góp phần đẩy nhanh sự suy vong của chế độ
chiếm hữu nô lệ, là chế độ đến lúc đó đã tận dụng
hết những giá trị của mình, trở thành lực cản đối
với tiến trình phát triển của khoa học - lịch sử.
 Giai đoạn “ đêm trường trung cổ” Tây Âu
• Những đặc điểm cơ bản triết học Ky tô giáo:
Chịu sự chi phối của tư tưởng Kytô giáo, là công cụ
của thần học Kytô giáo, giải quyết các vấn đề triết
học theo các chuẩn mực của nó :
+ Chứng minh Kinh Thánh là chân lý duy nhất và
“cái vòm của sự uyên bác”
+ Triết học mang tính bảo thủ - trì trệ và thái độ thù
địch, kìm hãm sự phát triển các giá trị văn hóa và
khoa học cổ đại cũng như cản trở sự phát triển của
văn hóa, của các nhà khoa học thời bấy giờ.
+ Khẳng định những giá trị đạo đức của thời trung cổ,
chứa đựng trong Kinh Thánh: tư tưởng sáng thế “
sáng tạo từ hư vô” và Chúa là một nhân cách.
2. Sự phân kỳ triết học Trung cổ
Triết học trung cổ trải qua hai thời kỳ chính, gắn
liền với quá trình hình thành, củng cố, phát triển và
suy vong của chế độ phong kiến.
a. Thời kỳ Các giáo phụ (thế kỷ I - VIII)
b. Thời kỳ triết học Kinh viện (thế kỷ IX - XIV)
1. Thời đại Phục hưng
"Phục hưng” (rinascita, renaissance) dùng để
chỉ hoạt động văn hóa khá phổ biến diễn ra tại
các nước Tây Âu trong một thời kỳ lịch sử trước
khi nổ ra các cuộc cách mạng tư sản, nhằm khôi
phục, kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa
cổ đại Hy lạp, La Mã, từng bị lãng quên dưới
thời Trung cổ do sự phong tỏa của ý thức hệ
phong kiến và nhà thờ Kitô giáo.
Là thời kỳ chuyển tiếp từ chế độ phong kiến
sang xã hội tư sản.
Bắt đầu từ thế kỷ cuối cùng của thời trung cổ,
và đạt đến cực thịnh vào thế kỷ XV - XVI
2. Những đặc điểm kinh tế - chính trị - khoa học
thời đại Phục hưng
Nền kinh tế TBCN hình thành ngay trong lòng
xã hội phong kiến.
Giai cấp tư sản mâu thuẫn với giai cấp phong
kiến về lợi ích
Khoa học tự nhiên được khôi phục và phát
triển, chuyên sâu vào khoa học thực nghiệm (
như thuyết nhật tâm của Nicolie Copernik, kính
viễn vọng của Galileo Galile, phát hiện ra châu
Mỹ của Colombo)
Triết học : gắn liền với khoa học tự nhiên
nhưng thấm đậm tính nhân văn sâu sắc.
3. Một số trường phái và các gia tiêu biểu
a. Florence - trung tâm của tư tưởng nhân văn Ý và Tây
Âu.
Là thủ đô của nước Italia Phục hưng, bởi đây là nơi xuất
phát của phong trào Phục hưng văn hóa và “chương trình
giáo dục nhân văn” (Studia Humanitatis), ảnh hưởng tới
những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần tại nhiều nước.
Người đi tiên phong trong phong trào văn hóa Phục hưng
là Dante Alighieri (1265 - 1321)
"Người cha của chủ nghĩa nhân văn" chính là Francesco
Petrarca (1304-1374)
Quá trình khôi phục, phát huy các giá trị của văn hóa cổ
đại trong“chương trình giáo dục nhân văn” được
L.Bruni(1374-1444),G.Manetti (1396 - 1459),L.Valla(1407 -
•
Nội dung tư tưởng triết học chính của giai đoạn này:
Triết gia Dante Alighieri: tác phẩm nổi bật là Thần khúc-
hay Hài kịch thần thánh.
 Chủ đề chính trong hai tác phẩm này được xem như là một tổng kết
của nền văn hóa trung đại, một sự tổng hợp của triết học kinh viện
của khoa học, của tôn giáo và những lý tưởng đạo đức của thời trung
đại. Tư tưởng nổi bật nhất trong " Hài kịch thần thánh" - là sự cứu
rỗi của loài người nhờ lý trí và ân huệ thần thánh. Vũ trụ ở đây được
xem như một không gian hữu hạn trong đó trái đất là trung tâm và ở
đấy mọi vật tồn tại là vì lợi ích của con người. Mọi hiện tượng thiên
nhiên đều có ý nghĩa liên quan với cái chương trình thần thánh là sự
thực hiện hòa bình, công bằng trên trái đất và sự cứu rỗi con người ở
kiếp sau. Con người có tự do ý chí để lựa chọn cái tốt và tránh cái
xấu. Cái tội lỗi xấu xa nhất mà con người phạm phải là việc phản bội
lại sự tin cậy.
