chọn đề tài nghiên cứu - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

Download Report

Transcript chọn đề tài nghiên cứu - HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI

BÀI 1: CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TT. Thích Nhật Từ
I. CÁC YÊU CẦU CHUNG
- Chọn một lãnh vực nghiên cứu
thích hợp là phần khó nhất trong
tiến trình nghiên cứu.
- Đừng để các dự án tiềm năng làm
ta trở nên quá tham vọng và do vậy
không chọn được đề tài thích hợp.
I. CÁC YÊU CẦU CHUNG
1. Xác định sở thích
• Lãnh vực nào trong Phật học bạn
thích nhất (Pali, Sanskrit, Triết học,
Lịch sử, Trung Quốc, Tây Tạng, Việt
Nam v.v…)
• Đề tài nào trong lãnh vực sở trường
mà bạn thích nhất
• Lãnh vực tham gia hoạt động có liên
hệ đến đề tài nghiên cứu?
• Kỷ năng sở trường của bạn là gì?
I. CÁC YÊU CẦU CHUNG
2. Thời gian hoàn thành
• Bạn có thể dành thời gian hằng ngày
cho chủ đề lựa chọn trong suốt 8 tuần
lễ không?
• Thời gian tìm kiếm các thông tin
căn bản cho chủ đề lựa chọn?
• Có thể hoàn tất chủ đề nghiên cứu
trong thời gian quy định không?
I. CÁC YÊU CẦU CHUNG
3. Tài liệu tham khảo
• Tài liệu đặc biệt/ đầu nguồn cho
chủ đề được chọn?
• Có tài liệu trong tủ sách, trong
thư viện hay phải mua ở nhà sách?
• Ai có thể giúp bạn có được các
tài liệu cần thiết đó?
II. CÁC BƯỚC TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
Bước 1: Quyết định loại hình đề
tài
• Liên hệ đến khái niệm, học
thuyết: Vô ngã trong kinh Bát-nhã
• So sánh hai học thuyết, hai triết
phái: Niết-bàn trong kinh Nikaya
và trong kinh điển Đại thừa
• Liên hệ đến nhân vật: Triết học
của Long Thọ
II. CÁC BƯỚC TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
Bước 1: Quyết định loại hình đề tài
• Liên hệ đến lịch sử: Phong trào cách
tân Phật giáo tại Tích Lan
• Đề tài ứng dụng: Bản chất của thiền
trị liệu
• Liên hệ khu vực địa lý: Thiền trị
liệu tại Hoa Kỳ
• Liên hệ nhóm cộng đồng/ dân số:
Thiền trị liệu đối với doanh nhân
• Liên hệ khung thời gian: Thiền trị
liệu trong thế kỷ 20
II. CÁC BƯỚC TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
Bước 2: Động não tìm kiếm ý tưởng
• Chọn chủ đề được quan tâm. Sử dụng
các câu hỏi sau đây để giúp tạo ra
những ý tưởng chủ đề.
• Tìm kiếm các trang web thích hợp.
• Viết ra các từ khóa, khái niệm liên hệ
đến đề tài nghiên cứu, nhằm tập trung
vào trọng tâm của đề tài.
• Phác họa bức tranh bao quát về đề tài
của bạn.
II. CÁC BƯỚC TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
Bước 3: Đọc thông tin cơ bản
• Đọc một bài viết bách khoa toàn thư
về chủ đề bạn đang nghiên cứu. Đọc
bài nghiên cứu tổng quan về đề tài
(rộng lớn hơn, hẹp hơn, và có liên
quan) để nắm vững và mô tả thuyết
phục về các vấn đề bạn sẽ nghiên cứu.
II. CÁC BƯỚC TÌM KIẾM ĐỀ TÀI
Bước 3: Đọc thông tin cơ bản
Chọn các từ điển bách khoa uy tín như: Britannica
Online (www.britannica.com), Free Online
Encyclopedia (www.encyclopedia.com),
Wikipedia (www.en.wikipedia.org,
www.vi.wikipedia.org), Stanford Encyclopedia of
Philosophy (www.plato.stanford.edu), Routledge
Encyclopedia of Philosophy Online
(www.rep.routledge.com), Routledge
Encyclopedia of Philosophy
(http://www.rep.routledge.com), The Dhamma
Encyclopedia (www.dhammawiki.com)
• Sử dụng tìm kiếm định kỳ để quét các bài nghiên
cứu, tạp chí, sách nghiên cứu mới về chủ đề của
bạn.
III. CÁC KHẢO CỨU SƠ KHỞI
1. Khảo cứu sơ khởi (searches)
• Khảo cứu sơ khởi nên tiến hành nhanh chóng,
không cần phải mất quá nhiều thời gian trong thư
viện. Hãy khởi sự từ máy tìm kiếm online/ vi tính.
• Ghi chú các nguồn tài liệu tham khảo thích hợp
cho đề tài nghiên cứu từ 10-30 trang web có liên
hệ đến đề tài nghiên cứu.
• Đào sâu các nguồn tài liệu nghiên cứu từ sách
nghiên cứu thẩm quyền, từ điển bách khoa chuyên
môn, tạp chí chuyên ngành.
• Xác định các nguồn tài liệu tại thư viện của
