Tập tin đính kèm - Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội

Download Report

Transcript Tập tin đính kèm - Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Xã Hội

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI
(SIA)
Người trình bày
Phạm Thị Thùy Dung
1
Tổng quan
-SIA là gì?
• Là một quá trình đánh giá hay dự đoán trước những hậu quả về
mặt xã hội có thể xảy ra do những hành động chính sách cụ
thể, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng chính sách của một quốc
gia, tiểu bang hay tỉnh (Burdge and Vanclay 1996: 59).
• Mục đích của SIA không chỉ dự đoán những tác động về mặt
tích cực hoặc tiêu cực mà đề nghị những giải pháp phát triển
nhằm tránh, giảm thiểu vấn đề và tối đa hóa lợi ích (Barrow
2000: 2).
2
Tổng quan
– SIA là một phương pháp phân tích tác động về mặt
xã hội đối với một môi trường của một dự án phát
triển/chính sách/hành động. Tác động về mặt xã
hội có thể liên quan đến:
• Cách thức người ta đương đầu với cuộc sống về mặt
kinh tế, xã hội và giá trị văn hóa
• Cách thức người ta sử dụng môi trường thiên nhiên để
tồn tại, giải trí, phục vụ các hoạt động về văn hóa, tinh
thần vv…
3
Tổng quan
• Cách thức người ta sử dụng môi trường được xây dựng
để ở, kiếm sống, thờ cúng, giải trí, tụ họp vv…
• Cách thức mà các cộng đồng được tổ chức thông qua
thể chế văn hóa, xã hội, tín ngưỡng
• Nghệ thuật, âm nhạc, múa, ngôn ngữ, nghề thủ công và
các khía cạnh văn hóa biểu đạt khác
4
Tổng quan
• Bản sắc và tín ngưỡng của một nhóm người về cách
sống đúng đắn, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ
ngoài gia đình, mối quan hệ pháp lý…
• Đặc điểm văn hóa và thẩm mỹ của một cộng đồng hay
vùng lân cận – bầu không khí và tính liên kết
5
Tổng quan
– Tóm lại, SIA bao gồm:
• Mô tả hiện trạng của các khía cạnh xã hội của một môi
trường nào đó
• Dự đoán các khía cạnh đó có thể thay đổi như thế nào
nếu một hành động hay một giải pháp nào đó được thực
hiện
• Phát triển những phương thức nhằm giảm thiểu những
thay đổi tiêu cực theo quan điểm của cộng đồng bị ảnh
hưởng
6
Tổng quan
- Nói một cách ngắn gọn, SIA bao gồm:
• Mô tả tác động
• Kiến nghị nhằm giảm thiểu
• Kiến nghị nhằm điều chỉnh thiết kế dự án/chính
sách/giải pháp gốc
7
Tổng quan
• Làm thế nào để biết được quyết định chúng ta
đưa ra là quyết định có am hiểu, đúng đắn
hoặc tốt nhất?
8
SIA: Cơ sở về mặt lý thuyết của quyết định
• Giải quyết vấn đề và quyết định:
– 5 Ws and 1 H:
•
•
•
•
•
•
What (tình huống không lành mạnh là gì)
Where (xảy ra ở đâu)
Who (ai là người bị ảnh hưởng)
When (sự gian khổ đó được trải nghiệm khi nào)
Why (tại sao vấn đề đó tồn tại)
How (con người, nơi chốn, vấn đề bị vướng vào nhau
như thế nào)
9
SIA: Cơ sở về mặt phương pháp
-Nguyên tắc của SIA:
• Vận động sự tham gia của nhiều thành phần công chúng
• Phân tích tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực
• Tập trung vào những vấn đề thực sự quan trọng đối với
cộng đồng và nhóm bị ảnh hưởng
• Định nghĩa tầm quan trọng của những biến xã hội nhất
định
• Cung cấp phản hồi cho người lập kế hoạch dự án
• Đạo đức nghề nghiệp
10
SIA: Cơ sở về mặt phương pháp
• Thiết lập các chương trình giám sát và giảm thiểu
• Xác định nguồn dữ liệu
• Lập kế hoạch để lấp khoảng trống về mặt dữ liệu
Tóm lại, SIA là:
• Hành động có định hướng
• Có giới hạn về mặt thời gian
• Đưa ra giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi
• Được hiểu bởi tất cả mọi người
11
SIA: Cơ sở về mặt phương pháp
-Những cân nhắc về mặt đạo đức:
• Trách nhiệm giải trình về đánh giá
• Minh bạch về đánh giá
• Độ tin cậy
• Tính chuyên nghiệp
12
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH SIA
• SIA là ‘cách tiếp cận dùng nhiều phương pháp’
(Finsterbusch 1983; 16) và thường bắt đầu
bằng việc định nghĩa vấn đề.