 Qua những tượng trưng, phúng dụ, tác phẩm vừa trình bày một bức
tranh về thế giới bên kia có thiên đàng - địa ngục...từ đó phản ánh
những nét thực tế đời sống của thế giới trần tục của con người.
 Chính cách tiếp cận nhân văn về tư tưởng cổ đại đã làm nên tính
chuyển tiếp trong tư tưởng Dante, cũng như toàn bộ thời Phục hưng
sau này. Dante trở thành vòng khâu đặc trưng giữa trung cổ và Phục
hưng, bởi lẽ vượt qua hình thức tư duy trung cổ, ông đã gợi mở lối
suy nghĩ mới, “lệch chuẩn”, lối suy nghĩ lạ lùng và đầy thách thức
đối với người đương thời, nhưng lại thể hiện tinh thần của tương lai
đang đến.
 Bất chấp uy quyền đang ngự trị, Dante đã bày tỏ sự khâm phục của
mình đối với tất cả những nhà tư tưởng cổ đại ở các lĩnh vực hoạt
động sáng tạo, từ thơ ca, văn chương, đến khoa học, nghệ thuật, triết
học → từ đó Ông cùng những triết gia về sau tiếp tục mở ra những
vòng khâu mới của phát triển, và đó cũng là điểm chung của tư
tưởng triết học Phục hưng.
Triết gia Petrarca: với tác phẩm nổi bật tập thơ trữ tình
"Canzonierre" nói về tình yêu của ông với Laura, và tphẩm
"Bí ẩn".
 Nội dung tác phẩm : tác giả tưởng tượng ra cuộc trò
chuyện giữa ông với Saint Augustin. hai thứ quan điểm va
chạm nhau vì đối lập đã bộc lộ ra trong cuộc trò chuyện
của hai người. Một bên là tư tưởng mới, còn một bên là tư
tưởng của thời trung đại. Từ đó, ông đi đến kết luận: không
cần quan tâm đến tầm quan trọng của thế giới sau cái chết,
ta chỉ biết rằng thế giới hiện tại mà chúng ta đang sống có
nhiều lạc thú, hạnh phúc mà chúng ta không nên trốn
tránh.
 tư tưởng triết học của ông nhận thức được xu thế phát
triển và đổi mới của thời đại, cho nên trong thơ ông cũng
Triết gia Bruni: với tác phẩm nổi bật “Lịch sử dân tộc Florence” lần
đầu tiên ông phân ranh giới giữa cổ đại và trung cổ bằng sự sụp đổ
của đế quốc La Mã.
 Ông đã đặt nền móng cho quá trình tiếp cận và học tập di sản triết
học Hy Lạp đối với công chúng, hiểu biết sâu sắc giá trị của công
việc này trong sự nghiệp phục hồi và phát huy lý tưởng nhân văn.
Hoạt động của các nhà nhân văn, trong đó có Bruni, xem mục đích
của mình là làm quen người đọc với tư tưởng cổ đại, có ý nghĩa thế
giới quan sâu sắc.
 Ông xem tồn tại của con người trong tính toàn vẹn và tính cụ thể của
nó là đối tượng nghiên cứu duy nhất. Đầu tiên hãy nói về con người,
sau đó mới đến Đấng tạo hoá. Nếu xem con người là hình Ảnh Chúa
và giống như Chúa, thì điều đó có nghĩa con người cũng sáng tạo
nên những điều kỳ diệu như thời điểm Chúa sáng tạo ra con người.
→ khẳng định ưu thế của con người, con người có quyền năng
ngang bằng như chính Thượng đế.
•
Nội dung tư tưởng triết học chính của giai đoạn này:
Triết gia Manetti :
 Ông cũng khẳng định: trong sự thống nhất thân xác và linh hồn của
con người thân xác cũng là tuyệt tác của tạo hoá, khẳng định ưu thế
của con người so với các loài khác. Con người - thực thể có lý trí,
với sự thống nhất hài hòa thân xác - linh hồn, không chỉ là kết quả
sáng tạo của Thượng đế, mà còn là khuôn mẫu mà nhiều dân tộc dựa
vào đó để sáng tạo ra Thượng đế của mình.
 Ông Manetti cho rằng món quà nhận thức và hành động mà Thượng
đế ban tặng cho con người nằm ở chính sức mạnh của con người.
•
Điểm chung tư tưởng triết học của 3 triết gia:
Tôn vinh con người, lấy hình Ảnh con người tiến lên tự
do làm trung tâm;
Hướng đến một xã hội tốt đẹp, phụng sự con người,
“thay sự thống trị của Thượng đế bằng sự thống trị của
con người”.
