II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ - Sở Nội vụ

Download Report

Transcript II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ - Sở Nội vụ

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ NỘI VỤ
TRIỂN KHAI jXÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CCHC
TỈNH QUẢNG BÌNH
Người trình bày: Phan Ngọc Lâm
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND NGÀY 26/12/2013 CỦA
UBND TỈNH PHÊ DUYỆT BỘ CHỈ SỐ CCHC
II. PHƯƠNG PHÁP TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
III. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TỔNG HỢP ĐIỂM
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
1. Mục tiêu:
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước; đề cao vai trò, trách
nhiệm của cá nhân, tổ chức, nhất là người đứng đầu đối với
công tác CCHC;
- Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, công dân tham gia
giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính;
- Xây dựng được công cụ theo dõi, đánh giá chính xác,
khoa học, khách quan về cải cách hành chính;
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
1. Mục tiêu:
- Nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng, hiệu quả hoạt động,
tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức công vụ của đội ngũ
CBCC;
- Làm cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành và trách nhiệm của
người đứng đầu; làm tiêu chí đánh giá, bình xét danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng hàng năm cho tập thể, cá nhân.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
2. Yêu cầu:
- Bám sát với các quy định hiện hành;
- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện
thực tế;
- Bảo đảm phản ánh đúng bản chất, khách quan; chỉ ra
được kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế;
- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức
đối với quá trình triển khai cải cách hành chính của các cấp.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
3. Phạm vi và đối tượng:
- Phạm vi áp dụng: Đánh giá toàn diện công tác cải cách
hành chính toàn tỉnh; việc đánh giá được tổ chức hàng năm.
- Đối tượng áp dụng: Các sở, ban, ngành (20); UBND các
huyện, thành phố, thị xã (8); UBND các xã, phường, thị trấn
(159).
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
4. Nội dung Bộ chỉ số các cấp (3 bộ):
- Bộ chỉ số đánh giá CCHC sở, ban, ngành cấp tỉnh: Xác
định trên 8 lĩnh vực; 34 tiêu chí; 84 tiêu chí thành phần.
- Bộ chỉ số đánh giá CCHC cấp huyện: Xác định trên 8
lĩnh vực; 34 tiêu chí; 90 tiêu chí thành phần.
- Bộ chỉ số đánh giá CCHC cấp xã: Xác định trên 8 lĩnh
vực; 30 tiêu chí; 65 tiêu chí thành phần.
Thang điểm được tính 100 điểm.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
5. Nội dung đánh giá:
- Tự đánh giá: (Theo phụ lục 1,2,3)
Cấp sở, ban, ngành; cấp huyện: 75 điểm.
Cấp xã: 70 điểm.
- Điều tra xã hội học: (Theo bộ câu hỏi)
Cấp sở, ban, ngành; cấp huyện: 25 điểm.
Cấp xã: 30 điểm.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
6. Giải pháp thực hiện:
a) Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo, điều hành
của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước đối với
việc xác định Chỉ số cải cách hành chính.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
về Chỉ số cải cách hành chính.
c) Bố trí công chức đảm nhiệm công tác theo dõi, đánh giá
cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính.
d) Bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính cho việc thực hiện cải
cách hành chính và thực hiện Chỉ số cải cách hành chính.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
7. Tiến độ thực hiện:
a) Chỉ số cấp xã: Hoàn thành trong tháng 3 hàng năm. Do
UBND cấp huyện tổ chức thẩm định, điều tra xã hội học, tổng
hợp kết quả và công bố chỉ số CCHC cấp xã.
b) Chỉ số cấp sở, ngành, UBND cấp huyện:
- Hoàn thành tự đánh giá trong tháng 02 hàng năm.
- Sở Nội vụ tổ chức điều tra XHH, tổ chức thẩm định hoàn
thành trong tháng 3 hàng năm để trình UBND tỉnh công bố.
* Riêng chỉ số năm 2013: Cấp xã trước 25/4/2014; cấp sở,
ngành, cấp huyện trong tháng 6/2014. Nộp BC tự đánh giá cấp
sở, huyện trước 30/5/2014.
I. QUYẾT ĐỊNH SỐ 3229/QĐ-UBND
8. Kinh phí thực hiện:
- Được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.