• Để thực hiện SIA, vấn đề tiêu biểu được điều
tra và kết luận bằng các kiến nghị và chiến
lược giảm thiểu.
13
Hồ sơ cộng đồng
• Hồ sơ cộng đồng là nền tảng cơ bản để phát
triển kế hoạch tổng thể hoặc kế hoạch chiến
lược.
• Đối với SIA, kế hoạch cộng đồng mang tính cụ
thể hơn, tập trung phần lớn vào cộng đồng bị tác
động
• Trong trường hợp này hay trường hợp kia, một
hồ sơ cộng đồng là cần thiết để cung cấp dữ liệu
cơ bản về một cộng đồng để hiểu được quá khứ,
hiện tại, tương lai, thế mạnh, tiềm năng và nhu
cầu của cộng đồng đó.
14
Hồ sơ cộng đồng
-Tại sao phải có hồ sơ cộng đồng?
Hồ sơ cộng đồng là một công cụ lập kế hoạch quan trọng:
• Hồ sơ cộng đồng được sử dụng bởi chính quyền địa
phương, nhà phát triển, nhà đầu tư để hiểu về cộng đồng
cũng như nắm bắt được các tiềm năng để phát triển cộng
đồng- cơ sở để nghiên cứu tính khả thi
• Hồ sơ cộng đồng cũng quan trọng đối với SIA nhằm hiểu
được các động lực xã hội của cộng đồng và các tiềm năng
để thay đổi
15
Hồ sơ cộng đồng
• Thông tin gì nên được đưa vào hồ sơ cộng đồng?
– Tùy thuộc vào kích cỡ và bản chất của cộng đồng
– Tùy thuộc vào việc sử dụng và mục đích
– Nhìn chung những thông tin sau nên được đưa vào:
• Tổng quan- Bản chất của cộng đồng? Biên giới? Lịch sử?
• Môi trường địa phương – Số liệu thống kê về mặt xã hội (cấu trúc
dân số, cân bằng giới tính, khuynh hướng di dân, dân tộc thiểu số,
cỡ gia đình vv…)
16
Hồ sơ cộng đồng
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Kinh tế, nghề nghiệp, thu nhập
Giáo dục
Chính quyền địa phương, dịch vụ cộng đồng và phúc lợi xã hội
Y tế
Nhà ở
Giao thông
Văn hóa, giá trị, phong cách sống và giải trí
Tổ chức và tính liên kết cộng đồng
Môi trường và sử dụng đất
Pháp luật và trật tự
17
Phương pháp xác định tác động xã hội
• Phương pháp Delphi (lấy ý kiến chuyên gia)
• Kỹ thuật lấy ý kiến chỉ định nhóm (NGT)
• Khảo sát cộng đồng
18
Phương pháp Delphi
• Tóm tắt lịch sử
• Được phát triển bởi tổ chức RAND vào những năm
1950
• Vì mục đích quân sự và dự đoán khả năng xảy ra Thế
Chiến thứ 3
• Được giới thiệu vào khoa học xã hội vào những 1960
như là phương pháp để lấy ý kiến chuyên gia
19
Phương pháp Delphi
-Mô tả phương pháp:
• Là một phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua
việc sử dụng những câu hỏi liên tiếp được thực hiện bởi
từng thành viên trong nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên
gia này được chọn dựa trên kiến thức của họ.
• Phương pháp thường bao gồm ít nhất là 3 vòng câu hỏi,
nơi mà các chuyên gia được yêu cầu trả lời bằng cách
giấu tên một số câu hỏi hay phát biểu ý kiến và lý do
của những ý kiến đó.