•
Đánh giá tư tưởng triết học chính của giai đoạn này:
Thứ nhất, bằng họat động dịch thuật, phong trào nhân văn kêu gọi
con người trở về với các giá trị văn hóa cổ đại, trong đó có cả các giá
trị của Ky tô giáo sơ kỳ, từng bị nhà thờ xuyên tạc, lạm dụng; khôi
phục tư tưởng khoan dung tôn giáo, trong đó có tư tưởng hoà giải,
đối thoại giữa các tôn giáo, quyền tự do lựa chọn các hình thức
truyền bá đức tin và hành lễ. Các nhà nhân văn Phục hưng, từ
Pêtrắccơ trở đi, quan tâm đến triết học Platôn và Arixtốt không chỉ ở
triết học tư biện và lôgíc học, mà còn mở rộng sang các vấn đề đạo
đức, thẩm mỹ, văn hóa, chính trị, xã hội, đồng thời cải biến những
vấn đề ấy cho phù hợp với những đòi hỏi của thời đại mới
Thứ hai, đề cao tính chất thế tục, phi tôn giáo của đời sống, chuyển
sự quan tâm từ Thượng đế sang con người, tạo nên sự nhận thức mới
vê các giá trị đạo đức, trong đó có sự đánh giá lại vai trò của lao
động, vấn đề tình yêu, hạnh phúc, khoái lạc, chống chủ nghĩa khổ
hạnh;
•
Đánh giá tư tưởng triết học chính của giai đoạn này:
Thứ ba, nhận thức lại các vấn đề thẩm mỹ, sáng tạo nghệ
thuật, nhất là các phạm trù trung tâm như cái đẹp, cái cao
cả, bản thể luận hóa các chủ đề thẩm mỹ theo hướng đề
cao năng lực con người, nhấn mạnh mục tiêu văn hóa nhân
văn của hoạt động sáng tạo;
Thứ tư, giương cao ngọn cờ chống thần quyền, phục hồi
từng bước vị ttrí của triết học và khoa học trong quan hệ
với đức tin tôn giáo, giải phóng dần triết học ra khỏi vai trò
kẻ phụng sự tôn giáo và thần học.
Cuối cùng, thay thuyết Thần là trung tâm bằng thuyết
“con người là trung tâm; thay “vương quốc của Thượng
đế” bằng “vương quốc của con người” . sự thay thế này,
theo Manetti, chứng tỏ con người trở thành thực thể tự quy
b. Phiếm thần luận và lý luận nhận thức của Nicôla xứ
Kudan
Phiếm thần luận (pantheism, từ tiếng Hy Lạp “pan” là tất
cả, “theos” là thần) là một học thuyết chủ trương đồng nhất
Thượng đế với tự nhiên và xem tự nhiên như sự thể hiện
của Thượng đế (tự nhiên sáng tạo và tự nhiên được sáng
tạo).
Phương án “tự nhiên hóa” này có ý nghĩa tích cực nhất
định, vì nó góp phần phá vỡ những ngăn cách siêu hình
giữa con người với vũ trụ qua ý tưởng “hòa tan” Thượng
đế vào tự nhiên.
Hai đại diện tiêu biểu của phiếm thần luận thời Phục
hưng là Nicôla xứ Cudan (Nicolaus von Kues) và G.
Brunô (Bruno)
•
Triết gia Nicolaus von Kues (1401-1464)
Là một trong những nhà triết học kiệt xuất Phục hưng.
Sinh tại vùng Cudan, miền Nam nước Đức, Nicôla chịu
Ảnh hưởng của phong trào thần bí, là một phong trào có ý
nghĩa chính trị đặc biệt trong điều kiện liên minh nhà thờ
và nhà nước phong kiến còn khá mạnh.
Ông nắm vững kiến thức khoa học xã hội và nhân văn,
ngôn ngữ Hy Lạp, tinh thông toán học và thiên văn học.
Nicôla đưa ra những tư tưởng triết học sâu sắc, liên hệ tích
cực với phong trào nhân văn. Triết gia - Hồng y giáo chủ
Nicơla mong muốn kết hợp các thành quả của văn hóa
trung cổ với văn hóa nhân văn, đã chống lại chủ nghĩa phổ
quát chính thống, tham vọng của giới tăng lữ đòi chi phối
toàn bộ đời sống con người.
•
Tư tưởng chính
Một số tác phẩm chủ yếu: “Về sự dốt nát thông thái” (1440), “Biện
minh cho sự dốt nát thông thái” (1449), “Về sự nhận thức Thượng
đế” (1453), “Về khả năng của tồn tại” (1460), “Về ước muốn sự
thông thái” (1463), “Về đỉnh cao của trực giác” (1464),cùng nhiều
bài viết, bài đối thoại về triết học, thần học và các lĩnh vực tri thức.
Phản ánh tính chất chuyển tiếp từ hình thức tư duy trung cổ sang
hình thức tư duy mới, ở đó các yếu tố triết học và thần học, khoa học
và tôn giáo, những ưu điểm và hạn chế, những khám phá có giá trị
và những mâu thuẫn đan xen nhau.
Thế giới quan của Nicôla là sự kết hợp chủ nghĩa Platôn đã cải biến
theo tinh thần Phục hưng với phiếm thần luận - một cách lý giải khá
đặc biệt về mối quan hệ giữa Thượng đế, thiên nhiên và con người
( về sự làm gần Thượng đế với tự nhiên và con người )
Điểm chung của thần luận và phiếm thần luận là xem Thượng đế
như tồn tại tinh thần, có trước trong quan hệ với tự nhiên và con
người - cái phái sinh.