- Lập dự toán, quản lý, sử dụng, quyết toán theo quy định
và hướng dẫn của Sở Tài chính.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
1. Yêu cầu tự đánh giá, chấm điểm:
- Bám sát Phụ lục 1,2,3 kèm theo Quyết định số 3229/QĐUBND ngày 26/12/2013 của UBND tỉnh; Công văn Hướng dẫn
chấm điểm của Sở Nội vụ (291, 292, 293);
- Tự chấm điểm phải trung thực, khách quan, chính xác;
- Không tự chấm đối với các tiêu chí phải điều tra XHH;
- Phải có tài liệu kiểm chứng kèm theo. Nếu không có tài
liệu kiểm chứng thì phải giải trình cụ thể.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
2. Quy trình tự đánh giá, chấm điểm (4 bước):
Bước 1: Thành lập Tổ tự đánh giá chấm điểm có 5 hoặc 7
thành viên (do cơ quan, đơn vị tự đánh giá thành lập), cụ thể:
- Đối với sở, ban, ngành: Đại diện lãnh đạo; CVP hoặc
Trưởng phòng TCCB; CC phụ trách CCHC; CC phụ trách Bộ
phận một cửa (nếu có); đại diện phòng ban có liên quan.
- Đối với cấp huyện: Đại diện lãnh đạo UBND; TP Nội vụ;
CC phụ trách CCHC; CC phụ trách Bộ phận một cửa; đại diện
các phòng: Tài chính, Tư pháp, Văn hóa-TT.
- Đối với cấp xã: Đại diện lãnh đạo UBND; CC phụ trách Bộ
phận một cửa; đại diện CC các chức danh: Văn phòng-Thống
kê, Tư pháp-Hộ tịch, Văn hóa-Xã hội.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
2. Quy trình tự đánh giá, chấm điểm:
Bước 2: Tổ tự đánh giá chấm điểm có trách nhiệm:
- Căn cứ Phụ lục 1,2,3 và bám sát hướng dẫn của Sở Nội
vụ tại Công văn số 291, 292, 293 để tiến hành rà soát, thu thập
tài liệu, tự đánh giá, chấm điểm công tác CCHC của cơ quan
mình.
- Báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm cho thủ trưởng
cơ quan, đơn vị.
Điểm này gọi là: “Điểm tự đánh giá”
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
2. Quy trình tự đánh giá, chấm điểm:
Bước 3: Xây dựng hồ sơ tự đánh giá, chấm điểm.
Trên cơ sở kết quả của Tổ tự đánh giá, chấm điểm, các sở,
ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng hồ sơ tự đánh giá gửi
về Sở Nội vụ; UBND cấp xã gửi về Phòng Nội vụ. Hồ sơ gồm:
- Báo cáo về tự đánh giá, chấm điểm tiêu chí, tiêu chí thành
phần Chỉ số CCHC (theo mẫu tại Phụ lục gửi kèm);
- Các tài liệu kiểm chứng (bản phô-tô hoặc bản chính); nếu
không có TL kiểm chứng thì phải diễn giải đầy đủ, cụ thể cách
đánh giá, tính điểm.
Thời gian nộp theo quy định QĐ 3229/QĐ-UBND
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
2. Quy trình tự đánh giá, chấm điểm:
Bước 4: Thẩm định kết quả tự đánh giá:
- Tổ thẩm định của tỉnh (do UBND tỉnh thành lập): Căn cứ
quá trình theo dõi, kiểm tra thực tế, tài liệu kiểm chứng liên
quan tiến hành thẩm định, xác định, thống nhất kết quả tự đánh
giá của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Tổ thẩm định cấp huyện (do UBND cấp huyện thành lập):
Căn cứ quá trình theo dõi, kiểm tra thực tế, tài liệu kiểm chứng
liên quan tiến hành thẩm định, xác định, thống nhất kết quả tự
đánh giá của UBND cấp xã.
Đây gọi là “Điểm thẩm định”.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
3. Một số lưu ý khi tự đánh giá, chấm điểm:
- Tại TCPT 1.2.1 (cấp Sở, cấp huyện): Báo cáo công tác
CCHC, nếu thiếu BC quý thì trừ 0,5 điểm (trước đây quy định
trừ 1 điểm); nếu thiếu BC 6 tháng, BC năm thì trừ 1 điểm
(trước đây quy định trừ 1,5 điểm).
- Tại TCPT 3.1.5 (cấp huyện): Có xây dựng phương án sửa
đổi bổ sung các quy định về TTHC trình UBND tỉnh phê duyệt =
1; không = 0 (trong bộ chỉ số = 1);
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
3. Một số lưu ý khi tự đánh giá, chấm điểm:
- Tại TCTP 3.2.2: Tỷ lệ TTHC được công khai trên cổng
thông tin điện tử. Chia thành 3 ý:
a) Công khai đầy đủ trên Trang thông tin điện tử;
b) Rà soát, đánh giá các quy định về TTHC để sửa đổi bổ
sung, cập nhật …
c) Niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận, xử lý phản ánh,
kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định về TTHC.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
3. Một số lưu ý khi tự đánh giá, chấm điểm:
- Tại TCTP 7.1.4: Mức độ cung cấp dịch vụ công trực
tuyến:
+Nếu tất cả DV công cung cấp ở mức 1, 2: 1 điểm;
+Nếu có ít nhất 1 DV công cung cấp ở mức 3 thì được
cộng thêm 0,5 điểm;
+Nếu có ít nhất 1 DV công cung cấp ở mức 4 thì được
cộng thêm 0,5 điểm.