• Cuối cùng, tìm kiếm và đạt đến sự nhất trí giữa các
chuyên gia
20
Phương pháp Delphi
• Có hai loại Delphi:
– Delphi dự đoán
• Chủ yếu được sử dụng để quyết định những sự kiện có
thể xảy ra trong tương lai
• Dự đoán những điều kiện cần thiết để một sự kiện xảy
ra
• Dự đoán những hậu quả xảy ra của một sự kiện
21
Phương pháp Delphi
– Delphi chính sách: chủ yếu được sử dụng để
• Xác định những vấn đề quan trọng và những mối quan
tâm về một chính sách, dự án phát triển nào đó trước khi
thực hiện chính sách hoặc dự án đó
• Xác định ưu tiên của những vấn đề và mối quan tâm đó
và sự chấp nhận của nhứng vấn đề và mối quan tâm đó
giữa các thành viên trong cộng đồng
• Phát triển các lựa chọn chính sách và sửa đổi
22
Phương pháp Delphi
-Những điểm thuận lợi của pp Delphi
• Nhanh, tiết kiệm và dễ quản lý
• Ẩn danh có thể ngăn ngừa một số vấn đề trong
giao tiếp mặt đối mặt (ví dụ như sự thống trị bởi
một số cá nhân, sự xung đột giữa các cái tôi, sự
hạn chế diễn đạt)
• Người tham gia có thể trả lời với những ý kiến
thật lòng hơn
23
Phương pháp Delphi
• Dễ dàng tham gia, tiết kiệm thời gian và linh
hoạt hơn
• Cho phép đa dạng thành viên tham gia đặc biệt
là về tình trạng xã hội – vượt qua các vấn đề
như nhút nhát, rụt rè
• Cho phép các chuyên gia ở rải rác khắp nơi
tham gia
• Xác định được nhiều vấn đề
24
Phương pháp Delphi
-Hạn chế của pp Delphi
• Những câu trả lời trực tiếp =>chủ quan
• Dễ gây ra sự chán nản
• Đòi hỏi người tham gia phải có kỹ năng viết tốt
• Kết quả có thể thành kiến nếu các thành viên
trong nhóm chuyên gia không được lựa chọn
cẩn thận
25
Phương pháp Delphi
-
Các quy trình tiến hành Delphi: 3 bước
• Đưa ra được mục tiêu, tóm tắt dự án: Khi mời chuyên
gia phải cho họ biết họ phải làm gì? Mình là ai? Tại sao
làm? Kết quả mang đến? Mục đích sử dụng kết quả như
thế nào?
• Nhóm chuyên gia tối ưu là thường từ 10 – 20 người, đa
ngành. Tỷ lệ chuyên gia bỏ cuộc (15%)
• Để giảm tỷ lệ bỏ cuộc cần phải liên lạc trước, yêu cầu
sự tham gia. Phải bảo mật cho chuyên gia khi được chấp
thuận / thoả thuận → Mời văn bản chuyên gia. Nên liên
lạc / gặp trực tiếp
26
Phương pháp Delphi
-Vòng
câu hỏi gửi chuyên gia gồm:
Vòng 1: Đưa ra 3 – 4 câu hỏi mở để xác định chủ đề, đưa ra các hướng dẫn
đơn giản, rõ ràng nhất.
Chuẩn bị một lá thư để cung cấp cho họ, thông tin đơn giản nhất về dự án.
Thời hạn trả lời, phương pháp gửi đi – phải nhắc nhở họ trước 2 ngày đến
hạn cuối
Ví dụ: Vòng đầu – câu hỏi ngắn:
1.Tác động tích cực?
2.Tác động tiêu cực?
3.Ảnh hưởng OA? Bằng cách nào?
4.Ai hưởng lợi? Phương án đưa ra? Nhận xét gì? Đề xuất gì?
→ Sau khi nhận được trả lời của chuyên gia vòng đầu – ta tiến hành xử lý
Nhóm câu trả lời giống nhau lại → Tóm tắt lại đưa ra chủ đề - từ các nhóm ý
tưởng này ta lặp lại câu hỏi cho vòng thứ 2
27
Phương pháp Delphi
-Vòng
2:
Câu hỏi 1 – Đặt loại câu hỏi đóng các mức độ cho nhóm câu hỏi
ở câu hỏi 1( Vòng 1)
Dự án này tác động tích cực đến cộng đồng: Được chi tiết hoá các
từ các ý tưởng (nhóm ý tưởng) của vòng 1
Ví dụ: Liệt kê tác động tích cực gì?