•
Chú ý ba điểm cốt lõi chính trong tư tưởng:
Tên gọi Thượng đế phụ thuộc vào con người!
Cải biến thuyết Sáng tạo chính thống, Nicôla nêu lên quan
niệm về sự thống nhất Thượng đế vô hạn và thế giới các sự
vật hữu hạn.
Sự tồn tại của Thượng đế trong thế giới chẳng khác nào sự
tồn tại của thế giới trong Thượng đế
Song trên hết vẫn là quan điểm biện chứng về sự thống
nhất các mặt đối lập, về tính toàn vẹn thống nhất của thế
giới, mà Thượng đế là cơ sở của sự thống nhất ấy. Thượng
đế “ẩn mình”, “có khắp mọi nơi và không ở đâu cả” trong
cách lý giải của ông thể hiện mối liên kết bền vững giữa
các thành tố của vũ trụ rộng lớn. Con người tự hiểu mình
là tiểu thế giới, hình dung vũ trụ như đại thế giới, còn
•
Triết gia G. Brunô (1548-1600)
Tuyên bố “Tự nhiên là Thượng đế trong các sự
vật”. Ở đây giới tự nhiên đạt được tính tự chủ
đầy đủ, còn Thượng đế lại đóng vai trò như cái
đồng nghĩa với sự thống nhất trong tự nhiên.
• Ngoài hai đại diện vừa nêu triết học tự nhiên
Phục hưng giới thiệu nhiều tên tuổi khác như
Paraxen (Paraceslsus), Têlêxiô (Telesio), Patridi
(Patrizi)…Những nhà triết hcọ tự nhiên ấy chủ
trương thuyết hữu cơ, liên tưởng cơ thể sinh vật
với các yếu tố của vũ trụ, tự nhiên.
c. Các khám phá khoa học thời Phục Hưng và ý nghĩa
của chúng:
Vào TK XV, nước Ý trở thành một trung tâm quan trọng của
những khám phá khoa học của châu Âu. Rất nhiều người từ khắp
nơi ở châu Âu kéo tới Ý để học tập và nghiên cứu ở các trường
đại học và tiếp thu những kết quả tìm tòi của những học giả lỗi
lạc. Do đó, những cơ sở cho nhiều khám phá ở thế kỷ XV và XVI
đều phần lớn ra đời ở đất nước Ý.
Những phát minh phát kiến khoa học có giá trị lịch sử lớn lao. Đó
là cuộc cách mạng trên hầu hết các lĩnh vực có tác động sâu sắc
đặc biệt trên bình diện văn hóa tư tưởng nhằm đả kích mạnh mẽ
vào những quan điểm của hệ tư tưởng cũ thời trung cổ, chứng
minh sự lạc hậu, lỗi thời và thay thế vào đó những quan điểm mới
tiến bộ hơn , phù hợp hơn với quyền lợi và nguyện vọng của
những tầng lớp xã hội mới, phù hợp với xu thế đang phát triển
của xã hội.
Nhận xét của Ăng ghen về phong trào Phục hưng
( C.Mác & Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, NXB CTQG, Hànội, 1994,
tr.459):
" ...những bóng ma của thời Trung cổ đã biến mất, ở I-ta-li-a bắt đầu
một thời kỳ phồn vinh chưa từng có về khoa học và nghệ thuật, nó
xuất hiện giống như một ánh sáng phản chiếu của thời cổ đại và từ
đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ ấy nữa. Ở I-ta-li-a,
ở Pháp, ở Đức, một nền văn học mới, nền văn học hiện đại đầu tiên
đã xuất hiện, sau đó ít lâu, ở Anh và Tây Ban Nha, cũng có thời kỳ
văn học cổ điển của mình. Ranh giới vòng quả đất cũ bị phá vỡ...
Chuyên chính tinh thần của giáo hội bị đập tan....một luồng tư tưởng
tự do, phóng khoáng..càng ngày càng ăn sâu mọc rễ và chuẩn bị cho
chủ nghĩa duy vật TK XVIII.
...Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay, nhân
loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ
và đã sinh ra những con người khổng lồ".
Những thành quả - phát minh khoa học - nghệ thuật nổi bật :
C«ng cô ®i biÓn cña ngêi
Italia
§ång hå mÆt trêi vµ la
bµn
Lª«na ®ê Vinci víi nh÷ng s¸ng t¹o thiªn tµi
trong khoa häc vµ nghÖ thuËt
Lêona de vinci với những sáng tạo thiên tài trong lĩnh vực
thiên văn
Lêona de vinci với những sáng tạo thiên tài trong lĩnh vực y
học:
Nicolai Kopernik
(1473-1543)
Nhµ thiªn v¨n häc
ngêi Balan, Ngêi
®Çu tiªn
®Ò ra thuyÕt nhËt
t©m
ThuyÕt nhËt t©m cña
Kopernik
M« h×nh quü ®¹o chuyÓn ®éng cña
c¸c thiªn thÓ trong hÖ mÆt trêi cña
Kopernik.
Galile với những phát hiện thiên văn nhờ
công cụ mới.