Có tất cả các mức trên thì điểm đánh giá là: 1+0,5+0,5=2.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM BỘ CHỈ SỐ
3. Một số lưu ý khi tự đánh giá, chấm điểm:
- Tại nội dung 8: Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông.
+Sở, ban, ngành nếu có một cửa, một cửa liên thông thì
chấm bình thường theo bộ chỉ số;
+Sở, ban, ngành không có một cửa, một cửa liên thông:
Nếu được cấp có thẩm quyền cho tạm dừng hoặc cho
không thực hiện thì phải có văn bản đó kèm theo làm tài liệu
kiểm chứng; Nếu không thực hiện thì chấm điểm 0.
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
1. Bộ câu hỏi điều tra, khảo sát:
- Sở, ban, ngành cấp tỉnh: Có 24 câu;
- Cấp huyện: Có 25 câu;
- Cấp xã: Có 20 câu.
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
2. Đối tượng điều tra, khảo sát:
- Sở, ban, ngành cấp tỉnh: (chia thành 6 nhóm)
- Cấp huyện: (chia thành 5 nhóm)
- Cấp xã: (chia thành 4 nhóm)
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
3. Nội dung, số lượng, thời gian điều tra, khảo sát:
- Nội dung phiếu: (Theo mẫu phiếu đính kèm cấp sở, cấp
huyện, cấp xã).
- Số lượng phiếu điều tra: Sở Nội vụ sẽ hướng dẫn hàng
năm đối với cấp sở, cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian lấy phiếu: Trước tháng 3 hàng năm (sẽ có
hướng dẫn hàng năm của Sở Nội vụ).
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
4. Quy trình lấy phiếu điều tra, khảo sát (3 bước):
Bước 1: Thành lập Tổ điều tra, khảo sát có 3 hoặc 5 thành
viên (là cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị)
Bước 2: Phát phiếu, thu phiếu (mẫu phiếu đính kèm):
- Tổ điều tra, khảo sát sở, ban, ngành có trách nhiệm phát,
thu và hướng dẫn điền phiếu thuộc cơ quan mình (trừ CS-03);
- Tổ điều tra, khảo sát cấp huyện có trách nhiệm phát, thu
và hướng dẫn điền phiếu thuộc địa phương mình; In phiếu điều
tra cấp xã và chuyển về các xã, phường, thị trấn trực thuộc;
- Tổ điều tra, khảo sát cấp xã có trách nhiệm phát, thu và
hướng dẫn điền phiếu thuộc địa phương mình.
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
4. Quy trình lấy phiếu điều tra, khảo sát:
Bước 3: Tổng hợp, tính điểm:
- Sở Nội vụ chủ trì tổng hợp kết quả điều tra XHH sở, ban,
ngành và UBND cấp huyện; báo cáo UBND tỉnh để căn cứ
công bố chỉ số CCHC theo quy định.
- Tổ điều tra, khảo sát cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp
kết quả điều tra XHH cho UBND các xã, phường, thị trấn trực
thuộc; báo cáo UBND cấp huyện để căn cứ công bố chỉ số
CCHC theo quy định.
=> “Điểm điều tra XHH”
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
5. Phương pháp tính điểm điều tra, khảo sát:
- Dùng công thức tổng quát tính bình quân gia quyền:
Trong đó: + wi là biến ngẫu nhiên điều tra, khảo sát.
+ xi là trọng số đã được xác định trong Bộ CS.
+ n là số phiếu điều tra thu vào.
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
5. Phương pháp tính điểm điều tra, khảo sát:
- Áp dụng cho điều tra XHH tại bộ chỉ số cấp tỉnh:
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
5. Phương pháp tính điểm điều tra, khảo sát:
Ví dụ: Phát ra 10 phiếu ở cấp xã (điều tra câu về công tác
tuyên truyền CCHC), khi thu vào thống kê có 2 phiếu trả lời yếu
kém, 3 phiếu trả lời trung bình, 1 phiếu trả lời khá và có 4 phiếu
trả lời tốt.
Điểm điều tra được tính như sau:
III. ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ TÍNH ĐIỂM
5. Phương pháp tính điểm điều tra, khảo sát:
=> Bảng tính bằng Excel:
Cấp sở, ban, ngành;
Cấp huyện;
Cấp xã.
Xin trân trọng cám ơn các đồng chí!