trường, thư viện gần nhà, thư viện quốc gia.
III. CÁC KHẢO CỨU SƠ KHỞI
2. Tìm kiếm thêm tài liệu nghiên cứu (Research
Sources)
• Ngoài các nguồn tài liệu chung chung mà sinh viên
nào cũng có thể có, bạn cần tránh tình trạng khi đào
sâu không còn tài liệu để khám phá và đóng góp. Phải
tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu hơn để đảm bảo chất
lượng nghiên cứu.
• Khi bí nguồn tài liệu, kiểm tra thư mục tham khảo
mà bạn có. Thư mục tham khảo đôi lúc là quặng mỏ
tiềm năng cho nghiên cứu của bạn.
• Nhiều nguồn tài liệu dưới hình thức sách xuất bản
nên sử dụng tích cực. Có nhiều tài liệu mới được giới
thiệu trên internet sau mỗi ngày. Tận dụng internet để
bổ sung nguồn tài liệu.
III. CÁC KHẢO CỨU SƠ KHỞI
2. Tìm kiếm thêm tài liệu nghiên cứu (Research
Sources)
• Đánh tựa đề nghiên cứu, các từ khóa chính của bài
nghiên cứu trong dấu ngoặc kép vào máy tìm kiếm
online (a search engine), bạn sẽ tìm thấy nhiều tài liệu
liên hệ.
• Nếu tài liệu quý không thể tìm thấy trên mạng, bạn
có thể nhờ nhà thư viện đặt sách/ mượn sách từ các
thư viện đang sở hữu các tài liệu cần thiết.
• Các trang web phổ thông: http://google.com,
http://websearch.about.com,
http://buddhism.about.com,
http://buddhism.about.com, www.palikanon.com,
www.e-sangha.com.
IV. CHỌN ĐỀ TÀI MẠNH
1. Có nhiều cái mới và đóng góp: Bạn
phải dành nhiều thời gian để hoàn tất bài
nghiên cứu có giá trị. Do đó, không đơn
thuần chỉ chọn đại một đề tài cho có. Đề tài
phải có nghĩa, giá trị và đóng góp.
2. Không đụng hàng: Để thành công, trở
thành nhà nghiên cứu lớn, bạn phải khẳng
định đề tài mình chọn là mạnh, ít đụng
hàng. Tránh các đề tài có quá nhiều các tài
liệu nghiên cứu đã được xuất bản rồi.
IV. CHỌN ĐỀ TÀI MẠNH
3. Tránh các đề tài có quá ít tài liệu
nghiên cứu về chủ đề bạn chọn. Điều này
có thể làm mất thời gian của bạn và cản trở
dòng tư duy và tự tin của bạn. Gặp qúa
nhiều khó khăn trong thu thập tài liệu cho
việc nghiên cứu.
4. Không nên có quá nhiều các nghiên
cứu không ủng hộ quan điểm của bạn.
Có nhiều tài liệu nhưng không thể giúp cho
quan điểm của bạn trở nên thuyết phục.
Chọn đề tài có thể tiến hành nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau, để có thể xoay sở.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Yêu cầu chung
• Đừng tham đề tài quá rộng, bao quát. Sẽ
không đủ thời gian và công sức để hoàn tất
nó.
• Làm hẹp lại đề tài để đề tài trở được đào
sâu hơn.
• Hãy bắt đầu các ý tưởng nghiên cứu sơ
thảo bằng việc tư vấn chuyên gia về lãnh
vực hay tham khảo ý kiến của người quản
lý thư viện để đào sâu đề tài.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2. Làm sao biết đề tài quá rộng?
• Nếu vào thư viện mà thấy quá nhiều tác
phẩm tham khảo về đề tài được chọn, đề tài
đó là quá rộng. Đề tài vừa phải không có
nhiều tác phẩm đầu tư về nó nên cơ hội
khám phá sẽ nhiều hơn.
• Nếu rút ngắn đề tài vào một từ hay hai từ
thì đó là đề tài quá rộng. Vd: Hòa bình,
Triết Phật, Kinh tạng Pali.
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2. Làm sao biết đề tài quá rộng?
• Gặp khó khăn trong việc mô tả tầm
quan trọng và ý nghĩa nghiên cứu về
đề tài thì đó là do đề tài quá rộng.
• Đề tài chuẩn phải hẹp và sâu, có ý
nghĩa, giá trị học thuật (meaningful) và
có thể hoàn thành được trong thời gian
quy định (manageable).
V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3. Cách hạn hẹp và đào sâu đề tài
Áp dụng các từ quen thuộc để làm hạn hẹp
và đào sâu vào đề tài: ai (who), cái gì (what),
ở đâu (where), khi nào (when), tại sao (why)
và cách nào (how).
Vd. Thiền và trị liệu
Thiền là trị liệu (cái gì)
Thiền là trị liệu tại Nhật Bản (cái gì và ở đâu)
Thiền là trị liệu cho thân bệnh và tâm bệnh
tại Nhật Bản (cái gì, ở đâu và ai)
Càng chi tiết hóa, bạn sẽ giới hạn và đào sâu
đề tài, nhờ đó đề tài trở nên độc nhất, hấp
dẫn.