KÝnh thiªn v¨n tù chÕ & thuyÕt “NhËt
t©m” cña Galileo
ChØ cã nh÷ng b»ng chøng thùc tÕ míi
®¸ng tin cËy
Cuộc cách mạng trong đầu người thầy tu - cải cách tôn
giáo.
•
•
•
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo - Giáo sư thần học
Martin Luther, (1483-1546)
Tư tưởng Luther chủ yếu dựa vào những lý tưởng Kytô giáo sơ kỳ
và các tác phẩm Augustin, song ông phủ nhận tham vọng của giới
tăng lữ đòi nắm giữ vai trò lãnh đạo đời sống tinh thần của tín đồ.
Quan niệm của Luther đã hạn chế sự lộng quyền của Giáo hội, bởi lẽ
nó cho phép tín đồ được lựa chọn giáo phái. Với các tôn giáo cải
cách, mối liên hệ giữa đạo và đời ngày càng mở rộng, hơn nữa tôn
giáo cũng gắn với quá trình hình thành các quốc gia dân tộc hiện đại.
Phái Luther, hình thành vào khoảng năm 1580, đểy mạnh hơn nữa
quá trình này. Nó tước bỏ vai trò chính trị của nhà thờ cải cách, đặt
nhà thờ trong sự lệ thuộc vào nhà nước.
Cuộc cách mạng trong đầu người thầy tu - cải cách tôn
giáo.
•
•
•
•
Đại diện cải cách tôn giáo Thụy Sĩ là Jean Calvin (1509-1546),
người gốc Pháp. Do hưởng ứng phong trào cải cách của Luthơ nên
Canvanh bị trục xuất khỏi Pháp năm 1538, sang sống tại Giơnevơ
(Geneve)
Cũng như Luther, Canvanh chống lại các tư tưởng khoa học và
những giáo phái đòi đẩy mạnh cải cách.
Ý nghĩa của cải cách tôn giáo:
1) Tác dụng tích cực đối với cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội
tiến bộ chống thần quyền, làm lung lay “nền chuyên chính tinh thần”
của giáo hội Roma (khởi nghĩa nông dân do T. Munzer lãnh đạo dưới
màu áo sắc cờ tôn giáo, cổ xúy cho tư tưởng dân chủ tự do);
2) Tác dụng tích cực đến tư tưởng nhân văn vì nó kêu gọi tín đồ đơn
giản hóa nghi lễ, đến với Chúa chỉ vì “một đức tin” và chủ trương
cuộc sống giản dị, tiết kiệm, biết tích lũy, phù hợp với thời đại tư bản
đang hình thành;
•
•
Ý nghĩa của cải cách tôn giáo:
3) Góp phần phục hồi tư tưởng khoan dung tôn giáo, vốn phổ biến ở
Kytô giáo sơ kỳ;
4) Tạo nên sự phân cực mới trong lực lượng tôn giáo và chính trị
Tây Âu trong thời kỳ “tích luỹ tư bản ban đầu” (C. Mác).
Vấn đề chính trị - xã hội
•
•
N. Machiavelli (1469-1527) với tác phẩm “Quân vương”
Machiavelli đã đóng góp vào tư tưởng chính trị của thời đại mới ở
mấy điểm sau: một là đề cao quyền lợi vật chất, bác bỏ chủ nghĩa
thầy tu; hai là đề cao quyền tự chủ của cá nhân, khẳng định rằng con
ngừơi có thể vượt qua số mệnh, họat động tự do; ba là quan niệm về
mẫu người lãnh đạo lý tưởng của một nhà nước thế tục là “khôn
ngoan như cáo, dũng mãnh như sư tử”, kết hợp sự nhạy bén và tính
quyết đóan trong công việc cai trị quốc gia, “lấy cứu cánh biện minh
cho phương tiện”.
Vấn đề chính trị - xã hội
•
•
•
•
Erasmus từ Roterodame (1469-1536)
tư tưởng khai sáng và chủ nghĩa nhân văn Ky tô giáo đã kêu gọi con
người trở về với những giá trị tốt đẹp của Ky tô giáo sơ kỳ, xây dựng
một xã hội dựa trên nền tảng của Kinh thánh Ky tô giáo, nhưng
không phải là thứ Kinh thánh đã bị giải thích một cách lệch lạc dưới
thời trung cổ.
Tại Pháp F. Rabelais (1494-1553) và M. Montaigne (1533-1592)
Hai ông đã phê phán gay gắt chủ nghĩa thầy tu và nền giáo dục kinh
viện, xa rời thực tiễn. Từ chủ nghĩa hoài nghi xã hội F. Rabelais và
M. Montaigne đã xác lập những cơ sở của lý luận giáo dục mới, phát
huy quyền chủ động của người học, kích thích óc tìm tòi, sáng tạo,
và quan trọng hơn cả là “học đi đôi với hành”. Các nhà nhân văn
người Pháp khẳng định rằng thiên đường chẳng qua chỉ là ý tưởng
về một cuộc sống tốt đẹp. Thiên đường không ở đâu xa, mà do chính
con người xây dựng nên trên trái đất này.