Liệt kê tác động tiêu cực gì?
Qua vòng đầu → Có được tác động cơ bản nhưng chưa biết được
mức độ điều quan tâm nhất, nhu cầu ( Không xảy ra) → Phải
chi tiết cho câu 2 ở vòng 2
Câu hỏi 3: Nhóm hưởng lợi nào (Vòng 1) → Chi tiết đánh giá
xếp dãy ưu tiên nhóm đối tượng và tại sao?
Câu hỏi 4: Những đề xuất nào để giảm nhẹ (Vòng 1). Có bao
nhiêu đề xuất → Vòng 2 đưa ra đánh giá khả thi và tính xác
định đề xuất
28
Phương pháp Delphi
Vòng 3: Từ bảng của vòng 2 – xếp dãy ưu tiên
các kết quả vòng 2 và giải thích
→ Kết quả Delphi là cơ sở lấy ý kiến từ cộng
đồng
29
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
-Tóm tắt lịch sử
• Đầu tiên được phát triển bởi Dlbecq, van de Ven
vào những năm 1970 để giải quyết vấn đề trong
tổ chức công việc
• Được giới thiệu vào khoa học xã hội vào cuối
những năm 1970 nhằm khai thác ý kiến và giải
pháp của quần chúng về những vấn đề của cộng
đồng
30
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
– Được điều chỉnh để sử dụng trong các cuộc họp
quần chúng nhằm khắc phục những vấn đề thống
trị thường xảy ra ở số ít những người hay to tiếng
bằng cách đưa ra cấu trúc và đảm bảo mỗi thành
viên đều có cơ hội tham gia cân bằng
31
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
-Thuận lợi của NGT
• Cân bằng sự tham gia và ảnh hưởng của mỗi cá nhân
trong các cuộc họp quần chúng
• Đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn các nhóm không
tương tác
• Người tham gia hài lòng với kết quả thảo luận hơn
• Giảm bớt sự tuân theo giữa các thành viên trong nhóm
hơn ở các nhóm tương tác mặt-đối-mặt
• Khuyến khích các thành viên đương đầu với vấn đề trên
cơ sở giải quyết vấn đề hơn là trên cơ sở tấn công cá
nhân
• Dẫn đến khả năng kết thúc và thành công hơn
32
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ
(NGT)
-Hạn chế của NGT
• Đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước
• Có khuynh hướng tác dụng nhất khi được sử dụng trong
cuộc họp với một mục đích, một chủ đề
• Đòi hỏi người tham gia phải sử dụng phương pháp có
cấu trúc giống nhau có thể làm cho người tham gia cảm
thấy không hài lòng và chống đối lại
33
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
-Các bước thực hiện NGT:
4 bước
• Suy nghĩ đưa ra ý kiến một cách im lặng
• Ghi lại những ý kiến
• Thảo luận những ý kiến
• Sắp xếp trật tự ưu tiên những ý kiến
34
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
Bước 1: Mỗi nhóm cử 2 người hỗ trợ viên, đưa ra hướng dẫn trong cuộc thảo luận, 1
người ghi lại cuộc thảo luận. Thành viên tham gia được phát Card + bút chì. Mỗi
mặt ghi 1 câu hỏi. Một thành viên trả lời 2 câu hỏi trên 2 mặt giấy. Câu hỏi này
được lấy từ kết quả của Delphi.
Ví dụ:
• Mặt 1: Tác động nào tiêu cực → Ta tiếp tục lấy ý kiến sâu hơn
Tác động tiêu cực nào có thể có được từ dự án này?
Cái nào tác động trực tiếp lên gia đình mình? Trả lời bằng các từ khoá
• Mặt 2: Câu hỏi _ Bằng cách nào giảm thiểu các tác động trên
→ Nhóm các ý tưởng lại → Càng nhiều ý tưởng và nhóm ý tưởng càng tốt.
Đây là hoạt động trong im lặng, không được trao đổi, mọi người tự đưa ra ý kiến của
mình.
• Mỗi câu hỏi dành cho nhóm 10 phút.