•
•
Vấn đề chính trị - xã hội
Thời phục Hưng cũng đã hình thành các học thuyết cộng
sản không tưởng, gắn liền với tên tuổi của T. More (14781535) và T. Campanella (1568-1639). Tính chất cộng sản
của “Utopia” (More) và “Thành phố mặt trời”
(Campanella) thể hiện ở những phát thảo về một xã hội
bình đẳng, dân chủ, không có người bóc lột người, nền
kinh tế được xây dựng trên chế độ công hữu. Tính chất
không tưởng ở hai nhà triết học xã hội vừa nêu gắn liền với
những điều kiện lịch sử thời Phục hưng lúc bấy giờ.
Trong một số quan niệm về xã hội và con người thời Phục
hưng đã chứa đựng mầm mống của biện chứng lợi ích và
nhu cầu, cái chung - cái riêng, vai trò của kinh tế đôi với
sự phát triển văn hóa giáo dục, thẩm mỹ, đạo đức…
Đặc trưng: thể hiện 5 điểm cơ bản
 Thứ nhất, tính chất chuyển tiếp được phản ánh khá sinh động
và trung thực trong sáng taọ văn hóa tinh thần. Nó được xem
xét trên nền chung của các chuyển biến xã hội, khi mà những
nhân tố mới xuất hiện ngay trong lòng xã hội cũ, đóng vai trò là
cái mở đường, song chưa đủ khả năng vượt qua hoàn toàn cái
đang tồn tại, đang đóng vai trò chuẩn mực xã hội; hơn nữa,
trong khá nhiều trường hợp, các nhân tố mới (chủ nghĩa nhân
văn, tư tưởng khoa học, quan điểm chính trị thế tục…) buộc
phải sử dụng hình thức cũ để thể hiện khát vọng và thiên hướng
của mình.
 Thứ hai, tính chất chuyển tiếp tư tưởng gắn liền với sự nhận
thức lại các giá trị hiện tồn, nghĩa là các giá trị đang được xem
là chân lý phổ biến, biến thành thói quen ý thức ở con người,
khó bị loại bỏ ngay lập tức.

Thứ ba, tính đa dạng, phưc tạp và đầy mâu thuẫn của thời kỳ
chuyển tiếp trong tư tưởng phản ánh tính phức tạp và mâu
thuẫn của các quan hệ xã hội, sự khác biệt về cơ sở giai cấp,
định hướng chính trị và trình độ nhận thức của chính các nhà tư
tưởng.
 Thứ tư, trào lưu chủ đạo, xuyên suốt là chủ nghĩa nhân văn; nó
không chỉ thể hiện tâm trạng và khát vọng của con người trong
thời đại đó, mà còn vạch hướng cho sự vận động của lịch sử
tiến về phía trước.
 Thứ năm, thể hiện yếu tố tìm tòi, thể nghiệm trong quá trình
chuyển tiếp tư tưởng. Giá trị lớn nhất trong quá trình tìm tòi,
thể nghiệm ấy là đã làm lung lay nền chuyên chính tinh thần,
mở ra triển vọng xem xét thế giới bằng “đôi mắt người”, chứ
không phải bằng thần học vạn năng, rút ra các quy luật nhờ sức
mạnh của lý trí, chứ không phải bằng niềm tin mù quáng và uy
quyền.
Nội dung:
 Đặc điểm nổi bật của văn hóa Phục hưng nói chung, triết học
nói riêng, phân biệt nó với thời trung cổ, là thể hiện tính chất
thế tục hóa, phi tôn giáo, thể hiện ở quá trình đấu tranh chống
chủ nghĩa kinh viện và thần quyền, chuyển sự quan tâm từ
Thượng đế sang thế giới, từ những vấn đề xa rời thực tiễn sang
những vấn đề của chính con người, giải phóng từng bước triết
học ra khỏi Ảnh hưởng của tôn giáo, thần học.
 tính chất phi tôn giáo không có nghĩa là chống tôn giáo,
mà làm cho những vấn đề của tôn giáo trở thành những
vấn đề của con người sống, hoạt động, sáng tạo và hưởng
thụ các thành quả của hoạt động.
 Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu xuyên suốt trong triết học
Phục hưng, tạo nên nội dung cơ bản của nó, tác dụng tích
cực đến các lĩnh vực của nhận thức và họat động xã hội.
 Các nhà nhân văn dành sự quan tâm đáng kể đến việc xây
dựng thiết chế xã hội lý tưởng phục vụ con người. Các
phương án cải cách đời sống xã hội, dù còn sơ lược, có tác
dụng tích cực đến sự hình thành tư tưởng khai sáng ở thời
đại sau.
 Những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi đã
làm sống dậy tinh thần tranh luận và ý chí khám phá trong
triết học. Sự quan tâm đến tự nhiên giờ đây không nhằm
chứng minh học thuyết sáng tạo Kinh thánh, mà nhằm đề
cao sức mạnh của con người. Cùng với sự phục hồi “triết
học tự nhiên” dưới hình thức phiếm thần, những khám phá
trong khoa học đã góp phần xác lập bức tranh vật lý mới
về thế giới. Nhiều nhà khoa học đồng thời là những nhà tư
tưởng tiêu biểu của thời đại.
1. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã
hội
Biến đổi trong phương thức sản xuất: phương thức sản xuất
tư bản thay thế từng bước phương thức sản xuất cũ, mở ra khả
năng phát triển khoa học, kỹ thuật, cải tiến công cụ sản xuất.
Đồng hồ cơ khí và máy hơi nước là hai chỉ số quan trọng của
nền sản xuất, với vị trí hàng đầu của cơ học. Phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa góp phần phá vỡ các quan hệ xã hội lỗi
thời, đơn giản hoá môi trường giao tiếp, kích thích tính sáng
tạo của cá nhân, xác lập những giá trị, những chuẩn mực phù
hợp với thời đại đang biến đổi nhanh chóng thời đại tư bản
trở thành thời đại năng động nhất, biện chứng nhất so với các
thời đại đã qua.
James Watt (1736-1819)
Ngêi ®Çu tiªn chÕ t¹o ra m¸y h¬i níc;
®Æt nÒn mãng cho cuéc c¸ch m¹ng c«ng nghiÖp
James Watt (1736-1819)
Tõ ph¸t minh, s¸ng chÕ ®Çu tiªn cña «ng
®Õn øng dông thùc tÕ trong c«ng nghiÖp
ChiÕc xe löa ch¹y b»ng h¬i níc
®Çu tiªn (1808)
James Watt (1736-1819)
Tõ ph¸t minh, s¸ng chÕ ®Çu tiªn cña «ng
®Õn øng dông thùc tÕ trong c«ng
nghiÖp
Xe h¬i níc-1834
James Watt (1736-1819)
Tõ ph¸t minh, s¸ng chÕ ®Çu tiªn cña «ng
®Õn øng dông thùc tÕ trong c«ng nghiÖp hãa
n«ng nghiÖp
M¸y gÆt b»ng ®éng c¬ h¬i níc
1850
James Watt (1736-1819)
Tõ ph¸t minh, s¸ng chÕ ®Çu tiªn cña «ng
®Õn øng dông thùc tÕ trong c«ng nghiÖp
M¸y in h¬i níc
®Çu tiªn - 1850
M¸y giÆt
¤t« ®éng c¬ h¬i
®éng c¬ h¬i n- níc ®Çu tiªn - 1891
íc-1857
Khoa học không còn dừng lại ở vị trí “tri thức thuần
túy”, mà dần dần trở thành lực lương sản xuất trực tiếp và
thiết chế xã hội đặc trưng, nghĩa là những thành quả của
khoa học, với sự tổ chức chặt chẽ (những trung tâm khoa
học, dưới hình thức các viện, cá hội khoa học) và khả
năng ứng dụng kịp thời không chỉ làm thay đổi cuộc sống
con người, cải tạo tự nhiên, mà còn góp phần vào tiến bộ
xã hội. Bản thân nhà khoa học cũng tích cực tham gia vào
các họat động chính trị, xã hội phong phú, phức tạp. Mặt
khác, với tính ứng dụng hiệu quả của mình, đáp ứng nhu
cầu giải phóng sức lao động, khoa học dần dần trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp.
Isaac Newton (1642-1727)
Nhµ b¸c häc vÜ ®¹i thêi cËn ®¹i
Isaac Newton (1642-1727)
Nhµ b¸c häc vÜ ®¹i thêi cËn ®¹i
Isaac Newton (1642-1727)
Nhµ b¸c häc vÜ ®¹i thêi cËn ®¹i
Isaac Newton (1642-1727)
Nhµ b¸c häc vÜ ®¹i thêi cËn ®¹i
Isaac Newton (1642-1727)
Nhµ b¸c häc vÜ ®¹i thêi cËn ®¹i
Quá trình hình thành các quốc gia tư sản hiện đại, mở
ra khả năng giao lưu, hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các
dân tộc với hiệu quả cao hơn trước, khả năng quốc tế hoá,
toàn cầu hoá kinh tế mang tính chất tư bản chủ nghĩa.
Các cuộc cách mạng tư sản đánh dấu bước phát triển
mới của lịch sử nhân lọai: cách mạng tư sản Hà Lan (nửa
sau thế kỷ XVI), cách mạng tư sản Anh (1640), cách
mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) là những cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu. Đó là những cuộc cách mạng cơ cấu, làm
đổi thay cơ cấu xã hội, chủ thể quyền lực, vị trí con người
và nền văn hoá , tạo ra những xung lực mới của tiến bộ xã
hội.
THẾ KỶ XVII-XVIII LÀ THỜI KỲ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN
TỰ DO DẪN DẮT MỌI NGƯỜI
CUỘC CÁCH MẠNG PHÁP 1789-1794
2. Những biến đổi trong đời sống tinh thần
Hình thức lịch sử thứ hai của chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa
duy vật máy móc - siêu hình, do chịu Ảnh hưởng của trình độ
và tính chất của khoa học tự nhiên đương đại đã xuất hiện.