35
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
Bước 2:
• Ghi lại tất cả những ý tưởng – hỏi từng người
một và ghi lại
• Mỗi người đọc to ý tưởng của họ.
36
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
Bước 3 : Thảo luận các ý kiến
• Trên cơ sở các ý kiến liệt kê – nhóm ý tưởng → Thảo
luận theo ý tưởng (Chủ đề) → Đề nghị đưa ra cách
kết hợp, từ ngữ nào đại diện, khái quát nhất.
• Những ý tưởng mới / chung được viết qua bên cạnh –
sau đó cho tất cả kiểm tra lại độ chính xác của ngữ
nghĩa / câu từ.
• Qua hoạt động này họ sẽ phát sinh ý tưởng mới
37
PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỎ (NGT)
Bước 4:
• Căn cứ vào list ý tưởng ta tiến hành bỏ phiếu
xếp dãy ưu tiên. Đối với người dân mọi ý
tưởng đều quan trọng.Ta phải giải thích về các
vấn đề nguồn lực… và thống nhất chọn 5 ý
tưởng cơ bản nhất
• Tiến hành bỏ phiếu cho ý tưởng.
38
Khảo sát cộng đồng
• Khảo sát cộng đồng là khảo sát bằng bảng hỏi hướng
đến một cồng đồng lớn hơn hoặc ‘số đông im lặng’
nhằm nắm bắt kiến thức và nhận thức của cộng đồng
về một dự án được đánh giá.
• Phương pháp này nên được thực hiện chỉ sau khi thực
hiện các phương pháp khai thác khác (như Delphi
hoặc NGT) để có được sự hiểu biết cơ bản trước khi
xây dựng câu hỏi khảo sát.
39
Khảo sát cộng đồng
-Thuận lợi của khảo sát cộng đồng
• Đưa ra quan điểm rộng hơn và tiêu biểu hơn của
‘số đông im lặng’
• Có thể đạt được nhiều dữ liệu trong thời gian
tương đối ngắn và có thể được phân tích dễ
dàng bằng máy tính
• Sử dụng công cụ cấu trúc, hạn chế việc chệch
hướng trong thu thập thông tin
=>Tiêu chuẩn hóa tốt hơn dẫn đến độ tin cậy lớn hơn
40
Khảo sát cộng đồng
-Hạn chế của khảo sát cộng đồng
• Đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng để chuẩn bị và
quản lý công việc ở hiện trường
• Tương đối tốn kém để thực hiện
• Có nguy cơ ‘đuối sức khảo sát’ và tỉ lệ thờ ơ
trong cộng đồng cao
• Thành viên cộng đồng không trực tiếp bị ảnh
hưởng bởi dự án đề xuất có thể thờ ơ
• Có nguy cơ nhầm lẫn giữa khảo sát với thăm dò
ý kiến –cường điệu hóa nỗi sợ hơn là đưa ra ý
kiến có am hiểu
41
Khảo sát cộng đồng
-Chọn mẫu
• Định nghĩa đối tượng và khung chọn mẫu
• Định nghĩa phương pháp chọn mẫu
• Định nghĩa quy trình chọn mẫu và chiến lược
thay thế
• Chỉ rõ điểm hạn chế
42
Khảo sát cộng đồng
-Xây dựng bảng hỏi
• Quyết định mục tiêu
• Xây dựng câu hỏi dựa trên kết quả của những
phương pháp trước (Delphi or NGT)
• Xem xét hạn chế về mặt nguồn lực và thời gian
• Tiến hành thực hiện: phỏng vấn mặt-đối-mặt vs
tự hoàn thành; câu hỏi mở vs câu hỏi đóng
43
Đánh giá
• Quá trình này kết hợp và đánh giá những tác động của dự án
được đánh giá
• Những công cụ phân tích như: cây tác động, phân tích tác
động chéo, viễn cảnh tương lai và mô tả sự thịnh vượng của xã
hội.
• Những công cụ này giúp cho nhóm điều tra xác định được
những tác động xa hơn được ghép lại hoặc tích lũy theo thời
gian và khuynh hướng tương lai của dự án và so sánh những
tác động ở các cấp độ khác nhau. Đây là nguồn để phát triển
những chiến lược giảm thiểu hợp lý.
44
• Xin chân thành cảm ơn!
45