(CNDV siêu hình xem xét thế giới trong sự cô lập, máy móc
không có mối liên hệ, sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố,
các thành phần trong cùng một chỉnh thể sự vật, hiện tượng…)
Tư tưởng nhân văn trong quan điểm lịch sử - xã hội và con
người được kế thừa từ thời cổ đại và xuất hiện tư tưởng khai
sáng thời cận đại: thể hiện ở sự phê phán trực diện đối với trật
tự xã hội cũ, xây dựng học thuyết về xã hội mới, xã hội tư sản,
đề cao tự do cá nhân trong một “nhà nước lý tính”  chứng tỏ
vai trò của GCTS trong cuộc đấu tranh chống thần quyền.
3. Những triết gia tiêu biểu thời cận đại
Francis Bacon (1561 - 1626) - một trong những người
sáng lập triết học Cận đại
Cuộc đời: sinh ngày 22/01/1561, mất ngày
09/04/1626 tại London, gia đình dòng dõi
quý tộc, bố - Nicolas Bacon, là Quan giữ ấn
(Lord Keeper of the Seal) của Nữ hoàng
Elisabeth I. Năm 1573 (12 tuổi) Bacon được
gởi đến Cambridge học. 16 tuổi, F.Bacon
sang Paris học. Sau này ông trở thành nhà
hoạt động chính trị nổi bật và là khoa học gia
. Ông đi nhiều nước như Italia, Đức, Tây
Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển, Đan Mạch…
Francis Bacon (1561 - 1626) - một trong những người
sáng lập triết học Cận đại
Tác phẩm: Công cụ mới ( The New Instrument) xuất bản
năm 1620, “Về phẩm giá và sự phát triển của khoa học”
xuất bản 1623, “New Atlantis” năm 1625, “Tiểu luận đạo
đức, kinh tế và chính trị”, “Lịch sử Henrich VII”, “Các
nguyên lý và cơ sở”…
Hầu hết các tác phẩm vạch ra con đường cho khoa học
và cả triết học phải đi: phương pháp thực nghiệm là
phương pháp nhận thức đề cao vai trò của tri thức xuất
phát từ kinh nghiệm.
Câu cách ngôn nổi tiếng của F.Bacon:“Tri thức là sức
mạnh” sau này trở thành tuyên ngôn của thời đại.
Francis Bacon (1561 – 1626)
F. Bacon chia thành ba nhóm tương ứng với chúng là ba
lĩnh vực: lịch sử, thơ ca, và triết học.
•Triết học: phân loại triết học : Thần học tự nhiên (học
thuyết về thần), Triết học tự nhiên (học thuyết về tự
nhiên), Triết học con người, trọng tâm là nhấn mạnh
đến con người và đời sống con người (học thuyết về
con người). Đối tượng của triết học, theo Bacon, là:
Thượng đế, tự nhiên, và con người.
• Thần học tự nhiên : thể hiện “ý chí Thượng đế”, dù không
có thiện cảm với “dị giáo”, Bacon vẫn dành sự kính trọng cho
những triết gia Hy _ La vì họ đã đóng góp tích cực vào nền
văn hoá chung của nhân loại.
Francis Bacon (1561 – 1626)
- Với tính cách là nhà triết học chủ trương cách tân, mong
muốn giúp con người vươn lên làm chủ bản thân, khám phá tự
nhiên, Bacon quan tâm đến việc bảo vệ khoa học và các nhà
bác học khỏi sự truy bức tôn giáo, khẳng định quyền tự chủ
của con người.
• Triết học tự nhiên: chia ra thành triết học lý thuyết (siêu hình
học, vật lý học) và triết học thực hành (cơ học, ma thuật).
*Triết học lý thuyết  làm sáng tỏ nguyên nhân của các hiện
tượng tự nhiên.
* Triết học thực hành  cụ thể hoá các khám phá của triết học
lý thuyết, phục vụ lợi ích của con người. Nó không tuyệt đối
hoá khía cạnh ứng dụng mà còn đặt ra nhiệm vụ xác lập một
cách trực tiếp những sự vật “nhân tạo”, là những gì không có
Francis Bacon (1561 – 1626)
Về nhận thức:
F. Bacon đưa ra phương pháp suy diễn : đó là ghi nhận một
cách có hệ thống những sự việc xuất phát từ kinh nghiệm.
Những sự việc này  những giả thuyết  được kiểm nghiệm
bằng kinh nghiệm mới dưới những điều kiện khác nhau. Cuối
cùng, nó sẽ chúng tỏ rằng con người có thể đạt đến chỗ nhận
thức được những nguyên lý phổ biến và những định luật khoa
học.
René Descartes (1596 -1650) Là nhà toán học, triết học siêu
hình người Pháp.
Ông cũng là người sử dụng
phương pháp suy diễn : được
tiến hành bằng những bước suy
diễn logic từ những sự thật
(chân lý) đơn giản và rõ ràng
để tiến tới những chân lý phức
tạp, khó hiểu hơn.
Thành tựu của Descartes là đã
đem áp dụng phương pháp suy
diễn này từ trong toán học sang
các lĩnh vực khác của nhận
thức.
René Descartes (1596 -1650)